Những câu hỏi liên quan
Minh Dương
Xem chi tiết
Viet Hòa
Xem chi tiết
B.Thị Anh Thơ
9 tháng 8 2019 lúc 22:16

"Yêu thương" và "Chia sẻ" là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Hơn nữa, khi bạn “cho” đi, bạn có đảm bảo rằng bạn không mong “nhận” về không? Hãy cố gắng sống vì sự tốt đẹp cho người khác bằng hành động chứ không chỉ bằng lời nói và với sự vô tư nhất có thể. Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.

Bất cứ ai cũng đã có lần nghe câu nói “cho đi là hạnh phúc” nhưng thực hiện được điều đó chẳng dễ dàng gì. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương.

“Cho” không có nghĩa là khi chúng ta có đầy đủ về vật chất mới có thể giúp đỡ người khác, mà đôi khi chỉ cần một lời hỏi han, một lời động viên đúng lúc để giúp người khác có thêm sức mạnh, niềm tin và nghị lực sống. Các bạn hãy làm một việc gì đó, có thể giúp đỡ một ai đó trong lúc túng quẫn, những xa cơ lỡ vận hay những lúc gặp khó khăn, bạn sẽ nhận được những niềm vui vượt lên cả sự mong đợi. Dù cho sự giúp đó là tiền bạc hay chỉ là một lời động viên an ủi. Bạn sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc tràn ngập từ trong sâu thẳm trái tim mình, hạnh phúc đó đang đến từ chính hành động đẹp đẽ của bạn. Đó là khi người khác gặp khó khăn, bạn luôn chìa tay ra giúp đỡ. Khi người khác có tâm sự, nỗi niềm, bạn luôn là người lắng nghe và luôn sẵn sàng sẻ chia. Khi người khác hạnh phúc, bạn hãy luôn mỉm cười, chung vui với người khác.

Không phải lúc nào “cho” cũng mang lại hạnh phúc cả. Một điều kỳ diệu xảy ra khi nó đúng lúc, đúng việc. “Cho” là không mong được “nhận” lại, không mong người khác sẽ trả ơn lại cho mình vì đã giúp đỡ họ. Thật vậy, nếu như ta đem niềm vui đến cho người khác có nghĩa là đã tạo được cho mình một niềm hạnh phúc. Chúng ta hãy sống hết mình với người khác đi, rồi bạn sẽ đón nhận rất nhiều niềm vui hạnh phúc từ nơi người khác. “Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”.

Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình thương. Sống không chỉ la nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất. Có ai đó đã từng nói “hạnh phúc là một cái rất kì lạ mà người ta chỉ nhận được khi đem nó cho người khác”, mỗi người chúng ta hãy thử cho đi môt cái gì đó, để rồi biến niền hạnh của người khác thành niềm hạnh phúc của chính mình…

“Cho” và “nhận” cũng giống như cặp phạm trù “nhân”, “quả”, trong Triết học. Trên đời này luôn có luật “nhân”, “quả”, “gieo gió thì sẽ gặp bão”, nếu chúng ta biết yêu thương người thì cũng sẽ được yêu thương trở lại, khi chúng ta giúp người khác thì cũng chính là lúc cúng ta tự giúp mình. Khi chúng ta cho đi cũng chính là lúc chúng ta nhận lại, là lúc chúng ta tạo được những điều kỳ diệu nhất của cuộc sống.

Đã là con người thì cũng không ai hoàn thiện cả, vấn đề quan trọng là cúng ta biết sống như thế nào cho xứng đáng với nản chất thật sự của một con người, để không phải thổ thẹn với lương tâm của một con người. Cuộc sống của chúng ta cũng giống như những vết nứt của một chiếc bình, vì vậy chúng ta hãy biết tận dụng những vết nứt đó để cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn. Khi nào bạn làm được điều đó, thì cũng chính là lúc bạn nhận lại được niềm vui cho mình.

Bạn ạ! Cuộc đời này là một vòng tròn. Thật ra không có sự bất công nào đối với bạn ở đây hết, có hay chăng sự nhận lại từ người khác chỉ là đến sớm hay muộn với bạn mà thôi và cái quan trọng là bạn có mở rộng lòng mình để nhận nó hay không!Ý nghĩa của cuộc sống nằm ngay trong những giá trị bình thường quanh ta, là tình yêu của mẹ cha, là tình thân của bạn bè, là niềm vui và hạnh phúc khi đối mặt và vượt qua khó khăn, là ước mơ và hi vọng vào ngày mai… Và điều gì nuôi dưỡng tâm hồn ta, xây đắp nên cuộc sống của chúng ta, thì ta cần, nên và phải sống vì chính những điều đó. Và đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc sống đấy các bạn à.

Bình luận (0)
Bách Nguyễn Đức
Xem chi tiết
minh nguyet
25 tháng 11 2021 lúc 8:13

Em tham khảo:

Môi trường sống của chúng ta ngày càng ô nhiễm trầm trọng do rác thải từ túi ni lông. Túi nilông lẫn vào đất ngăn cản oxy đi qua đất, làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, gây xói mòn đất. Túi nilông lọt và cống, rãnh, kênh, rạch sẽ làm tắc nghẽn gây ngập úng. Nếu chúng ta không có những biện pháp hạn chế sử dụng túi nilông ngay thì không bao lâu nữa kênh rạch, ruộng đồng, mọi nơi sẽ tràn ngập rác nilông, môi trường sẽ bị ô nhiễm nặng nề. Vì vậy, khi sử dụng các túi đựng nhất là gói thực phẩm, các bạn hãy dùng các vật liệu thay thế như giấy, lá. Chúng ta cần tuyên truyền cho mọi người xung quanh về tác hại của túi nilông đối với môi trường và cùng nhau thay đổi thói quen xấu này.

Bình luận (1)
Chanh Xanh
25 tháng 11 2021 lúc 8:13

Tham khảo

Trên trái đất hiện nay thì hiện tượn ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Một trong số đó nguyên nhân chính là do việc vứt rác bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nói về rác thải thì túi nilon sẽ đc nghĩ đến đầu tiên vì nó là một loại rác thải khó phân hủy, mà ngày càng nhìu người sử dụng nên lượng rác do túi nilon thải ra môi trường là rất nhiều. Ở địa phuong em cũng không tránh khỏi hiện tượng túi nilon xuất hiện đấy ngoài đường là không thể tránh khỏi. Cũng không thể trách vì đó là vật dụng chủ yếu để đựng đồ vật mà các bà nội trợ thường dùng , tuy nhiên thì cái ý thức của mỗi người cũng rất quan trọng. nếu có thể thì em sẽ khuyên tất cả mọi người ở địa phương em nên sử dụng túi giấy thấy vì túi nilon vì nó dễ phân hủy hơn và sạch đẹp hơn.

Bình luận (1)
lưu minh anh
Xem chi tiết
bích diệp
Xem chi tiết
Lê Thị Hoàng Mai
Xem chi tiết
minh nguyet
25 tháng 1 2022 lúc 16:13

Em tham khảo:

     “Nhất tự vi sư – bán tự vi sư” không chỉ là câu nói có ý nghĩa trong xã hội xưa, mà cho đến ngày nay câu nói vẫn còn để lại ý nghĩa sâu sắc. Trong hành trình dài và rộng của mình, mỗi chúng ta đều được gặp gỡ, gắn bó với nhiều người thầy, người thầy nào cũng đều để lại một dấu ấn riêng chiếu rọi vào đời ta những thứ ánh sáng riêng biệt. Thầy là người đã dạy dỗ, truyền tải cho ta biết bao tri thức, văn hóa, lẽ sống, không chỉ vậy, thầy còn là người chắp cánh những ước mơ, hoài bão, lí tưởng cao đẹp cho chúng ta. Mỗi một lời giảng của thầy là cả tâm huyết với nghề, chứa đựng niềm khát khao được chia sẻ kinh nghiệm, vốn sống của mình cho trò, những lời giảng ấy không đơn thuần chỉ là kiến thức học vấn mà còn đem đến niềm tin, tình yêu, nghị lực, lí trí và có những thứ đã trở thành kim chỉ nam để ta theo đuổi trong cuộc đời này. Thật vậy, công lao của thầy to lớn vô ngần, thầy đã hi sinh cả cuộc đời mình cho ta những bài học hay. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần phải biết quý trọng, yêu mến thầy cô, sự trân trọng, biết ơn không phải chỉ những hành động lớn, những lời đao to búa lớn mới thể hiện tấm lòng của ta. Đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ như ta luôn chăm học, nghiêm túc nghe giảng cũng là lời tri ân chân thành, sâu sắc nhất của ta. Nhưng đáng buồn thay, lẽ sống đẹp này đang bị mai một dần trong xã hội hiện đại, chúng ta cần phê phán nhiều bạn trẻ có những hành vi thiếu lễ độ, thiếu tôn trọng và có những phát ngôn không tốt đối với thầy cô. Qua đó, mỗi chúng ta cần rút ra bài học cho mình, cần biết yêu mến quý trọng thầy cô và luôn dưỡng nuôi truyền thống “tôn sư trọng đạo”.

Bình luận (0)
Anh ko có ny
25 tháng 1 2022 lúc 16:13

Tham khảo

Mỗi người chúng ta đều trải qua quá trình học tập và quá trình đó sẽ thật khó khăn, truân chuyên biết bao nếu chúng ta không có sự giúp đỡ của các thầy cô giáo - những người giúp ta chập chững làm quen với kiến thức về thế giới xung quanh. Vì thế ta có thể thấy vai trò của người thầy cô trong nhà trường và việc giáo dục, truyền đạt kiến thức cho học sinh là vô cùng quan trọng.

Thầy cô - những bậc đàn anh đi trước, những người có trình độ hiểu biết cao, là người dạy cho học sinh những kiến thức cơ bản phong phú, bao điều hay lẽ phải, hướng dẫn cho học sinh từng bước đi lên vững chắc. Dân gian ngày xưa có câu “Không thầy đố mày làm nên” đã cho thấy vai trò và trách nhiệm của người thầy cô là rất to lớn: Không chỉ cung cấp kiến thức, thầy cô còn dạy bảo ta nên người toàn diện, định hướng hình thành nhân cách mỗi con người chúng ta, góp phần xây dựng những nhân tài của tương lai mai sau.

 

Và ngày nay, xã hội ngày càng phát triển đưa vai trò của người thầy ngày càng lên cao. Kiến thức là một biển trời rộng lớn bao la, một học sinh không thể nào tự nắm bắt chọn lọc. Thì lúc đó vai trò của người thầy càng thể hiện rõ hơn, họ sẽ là người chỉ đường dẫn lối đưa học sinh đến gần hơn với kiến thức. Một người thầy có trách nhiệm là không chỉ dạy chữ mà còn biết quan tâm, chăm sóc tìm hiểu về học sinh bằng cả trái tim và lòng bao dung. Biết đánh thức tiềm năng trong mỗi học sinh, khơi dậy và phát triển cái nội lực của học sinh. Qua đó đã cho thấy vai trò của người thầy trong nhà trường ngày nay đó là người mở đường để người học tự thân vận động nhiều hơn. Gieo hạt nhưng hạt muốn vươn thành cây thì phải dựa vào chính bản thân mình. Dạy cho học sinh biết tự học, tự đọc sách, tìm tòi, tra cứu phát hiện ra những điều mới mẻ, sáng tạo ra nhiều phương pháp học hiệu quả. Nghĩa là giúp học sinh phát triển trí tuệ tư duy, tiếp thu kiến thức một cách chủ động chứ không phải thụ động dù là tri thức tiên tiến. Chính vì nhờ thầy cô, những đam mê, năng khiếu tiềm ẩn đâu đó trong ta mới được khơi dậy. Bên cạnh đó, một người thầy tốt là người có tấm lòng nhiệt huyết hết mình với nghề, truyền đạt cho học sinh bằng tất cả kiến thức mình có. Am hiểu học sinh, tìm ra những phương pháp hay giúp học sinh hiểu bài sâu và nhanh, khắc phục những khuyết điểm và tạo ra nhiều ưu điểm. Ân cần khuyên bảo khi học sinh mắc lỗi, không gây quá nhiều áp lực cho học sinh hay áp đặt học sinh một cách máy móc. Chính vì thế người thầy, người cô được ví như người cha người mẹ thứ hai của chúng ta. Họ cũng dành cho ta tình yêu thương nồng nhiệt, tốn nhiều công sức để truyền đạt kiến thức cho ta bằng cả tấm lòng.
Ngoài vai trò truyền đạt kiến thức của thầy cô thì vai trò của học sinh cũng quan trọng không kém. Là vì dù thầy cô tâm huyết tới đâu mà học sinh không có ý thức tiếp thu thì công sức của thầy cô cũng bằng thừa. Ta có thể thấy sự tác động qua lại giữa học sinh và thầy cô, thầy cô dạy hay học sinh càng có tinh thần học tập, và ngược lại học sinh học tốt học giỏi giáo viên sẽ có thêm động lực trong việc giảng dạy.

 

​Qua đó ta có thể thấy vai trò của người thầy người cô trong nhà trường là rất rất quan trọng và cần thiết cho mỗi chúng ta. Vì thế để nhớ đến công ơn dạy dỗ của người thầy nước ta đã lấy ngày 20-11 để mọi người cùng nhau nhớ về những công lao dưỡng dạy của các thầy cô giáo năm xưa. Chúng ta phải biết nhớ ơn thầy cô: học thật tốt và thành công trong cuộc sống đó là cách thể hiện lòng biết ơn thiết thực nhất. Một lời nói lễ phép, một câu chào hỏi lễ phép cũng làm thầy cô thấy ấm lòng mà không cần phải quá cầu kỳ hay phức tạp, tốn kém, đối với thầy cô như thế là đủ.
Con đường đến với tri thức vốn gập ghềnh, gian nan. Trên con đường ấy thầy là người dẫn đường chỉ lối, người luôn đồng hành bên ta, giữ một vị trí quan trọng trong tâm thức của mỗi con người. Cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý”. Tóm lại, ta có thể thấy vai trò của người thầy trong việc truyền thụ kiến thức trong trường học là vô cùng thiết yếu.



 

Bình luận (0)
Trần Nhật Ngoan
Xem chi tiết
bạn nhỏ
18 tháng 1 2022 lúc 14:08

Tham khảo:

 Bài thơ “Rằm tháng giêng” Bác đã vẽ ra bức tranh ngày xuân tuyệt đẹp và có nhiều điều trăn trở về vận mệnh ẩn sâu trong từng câu thơ. Hình ảnh ánh trăng thường được sử dụng trong thơ Bác như một người bạn tri âm tri kỉ. Ở đây, ngay trong đêm Rằm vẫn luôn dõi theo, bầu bạn với Bác. Ở hai câu thơ đầu cảnh thiên nhiên được Bác miêu tả quá sống động làm ta tưởng như Bác đang rất nhàn nhã ngắm trăng. Nhưng không, bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc thù, chơi vơi giữa dòng nước. Để tránh sự truy lùng của quân địch, Bác cùng các chiên sĩ phải bàn bạc việc quân ở trên thuyền. Và ở nơi đó, ngay giữa trung tâm của đất trời, hồn thơ của Bác như giao hòa với thiên nhiên để vẽ lên cảnh thiên nhiên tuyệt sắc. Đọc câu thơ ta thấy thầm thương Bác, Người luôn đau đáu tấm lòng vì nước vì dân. Công việc bộn bề nhưng Bác vẫn luôn yêu thiên nhiên cảnh vật. Điều đó cho ta thấy tư thế ung dung lạc quan yêu đời của người chiến sĩ cách mạng. Câu thơ cuối thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng. Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.

Bình luận (2)
Nguyễn Phương Anh
18 tháng 1 2022 lúc 14:11

thi thì ko giúp đâu

 

Bình luận (5)
Jayna
Xem chi tiết
Mai Đăng Khoa
Xem chi tiết
ABCD
28 tháng 12 2021 lúc 17:07

mình thi lịch sử từ lâu rồi

 

Bình luận (0)
ABCD
28 tháng 12 2021 lúc 17:08

bạn nói về bác hồ đi

Bình luận (1)