Những câu hỏi liên quan
Trần Nam Khánh
Xem chi tiết
๖²⁴ʱsóɴԍ vàɴԍツ
6 tháng 3 2021 lúc 10:52

B . Đồng bằng sông Cửu Long 

Bình luận (2)
Trần Nam Khánh
6 tháng 3 2021 lúc 11:12

ai giúp mìk đc ko ạ ? có cả giải thích nữa nhé 

Bình luận (0)
Phong Thần
6 tháng 3 2021 lúc 11:33

Với đặc thù địa lý kinh tế, vùng ĐBSCL có nền tảng nông – thủy sản vững mạnh, sản lượng lúa của vùng luôn chiếm từ 50% đến 55,64% sản lượng lúa của cả nước. Sản lượng trái cây khoảng 70% và sản lượng thủy sản chiếm 57% so với cả nước. Vùng ĐBSCL là cái nôi lương thực, thực phẩm, hoa trái của cả nước, vùng này đã giữ vai trò quan trọng về an ninh lương thực quốc gia, cung cấp trên 50% sản lượng nhu cầu lương thực, thực phẩm thủy sản, hoa trái cho cả nước. Đồng thời đóng góp từ 80% đến 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước.

ĐBSCL hiện có trên 300 ngàn hécta cây ăn trái các loại, với tổng sản lượng trên 3 triệu tấn trái cây/năm. Trong đó có nhiều loại trái cây ngon, có giá trị kinh tế cao, như xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn, bưởi 5 roi, bưởi da xanh… Trong số những trái cây chủ lực có lượng xuất khẩu lớn, thu về nhiều ngoại tệ có sự góp mặt của nhiều loại trái cây đặc sản vùng ĐBSCL: Thanh long (chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu), dừa (chiếm 27,2% tổng kim ngạch), khóm (16% tổng kim ngạch), mít (3,5%), bưởi (1,6%), xoài (chiếm 1,5%), sơ ri (chiếm 1,1%)

ĐBSCL giữ vững vai trò là trung tâm lúa gạo của cả nước. Từ nay đến năm 2020, ĐBSCL cần phấn đấu chuyển toàn bộ các cây con giống sang giống mới, có chất lượng cao; Đẩy mạnh phát triển chiều sâu phát triển giống lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu ổn định về sản lượng nhưng giá trị gia tăng tăng cao. Phân khúc và định vị thị trường mục tiêu toàn diện, quy hoạch vùng chuyên canh ổn định và đảm bảo dự báo tốt cả về thị trường lẫn sản lượng, chất lượng cũng như nhu cầu tiêu thụ, dự trữ trong nước để đảm bảo ổn định tâm lý của nông dân không vì chạy theo lợi nhuận mùa vụ bấp bênh sản xuất tự phát phá vỡ quy hoạch chung trong sản xuất dài hạn.

➩ Đáp án B: đồng bằng sông Cửu Long

Bình luận (0)
Duyên Lê
Xem chi tiết
Người Già
26 tháng 10 2023 lúc 22:38

Đặc điểm nào sau đây không phải là điểm nổi bật của đồng bằng sông Cửu Long
A.chiếm hơn 50% sản lượng thủy sản cả nước
B. trọng điểm lương thực thực phẩm
C. vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta
D. thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thanh
Xem chi tiết
Nguyễn Phú Gía Thái Bảo
24 tháng 12 2021 lúc 10:05

tl ; d nha

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Ngọc Hà
24 tháng 12 2021 lúc 10:07

Đồng bằng sông hồng và đồng bằng sông cửa long ! ( mình lớp 4 còn biết )

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Anh Tuấn
24 tháng 12 2021 lúc 10:08

D bạn ơi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
11 tháng 6 2017 lúc 14:48

a) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta

-Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước

+Điện tích và sản lượng lúa chiếm trên 50% của cả nước+

+Lúa được trồng chủ yêu ở các tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang

+Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1.066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002)

+Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta

-Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng rau đậu

-Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi,...

-Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh, nhất là ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh

-Trong tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50%, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang. Nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang phát triển mạnh

b) Ý nghĩa của việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

-Góp phần nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp sử dụng và bảo quản sản phẩm được lâu dài, đa dạng hoá sản phẩm lương thực, thực phẩm

-Giúp cho sản phẩm lương thực, thực phẩm mở rộng ra thị trường quốc tế

-Làm cho nền nông nghiệp của vùng dần tiến tới mô hình sản xuất liên kết nông - công nghiệp

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
2 tháng 9 2019 lúc 3:46

a) Vẽ biểu đồ: Biểu đồ bình quân lương thực theo đầu người của cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 1995 – 2005

b) Nhận xét và gii thích

* Nhận xét

- Bình quân lương thực theo đầu người có sự khác nhau: lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long (gấp 2,36 lần cả nước và 3,1 lần Đồng bằng sông Hồng năm 2005), Đồng bằng sông Hồng thấp hơn bình quân của cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long.

- Bình quân lương thực theo đầu người của cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long tăng, Đồng bằng sông Hồng có sự biến động không ổn định (dẫn chứng).

- Tốc độ gia tăng có sự khác nhau, từ năm 1995 đến năm 2005: Đồng bằng sông Cửu Long tăng gấp 1,35 lần, cả nước tăng gấp 1,31 lần, Đồng bằng sông Hồng tăng gấp 1,09 lần (đang giảm trong những năm gần đây).

* Gii thích

- Sản lượng bình quân tăng là do tốc độ tăng sn lượng lương thực tăng cao hơn so với tốc độ tăng dân số.

- Đồng bằng Sông Cửu Long bình quân cao nhất và tăng nhanh nhất là do vùng có điều kiện để mở rộng diện tích và nâng cao năng suất, đồng thời đây là vùng trọng điểm lương thực lớn nhất nước ta, mật độ dân số thấp hơn Đồng bằng sông Hồng.

- Đồng bằng Sông Hồng có bình quân lương thực thấp và tăng chậm là do vùng này ít có khả năng mở rộng diện tích canh tác mà còn có nguy cơ bị thu hẹp do chuyển dịch sản xuất, do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Đây lại là vùng có dân s quá đông.

Bình luận (0)
Vũ Phương Anh
Xem chi tiết
minh nguyet
26 tháng 3 2021 lúc 19:57

Câu 1:

 

Những điều kiện thuận lợi để Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước:

- Điều kiện tự nhiên:

+ Địa hình và đất: có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn.

+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm, nguồn nhiệt ẩm dồi dào.

+ Nguồn nước: hệ thống sông Đồng Nai và nguồn nước ngầm cung cấp nước cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây công nghiệp.

+ Cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kĩ thuật:

Đã hình thành nhiều cơ sở chế biến, góp phần nâng cao giá trị nông sản, thúc đẩy sản xuất phát triển.

Hệ thống thủy lợi được đầu tư xây dựng , nổi bật là hồ Dầu Tiếng (hồ thủy lợi lớn nhất nước ta), hồ Trị An, cung cấp nước tưới cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định (trong nước, nước ngoài).

+ Có chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước.


Câu 2:

Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước vì vùng có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, tự nhiên và kinh tế - xã hội:

- Về vị trí địa lí:

+ Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; có TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải lớn nhất ở miền Nam ⟶ rất thuận lợi cho hoạt động vận chuyển nguyên nhiên liệu, sản phẩm.

+ Nằm gần các cảng biển lớn và thông ra vùng biển phía Đông, có ý nghĩa giao lưu quốc tế vô cùng quan trọng (cảng TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu).

+ Nằm gần các vùng giàu có về nguyên, nhiên liệu (Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long), Đông Nam Bộ cũng là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước.

- Về tự nhiên: khí hậu nhiệt đới, địa hình đồng bằng rộng lớn bằng phẳng thuận lợi để xây dựng các nhà máy xí nghiệp; nguồn nước dồi dào.

- Về kinh tế - xã hội:

+ Là nơi có dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, có trình độ dân trí cao và năng động. Đây vừa là lực lượng sản xuất vừa là thị trường tiêu thụ lớn.

+ Là thành phố đô thị từ lâu nên cơ sở vật chất kí thuật, cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện, có sức hút mạnh các nguồn đầu tư trong và ngoài nước.

+ Nhà nước đang thực hiện chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp thành phố lớn này. Đây cũng là nơi đầu tiên được áp dụng các thành quả công nghệ hiện đại nhất.

+ Là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn của cả nước.

Câu 3:

Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, với diện tích gần 4 triệu ha, chiếm khoảng 11,9% diện tích toàn quốc.Ở đây, trên nền nhiệt đới ẩm, tính chất cận xích đạo của khí hậu thể hiện hết sức rõ rệt
-Đất đai phì nhiêu đã tạo điều kiện đặc biệt thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm. Điều kiện tự nhiên ưu đãi cùng với sự quy hoạch của nhà nước, biến khu vực này thành vựa lúa lớn của cả nước đã làm cho hoạt động sản xuất lương thực thực phẩm ở đồng bằng Sông Cửu Long trở thành hoạt động chủ yếu, thường xuyên.Lượng nước trung bình hàng năm của sông này cung cấp vào khoảng 4.000 tỷ m³ nước
-Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển

Bình luận (0)
nguyễn trướng phi
Xem chi tiết
Ngọc Hnue
18 tháng 9 2017 lúc 10:52

Để trả lời câu hỏi này em cần nêu ra các điều kiện thuận lợi để Đồng bằng sông Hồng có thể phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm.

Các điều kiện thuận lợi em có thể tham khảo ở đây và phân tích kĩ hơn nhé!

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/195887.html

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
17 tháng 8 2017 lúc 18:00

Đáp án C

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
14 tháng 12 2017 lúc 16:34

Đáp án C

Bình luận (0)