Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Lê Thúy Nga
Xem chi tiết
Cherry
22 tháng 3 2021 lúc 19:08
Tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

1. Khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1418 - 1423

- Ngày 7/2/1418, Lê lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và xưng là Bình Định Vương.

- Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

- Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.

- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

=>Trong giai đoạn đầu (1418–1423), nghĩa quân Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn và tổn thất lớn trong các càn quét của quân Minh.

Những năm đầu họat động của nghĩa quân Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn và thử thách:

+ Lực lượng còn non yếu.

+ Quân Minh liên tục tấn công, bao vây.

 

+ Phải ba lần rút lên núi Chí Linh.

+ Thiếu lương thực, thực phẩm.

2. Khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1424 - 1426

- Từ năm 1424 đến cuối năm 1426, đội quân Lam Sơn đã diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa và dành được nhiều thắng lợi. Cụ thể diễn biến tiêu biểu của các cuộc khởi nghĩa như sau:

+ Giải phóng Nghệ An (năm 1424)

Theo kế hoạch của Nguyễn Chích, được Lê Lợi chấp thuậnNgày 12/ 10/ 1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công Đa Căng Thọ Xuân – Thanh Hóa), sau đó hạ thành Trà LânTrên đà thắng đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng.

+ Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (năm 1425)

Tháng 8 / 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa

=> Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. Quân Minh chỉ còn mấy thành lũy bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm

+ Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)

Tháng 9/1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định chia làm 3 đạo tiến quân ra Bắc:Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sangĐạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An về Đông QuanĐạo thứ ba, tiến thẳng về Đông QuanNghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ tích cực về mọi mặtNghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ

=> Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công.

+ Trận Tốt Động - Chúc Động (cuối năm 1426)

Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn.Muốn giành thế chủ động, 11/1946, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ở Tốt Động - Chúc Động, đánh giặc tan tác rồi Vương Thông kéo quây chạy tháo về Đông Quan.Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện. 

3. Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi năm 1427

- Tiếp nối thắng lợi, cuối năm 1427, quân Lam Sơn triển khai chiến dịch Chi Lăng – Xương Giang, đánh tan tát thêm 10 vạn viện binh quân Minh, buộc tướng chỉ huy quân Minh trên đất Việt cũ là Vương Thông phải xin giảng hòa và được phép rút quân về nước.

=> Sau chiến thắng, Bình Định vương Lê Lợi sai văn thần Nguyễn Trãi viết bài Bình Ngô đại cáo để tuyên cáo cho toàn quốc. Nước Đại Việt được khôi phục, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu Thuận Thiên, mở ra cơ nghiệp nhà Lê trong gần 400 năm sau đó.

=> Cuộc khởi nghĩa kết thúc thắng lợi.

 

1. Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Với những âm mưu thâm độc và tội ác của chế độ thống trị nhà Minh, trong vòng 20 năm đô hộ nước ta, nhà Minh đã làm cho sự khủng hoảng của xã hội ngày càng thêm sâu sắc, đất nước bị tàn phá, lạc hậu, nhân dân lâm vào cảnh lầm than, điêu đứng.

Chế độ thống trị của nhà Minh không thể tiêu diệt được tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta, với lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc ta đã cầm vũ khí đứng lên đấu tranh theo sự chỉ huy của các quý tộc nhà Trần.

2. Khởi nghĩa Lam Sơn xảy ra năm nào

Bắt đầu năm 1418 và kết thúc thắng lợi năm 1427. Là cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi khởi xướng và là lãnh đạo, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi quân Minh.

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra với ba giai đoạn chính:

+) Giai đoạn 1: 1418-1423 – Khởi nghĩa hoạt động ở vùng Thanh Hóa

+) Giai đoạn 2: 1424-1425 – Cuộc khởi nghĩa tiến vào khu vực phía Nam

+) Giai đoạn 3: 1426 – 1427 – Giải phóng Đông Quan

Lập bảng niên biếu những sự kiện chính của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn  (1418-1427). Giúp mình với!!! - Hoc24

 Khẳng định vai trò lãnh đạo của Lê Lợi, Nguyễn Trãi và Bộ Tham mưu nghĩa quân trong việc hoạch định đường lối, xây dựng căn cứ địa, tập hợp quần chúng, xác định phương thức tiến hành và chỉ huy cuộc khởi nghĩa; tầm vóc, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; đúc rút những bài học kinh nghiệm trong xây dựng thế trận lòng dân, thực hiện sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Ngu tin
Xem chi tiết
Anh Phạm
29 tháng 7 2021 lúc 18:05

undefined

c++:

undefined

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
7 tháng 8 2023 lúc 15:21

Tham khảo:

Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó là do kiến có quá trình phát triển qua biến thái hoàn toàn. Ấu trùng có hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác so với con trưởng thành.

Bbanhr
Xem chi tiết
Bùi Như Hà My
10 tháng 2 2023 lúc 9:40

Thời Hùng Vương - An Dương Vương, Bắc Ninh là đất Bộ Vũ Ninh, trong nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, là một Bộ lớn, có đến 1/3 số Bộ lạc của Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc thuộc Bộ Vũ Ninh.

Thời kỳ Bắc thuộc, Bắc Ninh gồm hai huyện lớn (Luy Lâu và Long Biên) của quận Giao Chỉ, sau đổi là Giao Châu . Trị sở của quận đóng ở Luy Lâu (nay thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành). Bắc Ninh trở thành trung tâm hành chính, trung tâm kinh tế - thương mại của Châu Giao. Đô thị Luy Lâu là đô thị cảng mang tính quốc tế. Luy Lâu còn là Trung tâm Phật giáo, Trung tâm Nho giáo lớn và đầu tiên của nước ta.

Đầu thời thuộc Đường, Bắc Ninh được gộp trong địa phận Giao Châu, Đạo Châu, Long Châu thuộc Giao Châu đô hộ phủ, sau thuộc An Nam đô hộ phủ.

Thời nhà Lý, Bắc Ninh có tên là Lộ Bắc Giang. Thời nhà Trần vẫn là Lộ Bắc Giang, có thời gian gọi là phủ Thiên Đức (có tài liệu còn ghi là phủ Siêu Loại, phủ Như Nguyệt). Đến nhà Hồ tách thành hai Lộ: Lộ Bắc Giang và Lộ Bắc Ninh thuộc Bắc Giang Lộ Đô Tổng Phủ.

Đến thời Nhà Lê, Bắc Ninh có tên là Bắc Đạo, đến năm 1469, dưới triều Lê Thánh Tông đổi tên là Trấn Kinh Bắc, đặc thù phủ (còn gọi là Trấn Thành) tại Thị Cầu (thuộc thành phố Bắc Ninh hiện nay) với số lượng là 20 huyện thuộc 4 phủ:
1. Phủ Thuận An có 5 huyện: Gia Lâm, Siêu Loại, Văn Giang, Gia Định, Lang Tài.
2. Phủ Từ Sơn có 5 huyện: Tiên Du, Đông Ngàn, Võ Giàng, Quế Dương, Yên Phong.
3. Phủ Bắc Hà có 4 huyện: Hiệp Hòa, Yên Việt (Việt Yên), Kim Thoa, Yên Phúc.
4. Phủ Lạng Giang gồm 6 huyện: Yên Dũng, Phượng Nhỡn, Bảo Lộc, Yên Thế, Lục Ngạn, Hữu Lũng.

Đến năm 1490, năm Hồng Đức thứ 2 triều Lê Thánh Tông đổi tên Kinh Bắc xứ (dân gian vẫn gọi là xứ Kinh Bắc). Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh vẫn gọi là  Kinh Bắc xứ.

Đến đầu Nhà Nguyễn vẫn gọi là xứ Kinh Bắc, sau đổi là Trấn Kinh Bắc. Năm 1823, Trấn Kinh Bắc đổi thành Trấn Bắc Ninh.

Đến năm 1831, Triều Minh Mệnh năm thứ 12, Trấn Bắc Ninh đổi thành tỉnh Bắc Ninh với 21 huyện, diện tích khoảng 6.000km2, dân số khoảng 70 vạn người.

Tháng 10 năm 1895, thực dân Pháp chia tỉnh Bắc Ninh thành hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, lấy sông Cầu làm địa giới. Trong thời gian cuối thế kỷ thứ XIX, đầu thế kỷ XX, Pháp nhiều lần điều chỉnh địa giới để tỉnh Bắc Ninh có 3 phủ, 8 huyện: Phủ Từ Sơn, Phủ Thuận Thành, Phủ Tây Sơn. Các huyện: Gia Lâm, Văn Giang, Gia Bình, Lang Tài, Quế Dương, Võ Giàng, Tiên Du, Yên Thành; dưới cấp huyện có các Tổng (như cấp xã hiện nay).

Từ tháng 10/1938, thị xã Bắc Ninh được chính quyền thuộc địa Pháp có quyết định nâng cấp thành thị xã gồm một số phố: Ninh Xá, Thị Cầu, Đáp Cầu, Vệ An; các làng Y Na, Yên Mẫn, Thị Chung…

Sau Cách Mạng tháng 8 năm 1945, địa giới tỉnh Bắc Ninh cũng được điều chỉnh nhiều để thuận lợi cho chỉ đạo, quản lý. Thời điểm này có điều chỉnh sáp nhập, chia tách một số địa danh như sau:

Tháng 8/1950, huyện Gia Lương ra đời trên cơ sở hợp nhất của hai huyện Lang Tài và Gia Bình. 

Tháng 1/1961, huyện Gia Lâm và một số xã của các huyện Thuận Thành, Tiên Du, Từ Sơn được chuyển giao về Hà Nội.

Tháng 10/1962, huyện Quế Võ ra đời trên cơ sở hợp nhất hai huyện Quế Dương và Võ Giàng.

Tháng 3/1963, huyện Tiên Sơn ra đời trên cơ sở hợp nhất hai huyện Tiên Du và Từ Sơn và chuyển một số xã của huyện Tiên Du về Gia Lâm (Hà Nội), một số xã của Từ Sơn về Đông Anh (Hà Nội).

Tháng 4/1963 có quyết định hợp nhất Bắc Ninh, Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc.

Tháng 01/1997 có quyết định chia thành hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang. Tỉnh Bắc Ninh chính thức được tái lập, có diện tích nhỏ nhất nước là 822,72 km2, dân số gần 1 triệu dân, gồm 5 huyện: Quế Võ, Yên Phong, Tiên Sơn, Thuận Thành, Gia Lương và một thị xã Bắc Ninh (tỉnh lỵ).

Đến tháng 8/1999, có quyết định chia tách huyện Tiên Sơn thành hai huyện Tiên Du, Từ Sơn (tháng 9/2008, huyện Từ Sơn được nâng cấp thành Thị xã Từ Sơn). Tháng 9/1999, có quyết định chia tách huyện Gia Lương thành huyện Gia Bình và Lương Tài.

Tháng 1/2006, thị xã Bắc Ninh có quyết định công nhận là thành phố Bắc Ninh (loại III) trực thuộc tỉnh.

Tháng 6/2014, thành phố Bắc Ninh được công nhận đô thị loại II, trực thuộc tỉnh.

Tháng 12/2017, thành phố Bắc Ninh được công nhận đô thị loại I, trực thuộc tỉnh.

Qua 22 năm xây dựng và phát triển, tỉnh Bắc Ninh đã đạt nhiều thành tựu to lớn và toàn diện. Vị thế của tỉnh đã bề thế với 1 thành phố là đô thị loại 1, 1 thị xã, 6 huyện, 6 thị trấn, 23 phường, 97 xã, 721 thôn và khu phố. Bắc Ninh đã trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại với 16 Khu công nghiệp tập trung và là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt với sự có mặt của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới như Samsung, Canon, Microsoft… và trở thành trung tâm công nghiệp điện tử của cả nước. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng (GRDP) của tỉnh Bắc Ninh ước tăng 10,6% so với năm 2017, tiếp tục khẳng định vững chắc là cực tăng trưởng của vùng Bắc Bộ và cả nước, cụ thể: giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.136.000 tỷ đồng, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu ước 66,12 tỷ USD, trong đó xuất siêu 3,58 tỷ USD, thu ngân sách nhà nước 27.912 tỷ đồng...

Để phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới tỉnh Bắc Ninh tiếp tục tập trung trí tuệ, nguồn lực đẩy mạnh thực hiện các giải pháp chiến lược, tái cơ cấu kinh tế, tạo bước đột phá thúc đẩy phát triển dịch vụ thương mại; đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ… xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng văn minh, hiện đại. Từng bước xây dựng chính quyền điện tử và thành phố thông minh.

Trong suốt chiều dài lịch sử, với sự thay đổi tên gọi hành chính khác nhau đã chứng tỏ vai trò trọng yếu của Bắc Ninh trong lịch sử dân tộc và văn hóa Việt Nam. Bắc Ninh mãi là một miền quê ''địa linh nhân kiệt"./.

Cíu iem
Xem chi tiết
Xuân Tài
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
31 tháng 10 2023 lúc 10:20

Giai đoạn từ nửa sau thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII:

- Giai đoạn này chứng kiến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu, đặc biệt là ở nước Anh và Pháp.
- Sự xuất hiện của Cách mạng Công nghiệp đã đánh dấu sự chuyển đổi từ nền nông nghiệp truyền thống sang nền công nghiệp hóa.
- Tăng cường sự phát triển của thương nghiệp, công nghiệp, và các yếu tố hỗ trợ như ngân hàng, chứng khoán.
Giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa sau thế kỷ XIX:

- Cuộc Cách mạng Pháp (1789-1799) và Cách mạng Công nghiệp (cả thế kỷ XIX) đã lan rộng chủ nghĩa tư bản ra khắp châu Âu.
- Sự thúc đẩy của Cách mạng Công nghiệp đã thúc đẩy sự gia tăng sản xuất công nghiệp và mở rộng thị trường toàn cầu.
- Sự xuất hiện của tầng lớp công nhân và sự gia tăng của các nhà máy và xí nghiệp.
Giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX:

- Sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp và khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy chủ nghĩa tư bản tiến xa hơn, với sự xuất hiện của các tập đoàn công nghiệp và quốc tế.
- Tầng lớp công nhân trở nên mạnh mẽ hơn và đã tham gia vào các phong trào lao động và xã hội chính trị.
Giai đoạn từ sau Chiến tranh Thế giới Thứ 2 đến nay:

- Chiến tranh Thế giới Thứ 2 và sau đó là Chiến tranh Lạnh đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trên toàn thế giới.
- Sự phát triển của hệ thống kinh tế thị trường và toàn cầu hóa đã tạo ra sự liên kết và cạnh tranh vô cùng mạnh mẽ giữa các quốc gia và tập đoàn đa quốc gia.
- Sự phát triển của công nghệ thông tin và công nghệ số đã thay đổi cách thức sản xuất và tiêu dùng, đưa chủ nghĩa tư bản vào một giai đoạn mới với nền kinh tế số hóa và chuyển đổi số.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 7 2017 lúc 2:31

a) Chi đội lớp 5A ghi biên bản về cuộc họp để nhớ sự việc đã xảy ra, ý kiến của mọi người, những điều đã thống nhất... nhằm giúp mọi người thực hiện cho đúng, xem xét lại khi cần thiết.

b) - Cách mở đầu biên bản có điểm giống và khác cách mở đầu đơn là:

Giống nhau: có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản.

Khác nhau: biên bản không có tên nơi nhận (kính gửi), thời gian, địa điểm, lập biên bản ghi ở phần nội dung.

- Cách kết thúc biên bản có điểm giống và khác kết thúc đơn.

Giống nhau: có tên, chữ kí của người có trách nhiệm.

Khác nhau: Biên bản cuộc họp có hai chữ kí (của chủ tịch đoàn, thư kí), không có lời cảm ơn như đơn.

c) Nêu tóm tắt những điểm cần ghi vào biên bản.

- Thời gian, địa điểm họp.

- Thành phần tham dự, chủ toạ, thư kí.

- Nội dung cuộc họp (diễn biến, tóm tắt các ý kiến, kết luận của cuộc họp).

- Chữ kí của chủ tịch và thư kí.

Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Cao Minh Tâm
30 tháng 9 2018 lúc 15:12

+ Vận tốc mèo chạy là x m/s

Quãng đường để mèo bắt được chuột là 3m

⇒ Thời gian lần thứ nhất mèo bắt được chuột là: Giải bài 24 trang 46 Toán 8 Tập 1 | Giải bài tập Toán 8 (giây)

+ Vận tốc mèo chạy đuổi chuột lần hai nhỏ hơn vận tốc đầu là 0,5m/s

⇒ vận tốc = x – 0,5 (m/s)

Quãng đường mèo bắt được chuột là 5m

⇒ Thời gian lần thứ hai mèo bắt được chuột là Giải bài 24 trang 46 Toán 8 Tập 1 | Giải bài tập Toán 8 (giây)

+ Tổng thời gian từ đầu đến khi kết thúc cuộc săn bằng:

Giải bài 24 trang 46 Toán 8 Tập 1 | Giải bài tập Toán 8

Huỳnh Thư Linh
Xem chi tiết
OoO_Nhok_Lạnh_Lùng_OoO
10 tháng 9 2017 lúc 9:44

- Thời gian lần thứ nhất mèo bắt được chuột là \(\frac{3}{x}\) (giây)

- Thời gian lần thứ hai mèo bắt được chuột là  \(\frac{5}{x-0,5}\) (giây)

- Thời gian kể từ lúc đầu đến khi kết thúc cuộc săn: \(\frac{3}{x}+40+15+\frac{5}{x-0,5}\) (giây)

hay  \(\frac{3}{x}+55+\frac{5}{x-0,5}\) (giây)

Songoku Sky Fc11
10 tháng 9 2017 lúc 9:43

Toán 8_phép cộng các phân thức đại số | Diễn đàn HOCMAI - Cộng đồng học tập lớn nhất Việt Nam

Bin Nguyễn Huy
Xem chi tiết
animepham
3 tháng 5 2022 lúc 9:40

B

(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
3 tháng 5 2022 lúc 9:40

B

lynn?
3 tháng 5 2022 lúc 9:41

B