Lập bảng so sánh tình hình kinh tế - chính trị, đối ngoại của anh, pháp sau 1870
Hãy lập bảng so sánh (điểm giống và khác nhau) về kinh tế, chính sách đối ngoại nổi bật của các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ.
| Đế quốc Anh | Đế quốc Pháp | Đế quốc Đức | Đế quốc Mĩ |
Kinh tế | Giống nhau | - Quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất đã dẫn đến sự ra đời của các công ty độc quyền. Các công ty độc quyền này có khả năng chi phối, lũng đoạn đời sống kinh tế - chính trị - xã hội ở mỗi nước. - Tầng lớp tư bản tài chính ra đời trên cơ sở kết hợp giữa tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng. - Đẩy mạnh xuất khẩu tư bản dưới những hình thức khác nhau. | ||
Khác nhau | - Đứng thứ 3 thế giới về sản xuất công nghiệp. | - Đứng thứ 4 thế giới về sản xuất công nghiệp. | - Đứng thứ 2 thế giới về sản xuất công nghiệp | - Dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. |
Đối ngoại | Đẩy mạnh xâm chiếm thị trường, thuộc địa trên thế giới. |
Lập bảng so sánh vị trí kinh tế của các nước Anh Pháp Đức Mĩ trước và sau 1870 .nêu nguyên nhân vì sao vị trí kinh tế của các nước này lại có sự thay đổi.
THAM KHẢO!
Nước | Thời gian | Kinh tế |
Anh | Cuối TK XIX | Anh đứng đầu thế giới về sản lượng công nghiệp tụt xuống hạng ba ( sau Mĩ, Đức ), tuy nhiên Anh vẫn đứng đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa |
Pháp | Khoảng 30 năm cuối TK XIX | Tốc độ phát triển kinh tế chậm lại. Pháp từ hàng thứ hai tụt xuống hàng thứ tư thế giới ( Sau Mĩ, Đức, Anh ) |
Đức | Cuối TK XIX - đầu TK XX | Nông nghiệp phát triển thứ 2 thế giới, nhiều công ty độc quyền ra đời, chi phối nền kinh tế nước Đức |
Mĩ | 30 năm cuối TK XIX | Mĩ có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất. Từ vị trí thứ tư nhảy vọt lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. Các công ty độc quyền khổng lồ xuất hiện |
Đặc điểm chung : Xuất hiện nhiều công ty độc quyền chi phối nền kinh tế của nước đó
so sánh tình hình kinh tế sản lượng công nghiệp của Anh và Pháp ở hai thời điểm 1870-1913
em hãy so sánh tình hình kinh tế chính trị của nước Anh và Pháp ở cuối TK 19- đầu TK 20. Có gì khác nhau
nêu tình hình kinh tế , chính trị, chính sách đối ngoại của mĩ sau chiến tranh thế giới thứ 2
a) Tình hình kinh tế, chính trị, đối ngoại
b) Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ
1. Anh:
a) Về kinh tế:
- Trước năm 1870, Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau 1870, Anh mất dần vị trí này và tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau Mĩ và Đức).
- Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.
b) Về chính trị:
Anh là nước quân chủ lập hiến, hai đảng Bảo thủ và Tự do thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
c) Về đối ngoại:
Anh ưu tiên và đẩy mạnh chính sách xâm lược thuộc địa. Đến năm 1914, thuộc địa Anh trải rộng khắp thế giới với 33 triệu km2 và 400 triệu dân, gấp 50 lần diện tích và dân số nước Anh bấy giờ, gấp 12 lần thuộc địa của Đức.
=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là: “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
2. Pháp:
a) Về kinh tế:
- Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh), nhưng từ năm 1870 trở đi, Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới.
- Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô, …. Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Pháp cho các nước tư bản chậm tiến vay với lãi xuất rất cao.
=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là: “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.
c) Về chính trị, đối ngoại:
Sau năm 1870, nền Cộng hòa thứ ba được thành lập, đã thi hành chính sách đàn áp nhân dân, tích cực xâm lược thuộc địa.
=> Vì vậy, Pháp là đế quốc có thuộc địa lớn thứ hai thế giới (sau Anh), với 11 triệu km^2
3. Đức:
a) Về kinh tế:
- Trước năm 1870, công nghiệp Đức đứng hàng thứ ba thế giới (sau Anh, Pháp), nhưng từ khi hoàn thành thống nhất (1871), công nghiệp Đức phát triển rất nhanh, vượt qua Anh và Pháp, vươn lên thứ hai thế giới (sau Mĩ).
- Sự phát triển mạnh của công nghiệp Đức đã dẫn đến việc tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ra đời, nhất là về luyện kim, than đá, sắt thép,... chi phối nền kinh tế Đức.
b) Về chính trị, đối ngoại:
- Đức là nước quân chủ lập hiến, theo thể chế liên bang, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại hết sức phản động, như: đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực và chạy đua vũ trang.
- Đức là đế quốc “trẻ”, khi công nghiệp phát triển mạnh đòi hỏi cần có nhiều vốn, nguyên liệu và thị trường. Những thứ này ở các nước châu Á, châu Phi rất nhiều nhưng đã bị các đế quốc “già’ (Anh, Pháp) chiếm hết. Vì vậy, Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới.
=> Đặc điểm của đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.
4. Mĩ:
a) Về kinh tế:
- Trước năm 1870, tư bản Mĩ đứng thứ tư thế giới (sau Anh, Pháp và Đức).
- Từ năm 1870 trở đi, công nghiệp Mĩ đã phát triển mạnh, vươn lên vị trí số 1 thế giới. Sản phẩm công nghiệp Mĩ luôn gấp đôi Anh và gấp 1/2 các nước Tây Âu gộp lại.
- Công nghiệp phát triển mạnh đã dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ở Mĩ ra đời như:
+ “vua dầu mỏ” Rốc-phe-lơ.
+ “vua thép” Moóc-gan.
+ “vua ô tô” Pho,...
=> Chi phối toàn bộ nền kinh tế Mĩ. Mĩ là “chủ nghĩa đế quốc với những công ti độc quyền”.
- Nông nghiệp, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại áp dụng phương thức canh tác hiện đại, Mĩ vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong nước, vừa xuất khẩu cho thị trường châu Âu.
b) Về chính trị, đối ngoại:
- Mĩ theo chế độ cộng hòa, đứng đầu là Tổng thống. Hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản.
- Tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, dùng vũ lực và đồng đôla để can thiệp vào khu vực Mĩ La-tinh.
Kẻ bảng so sánh kinh tế và chính trị của anh, pháp cuối thế kỉ 19 đầu kế kỉ 20(giúp mình với ạ)
Lập bảng tóm tắt tình hình chính trị thời Nguyễn theo các mục sau: hành chính, luật pháp, quân đội, ngoại giao.
Tham khảo
TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ THỜI NGUYỄN | |
Hành chính | - Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Cả nước được chia làm 3 vùng là: Bắc thành; Gia Định thành và 4 trấn,7 doanh (ở khu vực miền Trung) - Thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. |
Luật pháp | - Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Luật Gia Long |
Quân đội | - Chia thành 3 bộ phận, gồm:thân binh (bảo vệ nhà vua); cấm binh (phòng thủ hoàng thành); tinh binh (ở kinh đô và các địa phương). |
Ngoại giao | - Thực thi “bang giao triều cống” với nhà Thanh; đối đầu với Xiêm; buộc Lào, Chân Lạp thần phục; - Thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. - Thời Gia Long, quan hệ với Pháp khá cởi mở. Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây. |
Nêu những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, đối ngoại của Trung Quốc từ 1991 đến nay