Những câu hỏi liên quan
Hoàng Minh Duy Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Thảo
Xem chi tiết
Ngoc Anhh
Xem chi tiết
Nguyễn Trâm Anh
15 tháng 10 2018 lúc 19:52

hững câu thơ trên tả vẻ đẹp của Thuý Kiều sau khi ngợi ca vẻ đẹp của Thuý Vân. Từ “càng” nhấn mạnh vẻ “sắc sảo mặn mà” ở Thuý Kiều hơn hẳn Thuý Vân. Vân là em nhưng được nói đến trước thì ra bởi tác giả muốn lấy Vân làm nền cho vẻ đẹp nổi bật của Kiều. “Sắc sảo” và “mặn mà” đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Nhắc đến nét đẹp của mĩ nhân xưa, ta thường nghĩ đến vẻ liễu yếu đào tơ tha thướt. Bởi vậy, sự "sắc sảo mặn mà" của Thuý Kiều hẳn là điều đặc biệt. Sử dụng hai từ láy đầy sức gợi "sắc sảo", "mặn mà" tác giả như muốn khắc sâu vào tâm trí người đọc vẻ đẹp nổi bật "khác thường" này của người con gái Vương Thuý Kiều. Nhan sắc của nàng được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt “làn thu thuỷ" ý chỉ đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người. Nhưng làn nước mùa thu cũng gợi những thoáng buồn u ẩn nên điều đó còn thể hiện một tâm hồn tinh tế, có phần đa mang. Trong câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, khác với Thuý Vân, chúng lại báo trước một cuộc đời dông bão bị ghen ghét, đố kị, vùi dập của nhân vật Thúy Kiều.

Bình luận (0)
Nguyễn Trâm Anh
15 tháng 10 2018 lúc 19:52

   Những câu thơ trên tả vẻ đẹp của Thuý Kiều sau khi ngợi ca vẻ đẹp của Thuý Vân. Từ “càng” nhấn mạnh vẻ “sắc sảo mặn mà” ở Thuý Kiều hơn hẳn Thuý Vân. Vân là em nhưng được nói đến trước thì ra bởi tác giả muốn lấy Vân làm nền cho vẻ đẹp nổi bật của Kiều. “Sắc sảo” và “mặn mà” đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Nhắc đến nét đẹp của mĩ nhân xưa, ta thường nghĩ đến vẻ liễu yếu đào tơ tha thướt. Bởi vậy, sự "sắc sảo mặn mà" của Thuý Kiều hẳn là điều đặc biệt. Sử dụng hai từ láy đầy sức gợi "sắc sảo", "mặn mà" tác giả như muốn khắc sâu vào tâm trí người đọc vẻ đẹp nổi bật "khác thường" này của người con gái Vương Thuý Kiều. Nhan sắc của nàng được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt “làn thu thuỷ" ý chỉ đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người. Nhưng làn nước mùa thu cũng gợi những thoáng buồn u ẩn nên điều đó còn thể hiện một tâm hồn tinh tế, có phần đa mang. Trong câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, khác với Thuý Vân, chúng lại báo trước một cuộc đời dông bão bị ghen ghét, đố kị, vùi dập của nhân vật Thúy Kiều.

Bình luận (0)
Nguyễn Trâm Anh
15 tháng 10 2018 lúc 19:53

Thúy Kiều là một cô gái tài sắc vẹn toàn, nhưng phải chịu một số phận bất hạnh. Câu thơ miêu tả Thúy Vân: "Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da" còn đối với Thúy Kiều:" Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh" đây là một nghễ thuật độc đáo của Nguyễn Du khi nói về hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều vì nó không những miêu tả sắc đẹp mà còn dự báo trước về cuộc đời. Ở Thúy Vân tác giả dùng từ" thua, nhường" thể hiện một cuộc sống êm đềm, hạnh phúc, còn ở Thúy Kiều thì các từ "ghen, hờn" nói lên cuộc sống của Kiều sẽ gặp nhiều sống gió, trắc trở. Một người có tài, sắc, vừa sắc sảo về trí tuệ vừa mặn mà về tâm hồn lại phải chịu một cuộc đời đầy sóng gió, hai lần bị bán vào lầu xanh, hai lần trầm mình xuống sông tự vẫn, rồi hai lần nương nhờ cửa phật. Kiều là người biết báo ân, báo oán, khi có cơ hội Kiều đã tìm Hoạn Thư để trả thù nhưng cuối cùng nàng cũng tha cho Hoạn Thư thể hiện Kiều có lòng vị tha. Kiều là nhân vật đại diện cho những phụ nữ có tài, bạc mệnh bị bóng đêm chà đạp lên nhân phẩm con người, bị rẽ rún dưới xã hội phong kiến bất công.

Bình luận (0)
Ngô đức vinh
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
15 tháng 8 2023 lúc 16:19

Hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều đều là những tuyệt sắc giai nhân hiếm có trên đời. Vân được miêu tả là "trang trọng","đoan trang" chỉ hai từ đấy đã toát lên khí chất thanh lịch, cao sang quý phải của một tiểu thư con nhà quyền quý. Bằng bút pháp ước lệ tượng trưng vẻ đẹp của Vân sánh với những thứ đẹp nhất từ tự nhiên như hoa, mây trắng, tuyết, ngọc từng bước phác họa chân dung Thúy Vân một cách sắc nét. Vẻ đẹp của nàng khiến những gì mĩ lệ nhất của thiên nhiên cũng phải cúi đầu. Nhưng tất cả chỉ là đòn bẩy để tả Kiều. Kiều được giới thiệu là "so bề tài sắc lại là phần hơn". Bằng bút pháp ước lệ tượng trưng nhà thơ đã miêu tả đôi mắt của Kiều long lanh như làn nước mùa thu, đôi lông mày thanh tú như nét núi mùa xuân. Vẻ đẹp ấy lấn át cả thiên nhiên, khiến cho thiên nhiên ấy phải đố kị, ghen ghét. Ôi! Phải chăng đó là tín hiệu cho một cuộc đời bể dâu sóng gió đến với nàng, Chỉ qua đôi ba câu thơ ta đã được chiêm ngưỡng chân dung của hai ả tố nga Kiều Vân. Cả hai đều là tuyệt sắc giai nhân khiến người ta mê đắm.

Bình luận (0)
_Banhdayyy_
Xem chi tiết
minh nguyet
18 tháng 10 2021 lúc 20:09

Em tham khảo:

Qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều, ta không thể biết được một cách tỉ mỉ, cụ thể về nhan sắc Thúy Vân nhưng ta lại biết được nhan sắc ấy thật tuyệt trần. Tất cả đều trọn vẹn, tất cả đều đạt tới mức cao nhất yêu cầu của xã hội về nhan sắc. Đó là một vẻ đẹp mà với những từ “trang trọng”, “đầy đặn”, “nở nang”, “đoan trang”, “mây thua”, “tuyết nhường”, luôn luôn tạo cho người xung quanh một tình cảm trân trọng, yêu mến, độ lượng. Đó là một vẻ đẹp dễ dàng được xa hội công nhận.Hóa ra, khi tả Thúy Vân, Nguyễn Du đã bắt đầu tả Thúy Kiều, Thúy Vân trở thành điểm tựa để Nguyễn Du đặt đòn bẩy mà nâng Thúy Kiều lên chỗ tuyệt vời. Kiều có tất cả những gì Thúy Vân có nhưng ở mức độ sắc sảo hơn, mặn mà hơn. Tả Thúy Vân, nhà thơ chỉ nói đến sắc. Thúy Kiều thì “tài sắc”, và cả “tài” lẫn “sắc” đều “lại là phần hơn”.Tả Thúy Kiều, Nguyễn Du cũng dùng phương pháp ước lệ, với những thành ngữ quen thuộc “làn thu thuỷ” để chỉ đôi mắt, “nét xuân sơn” để chỉ đôi lông mày; tuy thế với nhưng từ ngữ “ghen”, “hờn” gắn cho tạo vật, nhà thơ đã cho thấy nhan sắc Thuý Kiều là nhan sắc độc đáo, kì lạ, vượt lên trên sự bình thường. Ôi!(Câu cảm thán) Đó là nhan sắc hiếm có trên đời, như một của quý ít khi xuất hiện, thường được tôn sùng và cũng thường bị đố kị, lúc nào cũng gây ra sóng gió cho mình. 

Bình luận (0)
Nguyễn Bảo Anh
18 tháng 10 2021 lúc 20:08

Bạn tham khảo nha:

   Vẻ đẹp của Thúy Vân lần lượt hiện ra qua bút pháp chấm phá tài tình của Nguyễn Du. Với cụm từ “trang trọng khác vời”, ông muốn nhấn mạnh rằng: Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp trang trọng, cao sang và phúc hậu hơn người. Tiếp đó, Nguyễn Du mới đi vào đặc tả chi tiết. Mỗi nét đẹp ở Thúy Vân đều đạt đế chuẩn mực hài hòa của cái đẹp trên trần thế. Thúy Vân có khuôn mặt ngời sáng như vầng trăng. Đôi chân mày thanh tú và đậm nét như bướm tằm. Nụ cười của nàng tươi xinh như đóa hoa mới nở. Giọng nói ngọt ngào, trong trẻo như tiếng ngọc rung. Mái tóc mềm mượt như áng mây. Làn da trắng hồng như tuyết. Với nghệ thuật ước lệ tượng trưng cổ điển, Nguyễn Du đã khắc họa tài tình vẻ đẹp của Thúy Vân. Nhà thơ lấy vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời làm chuẩn mực để gợi tả vẻ đẹp của con người. Nhưng thi hào Nguyễn Du đã có những sáng tạo táo bạo khi ông lồng ghép vào trong đó thủ pháp nhân hóa, so sánh, ẩn dụ đặc sắc, khiến cho bức chân dung của Thúy Vân hiện ra chân thực, sinh động hơn. Vẻ đẹp hiền hòa của nàng được thiên nhiên cảm phục đã phải thua, phải nhường. Vẻ đẹp ấy cùng khiến cho lòng người thêm mến yêu và tôn quý. Đó là một vẻ đẹp ưa nhìn, càng ngắm càng thấy say mê. Nét dịu dàng, đàm thắm của Thúy Vân là vẻ đẹp điển hình của những thiếu nữ tinh khôi. Một vẻ đẹp không vướng bụi mờ trong xã hội phong kiến xưa. Nó vượt lên trên cái đẹp tầm thường, đạt đến tuyệt sắc. Qua việc miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân của Nguyễn Du, gợi trong lòng người đọc những dự cảm tốt đẹp về số phận êm ả của nàng về sau. Quả thực sau đó, cuộc đời của Thúy Vân không quá giân truân, trắc trở như chị của mình.

Bình luận (3)
Nhân Phạm Hữu
Xem chi tiết
Đan Khánh
8 tháng 11 2021 lúc 9:37

Tham khảo:

Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ, ẩn dụ để giới thiệu khái quát về hai chị em qua rất nhiều bình diện như: lai lịch, vị trí trong gia đình và vẻ đẹp (riêng - chung) của hai chị em. Họ là hai người con gái đầu lòng của gia đình họ Vương, trong đó Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân. Tuy hai chị em có những vẻ đẹp khác nhau nhưng cả hai đều mang chung vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng: ngoại hình thì thanh tao như cây mai; phong thái tinh thần thì trong trắng như tuyết (tâm hồn). Đó là vẻ đẹp hoàn mỹ, toàn diện từ trong ra ngoài, từ dáng vẻ tới tâm hồn “mười phân vẹn mười”. Như vậy, chỉ bằng bốn câu thơ đầu ngắn gọn, tác giả đã khái quát được những thông tin cần thiết của nhân vật, đồng thời làm nổi bật lên nét đẹp hai chị em. Từ đó, định hướng cảm xúc cho toàn bài, giúp người đọc thấy được cảm hứng ngợi ca con người trong đoạn thơ.

Bình luận (0)
nguyễn công danh
Xem chi tiết
A DUY
24 tháng 10 2023 lúc 21:13

Trong đoạn trích "Chị Em Thúy Kiều" củ Nguyễn Du, Kiều hiện là một người con gái tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của Kiều được tác giả sử dụng những hình tượng nghệ thuật ước lệ "thu thủy", "xuân sơn", hoa, liễu để miêu tả mộ tuyệt thế giai nhân. Vẻ đẹp ấy được đặc tả qua đôi mắt, bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Đó là một đôi mắt biết nói và có sức rung cảm lòng người. Hình ảnh ước lệ "làn thu thủy" là làn nước mùa thu gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh và linh hoạt. Còn "nét xuân sơn" có nghĩa là nét núi mùa xuân, tôn lên đôi lông mày thanh tú trên khuôn mặt trẻ trung. Vẻ đẹp của Kiều không chỉ dừng lại ở đó, câu thơ "hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh" cũng là hình ảnh làm nổi bật vẻ đẹp mĩ lệ của Kiều, vẻ đẹp hoàn mĩ và sắc sảo ấy có sức quyến rũ lạ lùng, khiến cho thiên nhiên không thể dễ dàng chịu thua, chịu nhường mà phải nảy sinh lòng ghen ghét, đố kị. Đồng thời, qua chi tiết này, Nguyễn Du cũng ngầm báo hiệu số phận của Kiều sẽ gặp nhiều sóng gió, trắc trở. Không chỉ mang một vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, Kiều còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa. Cái tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, gồm đủ cả cầm, kì, thi họa. Đặc biệt nhất, tài đàn của nàng đã trở thành sở trường, năng khiếu vượt lên trên mọi người. Ở đây, tác giả đã đặc tả cái tài của Kiều để gợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn "bạc mệnh" mà Kiều tự sáng tác nghe thật da diết, buồn thương, nói lên tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm. Như vậy, chỉ bằng mấy câu thơ trong đoạn trích, Nguyễn Du đã không chỉ miêu tả được vẻ đẹp hoàn mĩ và cái tài của Kiều mà còn dự báo trước được tương lai của nhân vật.

Bình luận (0)
Trung Hieu Nguyen Nang
Xem chi tiết
phamhoang
Xem chi tiết
nthv_.
10 tháng 10 2021 lúc 8:41

Tham khảo:

Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du đã cho bạn đọc thấy được vẻ đẹp của nàng Kiều trong 12 câu thơ của mình. Ta thấy được tài năng và nhân cách của Thúy Kiều. Nàng quả là người con gái tuyệt sắc. Không giống như Thúy Vân, vẻ đẹp của Kiều được khắc họa tập trung ở hàng lông mày cùng với đôi mắt. Đôi mắt kia được so sánh với "làn thu thủy" còn hàng lông mày chính là "nét xuân sơn" mềm mại. Ước lệ tượng trưng của Nguyễn Du khiến bạn đọc có một hình dung thật sinh động về Thúy Kiều. Nhưng vẻ đẹp của Thúy Kiều không phải là vẻ đẹp hài hòa. Vẻ đẹp ấy đối lập và chịu sự khinh ghét của thiên nhiên " liễu hờn kém xanh". Đó như một dự cảm của Nguyễn Du về tương lai hẩm hiu, bất hạnh của Thúy Kiều. Miêu tả cái đẹp của Kiều chỉ với hai câu thơ nhưng nhà thơ đã nhận định rằng "một hai nghiêng nước nghiêng thành". Thành ngữ "nghiêng nước nghiêng thành" vô cùng phù hợp để làm nổi bật vẻ đẹp của người con gái tài sắc này. Sắc đành đòi một tài đành họa hai cũng chính là lời ca ngợi của nhà thơ với sự thông minh của nàng Kiều. Đặc biệt khi nàng không chỉ giỏi trong một nghề mà còn tài năng mọi mặt. Dù Kiều xinh đẹp, tài giỏi nhưng cuộc đời nàng không hạnh phúc. Từng lời thơ ngợi ca, khẳng định cái đẹp, cái tài cuối cùng lại trở thành lời dự báo về một đời khẳng định về cuộc đời với nhiều lo âu, đau khổ. 

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Phương Thảo
10 tháng 10 2021 lúc 8:43

 Qua trích chj em thuý kiều ,Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều có vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà - một vẻ đẹp hoàn thiện cả về nhan sắc, tài năng lẫn tâm hồn.Những câu thơ tả Kiểu, tác giả đã sử dụng thủ pháp ước lệ vô cùng tinh tế và tài tình. Hình ảnh một cô gái không chỉ vô cùng tài sắc, tuyệt vời mà còn hội tụ đủ mọi tinh túy tài sắc trên đời. Dường như tác giả đã có một tình cảm vô cùng ưu ái với nhân vật Kiều, không chỉ vẹn toàn tài sắc mà nội tâm của Thúy Kiều còn vô cùng sâu sắc, là một người con hiếu nghĩa, đoan trang và đức hạnh. Nguyễn Du đã bằng tất cả những cảm nhận và tài năng của mình để miêu tả Thúy Kiều, Thúy Kiều của Nguyễn Du hiện lên với vẻ đẹp của đôi mắt trong veo như mặt nước mùa thu. Đôi mắt ấy thật êm ả và dịu dàng, hút hồn biết bao ánh nhìn, hơn nữa đôi mắt lại được kết hợp với đôi chân mày thanh tí, dày dặn, thể hiện dáng núi của một ngọn núi mùa xuân đang tràn ngập sức sống. Vẻ đẹp của Thúy Kiểu là một vẻ đẹp của một tâm hồn thanh cao, chỉ bằng đôi mắt ấy ta đã cảm nhận được một tuổi xuân đang phơi phới và tràn đầy những ước mơ dành cho tương lai của Thúy Kiều. Tuy nhiên đó phải chăng cũng là điềm báo cho mười lăm năm lưu lạc chịu nhiều sóng gió của Thúy Kiều, phận hồng nhan và đa truân của nàng trong tương lai. Thúy Kiều đẹp tới mức mà “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, nghĩa là đẹp tới mức hoa nhường nguyệt thẹn. Nhìn thấy vẻ đẹp của Thúy Kiều ngay cả thiên nhiên cây cỏ cũng phải hổ thẹn vô cùng vì cảm thấy mình không còn tươi sắc, đẹp đẽ bằng vẻ đẹp của Thúy Kiều. Tác giả Nguyễn Du đã dùng những mỹ từ ưu ái nhất để dành cho việc miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều – một vẻ đẹp vô cùng lộng lẫy. Đó dường như cũng là một điềm báo mà tác giả đã dự báo cho người đọc thấy trước con đường tương lai nhiều điều bất hạnh của Thúy Kiều. Bởi vậy từ xa xưa dân gian đã có câu truyền đời rằng “Hồng nhan bạc mệnh” Thúy Kiều với vẻ đẹp như vậy ắt khó tránh khỏi “bạc mệnh”.

bn tham khảo nhé 

Bình luận (0)
DuyAnh Phan
Xem chi tiết