Những câu hỏi liên quan
Bao Ngan Nguyen
Xem chi tiết
Cherry
23 tháng 3 2021 lúc 21:00

Chống đồng hóa của người Việt[sửa | sửa mã nguồn]

Trong 1000 năm Bắc thuộc, người Việt vẫn luôn đấu tranh để giành lại đất nước và tới thế kỷ 10 thì từng bước thoát khỏi sự ràng buộc với phương Bắc. Để phục hồi lại quốc thống, người Việt luôn phải chống lại sự đồng hóa để bảo tồn giống nòi Việt[15].

Nhận định về Việt Nam sau 1000 năm Bắc thuộc, sử gia [bông khẳng định rằng "người Giao Châu ta có một cái nghị lực riêng và cái tính chất riêng để độc lập, chứ không chịu lẫn với nước Tàu"[16].

Xu hướng[sửa | sửa mã nguồn]

Những cuộc di dân và đồng hóa có những tác động lớn đối với đời sống xã hội trên lãnh thổ Việt Nam lúc đó.

Những người dân Bách Việt bản địa ở đồng bằng Giang châu sau nhiều thế kỷ bị Hán hóa đã trở thành người Hoa Quảng châu; còn người Lạc Việt ở vùng Châu thổ sông Hồng tuy bị Bắc thuộc nhưng không bị Hán hóa. Các sử gia xem việc thành lập Quảng châu với 3 quận tách khỏi Giao châu của Ngô Cảnh Đế Tôn Hưu vào năm 264 có nguyên nhân sâu xa như vậy[17].

Dù trong ngàn năm Bắc thuộc đã xảy ra quá trình hòa trộn, dung hợp nhiều tộc người mà chủ yếu là sự dung hợp giữa người Việt cổ và người Hán về phương diện nhân chủng, văn hóa, xã hội, nhưng phương hướng chủ yếu là Việt hóa[18]. Người Việt kiên trì bám đất bám làng, bám chắc địa bàn sinh tụ, không từ bỏ nơi chôn rau cắt rốn và dân tộc đấu tranh để sinh tồn và phát triển.

Phía nam Ngũ Lĩnh, tương đương với vùng châu thổ sông Hồng của Việt Nam hiện nay, là vùng đất nhỏ cuối cùng duy trì sự tồn tại của nền văn minh lúa nước trong thế giới cổ đại, giữ được lối sống truyền thống của người Việt trước sự đồng hóa của phương Bắc[11].

Giữ tiếng nói[sửa | sửa mã nguồn]

Biểu hiện rõ nhất của sự bảo tồn giống nòi và văn hóa Việt để chống đồng hóa là sự bảo tồn tiếng Việt. Tiếng nói là một thành tựu văn hóa, là một thành phần của văn hóa. Tiếng Việt được các nhà khoa học xác định thuộc nhóm ngôn ngữ từ xưa ở Đông Nam Á và điều đó cho thấy gốc tích lâu đời, bản địa của người Việt. Các triều đình phương Bắc chỉ tiêu diệt được chính quyền cai trị người Việt nhưng không tiêu diệt được tiếng Việt[19].

Ngoại trừ một nhóm người tham gia bộ máy cai trị của chính quyền phương Bắc tại Việt Nam học tiếng Hán, còn lại đa số người Việt vẫn sống theo cách sống riêng và duy trì tiếng nói của tổ tiên. Dù đã có sự hòa trộn những từ, ngữ Hán trong tiếng Việt nhưng người Việt đã hấp thu chữ Hán theo cách sáng tạo riêng, Việt hóa những từ ngữ đó theo cách dùng, cách đọc, tạo thành một lớp từ mà sau này được gọi là từ Hán Việt[20].

Do chữ Hán không có đủ phiên âm để phiên âm đúng nhiều từ ngữ trong tiếng Việt cổ, lại thêm hàng loạt từ ngữ nhập vào từ tôn giáo và văn hóa do ảnh hưởng Ấn Độ, càng khiến chữ Hán không đủ để phiên âm dùng trong đời sống người Việt, nên cần phải có sự chế biến ra chữ Nôm từ chữ Hán để sử dụng để phiên âm những từ tiếng Việt mà chữ Hán không có[21]. Thái thú Sĩ Nhiếp cùng một số trí thức đương thời sáng tạo ra chữ Nôm với mục đích ban đầu để dễ cai trị người Việt hơn, nhưng đồng thời chính chữ Nôm cũng đã tạo cơ sở cho tiếng Việt có một chỗ đứng riêng với tiếng Hán[22]. Nhà nghiên cứu Lê Văn Siêu cho rằng điều may mắn cho tiếng Việt là: chính vì tổ tiên người Việt trong thời Bắc thuộc không quá thông minh tới mức có thể đọc lại (phát âm) chữ Hán giống đúng giọng người Hán chuẩn mực nên tiếng Việt còn giữ được và người Việt không bị mất tiếng nói, dân tộc Việt không bị hút vào đại khối dân Trung Hoa[22].

Giữ phong tục[sửa | sửa mã nguồn]

Người phương Bắc đã đưa vào nhiều thứ lễ giáo của phương Bắc và điều đó có ảnh hưởng nhất định tới người Việt. Tuy nhiên, những nếp sinh hoạt truyền thống trong đời sống của người Việt vẫn được duy trì.

Sống trong ngàn năm Bắc thuộc, người Việt thời đó vẫn không bỏ những phong tục như búi tóc, xăm mình, ăn trầu, chôn người chết trong quan tài hình thuyền hay thân cây khoét rỗng, nhuộm răng...[23].

Bình luận (0)
Khanh Le Nguyen
Xem chi tiết
Hàn Băng Tâm
31 tháng 12 2021 lúc 10:42

là làm cho điều kiện văn hóa ngày càng lành mạnh phong phú, giữ trật tự an ninh, vệ sinh môi trường. 

 

Các việc thể hiện nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư:

+ Trồng nhiều cây xanh để nổi bật khu phố,xóm.

+ Giữ gìn an ninh,trật tự.

....

Bình luận (1)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
19 tháng 5 2019 lúc 14:12

Các việc làm để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng:

+ Đắp đê dọc hai bên bờ các sông.

+ Phân lũ vào các sông nhánh (qua sông Đáy), các vùng trũng đã được chuẩn bị trước.

+ Xây dựng các hồ chứa nước ở thượng lưu sông (hồ Hòa Bình, hồ Thác Bà,…).

+ Trồng rừng ở đầu nguồn nước.

+ Nạo vét lòng sông.

Việc đắp đê lớn dọc các bờ sông ở đồng bằng Bắc Bộ đã phân chia đồng bằng thành nhiều ô trũng, thấp hơn mặt đê và mặt nước sông mùa lũ rất nhiều.

Bình luận (0)
lê hồng thảo
Xem chi tiết
︵✰Ah
12 tháng 5 2021 lúc 10:44

 Các việc làm để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng:

+ Đắp đê dọc hai bên bờ các sông.

+ Phân lũ vào các sông nhánh (qua sông Đáy), các vùng trũng đã được chuẩn bị trước.

+ Xây dựng các hồ chứa nước ở thượng lưu sông (Hồ Hòa Bình, hồ Thác Bà...).

 

Bình luận (0)
Ngọc Đoàn
Xem chi tiết
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
25 tháng 2 2019 lúc 12:23

   - Xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp cách mạng nước ta, nhiệm vụ của văn hóa là: xây dựng nên văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo.

   - Nền văn hóa tiên tiến thể hiện tinh thần yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên.

   - Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc, bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của dân tộc Việt Nam được hung đúc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường của dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – xã hội – tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lí, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, tinh tế trong ứng xử, giản dị trong lối sống.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc	Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thúy Hải
2 tháng 6 2020 lúc 20:53

1 Nhưng chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc:

- Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế vô lí, bắt nhân dân cống nộp sản vật quý hiếm như: ngà voi, đồi mồi,…

- Bắt những người thợ thủ công giỏi, khéo tay về nước.

- Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt. Bắt dân ta theo phong tục tập quán của người Hán, học chữ Hán,...

- Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta,...

⟹ Những chính sách vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt.

* Chính sách thâm hiểm nhất: là muốn đồng hóa dân tộc ta về mọi mặt, biến nước ta trở thành một quận, huyện của chúng.

3.

* Nguyên nhân:

- Do sự áp bức bóc lột tàn bạo của nhà Hán. 

- Thái thú Tô Định đã giết chồng bà Trưng Trắc. 

* Diễn biến:

- Mùa xuân năm 40 Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội). 

- Cuộc khởi nghĩa được các tướng lĩnh và nhân dân ủng hộ, chỉ trong một thời gian ngắn Hai Bà đã làm chủ Mê Linh, từ Mê Linh tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu. 

* Kết quả: Thái thú Tô Định phải bỏ chốn về nước, quân giặc bị đánh tan, khởi nghĩa giành thắng lợi nhanh chóng. 

5.

* Triệu Quang Phục đánh bại được quân Lương, do:

- Cuộc kháng chiến được nhân dân ủng hộ, hưởng ứng.

- Biết tận dụng ưu thế của căn cứ Dạ Trạch để tiến hành chiến tranh du kích và xây dựng lực lượng.

- Quân Lương gặp nhiều khó khăn, tổn thất và chán nản, luôn bị động trong chiến đấu.

- Nghĩa quân biết chớp thời cơ khi nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước.


 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Ngọc Lan
5 tháng 6 2017 lúc 11:23

- Các việc làm để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng.

+ Đắp đê dọc theo hai bờ các sông.

+ Phân lũ vào các sông nhánh (quy sông Đáy), các vùng trũng đã được chuẩn bị trước.

+ Xây dựng các hồ chứa nước ở thượng lưu sông (hồ Hòa Bình, hồ Thác Bà …)

+ Trồng rừng ở đầu nguồn nước.

+ Nạo vét lòng sông.

- Việc đắp đê lớn dọc các bờ sông ở đồng bằng Bắc Bộ đã phân chia thành bằng nhiều ô trũng, thâp hơn bề mặt đê và nước sông mùa lũ rất nhiều.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
5 tháng 6 2017 lúc 12:42

- Các việc làm để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng.

+ Đắp đê dọc theo hai bờ các sông.

+ Phân lũ vào các sông nhánh (quy sông Đáy), các vùng trũng đã được chuẩn bị trước.

+ Xây dựng các hồ chứa nước ở thượng lưu sông (hồ Hòa Bình, hồ Thác Bà …)

+ Trồng rừng ở đầu nguồn nước.

+ Nạo vét lòng sông.

- Việc đắp đê lớn dọc các bờ sông ở đồng bằng Bắc Bộ đã phân chia thành bằng nhiều ô trũng, thâp hơn bề mặt đê và nước sông mùa lũ rất nhiều.

Bình luận (0)
Mai Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
24 tháng 10 2023 lúc 2:58

Trong cuộc chiến đấu chống chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh, nhân dân Việt Nam đã đạt được những thắng lợi chung quan trọng trên nhiều mặt trận quân sự và chính trị:

- Thắng lợi quân sự: Quân đội Việt Nam đã đối mặt với một quân đội mạnh mẽ của Hoa Kỳ và các đồng minh, nhưng vẫn giữ vững sức mạnh và tri thức quân sự. Các trận đánh quyết định như trận Điện Biên Phủ đã chứng minh sự kiên nhẫn và quyết tâm của quân và dân Việt Nam.

- Thăng trầm tinh thần của quân địch: Cuộc chiến đã làm cho quân đội Mỹ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc duy trì tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Sự phản đối chiến tranh tại Mỹ và các nước đồng minh đã tạo áp lực lên chính phủ Mỹ.

- Hợp tác quốc tế: Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ hợp tác quốc tế và được sự ủng hộ của nhiều quốc gia trong cuộc chiến đấu chống lại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh.

- Chính trị ngoại giao: Sự thăng trầm của cuộc chiến đã tạo điều kiện cho cuộc thương lượng và đàm phán. Hiệp định Paris năm 1973 dẫn đến cuộc ngừng bắn và rút quân của Mỹ khỏi Việt Nam.

- Tinh thần chiến đấu và đoàn kết của nhân dân: Nhân dân Việt Nam đã phải chịu nhiều khó khăn, nhưng họ đã duy trì tinh thần chiến đấu và đoàn kết trong cuộc chiến tranh.

- Sự hậu thuẫn của Trung Quốc và Liên Xô: Trung Quốc và Liên Xô đã cung cấp hỗ trợ quân sự và chính trị quan trọng cho Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống lại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh.

-> Những thắng lợi này cùng với sự kiên nhẫn và quyết tâm của nhân dân Việt Nam đã đóng góp vào sự kết thúc của cuộc chiến và độc lập của Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc chiến này cũng đã để lại nhiều hậu quả và thiệt hại lớn đối với cả hai bên tham chiến và vùng Đông Dương nói riêng.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
31 tháng 8 2018 lúc 3:28

- Các việc làm để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng.

  + Đắp đê dọc theo hai bờ các sông.

  + Phân lũ vào các sông nhánh (quy sông Đáy), các vùng trũng đã được chuẩn bị trước.

  + Xây dựng các hồ chứa nước ở thượng lưu sông (hồ Hòa Bình, hồ Thác Bà …)

  + Trồng rừng ở đầu nguồn nước.

  + Nạo vét lòng sông.

- Việc đắp đê lớn dọc các bờ sông ở đồng bằng Bắc Bộ đã phân chia thành bằng nhiều ô trũng, thâp hơn bề mặt đê và nước sông mùa lũ rất nhiều.

Bình luận (0)