Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 9 2019 lúc 16:22

Bút phát xây dựng bài thơ:

- Đoàn thuyền đánh cá: bút pháp lãng mạn tượng trưng

- Đồng chí: bút pháp tả thực, hình ảnh lãng mạn cuối bài " đầu súng trăng treo" cuối bài có tính lãng mạn nhưng cũng xuất phát từ tính hiện thực

- Tiểu đội xe không kính: bút pháp tả thực qua hình ảnh cụ thể, chân thực những chiếc xe không kính.

- Ánh trăng Nguyễn Duy: đưa vào nhiều hình ảnh, chi tiết thực, bình dị, bằng bút pháp gợi tả, khái quát biểu tượng

Bình luận (0)
Thảo Vân
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
27 tháng 5 2020 lúc 16:35

1. Đề tài: người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Cô Nguyễn Vân
27 tháng 5 2020 lúc 16:37

3. 

Chí khí được thể hiện qua:

1. Thể hiện ở thời điểm Từ Hải ra đi lập nên sự nghiệp

- Nửa năm hương lửa đương nồng:

+ Cuộc sống hôn nhân mới hình thành, giai đoạn tình yêu, tình vợ chồng nồng nàn, thắm thiết nhất.

->Giai đoạn hạnh phúc nhất.

+ Nếu là người bình thường, trong sự hạnh phúc của cặp đôi “trai anh hùng, gái thuyền quyên” như thế này thì sẽ cảm thấy thỏa nguyện, bằng lòng.

+ Nhưng Từ Hải là người phi thường: “Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài”, hơn hẳn những người khác cả về trí tuệ và sức lực -> không bằng lòng với cuộc sống gia đình bình dị, hạnh phúc giản đơn.

->  Quyết tâm ra đi.

=> Từ Hải không phải là người một nhà, người một xóm, người một họ mà là người của trời đất bốn phương (Hoài Thanh)

2. Thể hiện ở hành động ra đi dứt khoát và mạnh mẽ

-  Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương:

+ Lòng bốn phương: chí lớn lập công danh sự nghiệp của kẻ làm trai trong xã hội phong kiến. 

+ động lòng: chí lớn vốn ấp ủ từ rất lâu, nó chỉ tạm thời trì hoãn khi chung hưởng hạnh phúc bên Thúy Kiều, và bây giờ, hôm nay là lúc chí lớn được đánh thức.

->Từ Hải gạt bỏ tình riêng để thực hiện chí lớn.

+ Thoắt: chí lớn thức dậy nhanh chóng, nhanh chóng quyết tâm thực hiện chí lớn. Từ trước khi gặp Thúy Kiều đã thực hiện chí lớn và giờ là lúc tiếp tục thực hiện sự nghiệp dang dở.

_ Diễn tả sự nhanh chóng trong việc thay đổi vị thế của Từ Hải từ là một con người của gia đình -> một anh hùng mang tráng chí bốn phương.

+ Trượng phu: sự trân trọng của tác giả Nguyễn Du đối với nhân vật Từ Hải.

=>Anh hùng hội tụ những phẩm chất phi thường, có thể thay đổi sơn hà, có thể mang lại xã hội mà nhân dân mong muốn.

- Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong

- Quyết lời dứt áo ra đi

->Sử dụng một loạt các từ ngữ:

+ Thẳng rong: đi liền một mạch

+ Quyết lời, dứt áo

->Hành động dứt khoát, mạnh mẽ, không chút lưu luyến, bịn rịn.

Ra đi trong tâm thế ung dung.

ð  Khí phách của bậc đại trượng phu.

Ghé vai gánh đỡ sơn hà

Sao cho tỏ mặt mới là trượng phu

->Trượng phu là người đàn ông tài giỏi, có chí lớn.

->Đó là tâm trạng bình thường của người bình thường

=> Nhưng Từ Hải là người anh hùng, bậc đại trượng phu, không muốn Thúy Kiều phải bịn rịn. Sự ra đi như thế để lại dư âm trong những câu thơ cách mạng sau này:

 Ví dụ: Người ra đi đầu không ngoảnh lại

            Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy

3. Thể hiện qua lời đối thoại với Thúy Kiều

- Lời thoại của Thúy Kiều:

Theo thói thường, người bình thường sẽ ngăn cản nhưng là tâm phúc tương tri, là tri kỉ (hiểu chí hướng của Từ Hải) của Từ Hải, nàng không ngăn cản mà mong muốn làm trọn đạo tòng:

Nàng rằng phận gái chữ tòng

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi.

->Trước quyết tâm ra đi của Từ Hải, nàng bày tỏ ước nguyện được đi theo để thực hiện trọn đạo tam tòng “Xuất giá tòng phu”.

-> Mong muốn được nâng khăn sửa túi cho chồng

-> Được chung vai gánh vác, được chia sẻ cùng chồng.

=> Những ước nguyện hoàn toàn chính đáng.

- Trách Thúy Kiều

Từ rằng: Tâm phúc tương tri

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình

->Từ Hải đánh giá cao Thúy Kiều, là người có tài có sắc -> Trách Thúy Kiều chưa thoát khỏi thói thường của nữ nhi

-> Trách nhưng cũng là động viên Thúy Kiều hãy vượt lên những tình cảm ấy để xứng đáng là tâm phúc tương tri của Từ hải, xứng đáng là phu nhân của một bậc anh hùng, một bậc đại trượng phu

=> Đằng sau đó là sự tự tin của Từ Hải đặt mình lên trên thiên hạ nên cũng yêu cầu Thúy Kiều phải hơn đời, hơn người.

- Lời ước hẹn của Từ Hải:

Bao giờ mười vạn tinh binh

Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường

Làm ra rõ mặt phi thường

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia

->Số từ số nhiều: mười vạn; động từ: dậy đất, rợp đường

-> Vẽ ra viễn cảnh rất huy hoàng: sau nhiều nhất là một năm (một năm xa cách là dài nhưng một năm để làm nên sự nghiệp hiển hách của người đàn ông lại là quá ngắn): trống rong cờ mở trở về “rước nàng nghi gia”, để sum họp vợ chồng trong vinh hiển.

=> Động viên Thúy Kiều.

=> Tự tin của Từ Hải, tự ý thức về tài năng xuất chúng của bản thân mình.

- An ủi Thúy Kiều:

Bằng nay bốn biển không nhà

Theo càng thêm bận biết là đi đâu

->Trong sự an ủi có sự lo lắng, giải thích để Thúy Kiều an lòng ở lại.

-> Trong câu thơ cũng thoáng chút cô đơn của Từ Hải. Tuy rằng tự tin nhưng cũng rất tự tin nhưng cũng rất lo lắng, bốn biển không nhà, trong tâm thế của một người anh hùng múa kích một mình trên sa mạc, hiểu việc mình cần phải làm, lập sự nghiệp lớn lao hiển hách để giúp đỡ nhân dân nhưng cũng thức tỉnh sớm, biết phải đối mặt với nhiều khó khăn.

4. Thể hiện ở hình ảnh không gian cao rộng

- Các hình ảnh:

+ bốn phương

+ Trời bể mênh mang

+ Bốn bể

+ Gió mây, dặm khơi

+ Cánh chim bằng

=>Không gian khoáng đạt, kì vĩ, lớn rộng đã nâng tầm vóc người anh hùng mang hùng tâm tráng chí Từ Hải luôn sánh ngang với tầm vóc vũ trụ.

+ Thể hiện chí lớn của người anh hùng: khao khát được vẫy vùng, tung hoành giữa trời đất cao rộng giống như lời giới thiệu của Nguyễn Du “Đội trời đạp đất ở đời”.

- Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi: tái hiện hình ảnh người anh hùng Từ Hải: chim bằng tượng trưng cho khát vọng của người anh hùng tạo nên sự nghiệp lớn.

->Chim bằng bay lên cùng gió mây chính là hình ảnh người anh hùng Từ Hải trong giây phút lên đường.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ZataGaming
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Anh
5 tháng 5 2021 lúc 23:07

 T của Bằng Việt chứa đựng sâu sắc cảm hứng về đất nước và con người trong chiến tranh. Trên phương diện nghệ thuật, Bằng Việt có những sáng tạo đáng kể trong việc phát triển thể thơ tự do, xây dựng ngôn ngữ thơ hiện đại, bình dị, giàu chất tự sự văn xuôi, gần gũi với người đọc.

Bình luận (0)
Etermintrude💫
5 tháng 5 2021 lúc 23:04

Ông đã thể hiện nhiều loại thơ không vần, xuống thang rồi bắc thang, tất cả những hình thức đã có trong thơ Việt Nam và thơ thế giới. 

Bình luận (0)
BanhTrang Kibo
Xem chi tiết
Bùi Hà Chi
21 tháng 11 2016 lúc 16:51

Nguyễn Khuyến đã để lại nhiều bài thơ Nôm rất xuất sắc cho kho tàng văn học Việt. Thơ của ông nói nhiều về tình người, tình bạn, tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước con người. Bài thơ: Bạn đến chơi nhà nói về một tình bạn thiêng liêng sâu sắc

Bài thơ là cảm xúc của tác giả khi được bạn đến chơi nhà. Đó là tâm trạng hồ hởi vui sướng của tác giả khi có người bạn tri kỉ đến thăm.

Đã bấy lâu nay bác đến nhà

Chắc hẳn người bạn tri kỉ của nhà thơ đã lâu rồi chưa đến chơi, và nhà thơ thì mong mỏi lắm. Tác giả đã chọn cách xưng hô gọi bạn là “bác” thể hiện sự thân tình, gần gũi và thái độ tôn trọng tình cảm bạn bè giữ hai người. Chỉ với một câu thơ mở đầu, người đọc đã cảm nhận được quan hệ bạn bè của hai người rất bền chặt, thân thiết, thuỷ chung.

Khi người bạn than tình như vậy đến chơi, chắc chắn chủ nhân sẽ phải thiết đãi chu đáo để thể hiện tấm chân tình của mình. Nhưng ở đây nhà thơ lại không thể láy gì mà đãi bạn. Có ruộng, có vườn, có ao cá, có gà mà cũng như không

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Tác giả đã khắc họa lên hình ảnh làng quê thân thuộc hiện lên sống động, vui tươi. Cuộc sống của nhà thơ thật giản dị, đáng sống biết bao. Qua đó ta thấy hiện lên một cuộc đời thanh bạch, ấm áp cây đời và tình người rất đáng tự hào. Thứ mà tác giả thiết đãi bạn là cảnh vật yên bình là lòng người ấm áp chân tình. Món quà đó còn quý giá hơn nhiều những sơn hào hải vị quý hiếm trên đời.

Không chấp nhận chốn quan trường thị phi, nhà thơ tài năng đã cáo quan về ở ẩn và sống cuộc đời nghèo khó. Sống trong nghèo khó nhưng tác giả vẫn lạc quan yêu đời, ung dung tự tại. Có lẽ vì nghèo mà tác giả đã thậm xưng hoá cái nghèo, thi vị hoá cái nghèo. Đây là một lời thơ hóm hỉnh, pha chút tự trào vui vui, để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho trước thế thời của đất nước.

Kết thúc câu chuyện, tác giả lại một lần nữa, nhắc lại tấm chân tình của tác giả đối với người bạn của mình:

“Bác đến chơi đây, ta với ta”.

Chữ bác lại lần nữa xuất hiện ở cuối bài thơ cho thấy tình bạn thật cao cả thiêng liêng. Vật chất không có những tình người thì chan chứa và ấm áp. Cụm từ “ta với ta” biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng trong tâm hồn, toả rộng trong không gian và thời gian. Bài thơ có niêm luật, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần Nôm, không có một từ Hán - Việt nào, đọc lên nghe thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên.

Bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ với người bàn của mình. Đó là tình bạn chân thành, đáng quý. Với cách sống giản dị, mộc mạc, tình bạn ấy càng đáng quý biết bao. Ngôn ngữ mộc mạc, dung dị của lời thơ đã thể hiện được tài năng xuất sắc của tác giả và cũng là điều khiến bài thơ sống mãi với thời gian.

Bình luận (2)
Lê Ánh
21 tháng 11 2016 lúc 17:48
Thơ Nguyễn Khuyến chẳng có mấy bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước tình cảnh đất nước đau thương, trước thói đời éo le, bạc bẽo. Nhất là từ khi cáo quan về sống ẩn dật ở quê nhà thì nỗi buồn ấy trong thơ ông càng sâu, càng đậm. Tuy vậy nhưng bài Bạn đến chơi nhà lại là nốt vui bất chợt làm bừng sáng cái thông minh, dí dỏm vốn có trong tính cách cụ Tam Nguyên. Ẩn chứa trong bài thơ là một tình bạn già kháng khít, keo sơn, vượt qua mọi ràng buộc của những nghi thức tầm thường. Cái nghèo vật chất không lấn át được tình cảm ấm áp, chân thành. Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng không theo cấu trúc 4 phần (đề, thực, luận, kết), mỗi phần hai câu như thường thấy. Ở bài này, Nguyễn Khuyên chỉ sử dụng có một câu làm câu đề, câu thứ hai đã chuyển sang phần thực. Giữa phần thực và phần luận lại không có ranh giới rõ rệt. Hai câu 7 và 8 thì câu 7 gắn với phần luận, chỉ có câu 8 là phần kết. Sự phá cách này tạo nên nét độc đáo trong cấu trúc bài thơ, đồng thời chứng tỏ khả năng sáng tạo của nhà thơ. Đã bấy lâu nay bác tới nhà Câu mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi thân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp lại nhau. Tuổi già là tuổi người ta thường cảm thấy cô đơn nên khao khát có bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Chính vì thế nên khi được bạn đến thăm, nhà thơ thực sự vui mừng. Ông gọi bạn bằng bác. Cách gọi dân dã, thân tình song cũng rất nể trọng, thể hiện sự gắn bó thân thiết giữa chủ và khách. Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hằng ngày ấy sẽ là tiền đề cho sự giãi bày tiếp sau đó: Đã lâu rồi, nay mới có dịp bác quá bộ tới chơi nhà, thật là quý hóa. Vậy mà… thôi thì cứ tình thực mà nói, mong bác hiểu mà vui lòng đại xá cho! Sau khi Nguyễn Khuyến rũ áo từ quan, về ở chốn quê nghèo chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa mà vẫn có bạn tìm tới thăm thì hẳn người ấy phải là tri kỉ; bởi thói đời giàu thời tìm đến, khó thời lui. Xúc động thật sự, nhà thơ nhân đó lấy cái giàu có, quý giá của tình bạn để khỏa lấp cái nghèo nàn vật chất trong cuộc sống của mình. Theo phép xã giao, khi khách đến chơi, trước hết chủ nhà phải có nước có trầu tiếp khách. Bạn thân ở nơi xa tới, lâu ngày mới gặp thì nhất thiết phải mời cơm,mời rượu. Ở chốn phố phường còn có quán xá chứ ở vùng quê Nguyễn Khuyến thì kiếm đâu ra? Cái hay của bài thơ bắt đầu từ ý này: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Nhà thơ phân trần với khách về sự tiếp đãi không thể chu đáo của mình. Vừa mới tay bắt mặt mừng mà lại giãi bày với ý: “Nhà vắng người sai bảo, chợ ở xa, tôi thì già yếu không đi được”, liệu có làm mất lòng nhau? Nhưng bạn già chắc sẽ thông cảm vì lí do chủ nhà đưa ra nghe chừng đúng cả. Mọi thứ ở nhà tuy sẵn nhưng ngặt nỗi: Ao sâu nước cả khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Hiểu theo bề nổi của chữ nghĩa, nhà thơ muốn thanh minh với bạn: Cá thì nhiều đấy, nhưng ao sâu nước cả. Gà không thiếu nhưng vườn rộng rào thưa. Cải, cà, bầu, mướp thì đang ở độ chửa ra cây, còn mới nụ, vừa rụng rốn, đương hoa. Nghĩa là toàn ở độ dở dang, sắp sửa, chưa dùng được. Vậy là bữa cơm đãi khách với đầy đủ cá thịt hay đạm bạc rau dưa đều không thể có. Thôi thì ta nói chuyện với nhau bằng điếu thuốc, chén nước, miếng trầu vậy. Nhưng giở đến trầu thì đã hết tự bao giờ : Đầu trò tiếp khách trầu không có, mà xưa nay miếng trầu là đầu câu chuyện. Người đọc như hình dung ra rõ ràng cái sự loay hoay, lúng túng thật dễ thương của vị đại quan xưa, nay đã thành ông già dân dã chốn quê mùa. Nhưng xét kĩ thì chủ nhà không nghèo, ngược lại, ông là người giàu có. Câu thơ toàn nói đến cái không nhưng lại hàm chứa cái có. Cái nghèo vật chất trong hiện tại được thi vị hóa như là sự giàu có trong tương lai. Có thể những thứ cá, gà, cải, cà, bầu, mướp đều chẳng thiếu và nhà thơ đã tiếp đãi bạn rất chu tất còn nội dung bài thơ chỉ là cách giới thiệu độc đáo của cụ Tam Nguyên với bạn về cuộc sống thanh đạm của mình sau khi từ quan chăng?!
Cách nói của nhà thơ là cố làm ra vẻ giàu có, dư dả nhưng thực ra ông rất nghèo và cái nghèo ấy dễ gì che giấu được! Bạn biết ta nghèo, lại ở một nơi xa xôi hẻo lánh mà vẫn tìm đến thăm ta, điều đó còn gì quý giá bằng! Tuy vậy, ẩn trong lời nói khiêm nhường của Nguyễn Khuyến là sự tự hào về cảnh sống thanh bần của mình. Ta tuy nghèo thật nhưng dễ gì giàu sang đổi được cái nghèo ấy! Trong đoạn thơ trên thấp thoáng nụ cười hóm hỉnh, thâm Thúy của bậc đại nho. 

Bác đến chơi đây ta với ta là một câu kết hay, là linh hồn của bài thơ. Ta với ta nghĩa là một tấm lòng đến với một tấm lòng; kẻ tri âm đến với người tri kỉ. Vậy thì tất cả những lễ nghi kia đều là tầm thường, vô nghĩa. Chủ và khách có chung một tình cảm thắm thiết thanh cao, đó là cái quý giá không vật chất nào sánh được. Ba tiếng ta với ta gợi cảm xúc mừng vui, thân mật. Bạn bè xa cách đã lâu, nay vượt đường xa dặm thẳm, vượt cái yếu đuối của tuổi già để đến thăm nhau thì thật là quý hóa! Đáng quý hơn nữa là bác với tôi, ta cùng lánh đục tìm trong, lui về vui thú điền viên để giữ trọn hai chữ thiên lương. Sự gần gũi, tương đắc về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ và khách làm một. Những điều câu nệ, khách khí đã bị xoá nhòa. Chỉ còn lại niềm vui và sự chân thành bao trùm tất cả. Tình bạn ấy đã vượt lên trên những nghi thức tiếp đãi bình thường. Bạn đến chơi nhà không phải vì mâm cao cỗ đầy mà để được gặp nhau; được hàn huyên tâm sự cho thỏa nỗi khao khát nhớ mong.

 
Bình luận (1)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
8 tháng 8 2018 lúc 3:40

Đáp án B

Bình luận (0)
Trọng Nguyễn
Xem chi tiết
Nico Robin
Xem chi tiết
︵✰Ah
10 tháng 2 2021 lúc 12:53

Văn chương luôn cho con người nhiều điều bổ ích. Nó mở rộng tâm hồn ta, cho ta nhiều xúc cảm. Nó giúp ta hiểu về chính mình, con người và xã hội. Gặp các tác phẩm lớn, ta lại càng được mở mang thêm nhiều điều, khai thác đầy đủ các khía cạnh khác nhau của một chủ đề. Khẳng định vai trò lớn lao ấy, nhà văn Nguyễn Đình Thi có viết:

“Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng…”.

Chỉ với một câu văn mà ông đã gợi ra trong tôi nhiều điều suy ngẫm. “Tác phẩm lớn” là tác phẩm mang dấu ấn của thời đại, hiện thực, xã hội,…; hướng con người đến những điều tốt đẹp. “Một ánh sáng riêng” là quan niệm, tình cảm, tư tưởng… mà tác giả cất công lồng ghép vào tác phẩm của mình. Mỗi tác giả đặt ra mỗi vấn đề, có cách nghĩ khác nhau, có cách diễn đạt khác nhau. Vậy nên, ánh sáng của mỗi tác phẩm là mỗi “ánh sáng riêng”. Với câu văn giàu hình ảnh so sánh, nhà văn đã khẳng định: Đọc các tác phẩm lớn, ta sẽ tiếp thu các tư tưởng, nội dung… mang bản sắc riêng của từng tác giả. Đó có thể là những hiểu biết về tự nhiên và xã hội. Đó có thể là nhạc điệu trữ tình khiến ta vui, buồn, giận, ghét… Nhưng vô hình chung, chúng đều hướng người đọc đến cái “chân – thiện – mỹ”. Từ đó, các tác phẩm sẽ để lại giá trị lâu dài và ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Tôi là một người yêu văn. Và tôi cũng đã từng đọc nhiều “tác phẩm lớn”. Tâm hồn tôi trải dài theo từng trang văn, trải rộng theo các từ ngữ diệu kì. “Ánh sáng riêng” trong tôi là những gam màu đặc sắc. Có lẽ “ánh sáng” lung linh nhất chiều vào tôi đến từ truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn người Mĩ O-hen-ri.

Truyện ngắn lấy không gian là một nhà trọ ở gần Oa-sinh-tơn với cốt truyện xoay quang ba họa sĩ nghèo (Xiu, Giôn-xi, cụ Bơ-men). Với bối cảnh đơn giản ấy, tác phẩm đã “rọi” vào trong tôi rất nhiều thứ “ánh sáng”, đến ngay lăng kính bảy màu của Niu-tơn cũng không thể sánh bằng.

“Ánh sáng riêng” đầu tiên mà tôi nhận được từ O-hen-ri là bài học về sự lạc quan: Sống trong đời, con người cần yêu cuộc sống; có niềm tin yêu, sự lạc quan và nghị lực để vươn đến sự sống. Chúng ta có thể thấy rõ “ánh sáng” ấy toát lên từ nhân vật Giôn-xi rất nhiều. Cô bị bệnh phổi và cô buông mình chờ chết, không còn niềm tin để khát khao sống tiếp. Ví như chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống thì cô cũng “rụng” theo. Có thể chính nỗi tuyệt vọng và buồn bã ấy đã khiến bệnh tình ngày một thêm nặng. Nhưng sau khi chứng kiến cảnh chiếc lá vẫn còn thì mọi chuyện khác hẳn. Cô yêu cuộc sống trở lại, muốn được “vẽ vịnh Na-plo khi khỏi bệnh”. Cũng đúng thôi! Một chiếc lá nhỏ bé, sau một cơn bão khủng khiếp, vẫn cố gắng bám níu cành cây để tiếp tục được sống. Tại sao con người như chúng ta lại không thể? Tác giả đã truyền cho chúng ta niềm tin và tình yêu vào cuộc sống. Dẫn chứng là việc Giôn-xi thuyên giảm bệnh tình sau khi lạc quan trở lại. Phải chăng con người và cuộc sống đều đáng và cần được lạc quan như vậy? Vì đời đẹp và con người là đáng quý. Hãy mỉm cười và đừng bao giờ quay lưng với cuộc đời: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”.

 

Sống để được thương yêu và yêu thương người khác. Đó là “ánh sáng” thứ hai mà tác giả “rọi” vào tâm hồn tôi. Như Giôn – xi với căn bệnh hiểm nghèo, cô được mọi người quan tâm, săn sóc và thậm chí hi sinh vì cô. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao khi sống giữa tình thương của mọi người, song ban đầu cô lại không nhận ra mà lại chực chờ cái chết. Như Xiu và cụ Bơ-men với tình yêu thương bao la, họ yêu thương Giôn-xi như người ruột thịt. Xiu như chị gái của Giôn-xi, chăm sóc em hết lòng dù cô cũng nghèo như ai cả. Cụ Bơ-men lại có thể hi sinh vì Giôn-xi, chín cụ đã đứng giữa trời mưa gió để vẽ chiếc lá vốn đã bị gió cuốn đi. Cụ ra đi vì bệnh sưng phổi nặng, để đổi lại cho Giôn-xi cuộc sống vẹn toàn. Nhưng trong Xiu, Giôn-xi và tôi, cụ sẽ không chết vì tấm lòng “vàng” của cụ vẫn còn. “Chết như sống”, liệu đó có phải là nghệ thuật sống đẹp đẽ nhất khi ta hi sinh vì người khác?

“Ánh sáng” cuối cùng mà O-hen-ri truyền đạt khi viết truyện ngắn này là quan niệm về nghệ thuật. Quan niệm này đã đưa “Chiếc lá cuối cùng” trở thành “bức thông điệp màu xanh về tình yêu thương”. Nghệ thuật có hai mục đích cơ bản” “Nghệ thuật vị nghệ thuật” và “Nghệ thuật vị nhân sinh”. Ở O-hen-ri, ta bắt gặp cả hai mục đích tốt đẹp ấy. Cụ Bơ-men mong muốn vẽ được một kiệt tác, cuối cùng, tâm nguyện ấy đã thành hiện thực. Chiếc lá cụ vẽ ra thật và đẹp đến nỗi họa sĩ trong nghề như Xiu và Giôn-xi cũng không nhận ra đó là “tranh vẽ”. Phải chăng đó là “Nghệ thuật vị nghệ thuật”? Song giá trị nhân văn của truyện là ở chỗ chiếc lá đã cứu sống Giôn-xi. Và cái giá đắt phải trả là mạng sống của cụ già tội nghiệp – chủ nhân bức tranh. Nhưng cụ hóa thân bất tử vào chiếc lá để nhóm lên ngọn lửa của sự sống và tình yêu thương. Cụ chưa từng chết! Một người nghệ sĩ chân chính như cụ biết cách để hòa mình bất tử vào cuộc sống để giúp đời, giúp người. Quả không sai khi có thể xem chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác. Quan niệm của O-hen-ri như được tôn cao thêm vì chiếc lá: Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì con người, vì cuộc sống.

Bằng cách kể chuyện hấp dẫn và cảm động, kết hợp đảo ngược tình huống hai lần, truyện ngắn đã truyền vào tôi những “ánh sáng” diệu kì. Tôi có quan niệm đẹp về nghệ thuật và tôi sẽ viết nó vào trang đầu tiên trong nhật kí làm văn. Có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên truyện ngắn ấy cùng nhà văn ấy. “Chiếc lá cuối cùng” sẽ sống trong tôi như một nghệ thuật, như một linh hồn.

Giờ đây, tôi lại thấm thía thêm nội dung câu văn của Nguyễn Đình Thi. Mỗi lần đọc lại bài “Tiếng nói của văn nghệ”, gặp đến câu văn ấy, tôi lại dừng lại, suy tư, ngẫm nghĩ. “Chiếc lá cuối cùng”, “Cô bé bán diêm”, “Tắt đèn”, “Lão Hạc”… ùa về trong tôi lúc nào không hay. Để rồi tôi quên rằng mình đã dừng lại cả tiếng đồng hồ. Vì sao tôi lại thế? Có phải vì các tác phẩm ấy rất “lớn” và từng “ánh sáng” ấy rất riêng? Hay là vì tôi đã hóa thân vào văn chương diệu kì? Tôi không hay biết.

Bình luận (0)
gtrutykyu
Xem chi tiết
gtrutykyu
12 tháng 10 2016 lúc 19:12

hãy khác biệt với người khác và giup do toi nhe!!!!!!!!!

Bình luận (0)
cô bé nghịch ngợm
12 tháng 10 2016 lúc 19:16

Bài thơ cho ta thấy tình bạn của tác giả là vô cùng quý giá. Ông rất trân trọng bạn, tiếp đón bạn một cách chân thành dù nhà ông ko có gì để mời bạn dùng. Ông vẫn nhớ mãi người bạn mà từ lâu ko gặp và còn rất vui khi đc gặp lại họ.

 

Bình luận (4)
Phạm Thị Trâm Anh
28 tháng 10 2016 lúc 17:58

Bài thơ là cảm xúc của tác giả khi được bạn đến chơi nhà. Đó là tâm trạng hồ hởi vui sướng của tác giả khi có người bạn tri kỉ đến thăm.

Đã bấy lâu nay bác đến nhà

Chắc hẳn người bạn tri kỉ của nhà thơ đã lâu rồi chưa đến chơi, và nhà thơ thì mong mỏi lắm. Tác giả đã chọn cách xưng hô gọi bạn là “bác” thể hiện sự thân tình, gần gũi và thái độ tôn trọng tình cảm bạn bè giữ hai người. Chỉ với một câu thơ mở đầu, người đọc đã cảm nhận được quan hệ bạn bè của hai người rất bền chặt, thân thiết, thuỷ chung.

Khi người bạn than tình như vậy đến chơi, chắc chắn chủ nhân sẽ phải thiết đãi chu đáo để thể hiện tấm chân tình của mình. Nhưng ở đây nhà thơ lại không thể láy gì mà đãi bạn. Có ruộng, có vườn, có ao cá, có gà mà cũng như không

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Tác giả đã khắc họa lên hình ảnh làng quê thân thuộc hiện lên sống động, vui tươi. Cuộc sống của nhà thơ thật giản dị, đáng sống biết bao. Qua đó ta thấy hiện lên một cuộc đời thanh bạch, ấm áp cây đời và tình người rất đáng tự hào. Thứ mà tác giả thiết đãi bạn là cảnh vật yên bình là lòng người ấm áp chân tình. Món quà đó còn quý giá hơn nhiều những sơn hào hải vị quý hiếm trên đời.

Không chấp nhận chốn quan trường thị phi, nhà thơ tài năng đã cáo quan về ở ẩn và sống cuộc đời nghèo khó. Sống trong nghèo khó nhưng tác giả vẫn lạc quan yêu đời, ung dung tự tại. Có lẽ vì nghèo mà tác giả đã thậm xưng hoá cái nghèo, thi vị hoá cái nghèo. Đây là một lời thơ hóm hỉnh, pha chút tự trào vui vui, để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho trước thế thời của đất nước.

Kết thúc câu chuyện, tác giả lại một lần nữa, nhắc lại tấm chân tình của tác giả đối với người bạn của mình:

“Bác đến chơi đây, ta với ta”.

Chữ bác lại lần nữa xuất hiện ở cuối bài thơ cho thấy tình bạn thật cao cả thiêng liêng. Vật chất không có những tình người thì chan chứa và ấm áp. Cụm từ “ta với ta” biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng trong tâm hồn, toả rộng trong không gian và thời gian. Bài thơ có niêm luật, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần Nôm, không có một từ Hán - Việt nào, đọc lên nghe thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên.

Bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ với người bàn của mình. Đó là tình bạn chân thành, đáng quý. Với cách sống giản dị, mộc mạc, tình bạn ấy càng đáng quý biết bao. Ngôn ngữ mộc mạc, dung dị của lời thơ đã thể hiện được tài năng xuất sắc của tác giả và cũng là điều khiến bài thơ sống mãi với thời gian.

Bình luận (0)
gtrutykyu
Xem chi tiết
Lê Dung
13 tháng 10 2016 lúc 15:43

Sống trong ngọc đá kim cương

Không bằng sống giữa tình thương bạn bè

Câu ca dao đã nêu bật được một tình cảm thiêng liêng đáng quý - Tình bạn chân thành thắm thiết. Nguyễn Khuyến, một vị quan về ở ẩn mang nỗi cô đơn u hoài, sống hiu quạnh nơi nông thôn, cũng cảm xúc dạt dào khi gặp lại bạn cũ. Ta hãy lắng nghe tiếng nói chân thành mộc mạc của nhà thơ khi nói với bạn:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

 Cải chửa ra hoa, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây ta với ta

Bài thơ đã khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyến

Một chút nhẹ nhàng tự nhiên hóm hỉnh được tác giả mở đầu bằng câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

 

Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi.

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có.

Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.

Nhịp thơ đều đặn 4-3 nhẹ nhàng êm ái như một lời thủ thỉ, kèm theo là nụ cười hóm hỉnh, cười vui của tác giả. Đối lập với những cái "không" ấy là cái có thật đáng quý.

Bác đến chơi đây, ta với ta...

Câu thơ bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Đó là một tình cảm thiêng liêng cao quý. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không màng đến vật chất. Bác đến chơi đây không có gì cả, chỉ có ta với ta khiến ta nhớ đến câu kết trong bài  Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan khi đứng trước cảnh đèo ngang hoang vắng cô liêu, đang mang nặng một nỗi u buồn, niềm suy tư khôn cả, không thể tâm sự cùng ai, nên bà tự quay về với lòng mình “ta với ta”. Còn “ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc.

Bài thơ thể hiện sự thành công của tác giả trong bút pháp trào phúng. Ngôn ngữ được sử dụng một cách đặc sắc. Tuy là bài thơ Đường với khuôn mẫu bó buộc nhưng lời thơ lại bình dị như lời ăn tiếng nói hằng ngày. Những sản vật của nông thôn được đưa vào thơ ông thật đậm đà hương vị làng quê. Ngôn ngữ quần chúng kết hợp với âm a (nhà, xa, cá, gà, hoa, ta) thể hiện rõ nét chất phác thật thà đôn hậu của một con người. Chính yếu tố âm điệu, nhịp điệu bài thơ phối hợp nhịp nhàng tạo ra một mạch thơ liên tục, thanh thoát, tự nhiên như lời nói chuyện tâm tình của nhà thơ với người bạn tri âm tri kỷ của mình.

Đây là một trong những bài thơ hay về tình bạn trong sáng chân thành thắm thiết của Nguyễn Khuyến. Bài thơ làm nổi bật một nét đẹp trong cuộc đời và thơ văn Nguyễn Khuyến. Ông xứng đáng là một nhà thơ của làng quê Việt Nam. Tình bạn cao cả tuyệt vời của nhà thơ sẽ là bài học giúp ta tìm và cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng đáng quý đó.

 


 

Bình luận (0)
Duong Thi Nhuong
2 tháng 11 2016 lúc 22:05

Hướng dẫn soạn bài Bạn đến chơi nhà

Hướng dẫn soạn bài Bạn đến chơi nhàHướng dẫn soạn bài Bạn đến chơi nhà

Bình luận (0)
Phạm Tiến
15 tháng 11 2016 lúc 18:59

Cần chỉ ra các bai thơ xưa nói ve tình bạn và bai thơ nay

Bình luận (0)