Chứng minh Ấn dộ là nước phát triển nhất Nam Á
Sự phát triển kinh tế - Xã hội của Nam Á
Giúp,....
Giúp Em Với Ạ <3
Chủ đề: Tình hình phát triển kinh tế-xã hội các nước châu Á
Câu 1. Những khu vực nào của châu Á có nền nông nghiệp phát triển nhất?
A. Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á. B. Tây Nam Á.
C. Trung Á. D. Bắc Á.
Câu 2. Cây lương thực quan trọng nhất ở châu Á là
A. Ngô. B. lúa mì. C. lúa gạo. D. khoai tây.
Câu 3. Hiện nay hai quốc gia có sản lượng lương thực lớn nhất ở châu Á là
A. Thái Lan Và Trung Quốc. B. Trung Quốc và Việt Nam.
C. Việt Nam và Thái Lan. D. Trung quốc và Ấn Độ.
Câu 4. Hiện nay hai nước xuất khẩu gạo lớn nhất ở châu Á là
A. Thái Lan Và Trung Quốc. B. Trung Quốc và Việt Nam.
C. Việt Nam và Thái Lan. D. Trung quốc và Ấn Độ.
Câu 5. Các nước Tây Nam Á trở thành những nước có thu nhập cao phần lớn là nhờ vào:
A. Tài nguyên thiên nhiên dồi dào. B. Có công ngệ hiện đại.
C. Tài Nguyên dầu mỏ rất lớn. D. Lĩnh vực dịch vụ rất phát triển.
Câu 6. Nhìn chung dịch vụ tiêu dùng ở châu Á phát triển mạnh là do dựa trên lợi thế về:
A. Dân số đông, nguồn lao động dồi dào. B. Trình độ lao động cao.
C. Có công nghệ tiên tiến. D. Thu hút nhiều đầu tư nước ngoài.
Chứng minh Ấn Độ có nền kinh tế phát triển toàn diện là quốc gia phát triển nhất nam á
- Cơ cấu GDP nông nghiệp tụt xuống, song song là cơ cấu GDP công nghiệp, dịch vụ. Thể hiện sự phát triển đất nước theo kiểu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa.
Nêu đặc điểm kinh tế- xã hội của các nước Nam Á trước năm 1947? Sau năm 1947 nghành công nghiệp của Ấn Độ phát triển như thế nào?
Tham khảo
- Trước đây, toàn bộ khu vực Nam Á bị đế quốc Anh xâm chiếm làm thuộc địa. Nam Á trở thành nơi cung cấp nguyên liệu, nông sản nhiệt đới và tiêu thụ hàng công nghiệp của các công ti tư bản Anh. Năm 1947, các nước Nam Á đã giành được độc lập và tiến hành xây dựng nền kinh tế tự chủ.
- Tuy nhiên, do bị đế quốc Anh đô hộ kéo dài gần 200 năm (1763-1947), lại luôn xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc và các tôn giáo, nên tình hình chính trị - xã hội trong khu vực thiếu ổn định. Đó là những trở ngại lớn ảnh hướng tới sự phát triển kinh tế của các nước Nam Á. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Nam Á năm 2000 là 620,3 tỉ USD.
- Các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triển, hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu.
- Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực.
+ Từ sau ngày giành độc lập, Ấn Độ đã xây dựng được một nền công nghiệp hiện đại (bao gồm các ngành công nghiệp năng lượng, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng,…) và các ngành công nghiệp nhẹ, đặc biệt là công nghiệp dệt.
+ Ấn Độ cùng phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao, tinh vi, chính xác như điện tử, máy tính…
+ Ngày nay, về giá trị sản lượng công nghiệp, Ấn Độ đã từng đứng hàng thứ 10 thế giới. Sản lượng nông nghiệp cũng không ngừng phát triển, với cuộc “cách mạng xanh” và “cách mạng trắng”, Ấn Độ đã giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân. Các ngành dịch vụ cũng phát triển, chiếm tới 48% GDP. Năm 2001, GDP đạt 477 tỉ USD, có tỉ lệ gia tăng 5,88% và GDP bình quân đầu người là 460 USD.
Tình hình phát triển kinh tế , xã hội khu Tây Nam Á và Nam Á?
Giúp mình với các cauu:3
*Tây Nam Á:
-công-thương nghiệp tương đối phát triển.
-ngành khai thác và chế biến dầu mỏ.
-sản lượng dầu mỏ chiếm 1/3 sản lượng thế giới.
*Nam Á:
-hầu hết các nước khu vực Nam Á thuộc nhóm nước đang phát triển.
-Kinh tế dựa vào nông nghiệp.
-Ấn Độ là nền kinh tế phát triển nhất.
+Công nghệp: Ấn Độ đã xây dựng được 1 nền khinh tế phát triển cơ cấu đa dạng,...Có các ngành đòi hỏi công nghệ cao: công nghệ điện tử, máy tính. Giá trị sản xuất công nghiệp đứng thứ 10 thế giới.
+Nông nghiệp: đang phát triển-->thực hiện cuộc cách mạng xanh , cách mạng trắng-->giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm.
+Dịch vụ: đang ngày càng phát triển(48%GDP).
Việc phát triển giao thông của Đông Nam Á lục địa theo hướng Đông - Tây có những ảnh hưởng gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?
Do hướng của địa hình Đông Nam Á lục địa chủ yếu là hướng tây bắc - đông nam hoặc bắc - nam nên việc phát triển giao thông theo hướng đông - tây gặp nhiều trở ngại như: phải làm cầu nhiều, hầm đường bộ để vượt qua sông, núi (chủ yếu có hướng Bắc - Nam). Tuy nhiên việc phát triển giao thông là hết sức cần thiết - đặc biệt đối với các nước Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam. Các nước này có chiều dài lãnh thổ gần như theo hướng bắc - nam, nên cần thiết phải phát triển các dự án phát triển giao thông theo hướng đông - tây để tạo sự thuận lợi trong thông thương, hợp tác cùng phát triển.
Việc phát triển giao thông của Đông Nam Á lục địa theo hướng đông – tây có những ảnh hưởng gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?
A. Thúc đẩy hoạt động giao lưu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng đông –tây giữa các quốc gia, đặc biệt ở những vùng núi khó khăn.
B. Thúc đẩy hoạt động giao lưu phát triển kinh tế - xã hội theo giữa các quốc gia Đông Nam Á lục địvới Đông Nam Á hải đảo.
C. Mở rộng các vùng hậu phương cho các cảng của các quốc gia ven biển, thúc đẩy phát triển kinh tế biển.
D. Thúc đẩy hoạt động giao lưu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng đông –tây giữa các quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế biển.
Việc phát triển giao thông của Đông Nam Á lục địa theo hướng đông – tây sẽ thúc đẩy hoạt động giao lưu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng đông – tây giữa các quốc gia, đặc biệt ở những vùng núi khó khăn.
Chọn A.
Việc phát triển giao thông của Đông Nam Á lục địa theo hướng đông - tây có những ảnh hưởng gì đôi với sự phát triển kinh tế - xã hội?
Do hướng của địa hình khu vực Đông Nam Á chủ yếu hướng tây bắc - đông nam hoặc bắc - nam (cá biệt có phần lãnh thổ In-đô-nê-xi-a trên đảo Niu Ghi-nê có hướng đông tây) nên việc phát triển giao thông theo hướng đông - tây gặp nhiều trở ngại, tuy nhiên là hết sức cần thiết, đặc biệt đối với các nước Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Căm-pu-chia và Việt Nam. Các nước này có chiều dài lãnh thổ gần như theo hướng bắc - nam, nên cần thiết phải phát triển các dự án phát triển giao thông theo hướng đông - tây để tạo thuận lợi trong thông thương, hợp tác cùng phát triển.
Nêu những khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nam Á.
- Địa hình: nhiều núi và cao nguyên.
- Khí hậu: khô hạn và nóng.
- Sông ngòi: kém phát triển.
- Cảnh quan: thảo nguyên khô, hoang mạc, bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích.
- Là nơi xảy ra những cuộc tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong và ngoài khu vực.
- Sự không ổn định về chính trị.
trình bày đặc điểm kinh tế các nước đông nam á. cho biết các nước đông nam á có những điều kiện gì để hợp tác. những biểu hiện và kết quả của sự hợp tác . Những biểu hiện và kết quả của sự hợp tác để phát triển kinh tế xã hội.
trình bày những khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực tây nam á?
– Địa hình: nhiều núi và cao nguyên
– Khí hậu: khô hạn và nóng.
– Sông ngòi: kém phát triển.
– Cảnh quan: thảo nguyên khô. hoang mạc. bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích.
– Do có nguồn dầu mỏ phong phú, lại có vị trí chiến lược quan trọng nên nơi đây luôn xảy ra những cuộc tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong và ngoài khu vực.
– Chính trị không ổn định.