Nhận xét hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
1, Tìm hiểu hiện tượng phản xạ ánh sáng, hiện tượng khúc xạ ánh sáng
2, Dự đoán: Khi thay đổi số đo góc tới thì số đo góc phản xạ và góc khúc xạ có thay đổi hay k?
3, Nhận xét vị trí giữa tia tới và tia phản xạ
4, Nhận xét vị trí của tia pháp tuyến với tia phản xạ và tia tới.
1.Hiện tượng KXAS:
Hiện tượng tia sang truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác và bị gãy khuc tại mật phân cách
Hiện Tượng PXAS:
Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt đến mặt phân cách và bị hắt lại môi trường trong suốt cũ
2.có
3.Tia phản xạ luôn luôn bằng tia tới
4 bó tay
Khi chiếu sáng một chùm tia sáng đến mặt phân cách hai môi trường, hiện tượng nào sau đây xảy ra
A. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
B. Hiện tượng phản xạ ánh sáng
C. Hiện tượng tản xạ ánh sáng
D. Cả hiện tượng phản xạ và khúc xạ ánh sáng
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì ? vẽ hình và ghi chú đầy đủ. Phát biểu định luật khúc xạ ánh sáng . So sánh hiện tượng khúc xạ ánh sáng với hiện tượng phản xạ ánh sáng. Phản xạ toàn phần là gì ? Lăng kính là gì ? Vẽ đường đi của ánh sáng từ không khí qua lăng kính và từ lăng kính qua không khí.
*Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng chùm tia sáng bị đổi phương đột ngột khi đi qua mặt phân cách hai môi trường truyền ánh sáng.
*Định luật khúc xạ ánh sáng
- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới.
- Tia tới và tia khúc xạ nằm ở hai bên pháp tuyến tại điểm tới
- Đối với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin của góc tới và sin của góc khúc xạ là một hằng số.
\(\dfrac{sini}{sinr}=n\)
*Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
*Lăng kính là một khối trong suốt, đồng nhất, được giới hạn bởi hai mặt phẳng không song song.
thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? nêu kết luận và vẽ hình hiện tượng khúc xạ ánh sáng tia sáng truyền từ không khí sang nước
Hiện tượng nào dưới đây giúp ta khẳng định ánh sáng có tính chất sóng ?
A. Hiện tượng phản xạ ánh sáng.
B. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
C. Hiện tượng tán sắc.
D. Hiện tượng giao thoa ánh sáng.
Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Phát biểu định luật khúc xạ ánh sáng.
∗ Hiện tượng khúc xạ ánh sáng:
Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng lệch phương (gãy) của tia sáng khi truyền xiên góc tới qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau.
∗ Định luật khúc xạ ánh sáng.
Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới (tạo bởi tia tới và pháp tuyến) và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới (hình vẽ)
Với hai môi trường trong suốt nhất định thì tỉ số giữa góc sin góc tới (sini) với sin gọc khúc xạ (sin r) luôn không đổi.
Hiện tượng ánh sáng khi gặp mặt gương phẳng bị hắt lại theo một hướng xác định là hiện tượng: A. nhiễu xạ ánh sáng B. Khúc xạ ánh sáng C. Tán xạ ánh sáng D. Phản xạ ánh sáng
Khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, nhận định nào sau đây là đúng?
A. Góc khúc xạ bao giờ cũng nhỏ hơn góc tới.
B. Góc khúc xạ bao giờ cũng lớn hơn góc tới.
C. Góc khúc xạ bao giờ cũng bằng góc tới
D. Tuỳ từng môi trường tới và môi trường khúc xạ mà góc tới hay góc khúc xạ sẽ lớn hơn.
Ta thấy:
+ Khi ánh sáng truyền từ không khí sang nước thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới
+ Khi ánh sáng truyền từ nước sang không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới
=> Tùy từng môi trường tới và môi trường khúc xạ mà góc tới hay góc khúc xạ sẽ lớn hơn.
Đáp án: D
Cho các hiện tượng: tán sắc ánh sáng, quang điện, khúc xạ ánh sáng, quang dẫn, giao thoa ánh sáng, nhiễu xạ ánh sáng. Có mấy hiện tượng thể hiện tính chất sóng của ánh sáng
A. 3
B. 2
C. 5
D. 4
Đáp án D
Các hiện tượng thể hiện tính chất sóng của ánh sáng là: tán sắc ánh sáng, khúc xạ ánh sáng, giao thoa ánh sáng, nhiễu xạ ánh sáng. Suy ra có 4 hiện tượng
Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Phát biểu định luật khúc xạ ánh sáng?
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng lệch phương (gãy) của các tia sáng khi truyền xiên góc qua mặt phâncách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau. ... Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới (tạo bởi tia tới và pháp tuyến) và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới.