Trình bày suy nghĩ của em về câu nói "không có con đường dẫn đến hạnh phúc, hạnh phúc là con đường"
Viết một bài văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của em về câu nói: "Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất".
em ko giỏi về phần viết thẳng văn nhưng e có 1 bài gợi ý cho những bn muốn viết để nâng cao kĩ năng hơn ạ :
+ đầu tiên là giới thiệu hạnh phúc là gì
+ nêu từng quan điểm của từng về hạnh phúc ( ko bắt buộc phải ghi )
những ý chính
+ vậy cần lm nhưng gì để mang lại hạnh phúc cho mn ? ghi ra
+ hỏi và trl tại sao ng hạnh phúc nhất là ng mang đến nhìu hạnh phúc nhất
để bài đc tối đa vốn từ và hay nhất các bn Tham khảo link sau
https://conkec.com/nguoi-hanh-phuc-nhat-la-nguoi-dem-den-hanh-phuc-cho-nhieu-nguoi-nhat-a26696.html
Giới thiệu về câu nói “Người hạnh phúc nhất là người mang lại hạnh phúc cho nhiều người”Đã có bao giờ bạn ngồi ngẫm lại và suy nghĩ về những gì mình đã làm trong suốt những thời gian trong quá khứ. Lúc đó bạn sẽ rút ra được nhiều điều cho bản thân mình để hoàn thiện mình hơn. Đó đôi khi cũng là cách để bạn giải quyết những nỗi buồn khó nói, thực sự nó rất hữu ích cho chúng ta. Trong một lần suy nghĩ về những gì mà mình đã trải qua, tôi nhận ra được một điều rất đáng để trân trọng, đó là người hạnh phúc nhất là người mang lại hạnh phúc cho nhiều người. Đó cũng chính là phương châm sống của tôi hiện nay.Suy nghĩ của em về câu nói “Người hạnh phúc nhất là người mang lại hạnh phúc cho nhiều người”Hạnh phúc là sự thỏa mãn về tâm hồn, mang lại cho con người ta những gì ý nghĩa nhất, thiết thực nhất và cảm thấy hoàn toàn mãn nguyện. Khi có được hạnh phúc, chúng ta sẽ thấy cuộc sống này thật tốt đẹp và thú vị biết bao nhiêu. Hạnh phúc nhiều khi là những thứ nhỏ nhặt nhất, khó có thể nói thành lời. Hạnh phúc có thể mang đến cho nhiều người, cũng có thể chỉ mỗi bản thân mình cảm thấy hạnh phúc và giữ cho bản thân mình biết điều đó.Trong cuộc sống này, còn rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, họ rất cần sự giúp đỡ của người khác. Bạn hãy thử một lần đi làm tình nguyện, lên những vùng núi cao, giúp đỡ những người dân trên đấy, có thể món quà của bạn mang lại cho họ không có giá trị nhiều về mặt vật chất nhưng đó đã mang lại hạnh phúc cho rất nhiều người. Khi những người mà bạn giúp đỡ cảm thấy hạnh phúc thì tự dưng lúc đấy bạn sẽ thấy mình cũng hạnh phúc mà không hiểu lý do vì sao. Đôi lúc, chúng ta nghĩ về vấn đề đó thôi thì một phần nào cũng cảm thấy hạnh phúc nào đó rồi. Hạnh phúc là cống hiến, là biết trao tặng niềm vui và biết hi sinh vì người khác.Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: “ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Quả thực câu nói ấy không hề sai một chút nào. Khi chúng ta cho đi, mặc dù ta không nghĩ đến những gì mà người đó mang lại cho ta nhưng chắc chắn đến một lúc nào đó sẽ có một ai đó giúp đỡ ta, hãy tin là như thế bạn nhé. Cái mà bạn nhận lại được trước mắt không phải là một giá trị gì về vật chất mà đó là giá trị về tinh thần. Khi bạn giúp đỡ người khác thì bạn đã làm được một việc có ích và điều đó làm cho người được bạn giúp đỡ cảm thấy hạnh phúc và lúc đó bạn cũng sẽ nhận lại được niềm hạnh phúc như họ vậy.Khi ta quan tâm, giúp đỡ người khác thì tâm hồn ta sẽ cảm thấy thanh thản và dễ chịu biết nhường nào. Lúc đó, hạnh phúc cũng ở lại trong chính bản thân ta. Tôi xin kể cho các bạn nghe một câu chuyện về chính bản thân tôi. Trong một lần đến bệnh viện để thăm các đứa trẻ mắc những bệnh về máu, tôi thấy các em thực sự rất khó khăn, đau đớn và có một khát khao cháy bỏng về sự sống. Tôi đã thử trải nghiệm và hiến máu nhân đạo để giúp đỡ các em. Sau khi hiến máu xong, tôi thực sự hài lòng về bản thân mình đã làm được một việc rất ý nghĩa và tôi cảm thấy hạnh phúc vì điều đó. Những đứa trẻ vô tư, hồn nhiên ấy đã cho tôi một trải nghiệm thật thú vị. Ắt hẳn rằng, sự tươi cười của những đứa trẻ đã làm tôi hạnh phúc. Các bạn thấy đấy, chỉ những việc làm đơn giản và trong khả năng của mình, chúng ta đã mang lại hạnh phúc cho người khác và cũng là cho chính bản thân mình.Đôi khi trong cuộc sống, hạnh phúc còn là sự xả thân, quên mình vì người khác, không sợ khó khăn gian khổ. Ai trong chúng ta cũng biết đến những chú công an, bộ đội, người mà đã mang lại sự bình yên cho tổ quốc, luôn luôn sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc. Trong các cuộc kháng chiến cứu nước, những con người vĩ đại đó có người đã hi sinh, bị thương nặng nhưng họ không tiếc máu xương của mình. Sự hạnh phúc của người dân là đất nước được yên bình, không còn những tiếng súng, tiếng bom.Người hạnh phúc không phải là người ban phát tình thương cho người khác mà tình yêu thương ấy phải chân thành, xuất phát từ tận đáy lòng mình. Nhiều người trong cuộc sống của chúng ta hiện nay thực sự đang lợi dụng việc làm từ thiện, mang lại hạnh phúc cho người khác để đạt được mục đích của mình. Chẳng hạn như những ca sĩ, nghệ sĩ, mong muốn được đánh bóng tên tuổi của mình để cho nhiều người biết đến đã lợi dụng việc mang lại hạnh phúc cho người khác. Những việc làm như vậy là trái chiều và luôn bị xã hội lên án. Hạnh phúc phải xuất phát từ cả hai phía và xuất phát từ tận đáy lòng mình. Chúng ta cần phải phê phán những kẻ luôn đem sự bất hạnh của người khác làm hạnh phúc cho mình.Bất kì ai trong cuộc sống của chúng ta có thể mang lại hạnh phúc cho người khác, không nhất thiết những việc mà bạn làm phải phức tạp, khó khăn, chỉ cần bạn bắt đầu từ những việc đơn giản nhất. Hãy thử xem và khám phá những điều từ trong chính bản thân mình. Bạn là một phần tử của xã hội và bạn phải luôn nghĩ rằng, bản thân mình có nghĩa vụ và trách nhiệm, chung tay xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng bền vững và lớn mạnh, người dân được hưởng ấm no hạnh phúc. Hãy hành động vì tương lai của những người anh em, những người cùng chung một dân tộc. Chúng ta đều sinh ra trên cùng một đất nước và đó là mòn quà vô giá mà thượng đế đã ban tặng cho chúng ta. Vì vậy, hãy giúp đỡ người khác để mang lại hạnh phúc cho chính bản thân mình.Bài văn nêu suy nghĩ về câu nói “Người hạnh phúc nhất là người mang lại hạnh phúc cho nhiều người”Quả thật, người hạnh phúc nhất là người mang lại hạnh phúc cho nhiều người. Không có một giới hạn nào cho những việc làm của chúng ta. Câu nói ấy thật đúng và có ý nghĩa sâu sắc. Có lẽ khi đọc xong câu nói này, ai trong chúng ta cũng phải suy nghĩ về cách sống của mình. Đó cũng như là một bài học cho chúng ta, giúp chúng ta nhận thức đúng đắn để hoàn thiện bản thân mình. Hãy trở thành một người hạnh phúc bạn nhé, vì bạn hạnh phúc, tôi hạnh phúc thì tất cả chúng ta đều hạnh phúc.
Em tự viết ạ :
Trong cuộc sống xung quanh mỗi con người đều có khó khăn hoặc mệt nhọc , bệnh tật,....luôn ở xung quanh . Họ cần được có người nào đó giúp đỡ , cùng vượt qua nút thắt của cuộc đời . Cuộc đời là như thế , nếu chúng ta giúp đỡ người khác thì họ cảm ơn và đổi ngược lại , chúng ta sẽ nhận được niềm vui hơn bao giờ hết . Giúp ai đó là 1 việc tốt nhưng nhiều khi nếu đặt niềm tin không đúng chỗ đang cần thì rắc rối sẽ đến với bạn . Chẳng hạn như nếu bạn đi đâu đó mà thấy 1 người đang rơi xuống hồ , vùng vẫy không lên được . Nếu bạn có niềm tốt muốn giúp thì trước tiên bạn phải nghĩ cách rằng '' Bây giờ mà mình giúp họ thì trước hết mình phải nghĩ cách để mình với họ cùng được an toàn , chứ không phải cứu họ 1 mạng là mình mất 1 mạng , trong khi có rất nhiều cách vượt qua , mình phải tự nghĩ và chọn lựa . Bởi chỉ có mình mới quyết định được con đường đúng đắng nhất '' Hãy là người hiểu biết mở rộng trước khi giúp ai đó . Nếu không bạn chỉ là người thệt thòi mà gánh chịu nếu chọn người không đúng cần thiết giúp đỡ .
Viết bài văn nghị luận khoảng 300 chữ trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện sau:
THƯỢNG ĐẾ CŨNG KHÔNG BIẾT
Thượng đế lấy đất sét nặn ra con người. Khi đã nặn xong vẫn còn thừa ra một mẩu đất.
- Còn nặn thêm cho mày gì nữa, con người? – Ngài hỏi.
Con người suy nghĩ một lúc: có vẻ như đã đầy đủ tay, chân, đầu… rồi nói:
- Xin Ngài nặn cho con hạnh phúc.
Thượng đế dù thấy hết, biết hết những cùng không hiểu được hạnh phúc là gì. Người trao cục đất cho con người và nói:
- Này, tự đi mà nặn lấy cho mình hạnh phúc.
(Trích Những giai thoại hay nhất về tình yêu và cuộc sống – NXB Công an nhân dân)
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề
- Giới thiệu câu chuyện THƯỢNG ĐẾ CŨNG KHÔNG BIẾT
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Về hạnh phúc của con người
2. Thân bài: Phân tích và bàn luận vấn đề
a. Phân tích văn bản và rút ra bài học:
- Thượng đế là đấng toàn năng có khả năng “biết hết”, hiểu hết mọi chuyện và tạo nên con người nhưng không thể nào hiểu được “hạnh phúc” là gì nên không thể “nặn” được hạnh phúc để ban tặng cho loài người.
- Con người: được thượng đế trao tặng đầy đủ các bộ phận cơ thể (yếu tố vật chất) nhưng lại không sẵn có hạnh phúc (yếu tố tinh thần), con người phải tự tìm hạnh phúc cho mình.
=> Câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc: Hạnh phúc không bao giờ sẵn có hay là món quà được ban tặng, hạnh phúc của con người do chính con người tạo nên.
b. Bàn luận về hạnh phúc
* Giải thích:
- Hạnh phúc là trạng thái tâm lí vui vẻ, thoải mái, dễ chịu khi thỏa mãn được một ược nguyện, mong muốn nào đó .
- Không sẵn có: Không bày ra để con người chiếm lĩnh dễ dàng và tùy tiện sử dụng.
- Tự tạo ra: Hạnh phúc chỉ có được khi tự mình hình thành và tự mình nỗ lực, cố gắng để đạt được
* Bàn luận
- Hạnh phúc là khát vọng, là mong muốn, là đích đến của con người trong cuộc sống. Mỗi người có một quan niệm và cảm nhận khác nhau về hạnh phúc. Có thể nhận thấy hạnh phúc gắn liền với trạng thái vui sướng khi con người cảm thấy thỏa mãn ý nguyện nào đó của mình.
- Hạnh phúc không phải thứ có sẵn hay là món quà được ban phát. Hạnh phúc phải do chính con người tạo nên từ những hành động cụ thể.
- Khi tự mình tạo nên hạnh phúc, con người sẽ cảm nhận sâu sắc giá trị của bản thân và ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Đó cũng chính là thứ hạnh phúc có giá trị bền vững nhất.
- Phê phán lối sống dựa dẫm, ỷ lại trông chờ hoặc theo đuổi những hạnh phúc viển vông, mơ hồ. Bên cạnh đó, có một số người không biết đón nhận hạnh phúc khi mang những suy nghĩ bi quan, tiêu cực.
* Chứng minh: Bằng những dẫn chứng từ thực tế cuộc sống học sinh lấy dẫn chứng phù hợp có phân tích ngắn gọn.
c. Bài học nhận thức và hành động
- Cần có nhận thức đúng đắn về hạnh phúc trong mối quan hệ với cuộc sống của bản thân. Biết cảm thông, chia sẻ, hài hòa giữa hạnh phúc cá nhân với hạnh phúc của mọi người.
- Biết vun đắp hạnh phúc bằng những việc làm cụ thể, biết trân trọng, gìn giữ hạnh phúc.
d. Liên hệ bản thân.
3. Kết bài: Nêu suy nghĩ của bản thân về câu chuyện, thông điệp được gửi gắm.
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề
- Giới thiệu câu chuyện THƯỢNG ĐẾ CŨNG KHÔNG BIẾT
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Về hạnh phúc của con người
2. Thân bài: Phân tích và bàn luận vấn đề
a. Phân tích văn bản và rút ra bài học:
- Thượng đế là đấng toàn năng có khả năng “biết hết”, hiểu hết mọi chuyện và tạo nên con người nhưng không thể nào hiểu được “hạnh phúc” là gì nên không thể “nặn” được hạnh phúc để ban tặng cho loài người.
- Con người: được thượng đế trao tặng đầy đủ các bộ phận cơ thể (yếu tố vật chất) nhưng lại không sẵn có hạnh phúc (yếu tố tinh thần), con người phải tự tìm hạnh phúc cho mình.
=> Câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc: Hạnh phúc không bao giờ sẵn có hay là món quà được ban tặng, hạnh phúc của con người do chính con người tạo nên.
b. Bàn luận về hạnh phúc
* Giải thích:
- Hạnh phúc là trạng thái tâm lí vui vẻ, thoải mái, dễ chịu khi thỏa mãn được một ược nguyện, mong muốn nào đó .
- Không sẵn có: Không bày ra để con người chiếm lĩnh dễ dàng và tùy tiện sử dụng.
- Tự tạo ra: Hạnh phúc chỉ có được khi tự mình hình thành và tự mình nỗ lực, cố gắng để đạt được
* Bàn luận
- Hạnh phúc là khát vọng, là mong muốn, là đích đến của con người trong cuộc sống. Mỗi người có một quan niệm và cảm nhận khác nhau về hạnh phúc. Có thể nhận thấy hạnh phúc gắn liền với trạng thái vui sướng khi con người cảm thấy thỏa mãn ý nguyện nào đó của mình.
- Hạnh phúc không phải thứ có sẵn hay là món quà được ban phát. Hạnh phúc phải do chính con người tạo nên từ những hành động cụ thể.
- Khi tự mình tạo nên hạnh phúc, con người sẽ cảm nhận sâu sắc giá trị của bản thân và ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Đó cũng chính là thứ hạnh phúc có giá trị bền vững nhất.
- Phê phán lối sống dựa dẫm, ỷ lại trông chờ hoặc theo đuổi những hạnh phúc viển vông, mơ hồ. Bên cạnh đó, có một số người không biết đón nhận hạnh phúc khi mang những suy nghĩ bi quan, tiêu cực.
* Chứng minh: Bằng những dẫn chứng từ thực tế cuộc sống học sinh lấy dẫn chứng phù hợp có phân tích ngắn gọn.
c. Bài học nhận thức và hành động
- Cần có nhận thức đúng đắn về hạnh phúc trong mối quan hệ với cuộc sống của bản thân. Biết cảm thông, chia sẻ, hài hòa giữa hạnh phúc cá nhân với hạnh phúc của mọi người.
- Biết vun đắp hạnh phúc bằng những việc làm cụ thể, biết trân trọng, gìn giữ hạnh phúc.
d. Liên hệ bản thân.
3. Kết bài: Nêu suy nghĩ của bản thân về câu chuyện, thông điệp được gửi gắm
Hãy nêu ý kiến của anh chị về câu nói "hạnh phúc không sẵ có,không phải là món quà được ban tặng,hạnh phúc là do con người tạo nên" giúp em lập dàn bài bài văn này với.....
Viết 1 đoạn văn khoản 15 trang giấy ktra trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến:Tình thương chính là hạnh phúc của con người(mik cần gấp ạ)
Từ quan niệm hạnh phúc của anh thanh niên trong truyện ngắn lặng lẽ sa pa em hãy viết 1 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ riêng của em về hạnh phúc
Em tham khảo dàn ý này nhé !
- Giải thích: Hạnh phúc là niềm vui, sự sung sướng khi được thỏa mãn nhu cầu nào đó về vật chất, về tinh thần. Có những niềm hạnh phúc lớn lao, cao cả, cũng có những niềm hạnh phúc bình dị, đơn sơ. (Dẫn chứng)
- Quan niệm về hạnh phúc: Từ niềm hạnh phúc của nhân vật anh thanh niên học sinh có thể nêu quan niệm của bản thân về hạnh phúc. Chấp nhận những quan niệm khác nhau về hạnh phúc, miễn là có cách lí giải phù hợp và đặt quan niệm đó trong hoàn cảnh hiện tại, đối với lứa tuổi học sinh. Ví dụ: Hạnh phúc là được học tập, được theo đuổi những khát vọng chân chính; được thực hiện những ước mơ đem lại cuộc sống tốt đẹp cho bản thân, góp phần đem lại lợi ích chung cho xã hội; hạnh phúc là được sống trong một gia đình êm ấm, thương yêu…
- Bàn luận:
+ Phê phán những người không biết trân trọng hạnh phúc mà mình đang có, không có ý thức vun đắp cho hạnh phúc, chỉ biết tận hưởng hạnh phúc một cách ích kỉ.
+ Hạnh phúc không tự đến. Con người cần phải biết tự mình tạo nên hạnh phúc, phấn đấu hết mình cho hạnh phúc của bản thân, gia đình và góp vào phần chung cho cộng đồng, xã hội. Khi gặp phải những bất hạnh, khổ đau trong cuộc đời không nên bi quan, chán nản mà cố gắng vượt qua, xem đó như cái giá của hạnh phúc, càng thấy hạnh phúc đáng quý hơn. (Dẫn chứng)
- Rút ra bài học nhận thức và hành động: Biết trân trọng hạnh phúc, biết tạo nên hạnh phúc chân chính bằng những cố gắng của bản thân.
từ quan điểm hạnh phúc của anh thanh niên , kết hợp với hiểu biết xã hội hãy viết đoạn văn 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về hạnh phúc
Suy nghĩ về câu nói của nhà văn Nguyễn Khải: Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những rảnh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy.
Tham khảo
Câu nói của nhà văn Nguyễn Khải đã đưa ra một chân lí của cuộc sống, đề cao sự nỗ lực vươn lên không ngừng của mỗi dân tộc của bản thân của mỗi con người trong việc đi tìm lẽ sống và hạnh phúc cho dân tộc, cho mỗi cá nhân con người.
Thật vậy, trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, ông cha ta đã từng đánh Hán, đuổi quân Nguyên - Mông, diệt Minh, trừ Thanh, đánh Pháp, đuổi Nhật, phá tan bè lũ cướp nước và bán nước Mỹ - ngụy để giành và giữ lấy độc lập tự do cho dân tộc. Nếu không có xương máu của tiền nhân dân đổ xuống trên mảnh đất này trong suốt chiều dài lịch sử thì làm sao ta có được một dải giang sơn Việi Nam gấm vóc chạy suốt từ Bắc đến Nam như ngày hôm nay. Như vậy, không phải là “Sự sống nảy sinh trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những hi sinh gian khổ" đấy ư?
Trở lại với nông trường Điện Biên, ta cũng thấy rõ điều đó. Cuộc sống nơi đây hồi sinh, con người nơi đây tìm ra cuộc sống tươi vui, hạnh phúc cũng đi từ những hi sinh gian khổ, từ ý chí, niềm tin và nghị lực, không đầu hàng cuộc sống. Đào - nhân vật trung tâm của câu chuyện cũng đi từ những bất hạnh trong cuộc đời, nhưng nhờ có lòng khát khao cuộc sống, có ý thức không đầu hàng số phận, nên Đào mới lưu lạc đến nông trường Điện Biên và ở đây, trong một môi trường mới với những con người lao động mới. Đào đã vượt qua số phận và tìm thấy hạnh phúc. Quả đúng là “ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy". Trong cuộc sống đời thường đã có biết bao tấm gương vượt khó để thành công trong cuộc đời, có biết bao con người “tàn” mà không “phế" làm được biết bao điều để mang lại cuộc sống tốt đẹp cho mình và cho xã hội.
Cùng với quan điểm này của nhà văn Nguyễn Khải. Trước đó, bà Thác-kơ-rê một nữ văn sĩ nổi tiếng của nước Anh trong bộ tiểu thuyết Hội chợ phù hoa đã nói: “Cuộc đời là một tấm gương soi, cau mặt với nó, nó sẽ cau mặt trả lại với chúng ta ngay. Nếu mỉm cười với nó, nó vẽ trở thành người bạn vui tính và tốt bụng". Hoàng đế Na-pô-lê-ông của nước Pháp cũng đã từng nói: "Mất tiền là chẳng mất gì cả, mất danh dự là mất một nửa cuộc đời; mất niềm tin và nghị lực là mất cả cuộc đời".
Câu nói của Nguyễn Khải trong truyện ngắn Mùa lạc: “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những hi sinh gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy" là một chân lí, mãi là bài học cho mỗi chúng ta trong cuộc sống.
viết đoạn văn ngắn từ 7 - 10 câu trình bày suy nghĩ về hạnh phúc
REFER
Hạnh phúc là niềm vui, sự hài lòng khi con người đạt được những điều tốt đẹp, thỏa mãn được những ước muốn. Hạnh phúc là đem đến niềm vui cho người khác, bởi ta vui khi mình sống đẹp, sống có ích, biết vị tha, làm được điều tốt đẹp cho người khác, giúp người khác hạnh phúc. Biết cho đi sẽ được nhận về. Biết chia sẻ để được chia sẻ. Biết yêu thương để được yêu thương. Đó là hạnh phúc. Hạnh phúc còn là sự hài lòng của riêng bản thân mình, khi ta đạt được những nhu cầu, khát vọng chính đáng của bản thân, tạo ra được những thành quả tốt đẹp, nâng cao giá trị sự sống. Nếu không biết tự hài lòng về bản thân, dù bạn có thỏa mãn bao nhiêu nhu cầu, bạn cũng sẽ không có được hạnh phúc. Để có được hạnh phúc chân thực, chúng ta cần kết hợp cả hai – đem đến niềm vui cho người khác và bản thân được hài lòng – thì hạnh phúc mới trọn vẹn, ý nghĩa. Thật đáng buồn khi vẫn còn có nhiều người suy nghĩ thiển cận, sống vị kỉ, chỉ biết tới hạnh phúc riêng. Thành công không phải là chìa khóa mở cánh cửa hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa dẫn tới cánh cửa thành công. Nếu bạn yêu điều bạn đang làm, bạn sẽ thành công. Cuộc sống trở nên khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác, nhưng nó cũng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc hơn.
tham khảo
Hạnh phúc là niềm vui, sự hài lòng khi con người đạt được những điều tốt đẹp, thỏa mãn được những ước muốn. Hạnh phúc là đem đến niềm vui cho người khác, bởi ta vui khi mình sống đẹp, sống có ích, biết vị tha, làm được điều tốt đẹp cho người khác, giúp người khác hạnh phúc. Biết cho đi sẽ được nhận về. Biết chia sẻ để được chia sẻ. Biết yêu thương để được yêu thương. Đó là hạnh phúc. Hạnh phúc còn là sự hài lòng của riêng bản thân mình, khi ta đạt được những nhu cầu, khát vọng chính đáng của bản thân, tạo ra được những thành quả tốt đẹp, nâng cao giá trị sự sống. Nếu không biết tự hài lòng về bản thân, dù bạn có thỏa mãn bao nhiêu nhu cầu, bạn cũng sẽ không có được hạnh phúc. Để có được hạnh phúc chân thực, chúng ta cần kết hợp cả hai – đem đến niềm vui cho người khác và bản thân được hài lòng – thì hạnh phúc mới trọn vẹn, ý nghĩa. Thật đáng buồn khi vẫn còn có nhiều người suy nghĩ thiển cận, sống vị kỉ, chỉ biết tới hạnh phúc riêng. Thành công không phải là chìa khóa mở cánh cửa hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa dẫn tới cánh cửa thành công. Nếu bạn yêu điều bạn đang làm, bạn sẽ thành công. Cuộc sống trở nên khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác, nhưng nó cũng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc hơn.
Hãy bằng một văn bản nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Tha thứ sẽ mang lại cho con người niềm hạnh phúc trong cuộc sống.