Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
6 tháng 12 2017 lúc 2:14

1. Lý Thông nói với Thạch Sanh nhằm lừa gạt Thạch Sanh để chàng sợ hãi và chạy trốn. Câu thể hiện rõ nhất mục đích đó "Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi."

   2. Lý Thông đạt được mục đích của mình. Câu thể hiện " Thạch Sanh vội vàng từ giã mẹ con Lý Thông, trở về túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân."

   3. Lý Thông đã thực hiện mục tiêu của mình bằng lời nói.

   4. Nếu hiểu " việc làm cụ thể của con người nhằm mục đích nhất định" thì việc làm của Lý Thông là một hành động, vì nó tác động dẫn tới hành động chạy trốn của Thạch Sanh.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 10 2018 lúc 3:44

Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm mục đích:

   + Thể hiện sự căm phẫn, giận dữ trước cảnh giặc xâm lược ngang nhiên cướp bóc dân ta.

   + Mục đích thứ hai: Khích lệ lòng yêu nước, ý chí chống quân xâm lược của quân sĩ.

   - Hành động nói: trình bày (câu trần thuật) – Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.

   - Hành động nói: Trình bày, đe dọa, yêu cầu – Nay ta chọn binh pháp…tức là nghịch thù"

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 8 2019 lúc 10:19

a. Các hành động nói cụ thể trong cuộc giao tiếp: Chào, nói, thưa

Mục đích: Chào hỏi và trao đổi thông tin.

b. Cả ba câu mà ông già nói đều mang hình thức của câu hỏi, nhưng mục đích giao tiếp riêng của mỗi câu hỏi đó là:

    + Câu “A Cổ hả?” có mục đích là lời chào khi nhìn thấy, nhận ra A Cổ.

    + Câu “Lớn tướng rồi nhỉ?” có mục đích như một lời khen, bày tỏ tình cảm ngỡ ngàng, vui mừng khi thấy A Cổ lớn hơn nhiều, thế nên A Cổ không trả lời.

    + Câu “Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?” là câu hỏi, cần có câu trả lời.

c. Lời nói của các nhân vật bộc lộ thái độ, tình cảm và quan hệ trong giao tiếp:

    + Thái độ gần gũi, cởi mở.

    + Tình cảm giữa hai người rất thân mật, tin tưởng lẫn nhau. Ông yêu quý A Cổ, còn A Cổ rất kính trọng ông (thể hiện qua lời nói “có ạ”, “cháu chào ông ạ”)

    + Quan hệ: hai người khác nhau về lứa tuổi nhưng có quan hệ thân thiết, gần gũi như những thành viên trong cùng một gia đình.

Bình luận (0)
đạt2345
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
21 tháng 8 2023 lúc 21:44

1) Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) chính là một gói phần mềm được dùng để xác định, thao tác cũng như truy xuất và quản lý dữ liệu. Hệ quản trị thường sẽ thao tác với các dữ liệu của chính DBMS. Ví dụ như: định dạng dữ liệu, tên các file, cấu trúc của bản record và cả cấu trúc của file.

Bình luận (0)
Thanh An
21 tháng 8 2023 lúc 21:49

2) Nếu muốn trở thành một nhà quản trị cơ sở dữ liệu thì các em cần chuẩn bị những kỹ năng và kiến thức sau:

- Cần hiểu rõ về cơ sở dữ liệu, cấu trúc, quy trình và phương pháp quản lý cơ sở dữ liệu.

- Cần có kinh nghiệm trong thiết kế cơ sở dữ liệu, triển khai hệ thống, sao lưu và phục hồi dữ liệu, và bảo mật cơ sở dữ liệu.

- Cần có hiểu biết về hệ thống máy tính và mạng để có thể thiết lập và quản lý cơ sở dữ liệu trên nhiều máy tính và máy chủ.

- Cần nắm vững ngôn ngữ truy vấn cơ sở dữ liệu như SQL, để có thể truy vấn và xử lý dữ liệu.

- Cần có kỹ năng quản lý dự án để có thể quản lý các dự án liên quan đến cơ sở dữ liệu và đảm bảo các dự án được hoàn thành đúng thời gian và ngân sách.

Tóm lại, để trở thành một nhà quản trị cơ sở dữ liệu, các em cần có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để quản lý cơ sở dữ liệu một cách hiệu quả và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
10 tháng 11 2023 lúc 10:26

Để đảm bảo an ninh, an toàn cho các hệ CSDL ta cần:

- Triển khai bảo mật vật lý

- Tách biệt máy chủ CSDL

- Thiết lập máy chủ proxy HTTPS

- Tránh sử dụng các cổng mạng mặc định

Bình luận (0)
Lê Nam
Xem chi tiết
lạc lạc
8 tháng 11 2021 lúc 13:41

a.nói về lí tưởng sống , cuộc sống , ý chí và những điều xung quanh con người 

b.gián tiếp nhé

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 3 2019 lúc 14:20

Bài ca dao:

Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:

- Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?

a. Nhân vật giao tiếp trong bài ca dao trên là một chàng trai và một cô gái, đều còn trẻ tuổi.

b. Thời điểm: “Đêm trăng thanh”. Đây là thời điểm thích hợp và lí tưởng cho những cuộc chuyện trò, bày tỏ tâm tình của các đôi nam nữ.

c. Nhân vật “anh” nói về các nội dung:

    + Nói về việc "Tre non đủ lá" dùng để "đan sàng": Đây chỉ là lời mào đầu, dẫn dắt để ngỏ lời với cô gái.

    + Mục đích: ướm hỏi, tỏ tình (lời nói mang nghĩa hàm ẩn: con người đã trưởng thành, đã đủ lớn khôn, có nên suy nghĩ đến chuyện kết duyên hay chưa?).

d. Mục đích giao tiếp của chàng trai là giao duyên, tỏ tình. Với cách nói của chàng trai rất tế nhị, nhẹ nhàng, lịch sự, chàng trai đã đưa được các thông tin cần thiết, phù hợp với đối tượng là cô gái mà anh có tình ý.

Vì thế, cách nói của nhân vật “anh” rất phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp.

Bình luận (0)