Những câu hỏi liên quan
phuonglinh
Xem chi tiết
|THICK TUNA|
26 tháng 4 2021 lúc 19:57

Nhân vật Dế Mèn là nhân vật em yêu thích nhất bởi vì:

   + Đây là nhân vật mới lớn, có nhiều điểm tương đồng với em.

   + Dế Mèn biết chăm sóc cho bản thân khi làm việc điều độ, ăn uống khoa học.

   + Dế Mèn ưa thích khám phá, phiêu lưu, dám một mình vượt khỏi không gian sống nhỏ bé.

   + Dế Mèn biết nhận ra lỗi lầm và biết cách rút ra bài học cho bản thân.

           bạn tham khảo bài trên nha

          Chúc bạn học tốt

Bình luận (0)
Vũ Thu
26 tháng 4 2021 lúc 20:21

Bài học đường đời đầu tiên được trích trong một tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài: Dế Mèn phưu lưu kí. Câu chuyện được xoay quanh giữa hai nhân vật chính là dế choắt và dế mèn. Trước đây, dế mèn luôn tự cho mình là đúng, luôn luôn xốc nổi và bắt nạt mọi người xung quanh. Đôi càng thì mẫm bóng, thân hình thì tớ lớn và khoẻ mạnh, cậu ta luôn tự đắc. Còn đối với nhân vật dế choắt thì luôn bị dế mèn khinh thường. Mặt thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ như gã nghiện thuốc phiện. Tuy có ngoại hình và bề ngoài xấu, nhưng dế choắt lại có một tấm lòng bao dung và vị tha, thông cảm cho những sải lầm của chú dế mèn. Trước đây vì một chút sấc sược của mình đã khiến cho mèn vô cùng ăn năn và hối lỗi. Mèn luôn tự trách bản thân mình. Nhưng cũng chính vì lời khuyên bổ ích của choắt đã làm cho dé mèn tỉnh ngọi và nhận ra những sải lầm của mình. Từ đó cũng  giúp cho cậu rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho chính bản thân. Tuy rằng nhân vật này có chút ngang ngược, hống hách, coi thường và bắt nạt người khác nhưng đổi lại cậu ấy lại có một phần vừa đáng chê, vừa đáng trách. Tính chất tốt đẹp của nhân vật này cũng đã bộc lộ sau sự ra đi thương tâm với lời khuyên bổ ích của dế choắt đã gửi tặng cho dế mèn

 

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Trâm Anh
Xem chi tiết
Lê Mai Phương
6 tháng 8 2019 lúc 8:45

Trong kho tàng truyện cổ dân gian của Việt Nam, Con Rồng cháu Tiên là truyện mà em yêu thích nhất, bởi nó là truyền thuyết kể về nguồn gốc của người Việt và ý nghĩa thiêng liêng của hai chữ "đồng bào".

Con Rồng cháu Tiên là truyền thuyết đẹp dân tộc ta, còn được biết đến với cái tên Sự tích trăm trứng, hay Lạc Long Quân và Âu Cơ. Truyền thuyết kể rằng, Lạc Long Quân vốn là con trai của thần Long Nữ ở Biển Đông, có nhiều phép lạ thần thông, sức khỏe vô địch, trấn áp được lũ yêu quái làm hại dân lành (như Hồ Tinh, Mộc Tinh, Ngư Tinh). Lạc Long Quân được mô tả là có thân hình Rồng, vừa sống được dưới nước, vừa sống được trên cạn. Truyền thuyết mang đậm màu sắc của trí tưởng tượng hồn nhiên, phong phú, nhưng vẫn có sự logic, gắn kết giữa các chi tiết với nhau. Hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ được tạo nên một cách kì ảo, như là cách lý giải cội nguồn cao quý của dân tộc Việt Nam. Trong khi đó, chi tiết Âu Cơ sinh ra 1 quả trứng, quả trứng đó nở ra 100 người con, như là cách người xưa giáo dục các thế hệ người Việt sau này nên ghi nhớ, hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của hai chữa "đồng bào".

Tất cả người dân Việt Nam đều có chung nguồn cội, hơn nữa đó còn là một cuội nguồn cao quý. Con người Việt Nam nên yêu thương, đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau.

Lần đầu tiên được nghe mẹ kể truyện Con Rồng cháu Tiên khi còn nhỏ xíu, em đã bị hấp dẫn bởi những chi tiết kỳ ảo trong đó. Nhưng giờ đây, khi đã vào cấp hai, tự mình đọc kỹ và được nghe cô giáo giảng dạy, em đã hiểu ra rằng, mỗi chi tiết trong truyện nghe có vẻ ly kỳ và không có thật đều chứa đựng một ý nghĩa đặc biệt nào đó. 

Toàn bộ nội dung truyện đều thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc và cũng là bài học mà người xưa muốn nhắc nhở lớp lớp con cháu sau này, phải luôn luôn ghi nhớ dòng máu Lạc Hồng đang chảy trong cơ thể của mình, ghi nhớ rằng tất cả đều là "đồng bào" của nhau, phải đối xử với nhau như anh chị em ruột thịt. Bên cạnh đó, truyện cũng chứa đựng một vài thông tin lịch sử quý báu về quá trình xây dựng đất nước, sự ra đời của 18 đời vua Hùng, mở ra một kỷ nguyên độc lập đầu tiên cho người Việt.

Sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay nhau, đem theo năm mươi con lên núi, năm mươi con xuống biển cũng giải thích sự phân bố vùng định cư của các dân tộc anh em trên khắp cả nước. Mặc dù kẻ ở đồng bằng, kẻ ở núi rừng, người nơi biển cả… nhưng khi có việc quan trọng, họ lại tìm đến và tương trợ lẫn nhau. Đây cũng là truyền thống quý báu có tự ngàn đời của dân tộc Việt Nam ta.

Đối với em, Con Rồng cháu Tiên vừa là một truyền thuyết đặc sắc, hấp dẫn, vừa là một bài giảng lịch sử, vừa dạy cho em những bài học quý báu về cội nguồn, gốc tích, về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 

Con Rồng cháu Tiên giúp em thêm yêu đất nước, yêu dân tộc và thêm tự hào về dòng máu Rồng Tiên cao quý đang chảy trong huyết mạch của em và cũng là của mỗi người Việt trên khắp mọi miền tổ quốc./.

Bình luận (0)
okazaki * Nightcore - Cứ...
6 tháng 8 2019 lúc 8:53

Đề bài: Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Truyện Con Rồng Cháu Tiên

BÀI LÀM

Ai sinh ra là người Việt Nam, lớn lên trong vành nôi lời ru của bà, của mẹ đều được nghe những truyện dân gian lý thú. “Con rồng cháu tiên” hay truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ là một trong những truyền thuyết hay và lâu đời nhất trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam. Em rất yêu thích truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” từ thuở nhỏ. Truyện với những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo và hình tượng đặc sắc đã giải thích được nguồn gốc của giống nòi dân tộc Việt Nam cao quý.

Truyện kể về hai nhân vật là Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là những vị thần tiên giỏi giang thần kỳ, tài năng xuất chúng, phẩm chất cao quý. Lạc Long Quân vốn thuộc nòi rồng, con trai Long nữ sống ở vùng biển. Lạc Long Quân vô cùng tài năng và đức độ, mình rồng, có sức mạnh phi thường và nhiều phép lạ. Thần giúp người dân diệt trừ nhiều loài yêu quái “Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh, những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và ăn ở”. Hình ảnh Lạc Long Quân trong truyền thuyết là biểu tượng đẹp về vị thần lớn của dân tộc ta, biểu tượng của đức tính nhân hậu của nhân dân và khí phách tinh hoa có từ xa xưa của dân tộc Việt. Còn Âu Cơ được tác giả dân gian miêu tả cũng vô cùng cao quý. Âu Cơ “thuộc dòng họ thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần”. Qua hình ảnh Lạc Long Quân và Âu Cơ, chúng ta thấy được sự cao quý, ấn tượng của các vị thần cũng như sự cao quý của nòi giống Việt.

Bên cạnh xây dựng hình tượng hai nhân vật là vị thần tiên, tác giả dân gian còn mang đến chi tiết mối lương duyên lạ kỳ. Đó là sự gặp gỡ đầy bất ngờ và kết duyên giữa rồng biển Lạc Long Quân và tiên trên núi là Âu Cơ. Chi tiết thể hiện sự đoàn kết, thống nhất giữa nhân dân Việt sống vùng đồng bằng, đồi núi với vùng biển sâu tạo nên một cộng đồng dân tộc Việt ngày nay. Âu Cơ mang thai và “sinh ra một bọc trăm trứng, trăm trứng lại nở ra trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn nhanh như thổi. Mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần”. Đây là một chi tiết kỳ ảo, thú vị, rất đặc sắc và có ý nghĩa lớn trong việc giải thích toàn dân tộc Việt Nam dù ở nơi đâu cũng xuất xứ là con một nhà, cùng chui ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ. Qua đó, tác giả dân gian thể hiện một niềm tự hào sâu sắc về nguôn cội con cháu của thần rồng, thần nông. Chi tiết đàn con lớn nhanh như thổi, mặt mũi khôi ngô ẩn chứa sức mạnh và nội lực của con người Việt Nam từ thuở xưa của dân tộc.

Cách tăng khả năng đàn ông mạnh mẽ cho chồng chỉ bằng một mẹo nhỏyện, em nhớ tới lời dạy của Bác Hồ kính yêu “các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Bình luận (0)
okazaki * Nightcore - Cứ...
6 tháng 8 2019 lúc 8:54

Trong kho tàng truyện cổ dân gian của Việt Nam, Con Rồng cháu Tiên là truyện mà em yêu thích nhất, bởi nó là truyền thuyết kể về nguồn gốc của người Việt và ý nghĩa thiêng liêng của hai chữ "đồng bào".

Con Rồng cháu Tiên là truyền thuyết đẹp dân tộc ta, còn được biết đến với cái tên Sự tích trăm trứng, hay Lạc Long Quân và Âu Cơ. Truyền thuyết kể rằng, Lạc Long Quân vốn là con trai của thần Long Nữ ở Biển Đông, có nhiều phép lạ thần thông, sức khỏe vô địch, trấn áp được lũ yêu quái làm hại dân lành (như Hồ Tinh, Mộc Tinh, Ngư Tinh). Lạc Long Quân được mô tả là có thân hình Rồng, vừa sống được dưới nước, vừa sống được trên cạn. 

Âu Cơ là một tiên nữ xinh đẹp tuyệt trần, thuộc dòng dõi Thần Nông cao quý, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng rất thích đi ngao du sơn thủy. Nghe nói vùng đất Lạc có nhiều cảnh đẹp, hoa thơm cỏ lạ bèn tìm tới thăm, rồi vô tình gặp gỡ, nên duyên cùng Lạc Long Quân, sau đó sinh ra một bọc trứng khổng lồ, nở ra 100 người con, đủ nam, đủ nữ.

Nhưng rồi cuối cùng, vì một người quen sống trên núi cao, một người lại là vương chốn biển cả, nên đành chia tách. 50 người con theo Âu Cơ lên núi, 50 người con theo Lạc Long Quân xuống biển, chia nhau cai quản các vùng.

phat-bieu-cam-nghi-ve-truyen-con-rong-chau-tien

Truyền thuyết mang đậm màu sắc của trí tưởng tượng hồn nhiên, phong phú, nhưng vẫn có sự logic, gắn kết giữa các chi tiết với nhau. Hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ được tạo nên một cách kì ảo, như là cách lý giải cội nguồn cao quý của dân tộc Việt Nam. Trong khi đó, chi tiết Âu Cơ sinh ra 1 quả trứng, quả trứng đó nở ra 100 người con, như là cách người xưa giáo dục các thế hệ người Việt sau này nên ghi nhớ, hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của hai chữa "đồng bào".

BÍ QUYẾT HỮU ÍCH

Mgid

Mẹo dùng điều hòa thả ga - Tiền điện vẫn giảm 40%

Tietkiemdien

Mẹo chỉnh tủ lạnh cực đơn giản giảm ngay 40% tiền điện

Tietkiemdien

Mẹo nhỏ giúp tiết kiệm điện siêu khủng

Electric Saving Box

Đã tìm ra thảo dược tăng sự mạnh mẽ cho phái mạnh! Đọc ngay

Tất cả người dân Việt Nam đều có chung nguồn cội, hơn nữa đó còn là một cuội nguồn cao quý. Con người Việt Nam nên yêu thương, đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau.

Lần đầu tiên được nghe mẹ kể truyện Con Rồng cháu Tiên khi còn nhỏ xíu, em đã bị hấp dẫn bởi những chi tiết kỳ ảo trong đó. Nhưng giờ đây, khi đã vào cấp hai, tự mình đọc kỹ và được nghe cô giáo giảng dạy, em đã hiểu ra rằng, mỗi chi tiết trong truyện nghe có vẻ ly kỳ và không có thật đều chứa đựng một ý nghĩa đặc biệt nào đó. 

Toàn bộ nội dung truyện đều thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc và cũng là bài học mà người xưa muốn nhắc nhở lớp lớp con cháu sau này, phải luôn luôn ghi nhớ dòng máu Lạc Hồng đang chảy trong cơ thể của mình, ghi nhớ rằng tất cả đều là "đồng bào" của nhau, phải đối xử với nhau như anh chị em ruột thịt. Bên cạnh đó, truyện cũng chứa đựng một vài thông tin lịch sử quý báu về quá trình xây dựng đất nước, sự ra đời của 18 đời vua Hùng, mở ra một kỷ nguyên độc lập đầu tiên cho người Việt.

Sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay nhau, đem theo năm mươi con lên núi, năm mươi con xuống biển cũng giải thích sự phân bố vùng định cư của các dân tộc anh em trên khắp cả nước. Mặc dù kẻ ở đồng bằng, kẻ ở núi rừng, người nơi biển cả… nhưng khi có việc quan trọng, họ lại tìm đến và tương trợ lẫn nhau. Đây cũng là truyền thống quý báu có tự ngàn đời của dân tộc Việt Nam ta.

Đối với em, Con Rồng cháu Tiên vừa là một truyền thuyết đặc sắc, hấp dẫn, vừa là một bài giảng lịch sử, vừa dạy cho em những bài học quý báu về cội nguồn, gốc tích, về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 

Con Rồng cháu Tiên giúp em thêm yêu đất nước, yêu dân tộc và thêm tự hào về dòng máu Rồng Tiên cao quý đang chảy trong huyết mạch của em và cũng là của mỗi người Việt trên khắp mọi miền tổ quốc./.

Bình luận (0)
Hân Điền
Xem chi tiết
Vũ Trúc Hoàng anh
12 tháng 9 2021 lúc 14:31

Câu 1:Hồng là một cậu bé đáng thương trong xã hội phong kiến, cậu bé sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nội và nhất là người cô. Người cô luôn cố muốn xóa đi tình cảm trong sáng về người mẹ của cậu bé đáng thương.Nhưng không,cậu luôn đánh tan mọi lời nói của người hàng xòm cay độc đó.cậu vẫn luôn tin vào mẹ của mình, bảo vệ mẹ và tình yêu mẹ lại càng mãnh liệt hơn nữa.Vì thế ngày xưa số phận con người có lúc lênh đênh lật đật,chả ra đâu cả.Nhưng tình cảm con người vẫn còn chỉ là số ít mà thôi.

Câu 2:Những nhân vật trẻ em có số phận bất hạnh và tâm hồn cao đẹp như chú bé Hồng phải kể đến cô bé bán diêm.Hay nhân vật hai anh em Thành và Thủy.

Bình luận (0)
Phan Vũ Như Quỳnh
Xem chi tiết
★彡 Ɗℑ︵Ⱥℭƙت ヅ︵ᶦᵈᵒᶫ
24 tháng 10 2019 lúc 20:47

  Cậu bé Hồng là nhân vật chính,nhân vật tự truyện được viết như sự phát ngôn và hóa thân của nhà văn Nguyên Hồng. Cậu bé Hồng có một tuổi thơ đầy cay đắng và tủi cực. Cha cậu mất sớm do nghiện ngập,mẹ cậu vì túng quẫn nên bỏ con đi tha hương cầu thực. Cậu phải sống trong sự ghẻ lạnh cảm họ hàng bên nhà nội.Nhưng Hồng cũng là một cậu bé thông minh, nhạy cảm. Khi nghe những lời nói tâm độc và những rắc tâm vấy bẩn của bà cô. Cậu bé tinh ý nhận ra những tâm địa đồ ác của bà cô. Cậu bé Hồng có một trái tim tha thiết yêu thương mẹ. Mặc cho bà cô luôn nói xấu mẹ cậu nhưng tình yêu của Hồng dành cho mẹ vẫn đằm thắm, vẹn nguyên. Cậu có một trái tim luôn khao khát hạnh phúc được ở bên người mẹ hiền. Khi đi học về,cậu vô tình gặp được mẹ. Cậu sung sướng cực điểm khi gặp mẹ ở trong lòng mẹ. Có thể nói,cậu bé Hồng là hình ảnh của tuổi thơ nhiều data hạnh nhưng vẫn tỏa sáng một trái tim yêu thương sâu sắc,để lại ấn tượng trong lòng người đọc.

 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Tinz
24 tháng 10 2019 lúc 20:49

Chú bé Hồng là một cậu bé có một tuổi thơ bất hạnh nhưng cậu có một tâm hồn vô cùng trong sáng và dạt dào tình yêu thương. Bố cậu ăn chơi , nghiện ngập mất sớm, mẹ cậu phải tha hương cầu thực. Còn cậu , cậu phải sống với bà cô cay nhiệt ,ghẻ lạnh,luôn gieo rắc vào đầu óc non nớt của đứa chấu những hình ảnh xấu về người mẹ để cậu ruồng rẫy mẹ của mình. Nhưng Hồng đã ruồng bỏ những lời nói thâm độc của bà cô, cậu đặt một niềm tin mãnh liệt vào người mẹ của mình , cậu căm hận những thành kiến tàn ác đã khiến cho mẹ con Hồng phải xa lìa. Hơn ai hết , cậu luôn muốn sống trong tình yêu thương , được mẹ vỗ về, được làm nũng được chiều chuộng,....như bao đứa trẻ khác . Giờ đây mẹ là niềm hạnh phúc, là khát khao duy nhất của cậu. Và rồi , vào hôm giỗ đầu thầy cậu. Mẹ đã về. Hồng sung sướng vô bờ. Dạt dào, miên man khi được nằm trong lòng mẹ, được mẹ âu yếm vỗ về. Tất cả những khổ đau, những lời nói của bà cô đều bị lãng quên - trôi đi nhẹ như một đám mây. Trong lòng cậu lúc này chỉ còn niềm hạnh phúc. Qua đây, ta thấy được Hồng là một chú bé hiếu thảo, có tâm hồn trong sáng và hơn nữa cậu có một tình yêu thương cháy bỏng dành cho người mẹ bất hạnh của mình: hay là biểu hiễn rõ nhất của tình mẫu tử thiêng liêng.
mk viết về chú bé hồng nha bn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ĐVA
24 tháng 10 2019 lúc 21:01

Bé Hồng bị rơi vào 1 tình cảnh đáng thương:bố mất,mẹ đi thêm bước nữa nên bị gia đình nhà chồng ruồng rẫy . Bé hồng phải sống nhờ vào họ hàng nhà nội và bị họ thờ ơ , hắt hủi . Phải sống xa mẹ ,thương mẹ ,nhớ mẹ vô cùng nhưng lại phải luôn luôn nghe những lời xúc xiểm nói xấu về mẹ hết sức độc địa của bà cô , một bà cô tuy giàu có nhưng rất cay nghiệt ...vì vậy bé Hồng rất vui sướng khi gặp lại mẹ của mk

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Văn Tùng
Xem chi tiết
qwerty
8 tháng 10 2016 lúc 19:22

Sau khi học truyện Em bé thông minh, em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện. Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi, con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí. Em không hề rụt rè, nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua. Em bé đã giải được những câu đố oái oăm, hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục. Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng, đại thần, nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng. Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.

Bình luận (2)
Thảo Phương
9 tháng 10 2016 lúc 7:52

Sau khi học truyện Em bé thông minh,em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện.Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí.Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố :xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.

Bình luận (0)
Phạm Hải Đăng
15 tháng 10 2018 lúc 21:14

Qua câu truyện trên, em cảm thấy rất khâm phục em bé. Em bé trong câu truyện trên rất thông minh, khôn khéo. Qua 4 lần thử thách, tác giả dân gian muốn nói rằng em bé là ngừoi thông hơn xuất chúng hơn người vì còn thông minh hơn cả vua, cả sứ giả nước láng giềng. Truyện trên còn muốn nói em bé cực kì lanh lợi trong khi giải đố. Em bé đã biết cách sử dụng chiêu gậy ông đập lưng ông, làm cho ngừoi đố nhận ra sự phi lí trong câu đố và dùng chiêu thức dân gian để giải.

Bình luận (0)
Dilraba
Xem chi tiết
_Diin Thỏ_
6 tháng 4 2019 lúc 20:16

Nhân vật Thạch Sanh là một người có phẩm chất vô cùng tốt bụng, thật thà, dũng cảm giết chết Đại Bàng để cứu công chúa. Thạch Sanh có tài năng vô địch, chàng có lòng nhân hậu, cao thượng và cũng yêu chuộng hòa bình.

Thạch Sanh luôn nhận việc khó khăn, chẳng hạn việc giết chăn tinh cứu dân lành, giết đại bàng cứu công chúa thì bị Lý Thông lấy đá lấp hang và luôn đổ oai hại chàng nhưng Thạch Sanh vẫn minh oan cho mình. Chàng dẹp được 18 chư hầu bằng tiếng đàn của hòa bình, thân thiện mà không cần dùng đến vũ khí.

Câu chuyện "Thạch Sanh" để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc và tư tưởng yêu chuộng hòa bình của ông cha ta, không muốn chiến tranh chết chóc.

Bình luận (0)
Đ𝐚𝐧𝐧 𝐋ê
6 tháng 4 2019 lúc 20:19

em thik nhất là nhân vật kiều phương.

kiều phương là 1 cô bé hiếu động,thik vẽ tranh,khuôn mặt em luôn bị chính em bôi bẩn. nhưng em lại có một tâm hồn trong sáng hồn nhiên, biết quan tâm người khác và nhất là những người thân của mik. dù anh trai có lỗi vs mik nhưng cô bé đã ko giận mà còn thương anh nhiều hơn trước nữa.theo em phương là một tấm gương cho ta hok tập về sự yêu thương và tôn trọng người khác, dù người khác có lỗi với mik.

góp ý nhé LAN ANH

Bình luận (0)
Trần Mỹ Anh
Xem chi tiết
Trần Việt Linh
4 tháng 10 2016 lúc 19:48

Sau khi học truyện Em bé thông minh,em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện.Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí.Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.

Bình luận (0)
Thảo Phương
4 tháng 10 2016 lúc 20:09

Sau khi học truyện Em bé thông minh,em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện.Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí.Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố :xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.

Bình luận (1)
Bùi Hương Quỳnh
Xem chi tiết
Linh Phương
23 tháng 12 2016 lúc 19:10
Ai đã từng đọc Cô bé bán diêm của nhà văn Đan Mạch An-đéc-xen hẳn sẽ không thể nào quên những ánh lửa diêm nhỏ nhoi bùng lên giữa đêm giao thừa giá rét gắn với một thế giới mộng tưởng thật đẹp của cô bé nghèo khổ. Kết cục câu chuyện thật buồn nhưng sức ám ảnh của những giấc mơ tuyệt đẹp vẫn ắp đầy tâm trí người đọc, người nghe qua những lời kể và sự miêu tả rất cuốn hút của An-đéc-xen.

Trong bóng tối và cái rét cắt thịt da của xứ sở Đan Mạch, ta như nhìn thấy rõ một cô bé đôi môi tím tái, bụng đói cồn cào đang lần từng bước chân trần trên hè phố. Một cô bé mồ côi khốn khổ, không dám về nhà vì chưa bán được bao diêm nào thì sẽ bị cha đánh. Nhà văn đã tạo ra cảm giác thật sống động khi ông nhập vào những khoảnh khắc tâm trạng của cô bé.

Ấn tượng đậm nét đầu tiên khơi lên mối cảm thương chính là hình ảnh cô bé như lọt thỏm giữa cái mênh mông của bóng đêm vào thời khắc sắp giao thừa. Khi “mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay”, cô bé đã hồi tưởng lại quá khứ tươi đẹp khi bà nội hiền hậu còn sống. Ngôi nhà xinh xắn với những dây trường xuân trong những ngày đầm ấm tương phản với thực tại cuộc sống của hai cha con trong một xó tối tăm, sự nghèo khổ kéo theo những lời mắng nhiếc chửi rủa của người cha khi gia sản đã tiêu tán. Để nguôi cảm giác lạnh, em đã “ngồi nép trong một góc tường”, “thu đôi chân vào người” nhưng có lẽ chính nỗi sợ hãi còn mạnh hơn giá rét đã khiến em “càng thấy rét buốt hơn”. Em không thể về vì biết “nhất định cha em sẽ đánh em”. “Ở nhà cũng rét thế thôi”, điều đáng sợ nhất đối với cô bé không phải là thiếu hơi ấm mà là thiếu tình thương. Thật đáng thương khi thân hình bé nhỏ của em phải chống chọi vô vọng với cảm giác giá buốt bên ngoài và cái lạnh từ trong trái tim khiến “đôi bàn tay em đã cứng đờ ra”.

Lúc ấy, em chỉ ao ước một điều thật nhỏ nhoi: “Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?” nhưng dường như em cũng không đủ can đảm vì làm như vậy em sẽ làm hỏng một bao diêm không bán được. Nhưng rồi cô bé ấy cũng “đánh liều quẹt một que”, để bắt đầu cho một hành trình mộng tưởng vượt lên thực tại khắc nghiệt. Giấc mơ của em bắt đầu từ lúc nhìn vào ngọn lửa: “lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt”. Ánh sáng ấy đã lấn át đi cảm giác của bóng tối mênh mông, để hiện lên hình ảnh “một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng”. Niềm vui thích của em đến trong ảo giác “lửa cháy nom đến vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng”. Đó là ước mơ thật đơn giản trong khi thực tế lại phũ phàng “tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút… trong đêm đông rét buốt”. Ước ao được ngồi hàng giờ “trước một lò sưởi” cũng biến tan khi “lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất”. Khoảnh khắc em “bần thần cả người” khi hình dung ra những lời mắng chửi của cha khiến ta phải nao lòng. Bóng tối lại phủ lên màu u ám trong tâm hồn em.

Có lẽ vì vậy, nhà văn đã để em tiếp tục thắp lên que diêm thứ hai, thắp lên niềm vui nhỏ nhoi dù chỉ là trong mộng tưởng. Không chỉ phải chống chọi với cái rét, cô bé còn phải cầm cự với cơn đói khi cả ngày chưa có miếng nào vào bụng. Bởi thế, ánh sáng rực lên của ngọn lửa diêm đã biến bức tường xám xịt thành “tấm rèm bằng vải màu”. Cái hạnh phúc trong những ngôi nhà ấm áp đã đến với em, khi em nhìn thấy : “Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay”. Giá như tất cả những hình ảnh tưởng tượng biến thành hiện thực thì em sẽ vui sướng biết bao, khi “ngỗng nhảy ra khỏi đĩa” sẽ mang đến cho em bữa ăn thịnh soạn để vượt lên phút đói lả người. Nhưng một lần nữa, ảo ảnh lại vụt biến, em lại phải đối mặt với “phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu”. Không những thế, em còn chứng kiến sự thờ ơ ghẻ lạnh của những người qua đường, hình ảnh tương phản được nhà văn khắc họa làm ta nhói đau trước em bé bất hạnh.

Và một lần nữa, que diêm tiếp theo lại sáng bừng lên, để em được sống trong những giấc mơ đẹp nhất của một em bé. Trong một cuộc sống phải từng phút từng giây vật lộn mưu sinh, em đã phải từ giã những niềm vui được đùa chơi của con trẻ. Ánh sáng từ que diêm đã toả ra vầng hào quang lộng lẫy, cho em “một cây thông Nô-en”, như đem đến cho em một thiên đường của tuổi thơ: “Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng”. Điều trớ trêu nghiệt ngã là tất cả những hình ảnh tươi đẹp ấy em chỉ kịp nhìn nhưng không thể chạm tay vào, bởi lẽ tất cả chỉ là ảo ảnh, như những ngôi sao trên trời mà em không thể với tới. Trái tim ta như nghẹn lại cùng lời kể của nhà văn, bởi lẽ em bé đang dần kiệt sức và sắp phải gục ngã trước cái lạnh chết người của xứ sở bà chúa Tuyết.... 
Bình luận (0)
Nguyễn Thị Huyền
23 tháng 12 2016 lúc 20:07

Truyện Cô bé bán diêm của An-đec-xen đã gợi cho em một nỗi cảm thương đến xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ, khôn cùng và cái chết vô cùng thương tâm của cô bé. Cô bé đã cạn kiệt về vật chất và bị tổn thương nặng nề về tinh thần. Trong cuộc đời này còn có gì đau đớn hơn khi là môt cô bé bị bỏ rơi, cô đơn, lẻ loi giữa trời.

co-be-ban-diem

Truyện Cô bé bán diêm của An-đec-xen đã gợi cho em một nỗi cảm thương đến xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ và cái chết của cô

Trước cảnh ngộ nghèo khổ, cơ cực của cô bé, lòng tôi như đau thắt lại. Có lẽ nào ta lại không cảm thấy xót xa khi nghĩ về hình ảnh cô bé một mình bơ vơ, giữa một không gian mênh mông trong đêm tối, rét cắt da, cắt thịt. Trong khi mọi người được sum vầy vui vẻ trong các căn nhà âm áp, bên lò sưởi kia, thì em bé phải một mình bán những bao diêm, em chẳng được ai quan tâm để ý. Cảnh ngộ đó của cô bé càng làm đau đớn tim ta hơn, vì nó lại xảy ra trong đêm giao thừa, khi tất cả niềm vui và sự đầy đủ ùa vào những căn nhà ấm cúng.

Chính lúc đó cô bé đầu trần, chân đi đất, run rẩy vì lạnh và đói. Sự đầm ấm của các gia đình hiện ra qua khung cửa sổ kia càng làm chúng ta xót xa cho cô bé khốn khổ tội nghiệp, không có lấy một chút hạnh phúc nào trong đêm giao thừa. Nhất là hình ảnh cô bé chỉ biết ngồi thu chân vào hốc tường mà hồi tưởng, mà ước mơ. Một que diêm bật sáng lên là cuộc sống quá khứ lại hiện về. Đó là những ngày sống vui vẻ, tràn đầy hạnh phúc bên bà nội hiền từ, nhân hậu như một bà tiên, trong ngói nhà nhỏ xinh xắn có dây thường xuân bao quanh. Nhưng que diêm tắt là một thực tại vô cùng nghiệt ngã, phũ phàng lại ập đến. Em đang phải sống trong trăm đường cơ cực, khổ sở. Cả ngày phải đi bán diêm, nếu không bán được, đến tối về lại bị bố đánh đập. Và trong đêm giao thừa rét căm căm này em không dám về vì chẳng bán được một que diêm nào. Ngay cả những ước mơ nhỏ bé của em mà cũng chỉ thấy được qua mộng ảo. Mỗi một que diêm sáng lên ước mơ ở đây không phải là ánh sáng của một cây đèn hay của một nguồn ánh sáng gì to lớn. Nó chỉ là một ánh lửa diêm nhỏ bé, dễ dàng tắt lụi trong đêm băng tuyết. Bởi vậy mỗi que bật lên sao có thể sưởi ấm được tâm thân và tâm hồn đã đông lạnh của cô bé. Nó chẳng qua chỉ là chỗ bấu víu cực kì mong manh của cô bé mà thôi. Em bé quẹt cả số diêm còn lại chính là để cố bám lấy những ước mơ đó. Trong khi chúng ta có đầy đủ những thứ đó thì cô bé bán diêm của An-đec-xen lại thiếu tất cả. Ngay cả giấc mơ đẹp nhất em cũng chỉ được thấy khi đã hấp hối.

Chúng ta càng trân trọng những ước mơ đó của em bao nhiêu lại càng đau đớn bấy nhiêu trước cái chết vô cùng thương tâm của em. Dẫu tác giả có tả em bé chết nhưng đôi má vẫn ửng hồng, đôi môi đang mỉm cười, thì nỗi đau trong ta vẫn không thuyên giảm, mà thậm chí cứ nhắm mắt lại thì hình ảnh ấy lại càng day dứt ta hơn.

Hình ảnh cô bé bán diêm mãi mãi để lại trong lòng bao người đọc trên khắp thế gian này, niềm đau thương vô hạn, như luôn nhắc nhở chúng ta hãy yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Và đó cũng chính là tấm lòng nhân hậu tràn đầy của An-đec-xen.

Bình luận (0)
Lưu Hạ Vy
22 tháng 12 2016 lúc 10:40

Truyện Cô bé bán diêm của An-đec-xen đã gợi cho em một nỗi cảm thương đến xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ, khôn cùng và cái chết vô cùng thương tâm của cô bé. Cô bé đã cạn kiệt về vật chất và bị tổn thương nặng nề về tinh thần. Trong cuộc đời này còn có gì đau đớn hơn khi là môt cô bé bị bỏ rơi, cô đơn, lẻ loi giữa trời.

Trước cảnh ngộ nghèo khổ, cơ cực của cô bé, lòng tôi như đau thắt lại. Có lẽ nào ta lại không cảm thấy xót xa khi nghĩ về hình ảnh cô bé một mình bơ vơ, giữa một không gian mênh mông trong đêm tối, rét cắt da, cắt thịt. Trong khi mọi người được sum vầy vui vẻ trong các căn nhà âm áp, bên lò sưởi kia, thì em bé phải một mình bán những bao diêm, em chẳng được ai quan tâm để ý. Cảnh ngộ đó của cô bé càng làm đau đớn tim ta hơn, vì nó lại xảy ra trong đêm giao thừa, khi tất cả niềm vui và sự đầy đủ ùa vào những căn nhà ấm cúng.

    

Chính lúc đó cô bé đầu trần, chân đi đất, run rẩy vì lạnh và đói. Sự đầm ấm của các gia đình hiện ra qua khung cửa sổ kia càng làm chúng ta xót xa cho cô bé khốn khổ tội nghiệp, không có lấy một chút hạnh phúc nào trong đêm giao thừa. Nhất là hình ảnh cô bé chỉ biết ngồi thu chân vào hốc tường mà hồi tưởng, mà ước mơ. Một que diêm bật sáng lên là cuộc sống quá khứ lại hiện về. Đó là những ngày sống vui vẻ, tràn đầy hạnh phúc bên bà nội hiền từ, nhân hậu như một bà tiên, trong ngói nhà nhỏ xinh xắn có dây thường xuân bao quanh. Nhưng que diêm tắt là một thực tại vô cùng nghiệt ngã, phũ phàng lại ập đến. Em đang phải sống trong trăm đường cơ cực, khổ sở. Cả ngày phải đi bán diêm, nếu không bán được, đến tối về lại bị bố đánh đập. Và trong đêm giao thừa rét căm căm này em không dám về vì chẳng bán được một que diêm nào. Ngay cả những ước mơ nhỏ bé của em mà cũng chỉ thấy được qua mộng ảo. Mỗi một que diêm sáng lên ước mơ ở đây không phải là ánh sáng của một cây đèn hay của một nguồn ánh sáng gì to lớn. Nó chỉ là một ánh lửa diêm nhỏ bé, dễ dàng tắt lụi trong đêm băng tuyết. Bởi vậy mỗi que bật lên sao có thể sưởi ấm được tâm thân và tâm hồn đã đông lạnh của cô bé. Nó chẳng qua chỉ là chỗ bấu víu cực kì mong manh của cô bé mà thôi. Em bé quẹt cả số diêm còn lại chính là để cố bám lấy những ước mơ đó. Trong khi chúng ta có đầy đủ những thứ đó thì cô bé bán diêm của An-đec-xen lại thiếu tất cả. Ngay cả giấc mơ đẹp nhất em cũng chỉ được thấy khi đã hấp hối.

Chúng ta càng trân trọng những ước mơ đó của em bao nhiêu lại càng đau đớn bấy nhiêu trước cái chết vô cùng thương tâm của em. Dẫu tác giả có tả em bé chết nhưng đôi má vẫn ửng hồng, đôi môi đang mỉm cười, thì nỗi đau trong ta vẫn không thuyên giảm, mà thậm chí cứ nhắm mắt lại thì hình ảnh ấy lại càng day dứt ta hơn.

Hình ảnh cô bé bán diêm mãi mãi để lại trong lòng bao người đọc trên khắp thế gian này, niềm đau thương vô hạn, như luôn nhắc nhở chúng ta hãy yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Và đó cũng chính là tấm lòng nhân hậu tràn đầy của An-đec-xen.

Bình luận (0)
minami ichgo
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mai Hương
8 tháng 10 2018 lúc 20:04

Thạch Sanh:

Nhân vật Thạch Sanh là một người có phẩm chất vô cùng tốt bụng, thật thà, dũng cảm giết chết đại bàng để cứu công chúa.Thạch Sanh có tài năng vô địch, có lòng nhân hậu, cao thượng và yêu chuộng hòa bình.

Em bé thông minh:

Em bé thông minh là một nhân vật điển hình trong các câu chuyện cổ tích, đó là nhân vật thông minh.Em bé thông minh đại diện cho sự thông minh và trí khôn của nhân dân ta.

Bình luận (0)
Không Tên
19 tháng 10 2018 lúc 12:01

Thạch Sanh là một người có nguồn gốc xuất thân cao quý:Chàng là Thái Tử con của Ngọc Hoàng được sai xuống đầu thai.Và được sinh ra trong 1 gia đình nông dân nghèo đã cao tuổi mà chưa có con.Thạch Sanh đã nhiều lần lập chiến công hiển hách , thu được nhiều chiến lợi phẩm quý : Chàng đã chém chằn tinh giúp dân và lấy được bộ cung tên vàng ở chỗ nó.Chàng còn bắn đại bàng cứu được công chúa cho nhà Vua,chàng còn cứu Thái Tử con vua Thủy Tề ở dưới nước và được tặng 1 cây đàn kì diệu để đánh đuổi quân của 18 nước chư hầu.Vì những chiến công đó nên Thạch Sanh được cưới công chúa làm phò mã và được vua truyền ngôi.

Bình luận (0)
Phương Nguyễn
Xem chi tiết
Hermione Granger
24 tháng 9 2021 lúc 13:23

Tham khảo ạ!!!

ruyện ngắn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” – tức là tác giả, về những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường ba mươi năm về trước.

Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ của ngày đầu tiên đi học. Từ cảnh cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và học giờ học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện.Tác nhân gợi nhớ là khung cảnh thiên nhiên. Mùa thu thường đẹp và buồn. Cảnh vật đã khơi gợi dòng hồi tưởng. Những chuyển biến của đất trời làm cho tác giả nhớ về dĩ vãng xa xôi.

 

Tác giả kể rằng hằng năm cứ đến cuối thu, khi lá vàng rơi và nhìn thấy mấy em nhỏ rụt rè nấp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường thì nhà văn lại nhớ ngày đầu tiên đi học của mình. Sau mấy chục năm, tác giả – là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

Dòng cảm xúc khởi nguồn từ tâm trạng bồi hồi và cảm giác mới mẻ trong ngày đi học đầu tiên. Được mẹ mặc cho bộ quần áo mới, cậu bé thấy mình đã là người lớn, cho nên tất cả mọi thứ đều phải thay đổi. Ý nghĩ ngây thơ và nghiêm túc của cậu học trò trong buổi đầu đi học hồn nhiên và đáng yêu biết chừng nào! Chính suy nghĩ và cảm nhận ấy khiến cho điệu bộ của cậu bé khác hẳn ngày thường. Mọi cử chỉ, hành động của cậu đều trở nên lúng túng, vụng về. Trí óc non nớt của cậu không thể hình dung ra được những điều gì xảy ra hằng ngày trong ngôi trường đẹp đẽ kia. Tâm trạng lo sợ phập phồng, khao khát tìm hiểu, ước muốn được biết bạn, biết thầy trong ngày đầu đi học giờ đây vẫn hiển hiện rõ nét trong kí ức nhà văn. Ngỡ ngàng và tự tin, cậu bé nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên của đời mình.

Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Tôi đi học được tạo nên từ cảm xúc trong sáng, hồn nhiên và bút pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế của nhà văn. Bằng câu chuyện của mình, Thanh Tịnh đã nói thay tất cả chúng ta cái cảm giác kì diệu của buổi học đầu tiên đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ, để lại ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời mỗi người.

Bài văn đã gợi cho em nhớ lại buổi học đầu tiên của mình. Đêm hôm trước, em sống trong tâm trạng nôn nao, háo hức. Có một điều gì đó lạ lắm, quan trọng lắm đang xảy ra trong căn nhà bé nhỏ của em. Em đi học mà làm như cả nhà cũng đi học. Mọi người thức rất khuya để chuyện trò, bàn bạc xoay quanh việc đi học của em. Sáng hôm sau, mẹ đưa em tới trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ. Trước cổng trường đã có nhiều bạn nhỏ hớn hở bên cạnh mẹ cha. Em cảm thấy trước mắt em cái gì cũng đẹp. Từ bầu trời trong xanh, từ màu nắng tinh khôi, từ tiếng chim líu lo trên vòm lá bàng, lá phượng… Tất cả đều mới lạ đối với em.

Một hồi trống vang lên giòn giã. Phụ huynh trao con cho các thầy cô giáo để nhận vào lớp Một. Em không khóc nhưng hai mắt đỏ hoe. Một nỗi xúc động khó tả dâng lên trong lòng. Em bịn rịn rời tay mẹ, cùng các bạn xếp hàng vào lớp.

Tiếng trống khai giảng hôm ấy có cái gì đó rất đặc biệt. Dường như nó vẫn đang vang vọng trong tâm tưởng em lúc này. Tiếng trống vang vang, trầm ấm lạ lùng. Nó gợi cho em một niềm tự hào và phấn khích mà sau này em mới hiểu rằng, sau tiếng trống ấy là bước ngoặt của cuộc đời em. Từ đó, em bắt đầu một quãng đời học sinh trong sáng tuyệt vời.

Cho đến bây giờ, những hình ảnh ấy vẫn hiện lên nguyên vẹn trước mắt em. Nó đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ không thể nào quên của thời thơ ấu. Trong kí ức mỗi con người, những kỉ niệm vui buồn của tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu hơn cả, nhất là ấn tượng về ngày đầu tiên đi học. Thanh Tịnh bồi hồi nhớ về ngày ấy và tâm hồn ông vẫn rung động thiết tha như thuở nào. Bằng ngòi bút giàu chất thơ, tác giả đã diễn tả dòng cảm xúc này bằng nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm với những rung động tinh tế. Bài văn đã gieo vào lòng người đọc một nỗi niềm bâng khuâng khó tả.

Bình luận (0)
Sachi
24 tháng 9 2021 lúc 14:00

Tham khảo:

Câu chuyện được tái hiện qua sự hồi tưởng của tác giả đồng thời cũng là nhân vật tôi. Bằng biện pháp nghệ thuật kể chuyện kết hợp miêu tả, truyện đã diễn tả dòng cảm xúc của nhân vật, tức là cái tôi trữ tình, rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học.

Từ thực tại của đất trời cuối thu (thời gian mở đầu năm học), tác giả nhớ về dĩ vãng, về “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” đầu tiên trong đời mình. Dòng cảm xúc về kỉ niệm ấy được nhân vật “tôi” nhớ lại theo trình tự thời gian. Đầu tiên là sự háo hức, cảm thấy lòng mình thay đổi, như đã lớn lên, trang trọng và đứng đắn hơn lúc trên đường theo mẹ đến trường; là nỗi e sợ, phải đứng nép vào mẹ khi đứng dưới sân trường; thật sự lúng túng, xúc động khi nghe tiếng trống trường vang lên; ngơ ngác khi nghe gọi đến tên mình và cảm thấy mọi thứ như vừa quen vừa lạ khi ngồi trong lớp học. Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp, vừa có gì lạ lẫm mà cũng tràn đầy háo hức, vừa lo lắng nhưng cũng rất thân quen để cùng khám phá một không gian mới, nơi có bàn ghế, bạn bè, thầy cô. Tác giả kết thúc bằng sự miêu tả một hình ảnh rất đẹp: “Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”.

Những kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường, chắc hẳn sẽ là những kỉ niệm rất đẹp trong kí ức cuộc đời của mỗi người về thuở ban đầu rụt rè và nhút nhát. Chính mái trường và thầy cô ngày xưa đó đã chắp cánh và cho ta thêm sức mạnh để bay tới những phương trời xa xôi ngày hôm nay.

Bình luận (0)