Những câu hỏi liên quan
Ok OkOk
Xem chi tiết
Cá Chép Nhỏ
26 tháng 7 2019 lúc 14:43

Nhiều lắm :v

* Sấm/Ghé xuống sân/Khanh khách/Cười:

- Ẩn dụ : Khanh khách cười là h/ả ẩn dụ của tiếng sấm to và giòn giã -> Sấm đc nhân hóa như con người.

*Cây dừa/Sải tay/Bơi:

- Cây dừa được nhân hóa như người đang bơi giữa sông

- Ẩn dụ : sải tay bơi là hình ảnh ẩn dụ của tàu dừa như cánh tay đang sải ra

*Ngọn mùng tơi/Nhảy múa :

- Nhân hóa : Mưa rơi vào ngọn mùng tơi mềm khiến mùng tơi ghé xuống nhảy như ng đang nhảy múa

*Ù ù như xay lúa :

- So sánh : Gợi tả âm thanh của tiếng mưa từ xa vọng lại.

Bình luận (0)
Phạm Bùi Bảo Ngọc
Xem chi tiết
miki
Xem chi tiết
Phạm Bảo Ngọc
22 tháng 2 2019 lúc 17:17

Bài này là bài thơ đó bạn

Mình thấy bài thơ này có tên là mưa

Bình luận (0)
Hà Danh Duy
22 tháng 2 2019 lúc 17:27
Bài này là thơTên bài thơ: Mưa
Bình luận (0)
Nguyễn kim Mạnh
22 tháng 2 2019 lúc 17:56

là thơ

tên bài là mưa

Bình luận (0)
Cái Đéo
Xem chi tiết
minh nguyet
29 tháng 11 2021 lúc 14:48

a, TTH: mưa mưa, chồm chồm.

TTT: ù ù, lộp bộp

b, TTV tự nhiên: mưa, lúa, đất trời, cây la1

 c, Nói quá: Đất trời mù trắng nước

Ý nghĩa: cho thấy cơn mưa to, làm mờ đi mọi thứ xung quanh.

Bình luận (0)
Phạm Trọng Hiếu
Xem chi tiết
Hoa Anh
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
26 tháng 3 2017 lúc 16:25

- Gt xuất xứ bài thơ

Bức tranh sống động, rộn ràng hơn khi tác giả miêu tả âm thanh:

Mưa

Mưa

Ù ù như xay lúa

Lộp bộp

Lộp bộp.

Cả không gian đất trời mù trắng nước. Nước sủi bọt bong bóng phập phồng dưới mái hiên. Cây lá được uống mưa, tắm mưa tươi tỉnh “hả hê” sung sướng.

Hình ảnh con người được hiện lên trong bức tranh thiên nhiên rất đẹp. Trong cơn mưa dữ dội, con người đã bất chấp:

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa...

Ở đây có sự đối lập giữa thiên nhiên và con người. Một bên là mưa, sấm, chớp dữ dội, một bên là sự chủ động bình tĩnh của con người. Phải chăng tác giả đã sử dụng thiên nhiên như là một cái nền tôn cao tư thế của con người. Con người ở đây là Người cha đi cày về. Đi cày là một công việc bình thường và quen thuộc ở làng quê đã được hiện lên, nổi bật với dáng vẻ lớn lao, với tư thế vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội của trận mưa như là bất chấp tất cả, vượt lên tất cả để tự tin, chiến thắng. Điệp từ đội được sử dụng liên tiếp trong ba dòng thơ cuối bài đã làm cho con người trở thành điểm sáng giữa bức tranh thiên nhiên.

Với thể thơ tự do, với cách sử dụng câu ngắn, nhịp điệu nhanh và dồn dập, phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi và chính xác, với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế, năng lực liên tưởng, trí tưởng tượng phong phú, cách cảm nhận thiên nhiên rất sâu sắc và trẻ thơ, bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh độrg cảnh tượng trước và trong cơn mưa rào ở làng quê qua những hoạt động và trạng thái của nhiều cảnh vật, loài vật và con người. Nổi bật lên trong bức tranh thiên nhiên đó là hình ảnh con người được nâng lên lớn lao, có sức mạnh to lớn để sánh với thiên nhiên và vũ trụ.

Bình luận (1)
Sagittarius
26 tháng 3 2017 lúc 16:26

hayleuleu

Bình luận (2)
Đời Là Thế - Ko Đau Ko Đ...
26 tháng 3 2017 lúc 16:28

I. DÀN Ý

1. Mở bài:

- Bài thơ Mưa được Trần Đăng Khoa sáng tác hồi mới lên 9 tuổi (1967). Với nhiều bài thơ hay và lạ, chú bé Khoa được mọi người yêu mến tặng cho danh hiệu Thẩn đồng thơ.

-Bức tranh thiên nhiên trong cơn mưa rào mùa hạ được miêu tả tài tình qua cảm nhận tinh tế và trí tưởng tượng bay bổng của cậu bé nông thôn.

2. Thân bài:

* Khung cảnh thiên nhiên:

+Trước khi mưa:

- Những biến chuyển của trời đất đúng như trong kinh nghiệm dân gian đã đúc kết: Mối bay ra, kiến dời tổ, gió thổi mạnh... Độc đáo là ở cách nhìn, cách tả của chú bé: Môi trẻ, Bay cao, Mối già, Bay thấp, Gà con, Rối rít tìm nơi, Ân nấp... Bụi tre, Tần ngần, Gỡ tóc, Muôn nghìn cây mía, Múa gươm, Kiến, Hành quân, Đầy đường... Cây dừa, Sải tay, Bơi, Ngọn mùng tơi, Nhảy múa...

- Trí tưởng tượng phong phú kết hợp với nghệ thuật nhân hoá tài tình đã mang đến cho bức tranh thiên nhiên một vẻ đẹp lạ lùng, rất ấn tượng: Chớp, Rạch ngang trời, Sâm, Ghé xuống sân, Khanh khách, Cười...

+Trong khi mưa:

- Trần Đăng Khoa vẫn phát huy tối đa sức mạnh của trí tưởng tượng Đềcảm nhận, so sánh và tìm ra những nét tương đồng của sự vật: Mưa, mưa, ù ù như xay lúa... Đất trời, Mù trắng nước... vạn vật như hồi sinh, mừng rỡ đón cơn mưa: Mưa chéo mặt sân, sủi bọt, Cóc nhảy chồm chồm, Chó sủa, Cây lá hả hê...

-Nhịp thơ nhanh, gấp gáp, dồn dập giống như cơn mưa mỗi lúc một lớn. Màn mưa dày đặc nối liền bầu trời với mặt đất bấy lâu khao khát một cơn mưa.

* Hình ảnh con người trong cơn mưa:

- Chỉ hiện lên ở bốn câu thơ cuối: Bố em đi cày về, Đội sấm, Đội chớp, Đội cả trời mưa.

-Tuy vậy, con người vẫn có tầm vóc lớn lao và tư thế ngang tầm vũ trụ. Điệp từ đội được nhắc lại ba lần đã khẳng định điều đó.

3. Kết bài:

- Bằng trí tưởng tượng phong phú kết hợp với thể thơ tự do phóng khoáng, nhịp thơ nhanh, phép nhân hoá tự nhiên, hợp lí... Trần Đăng Khoa đã vẽ nên bức tranh về cơn mưa rào ở nông thôn vô cùng đặc sắc.

- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm và óc quan sát sắc sảo của một chú bé nông thôn. Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Mưa làm cho nhiều người ngạc nhiên, khâm phục và yêu mến tài năng của thi sĩ tí hon Trần Đăng Khoa.

II. Bài làm

... Bài thơ Mưa cũng nằm trong mạch cảm hứng ấy. Bức tranh về cơn mưa rào mùa hạ được miêu tả thông qua cảm nhận tinh tế và đôi mắt hồn nhiên, thơ ngây của cậu bé Khoa.

Thể thơ tự do với những câu ngắn, nhịp điệu nhanh, dồn dập kết hợp với hàng loạt động từ, tính từ tiêu biểu, chính xác đã vẽ nên toàn cảnh một trận mưa. Bài thơ gồm ba phần. Phần đầu tả quang cảnh lúc trời sắp mưa, đoạn giữa tả cơn mưa. Bốn câu cuối là hình ảnh con người giữa cảnh dữ dội của cơn mưa.

Những biến chuyển của trời đất trước cơn mưa được miêu tả qua hàng loạt chi tiết và hình ảnh độc đáo được chọn lọc từ sự hiểu biết sâu sắc và trí tưởng tượng phong phú, bay bổng lạ thường của nhà thơ.

Cảnh vật quen thuộc trong đời sống hằng ngày được Trần Đăng Khoa đưa vào thơ, trở nên rất sinh động: sắp mưa - Sắp mưa - Những con mối - Bay ra - Mối trẻ - Bay cao - Mối già - Bay thấp - Gà con - Rối rít tìm nơi - Ân nấp. Nhịp điệu thơ khẩn trương, gấp gáp như báo hiệu mộtcơn mưa lớn.

Nhìn đám cỏ gà rung rinh, chú bé hình dung ra: cỏ gà rung tai - Nghe. Nhìn những bụi tre đang vật vã trước cơn gió mạnh, chú bé thấy như Bụi tre - Tần ngần - Gỡ tóc.

Nét nổi bật nhất trong nghệ thuật miêu tả của bài thơ là phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi và tài tinh: Ông trời - Mặc áo giáp đen - Ra trận - Muôn nghìn cây mía - Múa gươm - Kiến - Hành quân - Đầy đường. Những đám mây đen che phủ cả bầu trời trông giống như lớp áo giáp uy nghi của một dũng tướng ra trận. Còn Muôn nghìn cây mía lá nhọn sắc quay cuồng trong cơn gió mạnh được hình dung như những lưỡi gươm đang múa loang loáng trong tay các chiến binh. Kiến nối đuôi nhau đi thành từng đàn như một đoàn quân đang hành quân ra trận. Cách miêu tả cảnh vật của Trần Đăng Khoa thật lạ lùng, đặc sắc.

Từ cảnh cây bưởi trĩu quả: Hàng bưởi - Đu đưa - Bế lũ con - Dầu tròn - Trọc lốcđếncảnh Chóp - Rạch ngang trời - Khô khốc - Sấm - Ghé xuống sân - Khanh khách - Cười - Cây dừa - Sải tay - Bơi - Ngọn mùng tơi - Nhảy múa đều được miêu tả bằng trí tưởng tượng phong phú của trẻ thơ.

Bài thơ không chỉ miêu tả cơn mưa với sấm chớp, gió mưa... mà còn miêu tả hoạt động của vạn vật và con người. Thông qua đó, người đọc hình dung ra đầy đủ cảnh tượng một cơn mưa rào mùa hạ và tác động của nó đối với vạn vật trên mặt đất:

Mưa - Mưa - ù ù nhú xay lúa - Lộp bộp... - Rơi - Rơi... - Đất trời- Mù trắng nước - Mưa chéo mặt sân - Sủi bọt - Cóc nhảy chồm chồm - Chó sủa - Cây lá hả hê...

Khi trời chuyển mưa, mây đen vần vũ, gió thổi ù ù như tiếng cối xay lúa. Trời bắt đầu mưa. Mưa rơi Lộp bộp trên tàu cau, tàu chuối. Mưa nặng hạt hơn. Đất trời trắng xoá. Mưa to, gió lớn. Sau những ngày tháng khô hạn, đất gặp nước sủi bọt, bong bóng đầy sân. Cóc sung sướng nhảy chồm chồm, sấm chớp đì đùng, chó sợ hãi sủa lnh ỏi. Cây bưởi, cây na trong vườn hả hê vẫy lá đón những hạt mưa đầu mùa mát rượi. Trần Đăng Khoa tả thật khéo, thật đúng quang cảnh một trận mưa mà mình quan sát được từ ngôi nhà nhỏ bé.

Cái tài của Trần Đăng Khoa là đã biết lựa chọn những tình tiết tiêu biểu, đặc sắc để đưa vào bài thơ, làm cho bức tranh thiên nhiên có sức hấp dẫn lạ thường.

Hình ảnh con người ở cuối bài thơ được xây dựng theo lối ẩn dụ khoa trương. Người cha đi cày về dưới trời mưa tầm tã đã được nhìn bằng ánh mắt yêu thương, cảm phục của đứa con: Bô' em đi cày về - Đội sấm - Đội chớp - Đội cả trời mưa. Hình ảnh con người ở đây có tầm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang, có thể sánh với thiên nhiên, vũ trụ.

Với thể thơ tự do phóng khoáng, nhịp thơ ngắn và nhanh, kết hợp với việc sử dụng rộng rãi phép nhân hoá, bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động khung cảnh trước và trong cơn mưa rào ở làng quê; thể hiện tài quan sát, miêu tả tinh tế và độc đáo của Trần Đăng Khoa.

Thơ thiếu nhi của Trần Đăng Khoa có nhiều bài hay trong đó Mưa là một bài xuất sắc. Nhà thơ tí hon có tài quan sát tinh tế, kết hợp trí tưởng tượng phong phú, kỳ diệu, biết dùng từ ngữ hồn nhiên. Nhờ vậy cho đến nay, thơ Trần Đăng Khoa vẫn được lứa tuổi thiếu niên, nhi đổng yêu thích.

Bình luận (0)
Trang Hoang
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
21 tháng 8 2017 lúc 21:15

Mưa

Mưa

Ù ù như xay lúa

Lộp bộp

Lộp bộp....

rơi rơi....

Đất trời mù trắng nước

a/xác định phương thức biểu đạt:

Miêu tả

b/ tìm từ tượng hình , tượng thanh:

ộp bộp,rơi rơi,ù ù(ko chắc vì mk chưa học)

c/ từ " lộp bộp " gợi tả nứớc mưa rơi ra sao

Là tiếng mưa rơi trên mái tôn hoặc tàu lá chuối

d/ trong đọan trích , cảnh trời mưa dc miêu tả như thế nào:

Miêu tả Tiếng mua lộp độp,ù ù

Bình luận (1)
Kaori Miyazono
21 tháng 8 2017 lúc 21:25

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi ?

"Mưa

Mưa

Ù ù như xay lúa

Lộp bộp

Lộp bộp....

rơi rơi....

Đất trời mù trắng nước"

Làm:

a/ Xác định phương thức biểu đạt: Miêu tả

b/ Tìm từ tượng hình, tượng thanh: Ù ù, lộp độp, ...

c/ Từ " lộp bộp " gợi tả nước mưa rơi: Rơi ngoài hiên, mái nhà, cành lá ...

d/ Trong đọan trích, cảnh trời mưa dc miêu tả như: Mưa rơi ào ào, lộp độp, đất trời mù trắng nước ..v.v.v

P/s: Xl :( Lúc nãy mk định đăng 2 lần oy nhưng ấn nhầm :(( nên mất bài :((

Bình luận (1)
Mai Hà Chi
22 tháng 8 2017 lúc 4:45

Mưa

Mưa

Ù ù như xay lúa

Lộp bộp

Lộp bộp....

rơi rơi....

Đất trời mù trắng nước

a/xác định phương thức biểu đạt

=> Miêu tả

b/ tìm từ tượng hình , tượng thanh : ù ù ; lộp bộp ; rơi rơi ; .

c/ từ " lộp bộp " gợi tả nứớc mưa rơi nhanh , rơi trên tàu lá chuối ,trên mái tôn hay các vật khác

d/ trong đọan trích , cảnh trời mưa dc miêu tả như thế nào

....Bức tranh sống động, rộn ràng hơn khi tác giả miêu tả âm thanh:

Mưa

Mưa

Ù ù như xay lúa

Lộp bộp

Lộp bộp.

Phép nhân hoá ở đây- được sử dụng thành công là nhờ sự quan sát tinh nhạy cùng với sức tưởng tượng và khả năng liên tưởng mạnh mẽ của nhà thơ. Tài tình hơn là hình ảnh nhân hoá được “liệt kê” nối tiếp nhau nhưng không nhàm chán mà càng làm cho bức tranh Mưa hiện lên sống động như thật. Người đọc có thể thấy và cảm nhận được ngay...

Bình luận (3)
Tuấn Anh Bùi Trần
Xem chi tiết
Tuấn Anh Bùi Trần
23 tháng 4 2020 lúc 7:43

nhân hoá

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Quốc Thái
24 tháng 4 2020 lúc 10:51

Nhân hóa, câu đặc biệt, điệp từ

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đặng Quỳnh Lâm
24 tháng 4 2020 lúc 10:53

Đoạn thơ trên sử dụng phép nhân hóa . Sử dụng phép nhân hóa làm cho sự vật trở nên sinh động , gần gũi với con người hơn.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Thảo
Xem chi tiết
Ngọc Moon
19 tháng 4 2019 lúc 15:21

Có copy mạng ko bạn

thấy hay bất thường

Bình luận (0)