Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
nguyễn thị oanh
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Thế
16 tháng 8 2016 lúc 19:29

Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn về những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng  là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.

Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.

thuyet-minh-banh-chung-ngay-tet

Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.

Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.

 

Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..

Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.

Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.

Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.

ĐỐi với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.

Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.

Nguyễn Hữu Thế
16 tháng 8 2016 lúc 19:33

Dân tộc nào cũng có thức ăn truyền thống. Song chưa thấy dân tộc nào có một thức ăn vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời, lại vừa có nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh như bánh chưng, bánh dầy của Việt Nam.

Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng.
Bánh chưng âm giành cho Mẹ, bánh dầy dương giành cho Cha. Bánh chưng bánh dầy là thức ăn trang trọng, cao quí nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.

Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh dầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân.Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: ”Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho”.

Các con trai đua nhau kiếm của con vật lạ, hy vọng được làm vua. Người con trai thứ mười tám của Hùng Vương thứ 6 là Lang Lèo (tên chữ gọi là Tiết Liêu), tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm, không có người mẹ chỉ vẽ cho, nên rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy Thần Đèn bảo: ”Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”.

Lang Lèo (sau có người gọi Lang Liêu) tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp, đậu xanh thật tốt, thịt lợn (heo) ba rọi dày thật tươi.

Đến hẹn, các lang (con vua) đều đem cỗ tới, đủ cả sơn hào hải vị. Lang Lèo chỉ có bánh Dầy bánh Chưng. Vua lấy làm lạ hỏi, ông đem thần mộng tâu lên. Vua nếm bánh, thấy ngon, lại khen có ý nghĩa hay, bèn truyền ngôi cho Lang Lèo, tức đời vua Hùng Vương thứ 7.

Từ đó, cứ đến Têt nguyên đán hay các đám cưới, đám tang, dân gian bắt chước làm theo, sau thành tục lệ để cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất.

Bánh chưng độc đáo, sáng tạo, đậm đà bản sắc dân tộc còn ở những vật liệu và cách gói, cách nấu. Lúa gạo thì tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước, nhiệt đới, nóng và ẩm, được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau, mang tính đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam hay Đông Nam Á. Người Trung Hoa ưa chế biến từ bột mì hơn; người Ấn Độ thì ưa chế biến từ kê…

Thịt lợn hay heo được coi là lành nhất, nên các bệnh viện ngày nay thường chỉ sử dụng lọai thịt heo chứ không dùng thịt bò hay thịt gà là thức ăn chính cho bệnh nhân. Người Việt thích thịt luộc hay nấu. Đậu xanh vừa ngon lành vừa bổ dưỡng. Bánh chưng như thế rất nhiều chất, đặc trưng của các món ăn Việt Nam.

Độc đáo hơn nữa, khi nấu trong một thời gian khá dài thường trên 10 tiếng, phải để lửa râm râm, bánh mới ngon. Nấu bằng lò gas, tuy nhanh, nóng quá cũng sẽ không ngon. Vì được gói bằng lá dong, bánh chưng vừa xanh vừa đẹp, thơm hơn lá chuối. Phải gói thật kín, không cho nước vào trong, bánh mới ngon. Lạt phải buộc thật chật, chắc; gói lỏng tay, ăn không ngon. Song nếu chắc quá, bánh cũng không ngon.

Tuy gọi là luộc (người Việt Nam thích luộc, người Trung Quốc thích quay), song vì nước không tiếp xúc với vật liệu được luộc, nên lại là hình thức hấp hay chưng (chưng cách thủy), khiến giữ nguyên được chất ngọt của gạo, thịt, đậu!

Có lẽ vì cách chế biến bằng chưng, nên mới gọi là bánh chưng. Vì thời gian chưng lâu nên các hạt gạo mềm nhừ quyện lấy nhau, khác hẳn với xôi khi người ta đồ”, khi hạt gạo nhừ quyện vào nhau như thế, người ta gọi bánh chưng rền”. Vì nấu lâu như thế, các vật liệu như thịt (phải là thịt vừa nạc vừa mỡ mới ngon; chỉ thịt nạc, nhân bánh sẽ khô), gạo, đậu đều nhừ. Cũng vì thời gian chưng lâu, khiến các chất như thịt, gạo đậu nhừ, có đủ thời gian chan hòa, ngấm vào nhau, trở thành hương vị tổng hợp độc đáo, cũng mang một triết lý sống chan hòa, hòa đồng của dân tộc ta.

Cách chế biến như thế rất độc đáo, công phu. Bánh chưng nhất là bánh dầy có thể để lâu được. Khi ăn bánh chưng, người ta có thể chấm với các lọai mật hay với nước mắm thật ngon, giàu chất đạm; cũng có thể ăn thêm với củ hành muối, củ cải dầm hay dưa món… Dân Bắc Ninh xưa thích nấu bánh chưng, nhân vừa thịt vừa đường!

Bánh chưng, bánh dầy quả thật là một món ăn độc đáo có một không hai của dân tộc. Bánh chưng là một trong những bằng chứng cụ thể chứng tỏ văn hóa ẩm thực Việt Nam có nhiều tiềm năng khiến Việt Nam trở thành một cường quốc về văn hóa ẩm thực!

NT Ánh
16 tháng 8 2016 lúc 19:44

Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn về những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng  là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.

Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.

thuyet-minh-banh-chung-ngay-tetThuyết minh về bánh chưng ngày Tết-Văn lớp 8

Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.

Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.

 

Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..

Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.

Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.

Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.

ĐỐi với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.

Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.

Thục Quyên Ngô
Xem chi tiết
vũ linh nhi
Xem chi tiết
minh nguyet
26 tháng 10 2021 lúc 22:13

Em tham khảo:

Dân tộc nào cũng có thức ăn truyền thống. Song chưa thấy dân tộc nào có một thức ăn vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời, lại vừa có nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh như bánh chưng, bánh giầy của Việt Nam.

Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dày hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng.

Bánh chưng âm dành cho Mẹ, bánh dày dương dành cho Cha. Bánh chưng bánh dày là thức ăn trang trọng, cao quí nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.

Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh dầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân.Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: ”Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho”.

Các con trai đua nhau kiếm của con vật lạ, hy vọng được làm vua. Người con trai thứ mười tám của Hùng Vương thứ 6 là Lang Lèo (tên chữ gọi là Tiết Liêu), tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm, không có người mẹ chỉ vẽ cho, nên rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy Thần Đèn bảo: ”Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”.

Lang Lèo (sau có người gọi Lang Liêu) tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp, đậu xanh thật tốt, thịt lợn (heo) ba rọi dày thật tươi. Đến hẹn, các lang (con vua) đều đem cỗ tới, đủ cả sơn hào hải vị. Lang Lèo chỉ có bánh dầy bánh Chưng. Vua lấy làm lạ hỏi, ông đem thần mộng tâu lên. Vua nếm bánh, thấy ngon, lại khen có ý nghĩa hay, bèn truyền ngôi cho Lang Lèo, tức đời vua Hùng Vương thứ 7. Từ đó, cứ đến Tết nguyên đán hay các đám cưới, đám tang, dân gian bắt chước làm theo, sau thành tục lệ để cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất.

Bánh chưng độc đáo, sáng tạo, đậm đà bản sắc dân tộc còn ở những vật liệu và cách gói, cách nấu. Lúa gạo thì tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước, nhiệt đới, nóng và ẩm, được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau, mang tính đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam hay Đông Nam Á. Người Trung Hoa ưa chế biến từ bột mì hơn; người Ấn Độ thì ưa chế biến từ kê… Thịt lợn hay heo được coi là lành nhất, nên các bệnh viện ngày nay thường chỉ sử dụng loại thịt heo chứ không dùng thịt bò hay thịt gà là thức ăn chính cho bệnh nhân. Người Việt thích thịt luộc hay nấu. Đậu xanh vừa ngon lành vừa bổ dưỡng. Bánh chưng như thế rất nhiều chất, đặc trưng của các món ăn Việt Nam. Độc đáo hơn nữa, khi nấu trong một thời gian khá dài thường trên 10 tiếng, phải để lửa râm râm, bánh mới ngon. Nấu bằng lò gas, tuy nhanh, nóng quá cũng sẽ không ngon. Vì được gói bằng lá dong, bánh chưng vừa xanh vừa đẹp, thơm hơn lá chuối. Phải gói thật kín, không cho nước vào trong, bánh mới ngon. Lạt phải buộc thật chặt, chắc; gói lỏng tay, ăn không ngon. Song nếu chắc quá, bánh cũng không ngon.

Tuy gọi là luộc (người Việt Nam thích luộc, người Trung Quốc thích quay), song vì nước không tiếp xúc với vật liệu được luộc, nên lại là hình thức hấp hay chưng (chưng cách thủy), khiến giữ nguyên được chất ngọt của gạo, thịt, đậu!

Có lẽ vì cách chế biến bằng chưng, nên mới gọi là bánh chưng. Vì thời gian chưng lâu nên các hạt gạo mềm nhừ quyện lấy nhau, khác hẳn với xôi khi người ta “đồ”, khi hạt gạo nhừ quyện vào nhau như thế, người ta gọi bánh chưng “rền”. Vì nấu lâu như thế, các vật liệu như thịt (phải là thịt vừa nạc vừa mỡ mới ngon; chỉ thịt nạc, nhân bánh sẽ khô), gạo, đậu đen nhừ. Cũng vì thời gian chưng lâu, khiến các chất như thịt, gạo đậu nhừ, có đủ thời gian chan hòa, ngấm vào nhau, trở thành hương vị tổng hợp độc đáo, cũng mang một triết lý sống chan hòa, hòa đồng của dân tộc ta. Cách chế biến như thế rất độc đáo, công phu. Bánh chưng nhất là bánh dầy có thể để lâu được. Khi ăn bánh chưng, người ta có thể chấm với các loại mật hay với nước mắm thật ngon, giàu chất đạm; cũng có thể ăn thêm với củ hành muối, củ cải dầm hay dưa món… Dân Bắc Ninh xưa thích nấu bánh chưng, nhân vừa thịt vừa đường!

 

Bánh chưng, bánh dầy quả thật là một món ăn độc đáo có một không hai của dân tộc. Bánh chưng là một trong những bằng chứng cụ thể chứng tỏ văn hóa ẩm thực Việt Nam có nhiều tiềm năng khiến Việt Nam trở thành một cường quốc về văn hóa ẩm thực!

Vân Trường Phạm
Xem chi tiết
Smile
10 tháng 3 2021 lúc 21:37

BẠn tham khảo nhé!!

Câu 1 viết một đoạn văn thuyết minh ngắn về thánh địa Mỹ Sơn.

Chămpa là một dân tộc sinh sống lâu đời trên dải đất miền Trung Việt Nam. Trong lịch sử phát triển, với văn hóa bản địa đặc sắc của mình cùng với mối giao lưu rộng rãi đa chiều với nhiều nền văn hóa khác nhau người Chăm đã sáng tạo nên một nền văn hoá đa dạng và độc đáo. Họ đã để lại cho chúng ta một quần thể  kiến trúc đền tháp đồ sộ và những tác phẩm điêu khắc có giá trị nghệ thuật cao.

Trong số đó, khu di tích đền tháp Mỹ Sơn là một minh chứng điển hình nhất cho một nền văn hóa champa phát triển rực rỡ trong quá khứ – Mỹ Sơn đã được UNESSCO công nhận là DSVHTG năm 1999.

Tôn giáo chính của người Chăm là Ấn Độ giáo, thờ ba vị là Brahma – Visnu – Siva, trong đó Siva được tôn sùng hơn cả. Ngoài ra Phật giáo cũng là tôn giáo của người Chăm. Chính hai tôn giáo này có ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc đền tháp của người Chăm nói chung và khu đèn tháp Mỹ sơn nói riêng.

Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn nay thuộc huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km, là tổ hợp gần 70 công trình lớn nhỏ, 

trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Ban đầu, vào thế kỉ thứ IV đền tháp Mỹ Sơn được xây dựng bằng gỗ để thờ thần Siva. nhưng vào thế kỉ VII, đã xây dựng lại ngôi đền bằng những vật liệu bền vững hơn còn tồn tại đến ngày nay.

Để có một cái nhìn khái quát hơn về thánh địa mỹ sơn mời các bạn cùng nhìn vào sơ đồ tổng quát trên đây. Các công trình kiến trúc Mỹ Sơn được chia ra làm các nhóm chính để tiện trong việc nghiên cứu. Do điều kiện thời gian, hôm nay chúng ta tìm hiểu nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm pa tại khu C và khu B.

Nhưng trước đề cập đến các đối tượng cụ thể, HDV xin điểm lại những nét kiến trức đặc trưng chung của thánh địa Mỹ Sơn. Mỹ Sơn có các công trình đại diện cho các phong cách  nghệ thuật kiến trúc Chăm pa phát triển liên tục từ thế kỷ thứ 7 – 13 bao gồm: phong cách Mỹ sơn E1, phong cách Hoà Lai, phong cách Đông Dương, phong cách Mỹ Sơn A1, phong cách Bình Định.

Đền tháp Chăm thường có cửa quay về hướng đông – hướng của thần Siva ngự trị. Nhưng tại Mỹ sơn vẫn có một vài ngôi tháp quay về hướng tây hoặc có cả 2 cửa trổ về 2 hướng đông tây biểu hiện tư tưởng hướng về thế giới bên kia của những vị vua sau khi chết đựơc phong thần và để tỏ lòng hoài niệm tổ tiên. Mỗi khu đền tháp đều có một tháp chính và các tháp nhỏ xung. Ngôi đền chính tượng trưng cho ngọn núi Meru- trung tâm vũ trụ, nơi hội tụ của thần linh.

Mỗi tháp có 3 phần: chân tháp, mình tháp và đỉnh tháp, tượng trưng cho 3 vị thần: Brahma, Vishnu, Siva tương ứng với 3 thế giới: thế giới trần tục, thế giới tâm linh và thế giới thần linh.

Nhìn chung, các công trình kiến trúc nơi đây đều được xây dựng bằng gạch nung và có thể là đá sa thạch. Những viên gạch được chồng khít lên nhau mà không thấy một lớp vôi vữa nào. Hiện có rất nhiều giả thuyết về kỹ thuật xây dựng tháp Chăm: xây dựng bằng gạch chưa nung hoặc dùng vữa bằng bột đất sét nơi gạch được xây dựng để xây tháp hoặc xây tháp bằng phương pháp mài,.. Tuy nhiên, cho đến ngày nay thì kỹ thuật xây dựng tháp vẫn là một điều bí ẩn.

Trong thánh địa Mỹ Sơn thì khu C là tiêu biểu nhất cả về diện tích, cảnh quan, số lượng, chất lượng của đền tháp, bia kí . Các tác phẩm điêu khắc ở đây vô cùng phong phú đa dạng. 

Trong nhóm đền tháp C, tháp C1 là ngôi điện thờ chính. Cấu trúc gồm 2 phần tiền sảnh và thân tháp đều có mái cong giống nhau – mái cong hình yên ngựa.

Hai bên các cửa giả quanh thân tháp, có 6 cặp trụ ốp ghép; giữa hai trụ ốp có hình người đứng chắp tay dưới vòm cuốn. Những tượng người được thể hiện quanh tháp đều có khuôn mặt thanh tú và trang phục truyền thống của người Chăm.

Nếu C1 đại diện tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Mỹ sơn A1 (TK10) thì tháp B1 đại diện cho phong cách Bình Định (TK12-13). Đây cũng là ngôi tháp duy nhất tại Mỹ sơn được xây dựng bằng đá.

Thoạt đầu ngôi đền được xây dựng bằng gạch, sau đó do biến cố lịch sử nó đã bị sụp đổ. Đến thế kỷ XIII, nó được xây dựng lại bằng đá Sa Thạch, nhưng vì một lý do nào đó mà ngôi tháp này đã không được hoàn thành, hiện chỉ còn các chân đế, trụ đá với các họa tiết hoa sen cùng với các bi ký trên đá bằng chữ phạn còn rất rõ nét.  Hiện mỗi cạnh của tháp B1 dài hơn 10m và như vậy, nếu xây dựng hoàn chỉnh có lẽ B1 đã trở thành ngôi tháp lớn nhất Mỹ Sơn.

Còn đây là bệ thờ Linga – Yoni lớn trong Kalan B1, thờ vua thần Sivana-Bhadresvara, vị thần bảo hộ cho Thánh địa Mỹ Sơn. Theo Ấn độ giáo thì linga (tức sinh thực khí nam) kết hợp với yoni (sinh thực khí nữ) được coi là sự hòa nhập âm dương là nguồn gốc sản sinh ra vạn vật.  Vì vậy, việc thờ linga và yoni là biểu tượng cho tín ngưỡng phồn thực của người Chăm.

Khu đền tháp Mỹ sơn là một kiệt tác về tài năng sáng tạo của con người, là bằng chứng sống động và độc đáo về truyền thống văn hóa của nền văn minh Chăm pa. Nó thể hiện sự tài tình của người Chăm pa trong kiến trúc, xây dựng và điêu khắc không thể bắt chước hay sao chép. Vì vậy, việc gìn giữ bảo vệ ngày càng trở nên cấp thiết và hy vọng rằng trong số chúng ta sẽ đóng góp một phần công sức trong tương lai.

Để tìm hiểu thêm về nghệ thuật điêu khắc Chăm pa, quý khách có thể đến tham quan và nghiên cứu tại Bảo tàng điêu khắc Chăm tại Đà nẵng. Bây giờ, quý khách có 40ph để tiếp tục tham quan, chụp ảnh và thưởng thức nghệ thuật múa chăm.

 

Câu 2 Viết đoạn văn thuyết minh ngắn về bánh chưng ngày tết.

Trong những ngày xuân đến rộn ràng, lòng người náo nức mừng dịp Tết Nguyên Đán, chúng ta lại nghĩ đến những món ăn đậm đà bản sắc dân tộc. Và bánh chưng là một món ăn không thể thiếu trong số đó.

Bánh chưng từ lâu đã là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Tương truyền rằng vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, nhà vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu xuân, vua cha họp các hoàng tử lại và yêu cầu họ đem dâng lên thứ mà họ cho là quý nhất để cúng lên bàn thờ tổ tiên nhân ngày đầu xuân. Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hi vọng mình được vua cha truyền ngôi. Trong khi đó, người con trai thứ mười tám của Hùng Vương là Lang Liêu có tính tình hiền hậu, sống gần gũi với người nông dân lao động nghèo khổ nên chàng lo lắng không có gì quý giá để dâng lên vua cha. Một hôm, Lang Liêu nằm mộng thấy có một vị thần đến chỉ bảo cho cách làm một loại bánh từ lúa gạo và những thức có sẵn gần gũi với đời sống hằng ngày. Tỉnh dậy, chàng vô cùng mừng rỡ làm theo cách chỉ bảo của thần. Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem những thứ sơn hào hải vị đến, còn Lang Liêu chỉ có hai loại bánh như lời thần mách bảo. Vua Hùng lấy làm lạ bèn hỏi, chàng đem chuyện thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của bánh. Vua cha nếm thử, thấy ngon, khen có ý nghĩa, bèn đặt tên cho bánh là bánh chưng và bánh giày, rồi truyền ngôi lại cho chàng.

Cách thức làm bánh rất đơn giản. Nguyên liệu làm bánh bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Những nguyên liệu ấy vừa dễ kiếm lại vừa giàu ý nghĩa. Vật trong trời đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Gạo nếp thường dùng là gạo thu hoạch vụ mùa. Gạo vụ này có hạt to, tròn, đều và thơm dẻo hơn các vụ khác. Đỗ xanh thường được chọn lựa công phu. Sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi, hạt lép, phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ bằng sành là tốt nhất. Thịt lợn nên chọn thịt lợn ỉn được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công (nuôi chuồng hoặc nuôi thả, thức ăn bằng cám rau tự nhiên, không dùng thuốc tăng trọng hoặc thức ăn gia súc). Khi chọn thịt thì lấy thịt ba chỉ vừa có mỡ vừa có nạc, khiến nhân bánh vừa có vị béo đậm đà, không khô bã. Ngoài ra còn cần các gia vị như hạt tiêu, hành củ dùng để ướp thịt làm nhân; muối dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh và ướp thịt. Đặc biệt thịt ướp không nên dùng nước mắm vì bánh sẽ chóng bị ôi thiu. Lá để gói bánh thường là lá dong tươi. Lá thì chọn lá dong rừng bánh tẻ, to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt. Tuy nhiên, tùy theo địa phương, dân tộc, điều kiện và hoàn cảnh, lá gói bánh có thể là lá chít, hoặc vừa là lá dong vừa là lá chít. Lạt buộc bánh chưng thường dùng lạt giang được làm từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm nước muối hay hấp cho mềm trước khi gói.

Trước khi làm bánh cần có sự chuẩn bị sơ chế nguyên liệu kĩ lưỡng. Lá dong phải rửa từng lá thật sạch hai mặt và lau khô. Tiếp đó dùng dao bài cắt lột bỏ bớt cuống dọc sống lưng lá để lá bớt cứng. Gạo nếp nhặt loại bỏ những hạt gạo khác lẫn vào, vo sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối trong khoảng thời gian 12-14 giờ, tùy loại gạo và tùy thời tiết, sau đó vớt ra để ráo. Có thể xóc muối với gạo sau khi ngâm thay vì ngâm trong nước muối. Đỗ xanh làm dập vỡ thành các mảnh nhỏ, ngâm nước ấm 40° trong hai giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo. Thịt lợn đem rửa để ráo, cắt thịt thành từng miếng cỡ từ 2,5-3 cm, sau đó ướp với hành tím xắt mỏng, muối tiêu hoặc bột ngọt để khoảng hai giờ cho thịt ngấm. Khi làm bánh, trước hết phải xếp lạt giang một cách hợp lý rồi trải lá dong trước. Sau đó mới trải một lớp gạo rồi đến một lớp đỗ, đặt thịt vào giữa làm nhân rồi lại trải tiếp một lớp đỗ, một lớp gạo. Sau khi quấn lá chặt lại thì dùng lạt buộc chắc chắn.

Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giày, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa: bánh chưng màu xanh lá cây, hình vuông tượng trưng cho đất, bánh giày tượng trưng cho trời. Tuy nhiên, theo một số học giả nổi tiếng, bánh chưng nguyên thủy có hình tròn và dài, giống như bánh tét, đồng thời bánh chưng và bánh giày còn tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam. Bánh thường được làm vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch. Thiếu bánh chưng ắt sẽ không thành cái Tết hoàn chỉnh: “Thịt mỡ bánh chưng xanh, dưa hành câu đối đỏ”. Hơn thế, gói và luộc bánh chưng, ngồi canh bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi khi tết đến xuân về.

Là loại bánh có lịch sử lâu đời nhất trong ẩm thực truyền thống Việt Nam, còn được sử sách nhắc lại bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt. Sự ra đời và tục lệ làm bánh chưng ngày Tết muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hóa lúa nước. Theo thời gian, nền văn minh công nghiệp đang dần được hình thành, song ý nghĩa và vai trò của chiếc bánh chưng thì vẫn còn nguyên vẹn.

 


 

nguyễn thị oanh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thái Vân
17 tháng 8 2016 lúc 14:57

là sao phải thuyết minh về bánh chưng và cách làm á

_silverlining
5 tháng 11 2016 lúc 20:59

Bài làm

Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn về những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.

Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.

thuyet-minh-banh-chung-ngay-tet

Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết-Văn lớp 8

Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.

Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.

Loading...

 

Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..

Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.

Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.

Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.

ĐỐi với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.

Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.

Vũ Như Quỳnh
4 tháng 7 2022 lúc 15:13

Trong dân gian, mỗi dịp xuân về người ta vẫn thường nghe câu:

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh

Vâng đúng vậy, bánh chưng luôn là món ăn thân thuộc trong bữa cơm của gia đình Việt mỗi dịp tết đến, xuân về. Đây là món ăn có bề dày lịch sử lâu đời trong thực đơn ẩm thực của đất nước ta. Bánh chưng còn được dùng để cúng gia tiên thay cho lời biết ơn sâu sắc của mỗi người con nhớ về nguồn cội, là lời cảm tạ trời đất đã phù hộ cho một năm mưa thuận gió hòa. Bánh chưng thực sự là món bánh có ý nghĩa và giá trị vô cùng to lớn.

Bánh chưng luôn được biết đến là loại bánh truyền thống của dân tộc Việt thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với thế hệ cha ông đi trước. Bánh chưng đã có nguồn gốc từ lâu đời.  Tương truyền rằng vào đời vua Hùng thứ sáu, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, nhà vua có ý định truyền ngôi lại cho các con. Nhân dịp đón xuân sang, vua cha họp các hoàng tử lại và yêu cầu họ đem dâng lên thứ mà họ cho là quý nhất để cúng lên bàn thờ tổ tiên nhân ngày đầu xuân. Đây như là một thử thách quyết định ai sẽ là người kế nhiệm ngôi vua nên các hoàng tử đua nhau tìm kiếm những của ngon, vật lạ trên trời, dưới biển để dâng lên vua cha. Trong khi đó, người con trai thứ mười tám của Hùng Vương là Lang Liêu – 1 người hiền lành, sống gần gũi với người nông dân lao động nghèo khổ nên chàng lo lắng không có gì quý giá để dâng lên vua cha. Một đêm nọ, Lang Liêu nằm mộng thấy có một vị thần đến chỉ bảo cho cách làm một loại bánh từ lúa gạo và những thức có sẵn gần gũi với đời sống hằng ngày. Tỉnh dậy, chàng vô cùng mừng rỡ làm theo cách chỉ bảo của thần. Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem những thứ sơn hào hải vị đến, còn Lang Liêu chỉ có hai loại bánh nhìn rất đơn giản. Vua Hùng lấy làm lạ bèn hỏi và được Lang Liêu giải thích ý nghĩa của bánh này. Vua cha nếm thử, thấy ngon, lạ và có ý nghĩa sâu sắc nên đã đặt tên cho món bánh của Lang Liêu là bánh chưng và bánh dày rồi truyền ngôi lại cho hoàng tử Lang Liêu. Kể từ ngày đó, bánh chưng ra đời và hiện diện trong mâm cỗ tết của mỗi gia đình Việt cho đến nay.

Bánh chưng хanh có hình dáng ᴠuông ᴠức, phân biệt rạch ròi ᴠới bánh Tét dài ở một ѕố ᴠùng miền. Bánh ᴠuông tượng trưng cho đất, những mong năm mới mùa màng bội thu, ᴠạn ᴠật ѕinh ѕôi, nảу nở, nhân dân có cuộc ѕống bình уên, ấm no ᴠà hạnh phúc.

Bên ngoài хanh lá dong хanh

Bên trong nếp đỗ mỡ hành hạt tiêu

Gói nghĩa tình, gói уêu thương

Dẻo thơm từ thuở Lang Liêu tới giờ.

Như ᴠậу, gói bánh chưng không đơn thuần chỉ là gói ghém các nguуên liệu, mà còn là gói nghĩa tình, gói cả уêu thương giữa con người ᴠới con người.

Để làm một chiếc bánh chưng ngon thì khâu chuẩn bị nguyên liệu rất quan trọng. Nguyên liệu để làm nên bánh rất đơn giản, quen thuộc và dễ tìm bao gồm: gạo nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ, hành và một số gia vị tẩm ướp như muối, hạt tiêu,... Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kỹ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần gạo nếp, để bánh ngon và dẻo thì chúng ta nên chọn những hạt tròn lẳn, đều hạt, không bị mốc, khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Gạo nếp mua về sàng qua, nhặt hết sạn đem đi ngâm trước 8 tiếng, khi nào chuẩn bị gói thì vớt gạo ra để ráo nước và xóc cùng với một ít muối.Đậu xanh chọn những hạt đều, có màu vàng đậm. Đậu đem đi vo sạch, nấu nhừ lên, giã nguyễn và vo lại thành những cục tròn để làm nhân. Thịt lợn nên chọn phần ba chỉ vừa có cả mỡ cả nạc, nếu chỉ chắc nạc thì khi ăn bánh sẽ rất khô thiếu vị béo ngậy của mở nhưng nếu mỡ quá nhiều thì khi ăn rất nhanh ngán. Thịt lợn được đem rửa sạch, cắt thành những miếng dài, ướp gia vị gồm muối ăn hoặc mắm, hạt tiêu cùng hành khô băm nhỏ.. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong. Lá gói bánh cần lành lặn, không bị rách, không bị héo và có màu xanh đậm. Lá dong sau khi được chọn sẽ đem đi rửa sạch với nước. Khi rửa nên đặt lên cái mâm và dùng giẻ lau sạch hai mặt để tránh làm lá bị rách. Lá rửa xong đem phơi khô cho ráo nước, nên phơi lá nơi râm mát cho hơi héo để khi gói dễ hơn, tránh lá quá giòn dễ gãy lá. Bên cạnh đó, lạt buộc bánh chưng cũng là một thứ cần chuẩn bị, lạt thường dùng lạt giang được làm từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm nước muối hay hấp qua cho mềm trước khi gói. Tất cả được chuẩn bị và bày sẵn chờ người gói.

Sau quá trình chuẩn bị sẽ chuyển sang giai đoạn gói bánh, giai đoạn rất cần sự tính toán và đôi bàn tay khéo léo của người gói để bánh sau khi luộc được mềm, ngon, đẹp và không bị phèo nếp ở các góc. Đầu tiên lá được trải lên mâm đong một bát gạo đầy đổ vào, dàn đều rồi đổ tiếp nửa bát đỗ, xếp thịt vào trong, tiếp đến đổ thêm nửa bát đỗ lên và cho thêm 1 bát gạo nữa. Ta gạt cho gạo che kín đỗ và thịt rồi nhẹ nhàng bẻ bốn góc cho lá vuông các góc và siết chặt các dây lạt thì đã có một chiếc bánh chưng hoàn thiện. Cái khó là ở chỗ, người gói phải nới lỏng sao cho bánh vuông mà không bị chặt quá cũng hư lỏng quá. Bởi nếu chặt quá, phần bánh sẽ chín không đều hoặc dẫn đến bánh không chín được. Còn nếu lỏng quá, các lớp nguyên liệu của bánh sẽ không cố định và lẫn lộn vào nhau gây mất thẩm mĩ cũng như mất ngon. Gói bánh có được đẹp hay không là dựa vào tay nghề của người gói bánh.

Công đoạn gói bánh đã xong đến khâu cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng. Đó chính là luộc bánh. Bánh sau khi gói xong được xếp ngay ngắn vào nỗi, đổ ngập nước và nhen lửa cháy vừa đủ để bánh được chín đều. Nếu đun bánh với lửa quá to sẽ khiến cho bánh dễ bị nhão bên ngoài nhưng phần nhân và gạo bên trong thường bị sống, khi ăn sẽ mất đi vị ngon, dẻo của miếng bánh. Bánh thường được nấu thời gian từ 8 đến 10 tiếng tùy thuộc vào lượng bánh trong nồi, cách vài tiếng cần thay nước để bánh có thể xanh ngon hơn và sau đó ta ngồi đợi nồi bánh chưng thơm lừng chín.Cũng bởi thời gian luộc lâu ᴠà cần ѕự tỉ mỉ khi luộc nên ngồi trông nồi bánh chưng chiều 30 tết cũng trở thành một nét đẹp trong ᴠăn hóa của người Việt, đặc biệt là tuổi thơ của những đứa trẻ. Khi bánh gần chín, mùi thơm của gạo nếp quуện ᴠới lá хong, thịt mỡ, dưa hành… khiến chúng đứng ngồi không уên, háo hức ngóng những chiếc bánh thơm ngon ra lò. Bởi thế mà khi lớn lên đi хa хứ mưu ѕinh, mỗi độ Tết đến, dù đang ở đâu, lòng những người con luôn hướng ᴠề quê nhà, ᴠề nguồn cội.Bánh chưng хanh của người Việt trở thành món ẩm thực truуền thống không thể thiếu trong ngàу Tết. Nhiều người Việt ở nước ngoài không có điều kiện ᴠề quê ăn tết cũng đã ngồi bên nhau, хúng хính chuẩn bị nguуên liệu ᴠà gói bánh. Bởi ᴠậу mới nói, từ khâu gói bánh đến luộc bánh chưng đều thể hiện ѕự ѕum ᴠầу, đầm ấm: gói bánh gói cả уêu thương.

Giai đoạn cuối cùng là vớt bánh ra sau khi bánh chín, bánh được thả vào chậu nước lạnh để bánh được săn hơn và mang đi ra ép cho bớt nước với bánh chưng vuông, với bánh chưng dài thì sẽ dùng rơm để lăn bánh tạo thêm độ dền nhất định, chỉnh lại cho đẹp đặt vào đĩa trang trọng dâng lên bàn thờ để thắp hương cho ông bà, tổ tiên. Có những gia đình cẩn thận hơn thì sẽ dùng những chiếc lá dong tươi gói lại bên ngoài chiếc bánh để có được màu xanh hút mắt của lá dong. Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc, vì theo sự tích Lang Liêu khi xưa thì bánh chưng có hình vuông là biểu tượng cho mặt đất. Vì vậy, đặt những chiếc bánh chưng trên bàn thờ tổ tiên như cách để ghi nhớ, tôn kính, biết ơn của mình đối với những người thân đã khuất của mình.

Ngoài ra, những chiếc bánh chưng còn được dùng làm quà để đi biếu, làm quà mỗi dịp Tết. Đây cũng là một phong tục của người Việt Nam. Tết đến, mọi người sẽ đi tết những người thân trong gia đình, những người bạn bè những món quà chúc Tết, và trong món quà ấy, nếu có những chiếc bánh chưng thì người nhận sẽ cảm thấy rất vui. Bởi không phải giá trị vật chất mà người nhận ở đây đã cảm nhận được một món quà tinh thần đầy ý nghĩa, nó gần gũi và rất mực thân quen như chính mối quan hệ gắn bó giữa người tặng và người nhận vậy. Trong bữa cơm ngày Tết, những miếng bánh chưng thơm dịu hương vị của lúa nếp, vị ngọt thanh của đỗ xanh, vị đậm đà của những miếng thịt mỡ khiến cho bữa cơm ngày tết thêm ấm áp, chan hòa không khí sum vầy, đoàn viên.

Khi хã hội ngàу càng phát triển, đời ѕống ᴠật chất ᴠà tinh thần càng no đủ, tươm tất, mâm cỗ ngàу Tết của người Việt càng trở nên phong phú, hấp dẫn. Thế nhưng, bánh chưng ᴠẫn là một món bánh cổ truуền không thể thiếu. Hơn cả một món ăn thông thường, bánh chưng là bản ѕắc ᴠăn hóa, là nét đẹp ẩm thực, là ᴠăn minh lâu đời của dân tộc Việt Nam. Đó còn là tình уêu thương, gắn kết giữa cho người ᴠới con người được truуền tụng từ quá khứ đến hiện tại ᴠà mãi mãi ᴠề ѕau.

 

ly trần
Xem chi tiết
châu_fa
12 tháng 3 2023 lúc 19:35

tham khảo:

1. Dàn ý thuyết minh về bánh chưng

1. Mở bài

Giới thiệu vài nét đơn giản về bánh chưng.

2. Thân bài

– Nguồn gốc bánh chưng

Bánh chưng được ra đời từ rất lâu, loại bánh này có liên quan đến Lang Liêu trong thời vua Hùng Vương thứ 6, đây chính là người đã làm ra. Bánh chưng luôn muốn nói rằng sự quan trọng vai trò hết sức lớn lao của nền văn minh lúa nước.

 

– Ý nghĩa của loại bánh này

Bánh chưng mô phỏng và tượng trưng cho đất, nhắc nhớ con người phải biết ơn mảnh đất đã nuôi sống chúng ta.

– Cách làm thế nào

Chuẩn bị nguyên liệu:

+ Lá dong, lá chuối dùng gói bánh

+ Gạo nếp ngon

+ Thịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh

Thực hiện:

+ Công đoạn gói bánh

+ Công đoạn luộc bánh

+ Công đoạn ép và bảo quản bánh khi bánh chưng đã chín.

Bánh chưng dùng làm gì?

+ Bánh chưng để biếu cho người thân, bạn bè.

+ Dùng chiêu đãi khách đến nhà.

+ Thờ cúng tổ tiên trong ngày tết.

– Tầm quan trọng, vị thế của bánh chưng

3. Kết bài

Bánh chưng loại bánh có truyền thống lâu đời trong lịch sử dân tộc, trải qua hàng nghìn năm bánh vẫn không có nhiều sự thay đổi và vẫn giữ nguyên tinh thần đến ngày nay. Bánh chưng vẫn là nét đẹp trong ẩm thực và nhắc nhở con người về nền văn minh lúa nước.

Nguyễn Tuệ Minh
Xem chi tiết
✟şin❖
25 tháng 2 2021 lúc 20:49

1. Mở bài

  

Giới thiệu vài nét đơn giản về bánh chưng.

2. Thân bài

– Nguồn gốc bánh chưng

Bánh chưng được ra đời từ rất lâu, loại bánh này có liên quan đến Lang Liêu trong thời vua Hùng Vương thứ 6, đây chính là người đã làm ra. Bánh chưng luôn muốn nói rằng sự quan trọng vai trò hết sức lớn lao của nền văn minh lúa nước.

– Ý nghĩa của loại bánh này

Bánh chưng mô phỏng và tượng trưng cho đất, nhắc nhớ con người phải biết ơn mảnh đất đã nuôi sống chúng ta.

– Cách làm thế nào

Chuẩn bị nguyên liệu:

+ Lá dong, lá chuối dùng gói bánh

+ Gạo nếp ngon

+ Thịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh

Thực hiện:

+ Công đoạn gói bánh

+ Công đoạn luộc bánh

+ Công đoạn ép và bảo quản bánh khi bánh chưng đã chín.

Bánh chưng dùng làm gì?

+ Bánh chưng để biếu cho người thân, bạn bè.

+ Dùng chiêu đãi khách đến nhà.

+ Thờ cúng tổ tiên trong ngày tết.

– Tầm quan trọng, vị thế của bánh chưng

3. Kết bài

Bánh chưng loại bánh có truyền thống lâu đời trong lịch sử dân tộc, trải qua hàng nghìn năm bánh vẫn không có nhiều sự thay đổi và vẫn giữ nguyên tinh thần đến ngày nay. Bánh chưng vẫn là nét đẹp trong ẩm thực và nhắc nhở con người về nền văn minh lúa nước.

 Lập dàn ý thuyết minh về bánh chưng ngày tết mẫu 2

a) Mở bài: Giới thiệu khái quát về loại bánh chưng

b) Thân bài:

– Nguồn gốc của bánh chưng: Liên quan đến hoàng tử Lang Liêu của vua Hùng Vương thứ 6, nhắc nhở con cháu nhớ đến truyền thống dân tộc và coi trọng nền văn minh lúa nước.

– Quan niệm về loại bánh này: Bánh chưng thì tượng trưng cho đất, nhắc sự biết ơn. Tôn trọng mảnh đất đã nuôi sống con người Việt Nam cũng như nhấn mạnh nền văn minh lúa nước của dân tộc.

– Quá trình chuẩn bị nguyên liệu:

Lá dong, lá chuốiGạo nếp thơm ngonThịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh

– Quá trình chế biến:

Gói bánhLuộc bánhÉp và bảo quản sau khi bánh chín

– Sử dụng bánh

Chọn bánh đẹp để đặt cúng trên bàn thờ tổ tiênLàm quà biếu cho người thânDùng để đãi kháchDùng để dùng trong gia đình

– Vị trí của bánh trong ngày tết

c) Kết bài

Ý nghĩa của bánh chưng trong văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam

Lập dàn ý thuyết minh về bánh chưng ngày tết mẫu 3

Mở bài: Chúng ta giới thiệu khái quát về loại bánh chưng trong ngày Tết

Thân bài:

– Nguồn gốc của bánh chưng

– Quan niệm về loại bánh chưng

– Quá trình chuẩn bị nguyên liệu: Lá dong, lá chuối, gạo nếp thơm ngon, thịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh.

– Quá trình chế biến: Gói bánh, luộc bánh, ép và bảo quản sau khi bánh chín.

– Sử dụng bánh

– Chọn bánh đẹp để đặt cúng trên bàn thờ tổ tiên

– Làm quà biếu cho người thân

– Dùng để đãi khách

– Để dùng trong gia định

– Vị trí của bánh trong ngày tết

Kết bài:

Ý nghĩa của bánh chưng trong văn hóa và cảm nghĩ của bạn

Trần Mạnh
25 tháng 2 2021 lúc 20:51

Mở bài

Giới thiệu một số nét: Bánh chưng là một món ăn dân tộc truyền thống của người Việt Nam, có nguồn gốc lịch sử hàng ngàn năm và vẫn luôn được lưu giữ đến hiện tại – tương lai, là đặc trưng của ngày Tết cổ truyền…

Thân bài

Nguồn gốc

Bánh chưng gắn liền với sự tích “Bánh chưng Bánh dày” của chàng hoàng tử Lang Liêu – đời vua Hùng thứ 6. Trong một giấc mơ, có một vị thần đã nói cho chàng cách làm bánh từ gạo nếp. Hôm sau chàng đã làm Bánh chưng – Bánh dày để dâng lên vua cha với ý nghĩa bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dày tượng trưng cho trời, nhân bánh là vạn vật sinh sôi. Vua cha thấy bánh ngon và ý nghĩa đã truyền ngôi cho Lang Liêu, và bánh chưng cũng ra đời từ đó.

 

Cách làm

– Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Gạo nếp loại ngonThịt mỡ (nên là thịt ba chỉ)Đỗ xanh đã xay vỏLá dong hoặc lá chuối để gói bánhLạt buộcGia vị: tiêu, đường, muối, hành củ…

– Thực hiện:

Công đoạn gói bánh: xếp lá dong so le nhau, cho một bát gạo nếp rồi đến nửa bát đỗ xanh, đặt thịt lên trên và đổ đỗ xanh, gạo nếp lên trên, sao cho gạo nếp phủ kín đỗ xanh và thịt. Dùng lạt buộc chặt lại để cố định bánh.Công đoạn luộc bánh: khi luộc lửa phải luôn cháy đều, nước trong nồi luôn ngập bánh, lật những chiếc bánh phía trên để chúng chín đều.Công động ép nước: xếp bánh lên một mặt phẳng, dùng một mặt phẳng khác đè lên để ép nước, ép trong khoảng 2 – 3 giờ.Công đoạn bảo quản bánh: để bánh ở những nơi khô ráo, thoáng mát.

Ý nghĩa của bánh chưng

Tượng trưng cho đất, nhắc nhở con người hãy ghi nhớ mảnh đất mà mình đang sinh sống, trồng trọt và chăn nuôi.Thể hiện sự biết ơn, lòng thành kính đối với cha ông, tổ tiên, những thế hệ đi trướcTôn vinh nền văn hóa lúa nước của người Việt Nam thuở sơ khai…

Kết bài

Bánh chưng là loại bánh truyền thống lâu đời của người Việt Nam, là biểu tượng của tinh hoa ẩm thực và tâm linh của dân tộc.Chúng ta cần gìn giữ và phát triển văn hóa đặc trưng này.
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 11 2019 lúc 16:37

Chọn đáp án: A

Kiều Bích Huyền
Xem chi tiết
Nguyễn Kim Thành
23 tháng 2 2017 lúc 15:16

Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn về những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.

Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.

Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.

Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.

Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..

Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.

Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.

Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.

Đối với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.

Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.

Phan Huy Hoang
29 tháng 1 2016 lúc 13:24

moop

Ami Ngọc
7 tháng 2 2018 lúc 21:24

Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm bánh bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong và bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giổ tổ Hùng Vương) (mùng 10 tháng 3 âm lịch).
Sự tích
Là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại[1], bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt và nguồn gốc của nó có thể truy nguyên về truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 16:
“Ngày xưa, đời vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu Xuân, vua Hùng họp các hoàng tử lại và yêu cầu các hoàng tử đêm dâng lên vua cha thứ mà họ cho là quí nhất để cúng lên bàn thờ tổ tiên nhân ngày đầu xuân. Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình được vua cha truyền ngôi. Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức. Ông sống gần gũi với người nông dân lao động nghèo khổ nên ông lo lắng không có gì quí giá để dâng lên vua cha.
Một hôm Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành."
Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là bánh chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là bánh giầy. Lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.
Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi vua lại cho Tiết Liêu.
Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.”
Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của Bánh Chưng, Bánh Giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.

Quan niệm truyền thống


Một gia đình đang gói bánh chưng cho ngày Tết.
Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu xanh lá cây, hình vuông, được coi là đặc trưng cho đất trong tín ngưỡng của người Việt cổ và các dân tộc khác trong khu vực châu Á. Tuy nhiên, theo Giáo sư Trần Quốc Vượng, bánh chưng nguyên thủy có hình tròn và dài, giống như bánh tét, đồng thời bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam [2]. Bánh tét, thay thế vị trí của bánh chưng vào các dịp Tết trong cộng đồng người Việt ở miền nam Việt Nam, theo Trần Quốc Vượng là dạng nguyên thủy của bánh chưng.
Gói và nấu bánh chưng, ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi dịp tết đến xuân về[3].

Nguyên liệu làm bánh


Các thành phần cơ bản và nguyên liệu làm bánh chưng
•Lá để gói: thường là lá cây dong tươi. Lá dong chọn lá dong rừng bánh tẻ, to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt. Tuy nhiên, tùy theo địa phương, dân tộc, điều kiện và hoàn cảnh, lá gói bánh có thể là lá chít (một loại tre)[4], lá chuối[5] hay thậm chí cả lá bàng [6], giấy bạc [7].
•Lạt buộc: bánh chưng thường dùng lạt giang được làm từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm nước muối hay hấp cho mềm trước khi gói.
•Gạo nếp: Gạo nếp thường dùng gạo thu hoạch vụ mùa. Gạo vụ này có hạt to, tròn, dẻo đều và mới thu hoạch sẽ thơm dẻo hơn các vụ khác. Nhiều người chọn nếp cái hoa vàng hay nếp nương, thực ra không đến nỗi cầu kỳ như thế vì đây là loại bánh mang tính đại chúng.
•Đỗ xanh: đỗ thường được lựa chọn công phu, tốt nhất là loại đỗ trồng ở vùng đồi trung du Việt Nam (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Thọ v.v. sẽ thơm và bở hơn). Sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi, hạt lép, phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ bằng sành là tốt nhất
•Thịt: thường là thịt lợn, chọn lợn ỉ được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công (nuôi chuồng hoặc nuôi thả, thức ăn bằng cám rau tự nhiên không dùng thuốc tăng trọng hoặc thức ăn gia súc). Thịt ba chỉ (ba dọi) với sự kết hợp của mỡ và nạc cho nhân bánh vị béo đậm đà, không khô bã như các loại thịt mông, thịt nạc thăn. Một số nơi, như tại Trường Sa, những người lính còn làm món bánh chưng với nhân độc nhất vô nhị là dùng thịt chó hay thịt gà[8].
•Gia vị các loại: hạt tiêu, hành củ dùng để ướp thịt làm nhân. Muối dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh và ướp thịt. Đặc biệt thịt ướp không nên dùng nước mắm vì bánh sẽ chóng bị ôi, thiu. Ngoài ra một số loại gia vị khác ít phổ biến hơn cũng được sử dụng như thảo quả, tinh dầu cà cuống thường sử dụng tẩm ướp trong nhân bánh tại Hà Nội xưa[9], tuy nay ít nơi còn cầu kỳ gia thêm loại gia vị này.
•Phụ gia tạo màu: bánh chưng với màu xanh của nếp được tạo thành bằng cách quay mặt trên của lá dong, lá chuối (mặt có màu xanh thẫm) vào trong, áp với bề mặt của gạo nếp. Một số nơi còn sử dụng các phụ gia khác như lá dứa[10] hay lá giềng xay nhuyễn vắt lấy nước trộn gạo vừa tạo hương thơm vừa tạo cho bánh có màu xanh ngọc. Một số nhà hàng bất chấp quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm còn làm bánh chưng thương mại hóa sử dụng pin đèn cho vào nồi luộc bánh[11]. Một số người nội trợ cho biết kinh nghiệm nấu bánh chưng bằng nồi làm bằng chất liệu tôn (chứ không phải nhôm) giúp bánh xanh mướt mà vẫn an toàn cho sức khỏe

Chuẩn bị
•Lá dong: rửa từng lá thật sạch hai mặt và lau thật khô. Rửa càng sạch bánh càng đỡ bị mốc về sau. Trước khi gói lá dong được người gói bánh dùng dao bài mài thật sắc (loại dao nhỏ chuyên dùng để gọt) cắt lột bỏ bớt cuộng dọc sống lưng lá để lá bớt cứng, để ráo nước (nếu lá quá giòn có thể hấp một chút để lá mềm dễ gói).
•Gạo nếp: nhặt loại bỏ hết những hạt gạo khác lẫn vào, vo sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối trong thời gian khoảng 12-14 giờ tùy loại gạo và tùy thời tiết, sau đó vớt ra để ráo. Có thể xóc với muối sau khi ngâm gạo thay vì ngâm nước muối.
•Đỗ xanh: đỗ làm dập vỡ thành các mảnh nhỏ, ngâm nước ấm 40° trong 2 giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo. Nhiều nơi dùng đỗ hạt đã đãi vỏ trong khi những nơi khác cho vào chõ đồ chín, mang ra dùng đũa cả đánh thật tơi đều mịn và sau đó chia ra theo từng nắm, mỗi chiếc bánh chưng được gói với hai nắm đậu xanh nhỏ. Cũng có một số nơi nhét sẵn thịt lợn vào giữa nắm đỗ.
•Thịt lợn: Thịt heo đem rửa để ráo, cắt thịt thành từng miếng cỡ từ 2.5 đến 3 cm sau đó ướp với hành tím xắt mỏng, muối tiêu hoặc bột ngọt để khoảng hai giờ cho thịt ngấm.
Khâu chuẩn bị nguyên liệu, vật liệu cho bánh chưng đặc biệt quan trọng để bánh có thể bảo quản được lâu dài không ôi thiu hay bị mốc. Thịt ướp dùng nước mắm, vo nếp không sạch, đãi đậu không kỹ hay rửa lá còn bẩn, không lau khô lá trước khi gói đều có thể khiến thành phẩm chóng hỏng.
Quy trình thực hiện
Gói bánh

Bánh chưng được gói không khuôn tại một gia đình

Nghĩa
Xem chi tiết
Trần Mạnh
3 tháng 3 2021 lúc 13:02

Nguyên liệu làm bánh chưng gồm: lá dong, gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, hành, tiêu… Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc kỹ càng. Lá dong chọn lá xanh đậm, có gân chắc, lá to không bị rách hoặc héo rũ, sau đó đem rửa sạch, phơi qua nắng để lá héo sẽ dễ gói hơn. Gạo nếp phải chọn loại thơm và dẻo, hạt đều đặn, đem vo qua nước rồi ngâm 2 - 3 tiếng để hạt gạo nở đều, khi luộc sẽ nhanh chín hơn. Đậu xanh xát bỏ vỏ, đun nhừ rồi vo thành từng viên tròn để làm nhân. Riêng với thịt lợn, người làm bánh chọn miếng thịt có cả mỡ và nạc, thường là thịt ba chỉ để đảm bảo độ ngầy ngậy, không bị quá khô hoặc quá ngán. Ngoài ra cần phải chuẩn bị thêm lạt giang chẻ mong, ngâm qua nước để buộc bên ngoài bánh. Tất cả các nguyên liệu này chính là biểu tượng của nền văn minh lúa nước, vùng có khí hậu quanh năm nóng ẩm, nhiệt đới mang tính truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc. Khó nhất trong cách làm bánh chưng chính là khâu gói bánh. Người gói đòi hỏi phải có tay nghề, sự tỉ mỉ, kiên trì và khéo léo thì bánh mới vuông vức, đều đặn, đẹp và chắc tay. Đầu tiên, xếp 2 tàu lá dong úp xuống, hơi chồng lên nhau. Sau đó, xếp tiếp 2 lá mặt ngửa theo hình chữ thập lên trên rồi đặt khuôn gói vào chính giữa. Gói lần lượt các mặt lá xung quanh thành hình vuông của khuôn rồi đặt một khuôn mới, vuông và to hơn phía ngoài. Đến đây, mở lá lấy khuôn ở phía trong ra, rải lần lượt nguyên liệu vào bên trong, gạo nếp thì phủ kín 2 mặt lại, dàn đều và gói cẩn thận. Khâu gói bánh đòi hỏi phải chắc tay, cẩn thận buộc từng dây lạt để bánh không bị méo mó, không bị vỡ khi luôn chín. Khó là khó vậy nhưng lạ thay, cả già trẻ, gái trai đều quây quần, háo hức được gói bánh. Luộc bánh chưng phải luộc bếp củi, thời gian từ 8 - 10 tiếng thì bánh mới mềm, thơm ngon. Trong quá trình luộc phải luôn canh để lửa đều, vừa phải trong nồi có đủ nước. Được một nửa thời gian thì lật bánh, đổi vị trí của những chiếc bánh để không bị đập nát hoặc nhão. Đến khi bánh chín, vớt ra, xếp thành từng lớp rồi dùng vật nặng nén lại nhưng vậy, bánh sẽ rền, mịn, phẳng và chắc hơn.

 

Minh Nhân
3 tháng 3 2021 lúc 13:07

Em tham khảo nhé !!

 

Nếu như Hàn Quốc có kim chi và canh rong biển, Nhật Bản có cơm sushi thì Việt Nam lại nền nã y như nó vốn có với món bánh chưng truyền thống.

Mỗi loài hoa sẽ có một hương thơm riêng, mỗi dân tộc sẽ có một bản sắc văn hóa và phong tục tập quán đặc trưng không trộn lẫn. Một trong những yếu tố tạo nên Văn hóa bản sắc dân tộc là văn hóa ẩm thực. Vâng, và chúng ta đang nói đến dân tộc Việt Nam dịu dàng và duyên dáng với chiếc áo dài duyên dáng, dưới chiếc nón lá xinh xinh và du dương trong những câu quan họ ngọt ngào nồng đượm. Chắc có lẽ bởi thế mà bánh chưng- một món ăn giản dị đã trở thành món ăn truyền thống của dân tộc ta từ bao đời nay.

Truyền thuyết kể rằng, vào thời vua hùng thứ sáu, nhà vua đã già và muốn truyền ngôi cho con nhưng chưa biết chọn ai trong số những người con trai của mình. Bởi thế, vua Hùng bèn gọi các con lại và nói rằng nếu ai tìm được món ăn ngon nhất để cúng Tiên Vương thì sẽ được nối ngôi. Các Lang nghe vua cha nói vậy, bèn kẻ lên rừng, người xuống bể tìm của ngon vật lạ, sơn hào hải vị để mang về cúng Tiên vương. Người con thứ mười tám của nhà vua là Lang Liêu, mẹ chàng bị vua cha ghẻ lạnh đâm sinh bệnh rồi chết. Từ nhỏ, chàng đã sống ở ngoài cung vua, hòa nhịp với cuộc sống của nhân dân lao động. Chàng vốn tính tình thuần hậu, chí hiếu nhưng lực bất tòng tâm , không biết kiếm của ngon vật lạ ở đâu để dâng lễ Tiên Vương. Vào đêm trước ngày tế lễ, chàng nằm mộng thấy có người chỉ rằng:” Vật trong trời đất không có gì quý bằng gạo, là thức ăn nuôi sống con người. nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông tượng trưng cho trời đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”. Lang Liêu tỉnh giấc, bèn làm theo lời thần dặn làm bánh cúng Tiên Vương và được vua hùng truyền ngôi cho. Từ đó, bánh chưng trở thành một vật không thể thiếu trong mỗi dịp lễ tết trong dân gian Việt Nam.

Bánh chưng hình vuông, được gói bằng lá rong màu xanh rất đẹp mắt. Đó là một món ăn giản dị xuất phát từ một nền văn minh lúa nước. Nguyên liệu chính để làm bánh là gạo nếp, đỗ xanh, hành củ, hạt tiêu và thịt lợn. Gạo càng ngon thì bánh sẽ càng dẻo. Thịt lợn phải là thịt ba chỉ vừa nạc vừa mỡ. Thịt quá nạc bánh sẽ bị khô và ngược lại thịt quá mỡ sẽ khiến cho bánh ăn bị ngấy, mau chán Khi gói bánh, sau một lớp gạo lè đến một lớp đỗ, nhân là thịt lợn và hành được cho ở giữa rồi tiếp tục đến một lớp đỗ, rồi một lớp gạo. Lá dong là lá được dùng để gói bánh chưng vì có màu xanh rất đẹp và dịu, lại không làm mất đi hương vị của bánh. Khi gói phải gói thật kín, để khi luộc nước không thể vào trong, bánh mới ngon. Lạt phải buộc thật chặt, chắc nhưng phải khéo. Gói lỏng tay, bánh không ngon. Song nếu quá chắc, bánh cũng không ngon.

Độc đáo nhất là, bánh chưng được nấu trong thời gian dài, 8-10 tiếng đồng hồ. phải để lửa vừa phải, không to quá và cũng không bé quá. Tuy gọi là luộc bánh chưng nhưng nước không trực tiếp tiếp xúc với nguyên liệu được luộc (gạo nếp, đỗ, thịt lợn,…) nên là hình thức hấp hay chưng giúp giữa nguyên được vị ngon của gạo đỗ và thịt. Chắc có lẽ vì cách chế biến ấy mà người ta mới gọi thứ món ăn bổ dưỡng ấy là bánh chưng. Thời gian luộc bánh lâu nên các hạt gạo mềm ra như quyện vào nhau, không giống như khi đồ xôi. Khi hạt gạo nhừ mà quyện vào nhau như thế người ta gọi là bánh chưng “rề”, tức là bánh chưng đó đã đạt đến độ quyện dẻo như ý, là bánh ngon. Cũng nhờ đặc điểm thời gian làm chín bánh lâu, lại trong nước sôi nên nhân bánh là đỗ hay thịt có đủ thời gian để nhừ ra, hòa quyện đan cài các hương vị vào với nhau tạo nên một món ăn hoàn chỉnh nhất. Đó phải chăng cũng là quan niệm sống hòa đồng, hòa quyện, cởi mở của dân tộc ta?

Chế biến bánh chưng không khó nhưng cần công phu tỉ mỉ và bàn tay khéo léo. Đó cũng chính là những đức tính cao đẹp của con người Việt Nam.