Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 12 2017 lúc 14:02

Gia- ve và Giăng Van – giăng có sự đối lập về tính cách, tác giả sử dụng nhiều so sánh, ẩn dụ

* Nhân vật Gia- ve

- Nói những lời cộc lốc, thô bỉ

- Lời nói chưa sự man rợ, điên cuồng như “thú gầm”

- Cặp mắt nhìn như cái móc sắt

- Cái cười ghê tởm, phô ra cả hai hàm răng

→ Phóng đại giúp ta nhìn thấu tỏ nét điển hình của tên ác thú

* Nhân vật Giăng Van- giăng: đẹp đẽ, lí tưởng

- Nhẹ nhàng điềm tĩnh, khi thì thậm hạ giọng

- Như một anh hùng, vị cứu tinh trong mắt Phăng-tin

→ Nhân vật được lãng mạn hóa, trở nên phi thường, hội tụ tình yêu thương

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
31 tháng 1 lúc 22:08

Hành động thể hiện tấm lòng anh hùng cao thượng của Đan-kô: 

+ Động viên, khích lệ mọi người đi tiếp.

+ Không trách cứ mà vẫn yêu mọi người khi bị kết tội.

+ Đan-kô tự xé toang lồng ngực, giơ cao trái tim cháy rực để soi đường cho mọi người. 

+ “luôn luôn đi ở phía trước và trái tim anh vẫn cháy bùng bùng”.

+ Rừng giãn ra nhường lối.

+ Đan-kô bật lên tiếng cười tự hào rồi gục xuống và chết.

→ Có thể thấy, Đan-kô là một người anh hùng cao cả, dũng cảm với tình thương người sâu sắc, anh luôn muốn dẫn dắt và cứu sóng họ, giúp họ thoát ra khỏi nguy hiểm.

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 23:32

Tham khảo!

Đan-kô là một người đẹp trai, mạnh mẽ, can đảm và giàu lòng nhân ái. Anh cố gắng tìm cách dẫn dắt mọi người ra khỏi khu rừng tăm tối. Mặc kệ sự phản bội của đám người anh vẫn hăng hái, tươi tỉnh dẫn mọi người đi. Dù rằng, sâu trong anh vẫn có sự phẫn nộ nhưng vì thương hại mọi người nên ngọn lửa uất giận ấy đã tắt. Anh tha thiết muốn cứu họ.

=> Dù bị những người mình dẫn dắt trách móc, mắng nhiếc tệ bạc nhưng người anh hùng Đan-kô vẫn giàu lòng vị tha: Anh nghĩ rằng không có anh họ sẽ chết nên anh muốn cứu họ, mặc cho họ đối xử với anh tệ thế nào anh vẫn yêu mọi người

 

Hành động của Đan-kô thể hiện tấm lòng anh hùng cao thượng của anh: 

+ Đan-kô tự xé toang lồng ngực, giơ cao trái tim cháy rực để soi đường cho mọi người. 

+ Đan-kô “luôn luôn đi ở phía trước và trái tim anh vẫn cháy bùng bùng”

Sự đánh đổi của anh cuối cùng dẫn dắt đoàn người vượt qua khu rừng tăm tối:

+ Rừng giãn ra nhường lối, “mặt trời rực rỡ”, “biển ánh sáng mặt trời và không khí trong lành”

+ Đan-kô bật lên tiếng cười tự hào rồi gục xuống và chết 

=> Đan-kô là vị anh hùng cao cả, cháy bỏng tình yêu với mọi người, anh luôn muốn dẫn dắt và soi sáng con đường của họ. Bằng cách này, anh ấy đã mang đến cho mọi người sự ấm áp và lòng tốt của mình phát ra từ trái tim rực cháy. 

Bình luận (0)
đây là shin lầy
Xem chi tiết
kinbed
3 tháng 1 2021 lúc 11:31

câu 1:

nội dung: Thánh Gióng là hình tượng anh hùng với ý chí và sức mạnh bảo vệ đất nước vừa thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân về hòa bình.

nghệ thuật: Xây dựng thành công hình tượng người anh hùng Thánh Gióng với những chi tiết kì ảo hấp dẫn, li kì.

câu 2:

 Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì, hoang đường song là biểu tượng về lòng yêu nước và sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. - Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về hình mẫu lí tưởng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm.

câu 3:

Nhân vật Thánh Gióng được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng có tính chất kì ảo:

- Sinh ra khác thường (bà mẹ chỉ ướm vào vết chân lạ mà thụ thai). Thụ thai đến mười hai tháng; ba tuổi mà chẳng biết đi đứng, nói cười.

- Khi sứ giả đến tìm người tài giỏi giúp nhà vua đánh giặc, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc.

- Gióng lớn nhanh như thổi, ăn cơm mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ.

- Giặc đến, Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ cao lớn.

- Ngựa sắt mà hí được, lại phun lửa.

- Nhổ tre ven đường đánh giặc, giặc tan vỡ.

- Khi dẹp xong giặc, Gióng và ngựa sắt từ từ ba lên trời.

- Ngựa phun lửa thiêu cháy một làng, chân ngựa chạy biến thành ao hồ, tre ngả màu vàng óng...

câu 4:

Hội thi dành cho lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi Thánh Gióng trong thời đại mới. Mong muốn thế hệ trẻ hôm nay phát huy được sức mạnh và tinh thần của Thánh Gióng năm xưa.

Hình ảnh Thánh Gióng là hình ảnh của sức mạnh, tinh thần đoàn kết tập thể, của tinh thần chiến thắng rất phù hợp với ý nghĩa của một hội thi thể thao.  

mời bạn tham khảo banhqua!

Bình luận (3)
Linh Le
Xem chi tiết
Thu Hà
1 tháng 5 2016 lúc 8:52

1, ý nghĩa nào z bn?

Bình luận (0)
Chú Tiễu
25 tháng 4 2018 lúc 10:11

thể hiện lòng yêu tiếng mẹ đẻ của mình

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 2:32

Nhân vật thầy Ha-men:

- Trang phục: trang trọng với bộ lễ phục

- Thái độ với học sinh: ân cần, nhẹ nhàng, kiên nhẫn.

- Những lời nói về học tiếng Pháp: Ca ngợi, coi tiếng Pháp là chìa khóa chốn lao tù
- Khi buổi học kết thúc: xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói nên lời, dồn hết tình yêu vào dòng chữ “Nước Pháp muôn năm”.

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
27 tháng 6 2023 lúc 11:19

THAM KHẢO!

1. Mở bài:
- Giới thiệu về tác phẩm, đoạn trích.
- Nêu cảm nhận chung về nhân vật.

2. Thân bài:
* Phân tích đặc điểm nhân vật:
- Là một người thầy tâm huyết, tận tình với nghề:
+ Dù là buổi học cuối cùng, thầy Ha-men vẫn lên lớp dạy như bao ngày trước kia.
+ Thầy nhẹ nhàng, dịu dàng nhắc nhở học trò thay vì giận dữ như mọi khi.
+ Thầy kiên nhẫn giảng giải hết mọi kiến thức cho học trò.
- Là một người có lòng yêu nước, yêu ngôn ngữ dân tộc tha thiết:
+ Thầy nói với học trò về vẻ đẹp của tiếng Pháp.
+ Khi cho học sinh viết tập, thầy đã chuẩn bị "những tờ mẫu mới tinh, trên có viết bằng chữ rông thật đẹp: Pháp, An-dát, Pháp, An-dát."
+ Xúc động mạnh, người nhợt nhạt khi nghe thấy tiếng kèn của lính Phổ vang lên ngoài cửa sổ.
+ Thầy cầm phấn viết lên bảng dòng chữ "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!" rồi sau đó đứng dựa vào tường, chẳng nói một lời mà chỉ giơ tay ra hiệu "Kết thúc rồi... đi đi thôi!".
* Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng "tôi" -> giúp nhân vật bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc một cách chân thực, rõ nét về thầy Ha-men.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo: khắc họa nhân vật thông qua trang phục, cử chỉ, hành động, lời nói.

3. Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 5 2018 lúc 10:10

Đáp án A

Bình luận (0)