Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
11 tháng 6 2017 lúc 14:48

a) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta

-Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước

+Điện tích và sản lượng lúa chiếm trên 50% của cả nước+

+Lúa được trồng chủ yêu ở các tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang

+Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1.066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002)

+Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta

-Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng rau đậu

-Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi,...

-Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh, nhất là ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh

-Trong tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50%, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang. Nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang phát triển mạnh

b) Ý nghĩa của việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

-Góp phần nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp sử dụng và bảo quản sản phẩm được lâu dài, đa dạng hoá sản phẩm lương thực, thực phẩm

-Giúp cho sản phẩm lương thực, thực phẩm mở rộng ra thị trường quốc tế

-Làm cho nền nông nghiệp của vùng dần tiến tới mô hình sản xuất liên kết nông - công nghiệp

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
2 tháng 3 2019 lúc 4:49

- Nông sản chế biến sẽ được bảo quản, lưu kho dài hơn, và khả năng xuất khẩu lớn, và nâng cao giá trị xuất khẩu hàng nông sản.

- Tiêu thụ nguyên liệu phong phú của nông nghiệp, kích thích nông nghiệp phát triển.

- Góp phần cung cấp nguồn thức ăn cho chăn nuôi, tạo điều kiện để chăn nuôi phát triển.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thương 8A
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
26 tháng 10 2023 lúc 22:22

1. Điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành trồng cây công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ

   - Khí hậu ấm áp và mưa đều đặn: Vùng Đông Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới với mùa mưa đều đặn, tạo điều kiện thuận lợi cho trồng cây công nghiệp như cao su, cacao, hạt điều và cây lúa.

   - Đất phù hợp: Đất ở vùng Đông Nam Bộ thường có độ phì nhiêu tốt và phù hợp cho việc trồng cây công nghiệp.

   - Hệ thống tưới tiêu và sông ngòi: Vùng này có nhiều sông ngòi và hệ thống tưới tiêu phát triển, giúp cải thiện khả năng sản xuất cây trồng và nâng cao hiệu suất nông nghiệp.

   - Dân cư lao động: Đông Nam Bộ có dân số đông đúc, cung cấp nguồn lao động lớn cho ngành nông nghiệp và sản xuất cây công nghiệp.

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Dũng
26 tháng 10 2023 lúc 22:23

2. Phân tích điều kiện phát triển công nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

   - Nguyên liệu dồi dào: Đồng Bằng Sông Cửu Long có một diện tích rộng lớn của đồng ruộng, với sản lượng nông sản như gạo, cây ăn quả, và thủy sản đáng kể. Điều này tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm.

   - Hệ thống giao thông và cảng biển: Vùng này có hệ thống giao thông và cảng biển phát triển, giúp trong việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm chế biến. Ví dụ, cảng Cái Cui ở Cần Thơ là một trong những cảng quan trọng ở vùng ĐBSCL.

   - Sản phẩm xuất khẩu: Vùng ĐBSCL sản xuất nhiều sản phẩm chế biến lương thực và thực phẩm có tiềm năng xuất khẩu, chẳng hạn như gạo, cá tra, và các sản phẩm chế biến từ trái cây. Sự phát triển của ngành công nghiệp này có thể đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu.

   - Thị trường tiêu thụ: Vùng ĐBSCL nằm gần TP.HCM và các khu vực dân cư lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm chế biến. Ngoài ra, xuất khẩu cũng là một phần quan trọng của ngành công nghiệp này.

   - Chính sách hỗ trợ: Chính phủ đã thúc đẩy các chính sách hỗ trợ cho ngành công nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm, bao gồm các ưu đãi về thuế và hỗ trợ tài chính, để thúc đẩy sự phát triển của ngành này.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
6 tháng 6 2019 lúc 4:47

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

      + Có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất trong các vùng của cả nước.

      + Đất đai nhìn chung màu mỡ, nhất là dải phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha dọc sông Tiền và sông Hậu

      + Khí hậu: nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.

      + Sông Mê Công và mạng lưới kênh rạch chằng chịt.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

      + Nguồn lao động dồi dào, người dân cần cù, năng động thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hóa.

      + Hệ thống thủy lợi khá hoàn chỉnh; giao thông vận tải thuận lợi

      + Mạng lưới cơ sở chế biến và dịch vụ sản xuất lương thực phát triển rộng khắp.

      + Thị trường tiêu thụ rộng lớn .

Bình luận (0)
Lê Viết Lưu Thanh
Xem chi tiết
Lê Thu Trang
2 tháng 3 2016 lúc 10:59

-Ý nghĩa của việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long:

-Chế biến, bảo quản khối lượng nông sản lớn.

-Tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp.

-Xuất khẩu nhiều nông sản, ổn định sản xuất.

-Nâng cao đời sống nông dân.

-Góp phần cải thiện kết cấu hạ tầng nông thôn, phục vụ sản xuất nông nghiệp.

-Tạo điều kiện cho hàng hóa nông nghiệp chiếm lỉnh thị trường trong và ngoài nước

Bình luận (0)
Phạm Ngọc Hải
Xem chi tiết
minh nguyet
25 tháng 3 2021 lúc 22:53

Những điều kiện thuận lợi để đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước:

- Điều kiện tự nhiên:

+ Diện tích tự nhiên gần 4 triệu ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp khoảng 3 triệu ha, chiếm gần 1/3 diện tích đất nông nghiệp của cả nước.

+ Đất đai màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thích hợp cho việc trồng lúa với quy mô lớn.

+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, nguồn nước sông ngòi tương đối dồi dào, thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ lúa.

+ Sông ngòi kênh rạch chằng chịt, với hệ thống sông Tiền sông Hậu tạo nên tiềm năng về cung cấp phù sa màu mỡ, nguồn nước tưới cho sản xuất nông, cải tạo đất phèn, đất mặn.

- Điều kiện kinh tế  - xã hội:

+ Nguồn lao động đông, có truyền thống, có khả năng tiếp thu kĩ thuật và công nghệ mới về trồng lúa.

+ Được Nhà nước chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật (thủy lợi, trạm, trại giống ...) ,

+ Mạng lưới cơ sở chế biến và dịch vụ sản xuất lương thực phát triển rộng.

- Nhu cầu lớn của thị trường trong nước và xuất khẩu.



 

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hà An
1 tháng 4 2017 lúc 20:35

Ý nghĩa của việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long:
- Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, tăng khả năng xuất khẩu.
- Giải quyết đầu ra ổn định cho nông sản, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyên mòn hóa.

Bình luận (0)
Đức Minh
1 tháng 4 2017 lúc 20:35

- Tiêu thụ nguyên liệu phong phú của nông nghiệp, kích thích nông nghiệp phát triển.

- Hỗ trợ về nguồn thức ăn cho chăn nuôi, tạo điều kiện để chăn nuôi phát triển.

- Gia tăng giá trị hàng hoá của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường, đặc biệt thị trường thế giới.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
27 tháng 1 2018 lúc 9:48

Hướng dẫn trả lời:

   - Diện tích tự nhiên gần 4 triệu ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp khỏang 3 triệu ha, chiếm gần 1/3 diện tích đất nông nghiệp của cả nước.

   - Đất nhìn chung màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thích hợp cho việc trồng lúa với quy mô lớn.

   - Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, nguồn nước sông ngòi tương đối dồi dào, thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ lúa.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hà An
1 tháng 4 2017 lúc 20:33

+ Diện tích tự nhiên gần 4 triệu ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp khỏang 3 triệu ha, chiếm gần 1/3 diện tích đất nông nghiệp của cả nước.
+ Đất nhìn chung màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thích hợp cho việc trồng lúa với quy mô lớn.
+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, nguồn nước sông ngòi tương đối dồi dào, thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ lúa.
+ Nguồn lao động đông, có truyền thống, nhạy bén trong việc tiếp thu kĩ thuật và công nghệ mới về trồng lúa.
+ Được Nhà nước chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật (thủy lợi, trạm, trại giống ...) ,
+ Nhu cầu lớn của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Bình luận (0)
Linh Nguyễn
1 tháng 4 2017 lúc 20:34

+ Diện tích tự nhiên gần 4 triệu ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp khỏang 3 triệu ha, chiếm gần 1/3 diện tích đất nông nghiệp của cả nước.
+ Đất nhìn chung màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thích hợp cho việc trồng lúa với quy mô lớn.
+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, nguồn nước sông ngòi tương đối dồi dào, thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ lúa.
+ Nguồn lao động đông, có truyền thống, nhạy bén trong việc tiếp thu kĩ thuật và công nghệ mới về trồng lúa.
+ Được Nhà nước chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật (thủy lợi, trạm, trại giống ...) ,
+ Nhu cầu lớn của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Bình luận (0)
Đức Minh
1 tháng 4 2017 lúc 20:34

- Điều kiện tự nhiên:

+ Đất: diện tích rộng (gần 4 triệu ha). Đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu (1,2 triệu ha) thích hợp cho trồng lúa; vùng đất phèn, đất mặn được cải tạo cũng trở thành các vùng trồng lương thực.

+ Khí hậu: nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.

+ Sông Mê Công và mạng lưới kênh rạch chằng chịt.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Người dân có kinh nghiệm trồng lúa nước trên đất phèn, mặn và có kinh nghiệm sản xuất trong cơ chế thị trường.

+ Mạng lưới cơ sở chế biến và dịch vụ sản xuất lương thực phát triển rộng khắp.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định, đặc biệt lúa gạo đế xuất khấu.

Bình luận (0)