Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trần Thị Hà
Xem chi tiết
Cihce
19 tháng 11 2021 lúc 7:14

Tham khảo :

Thế giới đã chứng kiến 3 cuộc chuyển giao quyền lực lớn làm thay đổi cơ bản đời sống quốc tế trên mọi mặt, từ chính trị, quân sự đến kinh tế, văn hóa. Cuộc chuyển giao quyền lực thứ nhất là sự trỗi dậy của châu Âu từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVIII dưới tác động của cách mạng công nghiệp, thương mại và đầu tư. Cuộc chuyển giao thứ hai là sự trỗi dậy của Mỹ bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ XIX, nhất là từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945), Mỹ trở thành siêu cường chi phối trật tự quốc tế cho tới cuối thế kỷ XX. Bước vào thế kỷ XXI, do suy yếu tương đối của Mỹ và sự trỗi dậy mạnh mẽ của một số nước, nổi bật là Trung Quốc và Ấn Độ dẫn tới sự chuyển dịch quyền lực lần thứ thứ ba trên phạm vi toàn cầu. Đó là sự chuyển dịch trọng tâm quyền lực từ Tây sang Đông và dẫn tới sự thay đổi tương quan so sánh lực lượng giữa các nước lớn trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Sự chuyển dịch lần thứ ba này đã và đang tác động đến quan hệ quốc tế, tập hợp lực lượng giữa các nước không chỉ trong phạm vi các khu vực mà biến động sâu sắc tới toàn cầu. Sự chuyển dịch đó làm cho cục diện thế giới theo hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn.

Trong bối cảnh như vậy, sự cọ sát và cạnh tranh chiến lược, điều chỉnh chiến lược, tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn ngày càng gia tăng, quyết liệt, tác động sâu rộng đến an ninh, chính trị thế giới.

๖ۣۜHả๖ۣۜI
19 tháng 11 2021 lúc 7:14

Chủ đề: Quan hệ quốc tế từ 1945 đến nay - Ôn thi vào 10 môn Lịch Sử |  Hoc360.net

Rhider
19 tháng 11 2021 lúc 7:15

Tham khảo nha

a. Khởi đầu:12-03-1947, Tổng thống Tru-man gửi thông điệp tới Quốc hội Mỹ khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mỹ và đề nghị viện trợ cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô.

Học thuyết Truman:

Củng cố chính quyền phản động và đẩy lùi phong trào đấu tranh ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.Biến hai nước này thành tiền đồn chống Liên Xô và Đông Âu.

b. “Kế hoạch Marshall” (Mác san) (06.1947)

Viện trợ 17 tỷ đô la giúp Tây Âu khôi phục kinh tế,“Kế hoạch Marshall” của Mỹ đã tạo nên sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu TBCN và các nước Đông Âu XHCN.

c. Thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO )ngày 4-4-1949, là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mỹ cầm đầu chống Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.

Tháng 1-1949 Liên xô và Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ

Tháng 5-1955 thành lập Tổ chức Hiệp ướcVác-xa-va (Varsava), một liên minh chính trị- quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước XHCN châu Âu.

* Như vậy: sự ra đời của NATO, Vácxava, kế hoạch Macsan, khối SEV đã đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực, hai phe. “Chiến tranh lạnh” đã bao trùm toàn thế giới.

 

Lý thuyết Lịch sử 12 bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh

Bản đồ hai cực, hai phe

II. Sự đối đầu Đông - Tây và những cuộc chiến tranh cục bộ ác liệt

Trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”, hầu như mọi cuộc chiến tranh hoặc xung đột quân sự ở các khu vực trên thế giới đều liên quan tới sự “đối đầu” giữa hai cực Xô - Mỹ.

1. Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp 1945-1954

Sau CTTG II, thực dân Pháp quay trở lại Đông Dương, nhân dân Đông Dương kiên cường chống Pháp. Được sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.Từ 1950, khi Mỹ can thiệp vào chiến tranh Đông Dương, cuộc chiến này ngày càng chịu sự tác động của hai phe.Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève được ký kết (7/1954) đã công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương, nhưng Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền ở vĩ tuyến 17. Hiệp định Genève là thắng lợi của nhân dân Đông Dương nhưng cũng phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai phe.

2. Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953)

Sau CTTG, Triều Tiên tạm thời chia làm hai miền: Bắc vĩ tuyến 38 do Liên Xô cai quản và phía Nam là Mỹ.Năm 1948, trong bối cảnh chiến tranh lạnh, hai miền Triều Tiên đã thành lập hai quốc gia riêng ở hai bên vĩ tuyến 38, Đại Hàn dân quốc (phía Nam) và Cộng hòa DCNH Triều Tiên (phía Bắc).Từ 1950 – 1953, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ có sự chi viện của Trung Quốc Và Liên Xô (miền Bắc) và Mỹ (miền Nam).Hiệp định đình chiến 1953 công nhận vĩ tuyến 38 là ranh giới quân sự giữa hai miền. Chiến tranh Triều Tiên là sản phẩm của “chiến tranh lạnh” và là sự đụng đầu trực tiếp đầu tiên giữa hai phe.
Hoàng Vân Anh
Xem chi tiết
Đặng Thị Cẩm Tú
1 tháng 7 2016 lúc 11:38

Chiến tranh thế giới thứ hai (cũng được nhắc đến với tên gọi Đệ nhị thế chiếnThế chiến thứ hai, hay Đại chiến thế giới lần thứ hai,...) là cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc bắt đầu từ năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng Minh và phe Trục theo chủ nghĩa phát xít. Hầu hết mọi lục địa trên thế giới đều bị ảnh hưởng của cuộc chiến này, ngoại trừ châu Nam Cực và Nam Mỹ. Cho đến hiện nay, nó là cuộc chiến rộng lớn và tai hại nhất trong lịch sử nhân loại.[1]

Các nguyên nhân cuộc chiến được nêu ra thì có nhiều và là một đề tài đang được tranh cãi, trong đó có Hòa ước Versailles,đại khủng hoảng, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quân phiệt. Cũng chưa có sự thống nhất trong việc tính ngày bắt đầu cuộc chiến: một số người cho rằng đó là khi Đức xâm lược Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm1939, một số người khác tính ngày Nhật Bản xâm lược Trung Quốc vào ngày 7 tháng 7 năm 1937, còn một số khác thì tính vào một ngày còn sớm hơn nữa: ngày Nhật xâm lăng Mãn Châu vào năm 1931. Cũng một số người khác cho rằng hai cuộc thế chiến thực ra chỉ là một và được chia ra bởi một cuộc ngừng bắn.[2]

Các chiến sự đã xảy ra tại Đại Tây Dương, châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông, Địa Trung Hải, Thái Bình Dương và phần lớn củaĐông Á và Đông Nam Á. Cuộc chiến kết thúc tại châu Âu khi Đức đầu hàng vào ngày 8 tháng 5, 1945 (theo giờ Berlin, còn theo giờ Moskva là ngày 9 tháng 5) nhưng vẫn còn tiếp diễn tại châu Á cho đến khi Nhật đầu hàng vào ngày 2 tháng 9 năm1945.

Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh toàn diện, kể cả dân thường không ở mặt trận cũng bị đánh bom hàng loạt. Khoảng 70 triệu người đã bị chết do cuộc chiến này (thống kê vẫn tiếp tục nghiên cứu), kể cả các hành động tàn sát diệt chủng của Đức Quốc xã (Holocaust). 60% người chết là thường dân, chết vì bệnh dịch, nạn đói, nạn diệt chủng và bom đạn. Thiệt hại nặng nhất là Liên Xô với 23 tới 27 triệu người chết, trong khi theo phần trăm dân số thì là Ba Lan với 16% (5,6 triệu người chết so với 34,8 triệu người trước chiến tranh[3]).

Vũ khí nguyên tử, máy bay phản lực, ra-đa v...v... là một số phát minh trong cuộc chiến.

Sau cuộc chiến, châu Âu bị chia ra làm hai phái: một phía chịu ảnh hưởng phương Tây do Hoa Kỳ đứng đầu, còn phía kia chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Các nước phụ thuộc Hoa Kỳ nằm trong kế hoạch khống chế chính trị thông qua viện trợ kinh tế mang tên Kế hoạch Marshall trong khi các nước kia trở thành các nước chủ nghĩa cộng sản phụ thuộc Liên Xô. Tây Âu liên kết đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, trong khi các nước Đông Âu liên kết đồng minh theo Hiệp ước Warszawa. Các liên minh này đóng vai trò quan trọng trong Chiến tranh Lạnh sau này. Tại châu Á, sự chiếm đóng Nhật Bảncủa quân đội Hoa Kỳ đã Tây hóa nước này, trong khi Trung Quốc bị chia ra thành hai nước: nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và nước Trung Hoa Dân quốc tại Đài Loan.

Diệp Phi Yến
Xem chi tiết
Diệp Phi Yến
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
7 tháng 11 2018 lúc 6:07

Đáp án B

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
9 tháng 1 2018 lúc 3:07

ĐÁP ÁN B

trần ái linh
Xem chi tiết
ko tên
28 tháng 10 2021 lúc 20:36

ko biieets

 

Trang Thuy
30 tháng 10 2021 lúc 15:58

Những quyết định quan trọng của Hội nghị và những thoả thuận sau đó trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới (trật tự hai cực Ianta). Theo đó, thế giới được chia thành hai phe do hai siêu cường đứng đầu mỗi phe, đối đầu gay gắt trong gần 4 thập niên, làm cho quan hệ quốc tế luôn trong tình trạng phức tạp, căng thẳng.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
23 tháng 7 2018 lúc 11:58

Đáp án B

Từ năm 1991 đến 2000, nếu như Anh vẫn liên minh chặt chẽ với Mĩ thi Pháp và Đức lại trở thành đối trọng của Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
3 tháng 7 2018 lúc 16:18

Chọn đáp án B.

Từ năm 1991 đến 2000, nếu như Anh vẫn liên minh chặt chẽ với Mĩ thi Pháp và Đức lại trở thành đối trọng của Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng.