Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Ngọc Mai
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
28 tháng 10 2016 lúc 15:29

- Tổ chức bộ máy nhà nước được củng cố hoàn thiện hơn ; cử người thân túi đi cai quản các địa phương, mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài.
- Kinh tế : thi hành nhiều biện pháp giảm tô, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân thực hiện chế độ quân điền, do đó sản xuất phát triển. Kinh tế thời Đường phồn thịnh.
- Đối ngoại : xâm chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, Đại Việt... Dưới thời Đường, Trung Quốc trở thành quốc gia cường thịnh nhất châu Á

Chúc bn hok tốt !

 

Bình luận (2)
Nguyễn Xuân Hậu
20 tháng 11 2018 lúc 19:54

-Đối nội: +Cử người cai quản địa phương. +Giảm tô thuế, chia ruộng cho dân, khuyến khích sản xuất. -Đối ngoại: +Tiến hành chiến tranh xâm lược

Bình luận (0)
thư hà
Xem chi tiết
thư hà
30 tháng 10 2021 lúc 12:08

mọi người giúp mình với mình cảm ơn trước nha vui

Bình luận (1)
Bà ngoại nghèo khó
30 tháng 10 2021 lúc 12:58

Câu 1

Nguyên nhân của các cuộc phát kiến địa lí:

- Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đã làm cho nhu cầu hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng.

- Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người A-Rập độc chiếm, cần phải tìm đường thương mại giữa phương Đông và châu Âu.

- Khoa học - kĩ thuật có những bước tiến quan trọng như: kĩ thuật đóng tàu, la bàn, hải đồ,...

Điều kiện:

- Sự phát triển của kĩ thuật hàng hải và kĩ thuật đóng tàu.

- Kim chỉ nam (la bàn) do người Trung Quốc phát minh được sản xuất rộng rãi.

- Kiến thức địa lý về trái đất được mở rộng nhất là biết được trái đất hình tròn.

Câu 2: Mik chưa nghĩ ra

Câu 3:

Xuất hiện cải cách tôn giáo vì:

- Trong suốt hơn một nghìn năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy kinh thánh của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần.

- Giai cấp tư sản đang phát triển coi Giáo hội và giáo lý là lạc hậu,cản trở bước tiến của họ nên họ đòi thay đổi và “cải cách” tổ chức Giáo hội đó, phong trào Cải cách tôn giáo xuất hiện.

Có tác động:

 Phong trào Cải cách tôn giáo lúc đầu được khởi xướng ở Đức (do một tu sĩ người Đức là M.Lu – thơ khởi xướng) sau đó nhanh chóng lan rộng sang khắp các nước châu Âu.

- Phong trào đã thúc đẩy, châm ngòi cho cuộc khởi nghĩa nông dân, đặc biệt là ở Đức, thường gọi là cuộc "chiến tranh nông dân Đức". Đây có thể được coi là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến châu Âu.

- Đạo Ki – tô đã bị phân hóa thành hai giáo phái:

    + Cựu giáo là Ki – tô giáo cũ.

    + Tân giáo là tôn giáo cải cách.

Câu 4:

 

* Kinh tế: sản xuất nông nghiệp phát triển

- Giảm tô thuế, bớt sưu dịch.

- Thực hiện chế độ quân điền: lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.

* Chính trị:

- Củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.

- Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài.

* Xã hội: ổn định, đời sống nhân dân ấm no.

* Đối ngoại: với tiềm lực về kinh tế và quân sự: nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.

⟹ Đất nước thống nhất, chính quyền vững mạnh, là cơ sở để đẩy mạnh phát triển kinh tế, Trung Quốc trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.

 

Bình luận (1)
Thiem Nong
Xem chi tiết
Xem chi tiết
@Anh so sad
1 tháng 1 2021 lúc 20:07
I.  Giai đoạn thứ I (1075)1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta

- Thế kỉ XI, nhà Tống gặp phải khó khăn về kinh tế,chính trị

- Xâm lược Đại Việt để giải quyết tình hình khó khăn trong nước.

- Nhà Tống xúi Cham- pa đánh Đại Việt, ngăn cản việc trao đổi buôn bán giữa 2 nước

2. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ.a. Nhà Lý chuẩn bị

- Nhà lý chủ động tiến hành các biện pháp chuẩn bị đối phó.

+  Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy tổ chức kháng chiến.

+   Chủ động đánh tan ý đồ tiến công phối hợp với ChamPa của nhà Tống

+  Chủ trương của nhà Lý:Tấn công trước để phòng vệ.

b. Diễn biến

- Tháng 10- 1075, Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy 10 vạn quân, chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống

+ Mục tiêu: kho lương thành Châu Ung

+ Đường bộ do Than cảnh Phúc, Tông Đản chỉ huy quân dân miền núi.

+ Lí Thường Kiệt chỉ huy quân thuỷ đổ bộ vào Châu Liêm, châu Khâm

+ Lý Thường kiệt đã cho yết bảng nói rõ mục đích cuộc tiến công tự vệ của mình.

- Sau 42 ngày đêm quân ta đã làm chủ thành Ung Châu tướng giặc phải tự tử.

c. Ý nghĩa

Làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược của nhà Tống vào nước ta

 II.  GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076 – 1077)1.  Kháng chiến bùng nổ

a. Nhà Lý chuẩn bị

- Nhà Lý ra lệnh cho các địa phương ráo riết chuẩn bị đề phòng nhưng nơi hiểm yếu gần biên giới Việt - Tống

- Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt làm nơi đối phó với quân Tống.

b. Diễn biến

- Cuối năm 1076, 10 vạn quân Tống, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy  kéo vào nước ta; 1 đạo quân do Hoà Mâu theo đường biển tiếp ứng

-  Tháng 01/1077, quân Tóng vượt ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta, nhà Lý đánh nhiều trận nhỏ để cản bước tiến của giặc.

-  Lý Kế Nguyên đã mai phục và đánh 10 trận liên tiếp ngăn bước tiến đạo quân thủy của giặc

c. Kết quả: Quân Tống đóng quân ở bờ bắc sông Cầu không lọt vào sâu được

2.  Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt

a. Diễn biến

- Quách Quỳ cho quân  vượt sông đánh phòng tuyến của ta nhưng bị quân ta phản công quyết liệt làm chúng không tiến vào được.

- Cuối xuân 1077 Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông bắt ngờ đánh vào đồn giặc.

b. Kết quả

+ Quân giặc “Mười phần chết đến năm sáu phần”.

+ Quách Qùy chấp nhận giảng hòa và rút quân về nước.

c. Nguyên nhân - Ý nghĩa

+ Sự ủng hộ  tinh thần đoàn kết của quân  dân ta

+ Tài chỉ huy của Lí Thường Kiệt

+ Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

+ Củng cố nền độc lập tự chủ của dân tộc.

+ Đập tan mộng xâm lược Đại Việt của nhà Tống.

Chúc bn hok tốt~~

 

Bình luận (0)
Bi kòy
Xem chi tiết
Nguyễn Hương
7 tháng 5 2016 lúc 14:13

Câu 3: Năm 40 nổ ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

* Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

Nguyên nhân: Do ách đô hộ thống trị của nhà Hán nên nhân dân căm phẫn.Diến biến;mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Hà Tây ). Cuộc khởi nghĩa được các tướng lĩnh và nhân dân ủng hộ, chỉ trong thời gian ngắn nghĩa quân dã làm chủ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa rồi Luy Lâu.Thái thú Tô Định bỏ trốn, quân Hán bị đánh tan, cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi.

     3. Kết quả:

xóa ách áp bức tàn bạo của quân xâm lược Hán.giành lại độc lập cho dân tộc.

     4. Ý nghĩa: thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường bất khuất của dân tộc ta. 

 

 

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
14 tháng 9 2023 lúc 23:54

- Sự kiện: cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên lần thứ hai (năm 1285).

- Nội dung chính: 2 phần:

+ Phần 1: Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ đưa tin cho Hoàng Đỗ.

+ Phần 2: Trần Bình Trọng xóa bỏ thân phân phận nô tì cho Hoàng Đỗ.

Bình luận (0)
Nguyễn PhươngAnh
Xem chi tiết
huỳnh
Xem chi tiết
Thư Phan
1 tháng 1 2022 lúc 21:56

B. Tạo tiền lực kinh tế để xuất khẩu tư bản.

Bình luận (2)
Thái Phạm
1 tháng 1 2022 lúc 22:08

B

Bình luận (0)
Vũ Trọng Hiếu
2 tháng 1 2022 lúc 15:03

b

xin like

Bình luận (0)
Quang Anh
Xem chi tiết
dương hán
15 tháng 12 2017 lúc 19:07

Mình chỉ trả lời câu 1 thôi nhé:

Sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang ở sách giáo khoa lịch sử 6 trang 37.

Nhận xét: Nhà nước Văn Lang còn rất sơ khai

Bình luận (0)