Những câu hỏi liên quan
Vũ Hương Hải Vi
Xem chi tiết
Hoàng Thế Hải
6 tháng 9 2018 lúc 21:06

Truyền thuyết Sự tích Hổ Gươm đã thể hiện niềm tự hào vô bờ về lòng yêu nước, yêu hoà bình của dân tộc Việt Nam ta. Góp phần khẳng định truyền thống quý báu đó của dân lộc là "nhân vật" gươm thần trong tác phẩm.

Gươm thần nguyên là của Đức Long Quân. Ngài đã cho nghĩa quân mượn vì muốn nghĩa quân đánh thắng giặc. Long Quân là một trong những nhân vật thần kì do nhân dân sáng tạo ra. Bằng chi tiết Long Quân cho nghĩa quân Lê Lợi mượn gươm thần, tác giả dân gian đã chứng tỏ rằng cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn hợp chính nghĩa, lòng người, được nhân dân hết lòng ủng hộ. Khi đó, gươm thần trở thành hiện thân cho sự đồng thuận của thần và người đối với sự nghiệp đánh dẹp giặc Minh của nghĩa quân Lam Sơn (trên thân gươm còn nổi lên hai chữ "Thuận Thiên").

Cách thức gươm thần đến với Lê Lợi cũng rất đặc biệt. Vị chủ tướng của nghĩa quân Lam Sơn không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận sau ba lần quăng lưới vất vả mới nhận được lưỡi gươm dưới nước. Có thể nói, chi tiết này hàm ý nhắn nhủ: kháng chiến muốn thắng lợi phải biết kiên trì, nhẫn nại. Lê Lợi nhận được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với lưỡi gươm nhận được ở vùng biển của Thận thì "vừa như in". Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết, thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi. Mai chữ "Thuận Thiên" (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.

Đến với Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, gươm thần đã phát huy sức mạnh thần kì của mình. Từ khi có gươm thần, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng cao. Sức mạnh của gươm thần làm cho quân Minh bạt vía. Từ bị động và nhiều lần thua trận, nghĩa quân chủ động đi tìm giặc đánh và đã chiến thắng giòn giã, đuổi hẳn quân Minh về nước.

Đất nước đã thanh bình, Long Quân cho Rùa Vàng lên đòi lại gươm. Khi ấy Lê Lợi đang dạo chơi trên hồ Tả Vọng, Rùa Vàng nhô lên, lưỡi gươm đeo bên mình Lô Lợi động đậy. Rùa Vàng nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". Vua rút gươm nâng về phía Rùa Vàng, Rùa Vàng ngậm lấy và lặn xuống nước.

Là một "nhân vật" đặc biệt trong truyền thuyết nổi tiếng của văn học nước nhà song gươm thần thực sự mang những ý nghĩa sâu sắc, thấm thía.

Bình luận (0)
❤️Hoài__Cute__2007❤️
6 tháng 9 2018 lúc 21:08

- Lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trên rừng -> Sức mình cứu nước có ở khắp nơi
- Các bộ phận thanh gươm khép lại vừa như in -> nguyện vọng của dân tộc là nhất trí trên dưới một lòng, quyết tâm đánh giặc.
- Lê Thận dâng lưỡi gươm cho Lê Lợi là đề cao vai trò chủ tướng của Lê Lợi, trọng trách gánh vác giang sơn.
=> Gươm thần làm cho nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên gấp bội, đánh thắng giặc.

Bình luận (0)
anhthu bui nguyen
6 tháng 9 2018 lúc 21:08

Ý nghĩa của chi tiết trao gươm thần ở Sự tích Hồ Gươm :
- Lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trên rừng -> Sức mình cứu nước có ở khắp nơi
- Các bộ phận thanh gươm khép lại vừa như in -> nguyện vọng của dân tộc là nhất trí trên dưới một lòng, quyết tâm đánh giặc.
- Lê Thận dâng lưỡi gươm cho Lê Lợi là đề cao vai trò chủ tướng của Lê Lợi, trọng trách gánh vác giang sơn.
=> Gươm thần làm cho nhuệ khí của nghiã quân tăng lên gấp bội, đánh thắng giặC

ánh sáng le lói của gươm thần dưới đáy hồ nghĩa là đất nước hòa bình, thanh gươm vẫn còn đó khi giặc đến, gươm lại cùng ta chiến đấu với quân thù.

TK MK NHA. ~HỌC TỐT~

Bình luận (0)
Hải Nguyễn
Xem chi tiết
tvman
Xem chi tiết
Trương Nguyễn Minh Khôi...
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
23 tháng 11 2021 lúc 20:25

Tham khảo!

Thơ thất ngôn bát cú gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ. Đường luật là luật thơ có từ đời Đường (618- 907) ở Trung Quốc. Vậy tổng thể một bài thất ngôn bát cú gồm 56 chữ.. Có gieo vần (chỉ một vần) ở các chữ cuối của các câu 1, 2,4,6,8, hiệp vần bằng với nhau. Bài thơ gồm bốn phần đề - thực - luận - kết.Phần đề gồm hai câu đầu, giới thiệu chung về vấn đề cần nói tới. Hai câu 3-4 gọi là phần thực, có nhiệm vụ tả thực vấn đề. Hai câu 5-6 gọi là phần luận. Phần này cũng đối nhau, có nhiệm vụ bàn luận, mở rộng vấn đề, làm cho ý thơ sâu sắc hơn. Hai câu cuối gọi là phần kết, với nhiệm vụ kết thúc, tổng kết vấn đề. Bài thơ Đường luật gieo vần ở tiếng cuối câu 1 - 2 - 4 - 6 - 8 và là vần bằng. Bài thơ còn có niêm, câu 1 dính với câu 8; câu 2 với câu 3; câu 4 với câu 5; câu 6 với câu 7. Niêm có nghĩa là sự giống nhau về B - T theo nguyên tắc: “Nhất, tam, ngũ bất luận; Nhị, tứ, lục phân minh”. Thông thường, thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắt nhịp 3/4 hoặc 4/3, đôi khi ngắt nhịp theo 2/2/3 hoặc 3/2/2 tùy theo mỗi bài.  Thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắn gọn; hàm súc, cô đọng; giàu nhạc điệu; lời ít, ý nhiều.

Bình luận (0)
Đỗ Đức Hà
23 tháng 11 2021 lúc 20:25

 

 

Thơ thất ngôn bát cú gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ. Đường luật là luật thơ có từ đời Đường (618- 907) ở Trung Quốc. Vậy tổng thể một bài thất ngôn bát cú gồm 56 chữ.. Có gieo vần (chỉ một vần) ở các chữ cuối của các câu 1, 2,4,6,8, hiệp vần bằng với nhau. Bài thơ gồm bốn phần đề - thực - luận - kết.Phần đề gồm hai câu đầu, giới thiệu chung về vấn đề cần nói tới. Hai câu 3-4 gọi là phần thực, có nhiệm vụ tả thực vấn đề. Hai câu 5-6 gọi là phần luận. Phần này cũng đối nhau, có nhiệm vụ bàn luận, mở rộng vấn đề, làm cho ý thơ sâu sắc hơn. Hai câu cuối gọi là phần kết, với nhiệm vụ kết thúc, tổng kết vấn đề. Bài thơ Đường luật gieo vần ở tiếng cuối câu 1 - 2 - 4 - 6 - 8 và là vần bằng. Bài thơ còn có niêm, câu 1 dính với câu 8; câu 2 với câu 3; câu 4 với câu 5; câu 6 với câu 7. Niêm có nghĩa là sự giống nhau về B - T theo nguyên tắc: “Nhất, tam, ngũ bất luận; Nhị, tứ, lục phân minh”. Thông thường, thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắt nhịp 3/4 hoặc 4/3, đôi khi ngắt nhịp theo 2/2/3 hoặc 3/2/2 tùy theo mỗi bài.  Thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắn gọn; hàm súc, cô đọng; giàu nhạc điệu; lời ít, ý nhiều.

 
Bình luận (0)
ツhuy❤hoàng♚
23 tháng 11 2021 lúc 20:25

* Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật là bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Gieo vần ở chữ cuối câu 1,2,4,6,8. Có phép đối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6. Có luật bằng trắc.

Bình luận (0)
Trần Ngọc Diễm Quỳnh
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 12 2023 lúc 22:28

Đoạn văn tham khảo:

Vấn đề rối loạn khí hậu toàn cầu là một vấn đề nan giải, đã và vẫn đang diễn ra từng ngày. Ngay ở nơi em sống, cũng có thể nhận thấy điều này. Quê hương em nằm ở dải đất miền Trung, nơi mà mùa đông thì lạnh tái tê, mùa hè thì gió Lào thổi. Năm 2020 mới đây, miền Trung đã phải hứng chịu 13 cơn bão nhiệt đới liên tiếp, gây ra tình trạng lũ lụt và sạt lở đất tồi tệ nhất trong 10 năm trở lại. Các căn nhà bị tàn phá, hoa màu hư hại, những người dân quê em vốn đã dễ chạnh lòng, tổn thương nay lại lâm vào cảnh tay trắng. Thật may vì người Việt tương thân, tương ái. Các cơn bão đi qua, miền Trung lại vực dậy sức sống. Em chỉ mong sao tất cả chúng ta có ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn, để ngăn chặn được sự rối loạn khí hậu toàn cầu. Vì khi đó, người dân quê em sẽ bớt đi được những mối lo, vui sống nhiều hơn.

Bình luận (0)
Phương Thảo
Xem chi tiết
Dương Kim Lan
Xem chi tiết
Cao Nữ Minh Trang
Xem chi tiết
Võ Nguyễn Gia Khánh
3 tháng 12 2016 lúc 11:34

 

Hãy kể lại truyện truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” bằng lời kể của em
 

Bài làm

Nước Nam đang yên bình thì giặc Minh kéo quân sang đô hộ.. Lòng dân vô cùng oán hận.

Bấy giờ, ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy, nhưng thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị thất bại. Dân ta vẫn làm thân trâu ngựa, Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn chiếc gươm thần để làm vũ khí đánh giặc cứu nước.

Một đêm nọ, ở tỉnh Thanh Hóa, có người dân chài tên là Thận đi thả lưới. Sau khi quăng lưới xuống bến thì kéo được một thanh sắt. Lê Thận quăng thanh sắt đó đi rồi đến chỗ khác để thả lưới. Lần thứ hai kéo lưới cũng chỉ được một thanh sắt, chàng lại ném xuống sông. Lần thứ ba cũng thế, thanh sắt ấy lại mắt vào lưới. Lấy làm ngạc nhiên, Thận mồi lửa rọi vào thanh sắt nhìn kĩ thì nhận ra một lưỡi gươm. Lê Thận mừng rỡ đem lưỡi gươm về nhà. Sau đó, Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Khát vọng hòa bình và lòng yêu nước đã làm Thận hăng hái, gan dạ, không sợ nguy hiểm trước kẻ thù hung hãn. Chủ tướng Lê Lợi và một số tùy tòng đến nhà Lê Thận để bàn việc nước. Căn nhà nhỏ tối om, đột nhiên lưỡi gươm sáng rực lên một góc nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lưỡi gươm lên xem thấy có hai chữ “Thuận Thiên” nhưng không biết đó là báu vật. Rồi mọi người trở lại với việc đánh giặc nhưng luôn bị thất bại.

Một hôm, bị giặt đuổi, Lê Lợi và các tướng mỗi người một ngã chạy vào rừng. Lúc đi qua khu rừng nọ, Lê Lợi thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên thì phát hiện một chuỗi gươm nạm ngọc. Lê Lợi lấy chuôi gươm giắt vào lưng và liên tưởng tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận.

Mấy hôm sau, Lê Lợi gặp các tướng cùng Lê Thận và kể lại cho mọi người nghe về chuôi gươm. Khi đem tra chuôi gươm vào lưỡi gươm thì vừa vặn như in.

Lê Thận mừng rỡ, nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

_ Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc.

Từ đó, nghĩa quân Lam Sơn mỗi ngày một thêm nhuệ khí. Lê Lợi, gươm thần cũng nghĩa quân Lam Sơn tung hoành ngang dọc. Trận nào cũng mang về chiến thắng, quân Minh bạt vía kinh hồn. Uy thế thuộc về nghĩa quân Lam Sơn, binh lực mỗi ngày một lớn mạnh. Nghĩa quân xông xáo đi tìm giặc, chiếm được nhiều kho lương thực của giặc để nuôi quân. Gươm thần mở đường cho nghĩa quân đánh tràn vô tận, đánh cho đến khi đất nước sạch bóng quân thù. Đất nước thái bình, Lê Lợi lên làm vua.

Một năm sau, Lê Lợi ngự thuyền rồng đi dạo quanh hồ Tả Vọng. Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi thanh gươm thần. Khi thuyền tiến ra giữa hồ, Rùa Vàng nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước, Vua ra lệnh cho thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy thanh gươm thần đeo bên người tự nhiên lay động. Rùa Vàng nhô đầu lên và nói:

_ Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!

Vua hiều ý liền nâng thanh gươm về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt Rúa há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước. Gươm và Rùa đã chìm xuống đáy hồ nhưng ánh sáng vẫn còn le lói dưới mặt nước trong xanh,

Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Một tên gọi gắn liền với một vũ khí giàu chất chính nghĩa, tính nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Có lẽ đứng trước hồ Hoàn Kiếm thì em cũng nhớ đến gươm thần quí báu, nhớ đến cuộc chiến oanh liệt của nghĩa quân Lam Sơn với những vị tướng hiền tài đã cứu nước cứu dân. Em càng tự hào về đất nước, về lịch sử của dân tộc mà truyền thuyết để lại. Em mong sao Trái Đất hôm nay và mai sau mãi mãi hòa bình.

kick cho mik nhahehe

Bình luận (0)
Thơ Cao
5 tháng 12 2016 lúc 19:17

Hãy kể lại truyện truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” bằng lời kể của em

 » Trong vai Rùa Vàng kể lại câu chuyện Sự tích Hồ Gươm» Kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em?» Thanh gươm trong truyện Sự tích Hồ Gươm tự kể chuyện mình. Hãy kể lại truyện truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” bằng lời kể của em
 

Bài làm

Nước Nam đang yên bình thì giặc Minh kéo quân sang đô hộ.. Lòng dân vô cùng oán hận.

Bấy giờ, ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy, nhưng thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị thất bại. Dân ta vẫn làm thân trâu ngựa, Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn chiếc gươm thần để làm vũ khí đánh giặc cứu nước.

Một đêm nọ, ở tỉnh Thanh Hóa, có người dân chài tên là Thận đi thả lưới. Sau khi quăng lưới xuống bến thì kéo được một thanh sắt. Lê Thận quăng thanh sắt đó đi rồi đến chỗ khác để thả lưới. Lần thứ hai kéo lưới cũng chỉ được một thanh sắt, chàng lại ném xuống sông. Lần thứ ba cũng thế, thanh sắt ấy lại mắt vào lưới. Lấy làm ngạc nhiên, Thận mồi lửa rọi vào thanh sắt nhìn kĩ thì nhận ra một lưỡi gươm. Lê Thận mừng rỡ đem lưỡi gươm về nhà. Sau đó, Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Khát vọng hòa bình và lòng yêu nước đã làm Thận hăng hái, gan dạ, không sợ nguy hiểm trước kẻ thù hung hãn. Chủ tướng Lê Lợi và một số tùy tòng đến nhà Lê Thận để bàn việc nước. Căn nhà nhỏ tối om, đột nhiên lưỡi gươm sáng rực lên một góc nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lưỡi gươm lên xem thấy có hai chữ “Thuận Thiên” nhưng không biết đó là báu vật. Rồi mọi người trở lại với việc đánh giặc nhưng luôn bị thất bại.

Một hôm, bị giặt đuổi, Lê Lợi và các tướng mỗi người một ngã chạy vào rừng. Lúc đi qua khu rừng nọ, Lê Lợi thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên thì phát hiện một chuỗi gươm nạm ngọc. Lê Lợi lấy chuôi gươm giắt vào lưng và liên tưởng tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận.

Mấy hôm sau, Lê Lợi gặp các tướng cùng Lê Thận và kể lại cho mọi người nghe về chuôi gươm. Khi đem tra chuôi gươm vào lưỡi gươm thì vừa vặn như in.

Lê Thận mừng rỡ, nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

_ Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc.

Từ đó, nghĩa quân Lam Sơn mỗi ngày một thêm nhuệ khí. Lê Lợi, gươm thần cũng nghĩa quân Lam Sơn tung hoành ngang dọc. Trận nào cũng mang về chiến thắng, quân Minh bạt vía kinh hồn. Uy thế thuộc về nghĩa quân Lam Sơn, binh lực mỗi ngày một lớn mạnh. Nghĩa quân xông xáo đi tìm giặc, chiếm được nhiều kho lương thực của giặc để nuôi quân. Gươm thần mở đường cho nghĩa quân đánh tràn vô tận, đánh cho đến khi đất nước sạch bóng quân thù. Đất nước thái bình, Lê Lợi lên làm vua.

Một năm sau, Lê Lợi ngự thuyền rồng đi dạo quanh hồ Tả Vọng. Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi thanh gươm thần. Khi thuyền tiến ra giữa hồ, Rùa Vàng nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước, Vua ra lệnh cho thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy thanh gươm thần đeo bên người tự nhiên lay động. Rùa Vàng nhô đầu lên và nói:

_ Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!

Vua hiều ý liền nâng thanh gươm về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt Rúa há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước. Gươm và Rùa đã chìm xuống đáy hồ nhưng ánh sáng vẫn còn le lói dưới mặt nước trong xanh,

Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Một tên gọi gắn liền với một vũ khí giàu chất chính nghĩa, tính nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Có lẽ đứng trước hồ Hoàn Kiếm thì em cũng nhớ đến gươm thần quí báu, nhớ đến cuộc chiến oanh liệt của nghĩa quân Lam Sơn với những vị tướng hiền tài đã cứu nước cứu dân. Em càng tự hào về đất nước, về lịch sử của dân tộc mà truyền thuyết để lại. Em mong sao Trái Đất hôm nay và mai sau mãi mãi hòa bình.

Bình luận (0)
trần vân anh
5 tháng 12 2016 lúc 19:41

Bấy giờ ở nước ta đang bình yên thì giặc Minh ở phương Bắc kéo quân sang đô hộ làm nước ta lâm vào cảnh chiến tranh, cuộc sống của nhân dân ta cũng bị giặc xâm chiếm hoành hành. Không một người dân nào có thể sống yên với lũ giặc, chúng luôn muốn giết người và cướp bóc tài sản cũng như lương thực của nhân dân ta. Thời ấy, ở vùng Lam Sơn, có một nghĩa quân đang nổi dậy, nhưng lực lượng còn rất yếu nên quân ta cũng khó lòng đánh thắng. Tuy nhiên, do không thể chịu được cảnh lầm than của nhân dân ta mà nghĩa quân dù thế còn yếu, lực chưa đủ nhưng cũng không hề nản lòng mà vẫn quyết tâm đánh giặc.

Cũng trong thời gian ấy, có một người dân làng chài tên là Lê Thận ở vùng Thanh Hóa đang đêm đi đánh dậm, kéo vó và thả lưới. Khi mới quăng lưới xuống, anh ta thấy kéo được một một casci gì đang động đậy ở dưới mặt nước, tưởng đó là một con cá to. Anh ta chắc mẩm cơ may đang đến với mình nhưng khi khéo lên, anh ta lại thấy một thanh sắt mắc vào lưới. Vì không thể làm gì với thanh sắt đó, Lê Thận bèn vứt xuống sông rồi lại đi nơi khác thả lưới. Ở lần thả này, ah lại thấy lưới nặng trĩu, trong lòng nghĩ: “ Mình đã đi xa như thế rồi nên chắc không phải là thanh sắt kia đâu”. Nhưng khi kéo lên thì vẫn là thanh sắt đó. Lê Thận lại ném xuống sông. Đến lần thứ 3, anh vẫn kéo phải thanh sắt đó, trong lòng anh nghĩ có điều kỳ lạ gì đó ở trong thanh sắt này bèn vớt lên rồi quan sát thật kĩ. Đến lúc này anh mừng rỡ vì phát hiện đó không phải là một thanh sắt bỏ đi mà lại là một thanh kiếm. Sau đó, nghĩa quân đi chiêu mộ người tài cùng nhau hợp sức cứu nước, lúc này Lê Thận bèn gia nhập nghĩa quân.

Trong những trận chiến đối đầu với quân địch, Lê Thận không hề tỏ ra sợ hãi mà ngược lại còn chiến đấu rất dũng cảm, không sợ hiểm nguy. Trong nghĩa quân, Lê Lợi được suy tôn thành chủ tướng, trong những đêm bàn mưu kế để đánh giặc, Lê Lợi và các tướng sĩ thường đến nhà Lê Thận để bàn bạc. Trong khi mọi nơi ở căn nhà đều tối om chỉ có ánh đèn nơi bàn việc thì trong một góc nhỏ, đột nhiên thanh gươm lại sáng rực lên, thấy lạ, Lê Lợi bèn đến gần và cầm gươm lên xem. Ông thấy trên gươm có hai chữ “thuận thiên” nhưng rồi sau đó do không thấy gì lạ nên Lê Lợi bèn đặt gươm về vị trí cũ. Nhưng việc đánh giặc của nghĩa quân không hề đơn giản và thuận việc, những trận chiến, những cuộc khởi nghĩa đều bị thất bại. Quân sĩ ngày càng tỏ ra chán nản.

Trong một trận chiến, nghĩa quân của ta bị thất trận, Lê Lợi và các tướng sĩ, quân lính đều phải rút chạy vào trong rừng. Trong khi đi sâu vào trong rừng, đột nhiên Lê Lợi thấy chói mắt bởi một thứ ánh sáng kỳ lạ trên một ngọn cây. Khi trèo lên thì ông mới phát hiện đó chính là chiếc chuôi gươm nạm ngọc. Theo suy tính của Lê Lợi, ông đã nghĩ ngay đến chiếc gươm của nhà Lê Thận, Lê Lợi nhanh chóng về nhà Lê Thận.

Quả đúng như suy tính, khi đem thanh gươm ướm vào chuôi thì vừa như in. Lúc này, Lê Thận bèn lấy gươm rồi dâng đưa cho Lê Lợi. Cũng từ đó, sau khi biết đó là gươm thần, nghĩa quân ta ngày càng một tràn đầy nhuệ khí. Quân ta ra trận nào, thắng trận đấy, bách chiến bách thắng không để một tên giặc nào có thể thoát được. Tiếng tăm của nghĩa quân ngày càng được vang xa, binh lực của quân ta cũng được tăng lên gấp bội. Ta đánh đâu thắng đấy, chiếm phá được nhiều kho lương thực để phân phát cho người dân và cũng là để nuôi quân cứu nước. Cứ như thế mà quân ta đã nhanh chóng quét sạch quân thù để đất nước trở nên thái bình và những người dân sẽ được hưởng cuộc sống no ấm, hạnh phúc/

Sau khi chiến thắng quân giặc, Lê Lợi lên làm vua. Trong một lần ngự thuyền đi quanh hồ Tả Vọng, Long Quân đã sai rùa vàng nên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền đang đi ra hồ, Rùa vàng nhô lên và nhà vua thấy thanh gươm bên mình tự nhiên lay động, lúc đó, Rùa vàng bèn nói:

“Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”

Nhà vua bèn hiểu ý bèn trao lại gươm cho Rùa vàng. Rùa ngậm gươm rồi lặn xuống nước, ánh sáng mà chiếc gươm thần vẫn còn le lói dưới dòng nước trong xanh. Từ đó trở đi, hồ Tả Vọng đã mang tên là Hồ Gươm hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm.

Bình luận (0)