Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
5 tháng 10 2023 lúc 20:07

Theo em nhân vật “tôi” trong bài thơ là của nhân vật “tôi” - cậu bé chăn trâu.

Tâm trạng của nhân vật “tôi” trong hai khổ thơ đầu: đó là tâm trạng thong dông, thảnh thơi khi màn đêm buông xuống vạn vật thay đổi.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
22 tháng 12 2023 lúc 10:40

Theo em nhân vật “tôi” trong bài thơ là của nhân vật “tôi” - cậu bé chăn trâu.

Tâm trạng của nhân vật “tôi” trong hai khổ thơ đầu: đó là tâm trạng thong dông, thảnh thơi khi màn đêm buông xuống vạn vật thay đổi.

Bình luận (0)
phạm thị hồng anh
Xem chi tiết
Trúc Giang Châu Thị
Xem chi tiết
Đức Cao
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
3 tháng 5 2023 lúc 6:13

Đừng chỉ biết sống thờ ơ, vô cảm hay chỉ biết che giấu cảm xúc của mình. Hãy như Tế Hanh, ông không chỉ là một nhà thơ mà ông còn là một người con của quê hương mình, là một người có tình cảm đậm đà trong trái tim mình. Khi xa quê, ông đã nhớ nhung về nơi thơ ấu đó của mình. Và với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ "Quê Hương" của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động của làng chài. Đúng như thế, với những câu thơ:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

Liệu đây thực sự tác giả chỉ là đang miêu tả hoạt động của chiếc thuyền, chiếc buồm thôi?. Theo em, đó kỳ thực cũng là đang ám chỉ đến người dân - những con người làng chài. Và nếu như "hăng như con tuấn mã" là sự mạnh mẽ của người dân làng chài, thì " phăng mái chèo vượt trường giang" chính là hoạt động chân thực của họ mỗi ngày, họ kiên trì họ dũng mãnh, họ không ăn dày làm mỏng, họ chăm chỉ, họ siêng năng cần cù. Chỉ từ đó, ta thấy được tính cách của họ thông qua việc miêu tả chiếc thuyền. Tương tự, "chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng " chắn chắc là nói đến tâm hồn con người ở đây, tâm hồn "to" rất "lớn". Ôi, đó là một tâm hồn, một trái tim không sợ bất kỳ một điều gì cả, đó là một trái tim rộng lượng, thật thà chất phác!. Và "rướn thân trắng bao la thâu góp gió" lại là sự miêu tả của hành động người làng chài, "rướn" tức cố gắng vươn tấm thân - tài năng của mình ra mà thâu lợi ích của biển mang lại. Phải chăng, sự miêu tả này của ông quá sâu sắc, ít ai mà biết được. Khép lại đoạn văn trên, ta hoàn toàn có thể kết luận rằng Tế Hanh chính là một người thi sĩ tài tình vẽ ra bức tranh sinh hoạt, lao động, tính cách người dân làng chài thông qua sự miêu tả thâm sâu.

T.Lam

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
16 tháng 9 2023 lúc 9:25

Tham khảo

- Bà tảo tần, đảm đang, giàu đức hi sinh; yêu thương và hết mực chăm sóc cháu; mạnh mẽ, vững tin, là chỗ dựa vững vàng cho cháu. Một số từ ngữ, chi tiết trong bài thơ thể hiện hình ảnh người bà: Bà cùng cháu nhóm lửa suốt tám năm ròng; bà hay kể chuyện; bà nuôi dạy, bảo ban cháu; trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt, bà vẫn “vững lòng”; “lận đận đời bà”; đến tận bây giờ bà vẫn giữ thói quen dậy sớm nhóm lửa,… Hình ảnh bà cũng là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam – tảo tần sớm hôm, chịu thương, chịu khó, giàu tình yêu thương và đức hi sinh.

- Tình cảm người cháu dành cho bà là tình yêu thương, sự biết ơn, lòng kính yêu, nỗi niềm mong nhớ. Một số từ ngữ, chi tiết trong bài thơ thể hiện tình cảm đó: “cháu thương bà”; cháu cùng bà nhóm lửa suốt tám năm ròng; “nghĩ thương bà khó nhọc”; “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”; người cháu dù đã đi xa nhưng vẫn luôn nhớ về bà và bếp lửa,…

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
11 tháng 3 2023 lúc 21:57

* Cảm nhận của em về những âm thanh, màu sắc được miêu tả trong bài thơ

Bức tranh thu sang có sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc và âm thanh của bức tranh thiên nhiên. Ta có thể thấy âm thanh ở đây vô cùng rộn rã, náo nhiệt  kết hợp cùng những gam màu tươi sáng, rực rỡ. Qua đó thể hiện được rõ nét vẻ đẹp của mùa thu với sự sinh động, có hồn và tràn ngập sức sống.

* Những từ ngữ, hình ảnh nào đã mang lại cho em cảm nhận đó là:

– Từ ngữ: “tràn ngập nỗi mong manh”, “kiệt sức hè”, “nắng nồng”, “rộn”, “ngậm”, “rong chơi”, “khoảng ngày xanh”…

– Hình ảnh: “tiếng chim đẩy khoảng ngày xanh sang mùa”; hình ảnh về “nắng”, hình ảnh “vườn chiều”, “mảnh trăng vàng”,…

Bình luận (0)
Ngọc Dương
Xem chi tiết
29. Dương Khánh Ngọc
15 tháng 3 2022 lúc 10:11

Bài "Mây và Sóng" mik tự làm nha:
    Mây và sóng của tác giả Rabindranath Tagore là một trong những bài thơ khiến em có ấn tượng sâu sắc nhất. Bài thơ chứa đựng tình cảm mẹ con ấm áp và còn cho chúng ta thấy đc tình cảm yêu mến thiết tha với trẻ em của nhà thơ. Em cảm thấy nhân vật người con chính là mình vậy. Lúc nào cũng quấn quýt bên mẹ, cũng muốn vui chơi cùng mẹ và luôn luôn muốn được ở trong vòng tay dịu dàng, ấm áp của mẹ. Nhận được bao lời mời gọi đi chơi hấp dẫn và kỳ thú từ những đám mây và con sóng. Người con đã từ chối mà ko chút tiếc nuối vì ở nhà mẹ đang chờ con trở về. Để cho tình mẫu tử đó lớn hơn, người con đã nghĩ ra những trò chơi đơn giản nhưng đó là sợi dây gắn kết hai mẹ con gần với nhau hơn. Chỉ có tình mẫu tử thiêng liêng mới đem đến được những cảm xúc tuyệt diệu ấy. Tình cảm ấy khiến em nghĩ đến mẹ mình, người vẫn luôn yêu thương, chăm sóc em chu đáo. Lời thơ giản dị và những lời nói ngộ nghĩnhcủa đứa trẻ trong bài thơ đã cho em thấy mình cần yêu thương mẹ nhiều hơn nữa vì em vẫn may mắn được sống trong vòng tay của mẹ.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
11 tháng 3 2023 lúc 21:57

– Tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên ở đây là tình cảm yêu thiên nhiên say đắm, hòa tâm hồn mình vào thiên nhiên, đất trời.

– Cách thể hiện tình cảm ấy trong bài thơ là:

+ Cảm nhận qua thị giác: hình ảnh tiếng chim, hình ảnh nắng vàng, hình ảnh vườn chiều và mảnh trăng vàng.

+ Cảm nhận qua thính giác: âm thanh tiếng chim, âm thanh tiếng ve lìa ngàn, âm thanh “rộn lá thu sang”

Bình luận (0)