Lập dàn ý cảm nhận của em về 12 câu đầu cuar đoạn trích Trao Duyên
lập dàn ý chi tiết cho đề bài sau
cảm nhận vẻ đẹp của thúy kiều qua 12 câu đầu đoạn trích Trao duyên
mình cần gấp ạ
notes: không chép mạng nhé :))
Lập dàn ý cảm nhận của em về đoạn trích truyện “chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
Lập dàn ý cảm nhận của em về đoạn trích truyện “chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
Lập dàn ý cảm nhận của em về đoạn trích truyện “chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
I. Mở bài:
Sơ lược về tác giả Nguyễn Quang Sáng và phong cách sáng tác.Vài nét về vị trí và nội dung của Chiếc lược ngà.II. Thân bài:
a. Nhan đề:
Nó là mơ ước của bé Thu và nó cũng tượng trưng cho tình cảm cha con sâu nặng của ông Sáu với cô bé Thu từ lúc còn sống cho đến cả lúc hy sinh.Là kỷ vật cuối cùng mà ông Sáu để lại cho con, đồng thời cũng khắc sâu nỗi đau đớn mà chiến tranh đã để lại trong mỗi gia đình, sự mất mát, đau thương, sự chia cắt.b. Nhân vật bé Thu:
* Trước lúc nhận cha:
Từ chối, bài xích tất cả mọi tình cảm sự chăm sóc mà ông Sáu dành cho cô bé (nêu dẫn chứng).Nguyên nhân: Bởi mặt ông Sáu có vết sẹo dữ tợn không giống người ba trong ảnh mà nó hằng nâng niu mong nhớ.=> Tái hiện được cái nghịch cảnh éo le mà chiến tranh đã gây ra cho mỗi con người, không phải chỉ là sự chịu đựng gian khổ của người lính nơi chiến trường mà đó còn là sự đớn đau, khổ sở của cả những con người ở hậu phương.
=> Đồng thời cũng thể hiện những nét tính cách đặc sắc của bé Thu, hồn nhiên, bướng bỉnh, cá tính và vô cùng yêu thương cha mình, đặc biệt cách mà bé Thu từ chối tình cảm của ông Sáu cũng là một cách để cô bé bộc lộ tình cảm yêu cha vô cùng sâu nặng, thắm thiết.
* Sau khi nhận cha:
Ôm hôn cha thắm thiết, tiếng gọi ba như xé cả không gian xé cả lòng người, thể hiện thứ tình cảm sâu nặng mà cô bé đã chôn giấu biết bao lâu.Mong muốn ông Sáu ở nhà không đi nữa => Không chỉ dừng lại ở sự yêu thương vô bờ bến với ông Sáu mà còn là nỗi sợ hãi vô hình, có lẽ rằng con bé đã linh cảm được lần đi này của ông Sáu là một đi không trở lại, thế nên nó không muốn để ông đi dù chỉ một chút, nó chỉ muốn ông ở nhà với nó, 8 năm trời xa cách đã để lại trong lòng nó quá nhiều nỗi nhớ thương sâu sắc.Chiếc lược ngà đã xóa tan hết mọi khoảng cách giữa hai cha con, là sợi dây gắn kết chặt chẽ tình cảm yêu thương gắn bó của cả hai người.c. Nhân vật ông Sáu:
* Khi trở về thăm nhà:
Là người lính chiến gặp bi kịch trong chính gia đình của mình đứa con gái bao lâu ông hằng mong nhớ không chịu nhận ông, thậm chí bài xích hết tất cả những gì ông muốn bù đắp cho cô bé. Điều đó khiến ông Sáu vô cùng đau khổ (nêu dẫn chứng).Sự đau khổ quá lớn khiến ông có hành động sai lầm, khi lỡ tay trách phạt con, điều đó vừa khiến bé Thu tổn thương, đồng thời càng làm cho trái tim ông đau đớn hơn, thậm chí nỗi hối hận kéo dài mãi đến tận lúc ông hy sinh.* Khi ở chiến trường:
Ông nhớ con đến quặn từng khúc ruột, thêm sự day dứt, hối hận vì một lần đánh con, làm tổn thương con bé khiến ông Sáu không ngừng buồn bã.Công việc chế tạo và nâng niu chiếc lược ngà tựa như nâng ước mơ con đã làm cho ông Sáu nguôi ngoai nỗi hối hận day dứt, đồng thời nỗi nhớ yêu con lại càng trở nên tha thiết.Ngày hy sinh ông Sáu vẫn chỉ còn tiếc nuối mãi một việc là chưa kịp trao tận tay chiếc lược ngà cho con gái.=> Tình yêu thương con vô bờ bến của ông Sáu, đồng thời phản ánh một cách vô cùng sâu sắc những nỗi đau, những bi kịch mà chiến tranh để lại trong cuộc đời người lính.
LẬP DÀN Ý CHI TIẾT về trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của Anh Thanh Niên qua đoạn trích sau:
viết một đoạn văn nêu cảm nhận của mình về một phẩm chất của thúy kiều qua đoạn trích trao duyên (phẩm chất hi sinh ) khoảng 7 đến 10 câu
cảm nhận của anh(chị) về 12 câu sau của đoạn trao duyên. Mai thi rồi mong các bạn jup
Đại thi hào Nguyễn Du là một thiên tài văn học, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Truyện Kiều là một tuyệt tác của Nguyễn Du, bài thơ như tiếng khóc ai oán của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy rẫy những thối nát, bất công. Đoạn trích "Trao duyên" đã nói lên nỗi lòng đau xót của Thúy Kiều khi phải trao mối tình mặn nồng giữa nàng và Kim Trọng cho Thúy Vân, cũng là phần mở đầu cho cuộc đời đầy đau khổ của Thúy Kiều. Đặc biệt 12 câu thơ đầu như tiếng nấc uất nghẹn ngào:
"Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa"
Nguyễn Du là một bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ, điều đó có thể dễ dàng thấy được qua hai câu thơ trên. Thúy Kiều đã dùng những lời lẽ chân tình, thuần hậu để nói chuyện với Thúy Vân. Từ "cậy" được sử dụng thật đặc sắc, là "cậy" chứ không phải "nhờ", người được "cậy" khó lòng từ chối. Thúy Kiều đã đặt hết niềm tin tưởng của mình vào Thúy Vân và Thúy Vân không thể thoái thác được và phải "chịu lời". Kiều đã đặt Vân lên vị trí cao hơn, hạ mình xuống như để van nài, kêu xin. Không có người chị nào lại xưng hô với em mình bằng những từ ngữ tôn kính chỉ dùng với bề trên như "thưa, lạy". Kiều muốn chuẩn bị tâm lí cho Vân để đón nhận một chuyện hệ trọng mà nàng chuẩn bị nhờ cậy em bởi nàng hiểu rằng việc mà nàng sắp nói ra đây là rất khó khăn với Vân và cũng là một việc rất tế nhị:
"Hở môi ra những thẹn thùng
Đề lòng thì phụ tấm lòng với ai"
Bài Cảm nhận về 12 câu thơ đầu trong đoạn trích Trao duyên hay nhất
Từng từ được thốt ra đều được nhân vật cân nhắc kĩ càng, chọn lọc, Nguyễn Du đã sử dụng những từ ngữ rất "đắt". Cái hay, cái sắc của từ ngữ cũng chính là cái tinh tế trong thế giới nội tâm mà Nguyễn Du muốn diễn tả. Sự chọn lọc chính xác ấy cho ta thấy Kiều đã suy nghĩ rất nhiều, rất kĩ rồi mới quyết định trao mối nhân duyên mà nàng đã từng mong ước sẽ "đơm hoa kết trái", mối nhân duyên mà nàng mong ước sẽ được lâu bền lại cho Thúy Vân:
"Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em"
"Gánh tương tư" là của chị, tình yêu sâu nặng là của chị nhưng giờ giữa đường lại "đứt gánh" còn đâu. Tình cảm của Kiều với Kim Trọng chưa kịp tới hồi viên mãn thì sóng gió đã ập tới, đành phải dở dang, Kiều đau khổ biết mấy, nhưng đành ngậm ngùi trao lại cho em. Chị hiểu em tuổi còn trẻ có thể chưa biết đến tình yêu. Đáng lẽ em còn được hưởng bao mật ngọt của tình yêu nhưng xin em hãy xót người chị bạc mệnh này mà đáp nghĩa cùng chàng Kim. Ôi! Lời của Kiều thật thống thiết. Cái băn khoăn của Kiều là băn khoăn cho Kim Trọng phải lỡ làng nhân duyên. Cái ray rứt của Kiều là ray rứt cho Thúy Vân phải "chắp mối tơ thừa" của mình. Từ "mặc" sử dụng ở đây không phải là mặc kệ em, mặc cho ra sao thì ra mà có nghĩa là Kiều muốn phó thác, giao phó trách nhiêm lại cho Thúy Vân, tin tưởng tuyệt đối vào sự cậy nhờ của mình nơi Vân.
"Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày hẹn ước khi đêm chén thề"
Từ "khi" được lặp lại ba lần gợi cho người đọc nghĩ đến tình cảm sâu nặng giữa Kiều với chàng Kim, nhớ đến những kỉ niệm đẹp của hai người. Với nghệ thuật liệt kê "ngày quạt ước", "đêm chén thề" những kỉ niệm đẹp đẽ ấy trở nên sống động hơn trong lòng Kiều. Câu thơ ẩn chứa những tình cảm ngọt ngào, những niềm vui nhưng cũng nghe như tiếng nấc nghẹn của Thúy Kiều, những kỉ niệm đẹp ấy sẽ kết thúc, chỉ còn lại chuỗi ngày bi thảm tiếp sau.
TK
Đại thi hào Nguyễn Du - một thiên tài văn học, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Truyện Kiều là một tuyệt tác của Nguyễn Du, bài thơ như tiếng khóc ai oán của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy rẫy những thối nát, bất công. Đoạn trích "Trao duyên" đã nói lên nỗi lòng đau xót của Thúy Kiều khi phải trao mối tình mặn nồng giữa nàng và Kim Trọng cho Thúy Vân, cũng là phần mở đầu cho cuộc đời đầy đau khổ của Thúy Kiều. Đặc biệt 12 câu thơ đầu như tiếng nấc uất nghẹn ngào:
"Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa"
Nguyễn Du là một bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ, điều đó có thể dễ dàng thấy được qua hai câu thơ trên. Thúy Kiều đã dùng những lời lẽ chân tình, thuần hậu để nói chuyện với Thúy Vân. Từ "cậy" được sử dụng thật đặc sắc, là "cậy" chứ không phải "nhờ", người được "cậy" khó lòng từ chối. Thúy Kiều đã đặt hết niềm tin tưởng của mình vào Thúy Vân và Thúy Vân không thể thoái thác được và phải "chịu lời". Kiều đã đặt Vân lên vị trí cao hơn, hạ mình xuống như để van nài, kêu xin. Không có người chị nào lại xưng hô với em mình bằng những từ ngữ tôn kính chỉ dùng với bề trên như "thưa, lạy". Kiều muốn chuẩn bị tâm lí cho Vân để đón nhận một chuyện hệ trọng mà nàng chuẩn bị nhờ cậy em bởi nàng hiểu rằng việc mà nàng sắp nói ra đây là rất khó khăn với Vân và cũng là một việc rất tế nhị:
"Hở môi ra những thẹn thùng
Đề lòng thì phụ tấm lòng với ai"
Từng từ được thốt ra đều được nhân vật cân nhắc kĩ càng, chọn lọc, Nguyễn Du đã sử dụng những từ ngữ rất "đắt". Cái hay, cái sắc của từ ngữ cũng chính là cái tinh tế trong thế giới nội tâm mà Nguyễn Du muốn diễn tả. Sự chọn lọc chính xác ấy cho ta thấy Kiều đã suy nghĩ rất nhiều, rất kĩ rồi mới quyết định trao mối nhân duyên mà nàng đã từng mong ước sẽ "đơm hoa kết trái", mối nhân duyên mà nàng mong ước sẽ được lâu bền lại cho Thúy Vân:
"Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em"
"Gánh tương tư" là của chị, tình yêu sâu nặng là của chị nhưng giờ giữa đường lại "đứt gánh" còn đâu. Tình cảm của Kiều với Kim Trọng chưa kịp tới hồi viên mãn thì sóng gió đã ập tới, đành phải dở dang, Kiều đau khổ biết mấy, nhưng đành ngậm ngùi trao lại cho em. Chị hiểu em tuổi còn trẻ có thể chưa biết đến tình yêu. Đáng lẽ em còn được hưởng bao mật ngọt của tình yêu nhưng xin em hãy xót người chị bạc mệnh này mà đáp nghĩa cùng chàng Kim. Ôi! Lời của Kiều thật thống thiết. Cái băn khoăn của Kiều là băn khoăn cho Kim Trọng phải lỡ làng nhân duyên. Cái ray rứt của Kiều là ray rứt cho Thúy Vân phải "chắp mối tơ thừa" của mình. Từ "mặc" sử dụng ở đây không phải là mặc kệ em, mặc cho ra sao thì ra mà có nghĩa là Kiều muốn phó thác, giao phó trách nhiêm lại cho Thúy Vân, tin tưởng tuyệt đối vào sự cậy nhờ của mình nơi Vân.
"Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày hẹn ước khi đêm chén thề"
Từ "khi" được lặp lại ba lần gợi cho người đọc nghĩ đến tình cảm sâu nặng giữa Kiều với chàng Kim, nhớ đến những kỉ niệm đẹp của hai người. Với nghệ thuật liệt kê "ngày quạt ước", "đêm chén thề" những kỉ niệm đẹp đẽ ấy trở nên sống động hơn trong lòng Kiều. Câu thơ ẩn chứa những tình cảm ngọt ngào, những niềm vui nhưng cũng nghe như tiếng nấc nghẹn của Thúy Kiều, những kỉ niệm đẹp ấy sẽ kết thúc, chỉ còn lại chuỗi ngày bi thảm tiếp sau.
Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên.
Tham khảo!
Trao duyên là một trong những đoạn trích tiêu biểu trong Truyện Kiều. Đoạn trích đã thành công trong việc khắc họa tâm lí nhân vật Thúy Kiều, tái hiện lại bi kịch tình yêu đầy đau đớn Thúy Kiều. Kiều là một cô gái xinh đẹp mặn mà sắc sảo thế nhưng nàng không thể theo đuổi tình yêu của mình, phải hi sinh hạnh phúc của mình vì giá đình. Tình yêu của nàng và Kim Trong rất đẹp, hai người có với nhau rất nhiều kỉ niệm đẹp, họ cùng nhau hẹn thề, cùng trao tín vật. Thế những cuộc đời chớ trêu, vì chữ Hiếu nàng phải gả cho Mã Giám Sinh. Nàng đau xót, khóc than nhưng cũng phải dặn lòng trao tin vật và thuyết phục em gái mình thay mình đến với Kim Trọng. Qua đoạn Trao duyên ta cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều: nàng là người con gái tài sắc vẹn toàn, một người con hiếu thảo, giàu ân tình và có tấm lòng thủy chung son sắt tuy nhiên cuộc đời nàng lại gặp bao sóng gió, bất công.
Qua đoạn trích Trao duyên, Nguyễn Du đã khắc họa thành công tâm trạng, nỗi lòng của Thúy Kiều khi trao mối duyên của mình cho Thúy Vân. Kiều trao duyên cho em. Cách trao duyên tha thiết, tâm huyết; trao kỉ vật lại dùng dằng nửa trao, nửa níu để thấy tâm trạng của Kiều trong thời khắc đoạn trường này: Kiều đang mâu thuẫn giữa hành động và lời nói, lí trí và tình cảm. Kiều trao duyên chứ không muốn trao tình. Sau khi trao duyên, dự cảm về cái chết cứ trở đi, trở lại trong tâm hồn Kiều. Từ chỗ nói với em Kiều chuyển sang nói với mình, nói với người yêu ; từ giọng đau đớn chuyển thành tiếng khóc, khóc cho mình, khóc cho mối tình đầu trong sáng, đẹp đẽ vừa mới chớm nở đã tan vỡ. Với nghệ thuật miêu tả tinh tế diễn biến nội tâm nhân vật và ngôn ngữ độc thoại sinh động, đoạn trích Trao duyên đã ánh lên vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều thể hiện qua nỗi đau đớn khi tình yêu tan vỡ và sự hy sinh đến quên mình vì hạnh phúc của người thân.
Phân tích 12 câu thơ đầu trong đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du.
Nguyễn Du, một đại thi hào của dân tộc Việt Nam, ông sinh năm 1766 mất năm 1820, tên chữ là Tố Như. Quê ông ở Hà Tĩnh, ông được sinh ra trông một gia đình phong kiến quý tộc. Sống trong giai đoạn đồng tiền làm băng hoài đạo đức, đầy biến động, Nguyễn Du chứng kiến được rất nhiều cảnh đời bất công, cũng như sự thối nát của xã hội bấy giờ. Và ông có sự cảm thông sâu sắc đối với người phụ nữ bất hạnh. Nguyễn Du đã viết ra nhiều tác phẩm văn học để nói thay cho tấm lòng đầy ai oán, cho số phận bạc mệnh đáng thương của người phụ nữ. Trong đó có bài "Trao Duyên", là một bài thơ trong tuyệt tác "Truyện Kiều", một bài thơ bi cảm được thể hiện qua từng câu, từng chữ, nó mang đến một nỗi xúc động khôn nguôi cho người đọc.
"Trao Duyên" nói về một bi kịch dang dở trong tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng. Bài thơ đã khắc họa một nỗi đau mà khó ai có thể thấu hiểu cua Thúy Kiều, qua bài thơ chúng ta cũng thấy được một giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện một niệm khát khao có được hạnh phúc của con người. Nổi bật nhất trong bài thơ Trao Duyên chính là đoạn thơ:
"Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiều tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây."
Đọc nhan đề bài thơ là Trao Duyên nhưng tại sao mở đầu bài thơ lại khiến khó hiểu như vậy. "Cậy em, em có chịu lời", đây giống như một lời nhờ cậy, một lời gửi duyên phận của mình cho người khác, nhờ họ thay mình tiếp tục một mỗi duyên dang dở. Nguyễn Du đã sử dụng từ "cậy" để cho chúng ta thấy rằng, Thúy Kiều đã nhờ bằng tất cả niềm hi vọng và tin tưởng, đồng thời dùng tự "chịu" để thể hiện cho việc phải đồng ý, phải bắt buộc nhận lời, không thể từ chối.Qua đó có thể thấy được tình yêu sâu sắc, chân thành của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng. Và càng thấy cái nghĩa cái tình của của Thúy Kiều và Kim Trọng nó lớn biết nhường nào. Em ơi, ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Câu thơ như xé tâm can người con gái. Vừa cảm thấy có lỗi với người em gái, vừa cảm thấy xót xa cho số phận của mình. Kiều đã dùng lễ nghi lạy trước thưa sau, thay đổi ngôi của hai người để ràng buộc Thúy Vân. Để cái tình của mình trao lại cho em.
Sau đó, Thúy Kiều bắt đầu giải bày lí do cho những hành động trước đó. "Giữa đường đứt gánh tương tư/ Keo loan chấp nối tơ thừa mặc em". Câu thơ là sự giải bày cho em biết là cuộc tình của chị bây giờ đành dang dở "đứt gánh tương tư". Cuộc tình của Kiều vừa mới chớm nở nhưng không thể đơm hoa kết trái bởi sóng gió đang ập đến. Kiều đau khổ, xót xa nhưng không thể làm khác được, đành trao lại mối duyên này cho em. Nàng đã mượn điển tích "keo loan" để nói lên ý định muốn Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng. Nàng cảm thấy có lỗi, cảm thấy ray rứt vô cùng đối với em, vì cảm thấy như mình ép duyên, buộc em phải nhận, nhưng vẫn giao phó "tơ thừa" để "mặc" Thúy Vân quyết định.
Mặc dù đã trao duyên cho em, nhưng dường như mối tơ duyên vẫn đè nặng trong lòng Thúy Kiều. Những kỉ niệm ngọt ngào như ùa về trong lòng, nàng đành bày tỏ tâm sự cùng em.
"Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề."
Câu thơ đã liệt kê ra những kỉ niệm của Thúy Kiều và Kim Trọng, kỉ niệm cùng quạt ước, cùng nâng chén rượu thề nguyện, chúng ta dễ dàng nhìn thấy một cảnh tượng vô cùng sống động đang diễn ra của đôi uyên ương. Đẹp biết mấy. Từ "khi" được lập lại ba lần gợi cho ta cảm nhận một tình cảm sâu nặng, nhưng xót xa và dày xé tâm can nàng cũng như người đọc. Nguyên nhân tại đâu mà dẫn đến cơ sự này.
"Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai."
Quá khứ tươi đẹp là thế, nhưng hiện tại của nàng, từ khi chàng Kim về chịu tang, bao sóng gió ập đến, đứng giữa chữ hiếu và tình nàng phải làm sao đây. Hoàn cảnh trái ngang, cha và em mắc oan bị bắt, nàng phải bán thân mình mới cứu được họ, nhưng người nàng yêu, một lòng vì nàng, lời thề nguyện mới hôm nào chưa kịp nguội. Cả một con tim đang chảy máu, đau đớn, day dứt, quằn quại. Nhìn cảnh cha và em bị tra tấn, đòn roi, là một người con có hiếu, nàng đành hi sinh tình yêu để làm trọn phận con, để báo đáp công ơn. Nàng nói cho em hiểu nỗi đau của mình, mong em hiểu và chấp nhận lời yêu cầu ngang trái đó. Nàng sợ em mình không đồng ý, đã cố gắng dùng mọi lí lẻ để thuyết phục em.
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Nàng dùng tình máu mủ, nàng dùng đến cái chết để thuyết phục. Nguyễn Du đã dùng các thành ngữ để giúp nàng Kiều thể hiện sự quyết tâm thuyết phục em chấp nhận yêu cầu. Tình nghĩa của chàng Kim rất quan trọng, dù nàng có phải thịt nát xương mòn thì nàng cũng chấp nhận, chỉ mong sao Vân giúp nàng nối duyên với Kim Trọng. Dù xuống suối vàng nàng vẫn ngậm cười, vẫn cảm thấy hạnh phúc, mãn nguyện. Chính cách viện dẫn đến tình máu mủ và cái chết ấy đã khiến Vân không thể chối từ. Có thể nói đây là cách duy nhất để vẹn lý, vẹn tình. Đây cũng có thể là một lời trăn trối của nàng, mà ắt hẳn cả chúng ta cũng không thể nào nhẫn tâm từ chối yêu cầu đó. Nghe những lời xót xa đó, hẳn sẽ khiến nàng Vân càng thêm yêu quý chị mình.
Thể thơ lục bát đã giúp cho Nguyễn Du dễ dàng khắc họa tâm trạng dằn vặt, sự đớn đau khi phải hi sinh chữ tình để vẹn tròn chữ hiếu của Thúy Kiều. Nàng đã được ông tô vẽ lên thật đẹp đẽ trong lòng người đọc. Một cô gái quá mong manh nhưng rất mạnh mẽ.
Trao duyên đã cho chúng ta thấy được một cảnh đời đầy bi kịch, một số phận nghiệt ngã đến xé lòng của nàng Kiều. Nhờ sự trải nghiệm và cái nhìn sâu sắc cùng khả năng sử dụng từ điêu luyện của Nguyễn Du đã khiến cho nội tâm của nhân vật như được khắc họa rõ nét nhất, từ nỗi đau đến tâm hồn của Kiều như đang trải dài qua từng câu chữ. Khiến người đọc mãi không thể thôi xót thương.
Bài làm
Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như là một thiên tài văn học, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Truyện Kiều là một tuyệt tác của Nguyễn Du, bài thơ như tiếng khóc ai oán của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy rẫy những thối nát, bất công. Đoạn trích "Trao duyên" đã nói lên nỗi lòng đau xót của Thúy Kiều khi phải trao mối tình mặn nồng giữa nàng và Kim Trọng cho Thúy Vân, cũng là phần mở đầu cho cuộc đời đầy đau khổ của Thúy Kiều. Và đặc sắc nhất có lẽ là 12 câu thơ đầu. Chỉ 12 câu nhưng sao như tiếng nấc uất nghẹn ngào.
"Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa"
Thúy Kiều đã dùng những lời lẽ chân tình, thuần hậu để nói chuyện với Thúy Vân. Từ "cậy" được sử dụng thật đặc sắc, là "cậy" chứ không phải "nhờ", người được "cậy" khó lòng từ chối. Thúy Kiều đã đặt hết niềm tin tưởng của mình vào Thúy Vân và Thúy Vân không thể thoái thác được và phải "chịu lời". Kiều đã đặt Vân lên vị trí cao hơn, hạ mình xuống như để van nài, kêu xin. Không có người chị nào lại xưng hô với em mình bằng những từ ngữ tôn kính chỉ dùng với bề trên như "thưa, lạy". Kiều muốn chuẩn bị tâm lí cho Vân để đón nhận một chuyện hệ trọng mà nàng chuẩn bị nhờ cậy em bởi nàng hiểu rằng việc mà nàng sắp nói ra đây là rất khó khăn với Vân và cũng là một việc rất tế nhị:
"Hở môi ra những thẹn thùng
Đề lòng thì phụ tấm lòng với ai"
Từng từ được thốt ra đều được nhân vật cân nhắc kĩ càng, chọn lọc, Nguyễn Du đã sử dụng những từ ngữ rất "đắt". Cái hay, cái sắc của từ ngữ cũng chính là cái tinh tế trong thế giới nội tâm mà Nguyễn Du muốn diễn tả. Sự chọn lọc chính xác ấy cho ta thấy Kiều đã suy nghĩ rất nhiều, rất kĩ rồi mới quyết định trao mối nhân duyên mà nàng đã từng mong ước sẽ "đơm hoa kết trái", mối nhân duyên mà nàng mong ước sẽ được lâu bền lại cho Thúy Vân:
"Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em"
"Gánh tương tư" là của chị, tình yêu sâu nặng là của chị nhưng giờ giữa đường lại "đứt gánh" còn đâu. Tơ duyên là của chị, khi đến với em nó đã là "tơ thừa". Chị hiểu em tuổi còn trẻ có thể chưa biết đến tình yêu. Đáng lẽ em còn được hưởng bao mật ngọt của tình yêu nhưng xin em hãy xót người chị bạc mệnh này mà đáp nghĩa cùng chàng Kim. Ôi! Lời của Kiều thật thống thiết. Cái băn khoăn của Kiều là băn khoăn cho Kim Trọng phải lỡ làng nhân duyên. Cái ray rứt của Kiều là ray rứt cho Thúy Vân phải "chắp mối tơ thừa" của mình. Từ "mặc" sử dụng ở đây không phải là mặc kệ em, mặc cho ra sao thì ra mà có nghĩa là Kiều muốn phó thác, giao phó trách nhiệm lại cho Thúy Vân, tin tưởng tuyệt đối vào sự cậy nhờ của mình nơi Vân.
"Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày hẹn ước khi đêm chén thề"
Từ "khi" được lặp lại ba lần như muốn nhấn mạnh tình cảm mà Kiều dành cho Kim Trọng nào đâu phải tình cảm một sớm một chiều. Những kỉ niệm đẹp giữa nàng và Kim Trọng như sống lại trong những câu thơ "ngày hẹn ước, đêm chén thề". Câu thơ ẩn chứa những tình cảm ngọt ngào, những niềm vui nhưng cũng nghe như tiếng nấc nghẹn của Thúy Kiều, những kỉ niệm đẹp ấy sẽ kết thúc, chỉ còn lại chuỗi ngày bi thảm tiếp sau.
"Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai"
"Sóng gió bất kì" là khi Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, cha và em Kiều bị bắt, Kiều phải bán mình chuộc cha và em. Những biến cố xảy ra liên tục, đẩy Kiều vào chỗ bế tắc, là người chị cả, Kiều phải hi sinh bản thân mình để gia đình được đoàn tụ, êm ấm, bởi lẽ: "Có ba trăm lạng việc này mới xuôi".
Chữ Hiếu là một phạm trù đạo đức trong đạo Nho, vì hiếu con người ta phải dẹp bỏ tình riêng, là một quan niệm đạo đức phổ biến của người xưa. Và Kiều cũng thế, nàng không bao giờ cho phép mình trở thành người con bất hiếu. Nàng đã chôn vùi tình cảm riêng tư để báo hiếu cho cha mẹ:
"Nỗi riêng riêng những bàng hoàng
Dầu chong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn"
Khi đã quyết định bán thân chuộc cha và em, Kiều lại nhớ đến Kim Trọng, nàng tự thấy mình là người phản bội, không xứng đáng với chàng:
"Thề hoa chưa ráo chén vàng
Lỗi thề thôi đã phụ phàng với hoa"
Ở đời, phàm, người ta thường hi sinh tất cả mọi thứ vì tình yêu. Là người ai chẳng khát khao được gắn bó với người mình yêu. Và ở người con gái đa sầu đa cảm như Kiều thì khát vọng ấy lại càng mạnh mẽ gấp bội, vì tình yêu nàng đã từng vượt qua cả lễ giáo phong kiến khắc khe nhất để "xăm xăm băng lối vườn khuya một mình". Vậy mà giờ Kiều lại đành lòng vứt bỏ, thật đau đớn xiết bao! Nhưng vì:
"Duyên hội ngộ, đức cù lao
Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn?"
Có lẽ chỉ có những người con gái mang trong mình trái tim bao dung như Thuý Kiều mới đủ sức mạnh để làm những việc tưởng chừng khó khăn nhất như thế!
Sợ chưa thuyết phục được em, Kiều đã dùng hết lý lẽ, sự tỉnh táo nhất của lí trí để trải lòng cùng em:
"Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non"
Đúng vậy, Thúy Vân còn trẻ, còn nhiều thời gian vun đắp cho tình cảm riêng tư nên xin hãy nhận lời chị kết duyên cùng chàng Kim. Để thêm thuyết phục và Vân không thể chối từ, Kiều đã đem "tình máu mủ" ra để cầu xin Vân. "Máu chảy ruột mềm" còn gì thiêng liêng hơn tình chị em gắn bó, ruột thịt. Em hãy giúp chị thay "lời nước non" cùng chàng. Kiều cũng đã đặt mình vào địa vị của Vân, phải kết duyên cùng người mình không quen biết, mà còn là người yêu của chị mình, ta có thể cảm nhận ở đây Thúy Vân là người thiệt thòi nhất...
Tuổi của Kiều và Vân xấp xỉ nhau "xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê" thế nhưng đối với Kiều giờ đây, tuổi xuân của nàng đã kết thúc. Khoảng thời gian xuân xanh đẹp đẽ giữa nàng và Kim Trọng nay chỉ còn là những kỉ niệm mà không có tương lai. "Trao duyên" cho em, nghe thật kì lạ nhưng trong hoàn cảnh của Kim, Vân, Kiều thì đây là một việc không khó hiểu trong xã hội phong kiến ngày xưa. Những dòng nước mắt không thể chảy ra nhưng cứ âm ỉ, phảng phất trong từng câu, từng chữ... Nỗi đau đớn đến xé lòng nhưng vẫn phải dằn xuống, kìm nén để nói những lời trao duyên cho em. Thật đau xót thay! Chữ "Tình" đối với Kiều vô cùng quan trọng, thế nhưng nàng lại từ bỏ nó để làm tròn chữ Hiếu. Mất đi tình yêu đối với nàng là mất đi tất cả. Nói đến đây Kiều tưởng như cuộc đời mình đã kết thúc, không còn gì để luyến tiếc, níu giữ:
"Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây."
Bản thân phải hi sinh, Kiều không đắn đo thiệt hơn, nhưng khi nhờ cậy đến em gái thì đó là một cái ơn lớn đối với nàng. Cho nên lời nhờ cậy của Kiều thật thiết tha, lời cảm tạ của Kiều thật sâu sắc, cảm động. Xét về ngôn từ thì lời nói của Kiều khẩn thiết mà vẫn đúng mực, kêu nài mà vẫn chí nghĩa chí tình. Nhờ cậy thì vịn đến tình máu mủ ruột thịt. Cảm tạ thì đề cao ơn nghĩa của Thúy Vân và nói đến sự bạc mệnh của mình. Kiều quả thật là người "sắc sảo mặn mà".
Kiều đã hi sinh tất cả, kể cả cuộc đời nàng đang độ xuân xanh vì gia đình. Thuý Vân dù có vô tư đến đâu cũng có thể hiểu nỗi đau và sự hi sinh quá lớn của chị nên chắc chắn rằng nàng không thể khước từ và chỉ ngậm ngùi đồng ý nhận duyên từ chị. Có lẽ vì thế nên ngay từ đầu chúng ta không nghe một lời đối thoại nào của Vân mà chỉ nghe những lời thuyết phục, van nài và bộc bạch nơi Kiều. Vân đã chấp thuận.
Khi trao duyên cho em xong, Kiều đã nghĩ đến cái chết: "thịt nát xương mòn, ngậm cười chín suối". Cuộc đời nàng sau khi báo đáp ơn nghĩa sinh thành thì coi như chấm dứt, bởi lẽ mất đi tình yêu là nàng đã mất tất cả, mất hi vọng, mất định hướng, linh hồn nàng như tê dại và đông cứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời đầy tăm tối ở ngày mai.
Xã hội phong kiến thối nát đã chia rẽ tình yêu đôi lứa, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, chà đạp lên số phận của người phụ nữ, những con người xinh đẹp, tài hoa.
"Đau đớn thay phận đàn bà
Hỡi ôi thân ấy biết là mấy thân!"
kiếp số của họ:
"Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau"
Qua đoạn trích "Trao duyên", ta nhận thấy Nguyễn Du thật sự là một bậc đại tài trong việc thấu hiểu từng khía cạnh tinh tế nhất của tâm can con người. Chính sự thấu hiểu sâu sắc ấy cùng với nghệ thuật dùng từ điêu luyện, đã khiến tác phẩm của Nguyễn Du tồn tại như một giá trị vĩnh cửu vượt qua tất cả thử thách khắt khe của thời gian, để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng đối tượng tiếp nhận, đã khiến cho triệu vạn người phải rơi nước mắt khóc than cho số phận nàng Kiều:
"Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày"
(Kính gửi cụ Nguyễn Du - Tố Hữu)
Hay như Mộng Liên Đường cũng đã từng nhận xét: "Nguyễn Du viết Truyện Kiều như có máu rỏ lên đầu ngọn bút, nước mắt thấm qua tờ giấy", quả thật không ngoa chút nào!
# Chúc bạn học tốt #
Nguyễn Du, một đại thi hào của dân tộc Việt Nam, ông sinh năm 1766 mất năm 1820, tên chữ là Tố Như. Quê ông ở Hà Tĩnh, ông được sinh ra trông một gia đình phong kiến quý tộc. Sống trong giai đoạn đồng tiền làm băng hoài đạo đức, đầy biến động, Nguyễn Du chứng kiến được rất nhiều cảnh đời bất công, cũng như sự thối nát của xã hội bấy giờ. Và ông có sự cảm thông sâu sắc đối với người phụ nữ bất hạnh. Nguyễn Du đã viết ra nhiều tác phẩm văn học để nói thay cho tấm lòng đầy ai oán, cho số phận bạc mệnh đáng thương của người phụ nữ. Trong đó có bài "Trao Duyên", là một bài thơ trong tuyệt tác "Truyện Kiều", một bài thơ bi cảm được thể hiện qua từng câu, từng chữ, nó mang đến một nỗi xúc động khôn nguôi cho người đọc.
"Trao Duyên" nói về một bi kịch dang dở trong tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng. Bài thơ đã khắc họa một nỗi đau mà khó ai có thể thấu hiểu cua Thúy Kiều, qua bài thơ chúng ta cũng thấy được một giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện một niệm khát khao có được hạnh phúc của con người. Nổi bật nhất trong bài thơ Trao Duyên chính là đoạn thơ:
"Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiều tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây."
Đọc nhan đề bài thơ là Trao Duyên nhưng tại sao mở đầu bài thơ lại khiến khó hiểu như vậy. "Cậy em, em có chịu lời", đây giống như một lời nhờ cậy, một lời gửi duyên phận của mình cho người khác, nhờ họ thay mình tiếp tục một mỗi duyên dang dở. Nguyễn Du đã sử dụng từ "cậy" để cho chúng ta thấy rằng, Thúy Kiều đã nhờ bằng tất cả niềm hi vọng và tin tưởng, đồng thời dùng tự "chịu" để thể hiện cho việc phải đồng ý, phải bắt buộc nhận lời, không thể từ chối.Qua đó có thể thấy được tình yêu sâu sắc, chân thành của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng. Và càng thấy cái nghĩa cái tình của của Thúy Kiều và Kim Trọng nó lớn biết nhường nào. Em ơi, ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Câu thơ như xé tâm can người con gái. Vừa cảm thấy có lỗi với người em gái, vừa cảm thấy xót xa cho số phận của mình. Kiều đã dùng lễ nghi lạy trước thưa sau, thay đổi ngôi của hai người để ràng buộc Thúy Vân. Để cái tình của mình trao lại cho em.
Sau đó, Thúy Kiều bắt đầu giải bày lí do cho những hành động trước đó. "Giữa đường đứt gánh tương tư/ Keo loan chấp nối tơ thừa mặc em". Câu thơ là sự giải bày cho em biết là cuộc tình của chị bây giờ đành dang dở "đứt gánh tương tư". Cuộc tình của Kiều vừa mới chớm nở nhưng không thể đơm hoa kết trái bởi sóng gió đang ập đến. Kiều đau khổ, xót xa nhưng không thể làm khác được, đành trao lại mối duyên này cho em. Nàng đã mượn điển tích "keo loan" để nói lên ý định muốn Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng. Nàng cảm thấy có lỗi, cảm thấy ray rứt vô cùng đối với em, vì cảm thấy như mình ép duyên, buộc em phải nhận, nhưng vẫn giao phó "tơ thừa" để "mặc" Thúy Vân quyết định.
Mặc dù đã trao duyên cho em, nhưng dường như mối tơ duyên vẫn đè nặng trong lòng Thúy Kiều. Những kỉ niệm ngọt ngào như ùa về trong lòng, nàng đành bày tỏ tâm sự cùng em.
"Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề."
Câu thơ đã liệt kê ra những kỉ niệm của Thúy Kiều và Kim Trọng, kỉ niệm cùng quạt ước, cùng nâng chén rượu thề nguyện, chúng ta dễ dàng nhìn thấy một cảnh tượng vô cùng sống động đang diễn ra của đôi uyên ương. Đẹp biết mấy. Từ "khi" được lập lại ba lần gợi cho ta cảm nhận một tình cảm sâu nặng, nhưng xót xa và dày xé tâm can nàng cũng như người đọc. Nguyên nhân tại đâu mà dẫn đến cơ sự này.
"Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai."
Quá khứ tươi đẹp là thế, nhưng hiện tại của nàng, từ khi chàng Kim về chịu tang, bao sóng gió ập đến, đứng giữa chữ hiếu và tình nàng phải làm sao đây. Hoàn cảnh trái ngang, cha và em mắc oan bị bắt, nàng phải bán thân mình mới cứu được họ, nhưng người nàng yêu, một lòng vì nàng, lời thề nguyện mới hôm nào chưa kịp nguội. Cả một con tim đang chảy máu, đau đớn, day dứt, quằn quại. Nhìn cảnh cha và em bị tra tấn, đòn roi, là một người con có hiếu, nàng đành hi sinh tình yêu để làm trọn phận con, để báo đáp công ơn. Nàng nói cho em hiểu nỗi đau của mình, mong em hiểu và chấp nhận lời yêu cầu ngang trái đó. Nàng sợ em mình không đồng ý, đã cố gắng dùng mọi lí lẻ để thuyết phục em.
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Nàng dùng tình máu mủ, nàng dùng đến cái chết để thuyết phục. Nguyễn Du đã dùng các thành ngữ để giúp nàng Kiều thể hiện sự quyết tâm thuyết phục em chấp nhận yêu cầu. Tình nghĩa của chàng Kim rất quan trọng, dù nàng có phải thịt nát xương mòn thì nàng cũng chấp nhận, chỉ mong sao Vân giúp nàng nối duyên với Kim Trọng. Dù xuống suối vàng nàng vẫn ngậm cười, vẫn cảm thấy hạnh phúc, mãn nguyện. Chính cách viện dẫn đến tình máu mủ và cái chết ấy đã khiến Vân không thể chối từ. Có thể nói đây là cách duy nhất để vẹn lý, vẹn tình. Đây cũng có thể là một lời trăn trối của nàng, mà ắt hẳn cả chúng ta cũng không thể nào nhẫn tâm từ chối yêu cầu đó. Nghe những lời xót xa đó, hẳn sẽ khiến nàng Vân càng thêm yêu quý chị mình.
Thể thơ lục bát đã giúp cho Nguyễn Du dễ dàng khắc họa tâm trạng dằn vặt, sự đớn đau khi phải hi sinh chữ tình để vẹn tròn chữ hiếu của Thúy Kiều. Nàng đã được ông tô vẽ lên thật đẹp đẽ trong lòng người đọc. Một cô gái quá mong manh nhưng rất mạnh mẽ.
Trao duyên đã cho chúng ta thấy được một cảnh đời đầy bi kịch, một số phận nghiệt ngã đến xé lòng của nàng Kiều. Nhờ sự trải nghiệm và cái nhìn sâu sắc cùng khả năng sử dụng từ điêu luyện của Nguyễn Du đã khiến cho nội tâm của nhân vật như được khắc họa rõ nét nhất, từ nỗi đau đến tâm hồn của Kiều như đang trải dài qua từng câu chữ. Khiến người đọc mãi không thể thôi xót thương.