Phân biệt các chất khí sau: oxi, cacbon đioxit, hiđro, không khí.
Có 4 bình bị mất nhãn đựng riêng biệt các chất khí: cacbon đioxit, oxi, hiđro, nitơ. Bằng phương pháp hoá học, em hãy nêu cách phân biệt chất khí ở mỗi bình?
Có 4 lọ đựng 4 khí riêng biệt : oxi, hiđro, clo và cacbon đioxit. Dựa vào tính chất của các chất, làm thế nào để nhận biết được mỗi khí trên ?
- Bình nào có khí màu vàng lục là khí Cl 2
- Lần lượt cho 3 khí còn lại lội qua dd Ca(OH)2 dư, khí nào cho kết tủa trắng là CO 2
CO 2 + Ca OH 2 → CaCO 3 + H 2 O
- Trong 2 khí còn lại, khí nào làm bùng cháy tàn đóm đỏ là oxi, khí còn lại là H 2
Nêu phương pháp nhận biết các chất khí sau: Khí nitơ, hiđro, oxi, cacbon đioxit, và khí metan (CH4). Viết PTHH nếu có?
Dùng dung dịch Ca(OH)2 vào hỗn hợp khí trên:
+Khí làm đục nước vôi trong là CO2
CO2+Ca(OH)2=>CaCO3+H2O
+Khí không có hiện tượng là N2,O2,CH4,H2
-Dùng CuO nung nóng vào hỗn hợp 4 khí:
+Khí nào làm CuO màu đen chuyển dần dần sang Cu có màu đỏ gạch là H2
CuO+H2=>Cu+H2O
+Khí không có hiện tượng là N2,O2,CH4
-Đốt cháy hỗn hợp 3 khí còn lại rồi sau đó đưa sản phẩm vào Ca(OH)2.
+Khí làm đục nước vôi trong thì khí ban đầu là CH4
CH4+2O2=>CO2+2H2O
CO2+Ca(OH)2=>CaCO3+H2O
+Khí không CÓ hiện tượng là O2,N2
-Cuối cùng dùng tàn que diêm vào O2 và N2
+Khí làm que diêm cháy sáng mạnh là O2
+Khí làm làm que diêm phụt tắt là N2.
Hãy phân biệt các chất sau:
a) 3 bình đựng riêng biệt các khí sau: Không khí, khí oxi, khí hiđro
b) 3 bình đựng riêng biệt các khí sau: khí oxi, khí hiđro, khí nitơ
c) 3 bình đựng riêng biệt các khí sau: khí hiđro, khí cacbonic
a)
- Đánh STT cho các lọ chứa khí
- Đưa que đóm còn đang cháy vào các lọ chứa khí, nếu thấy:
+ Que đóm tiếp tục cháy bình thường: không khí
+ Que đóm cháy mãnh liệt hơn: oxi
+ Que đóm cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt, có tiếng nổ nhỏ: hiđro
\(2H_2+O_2\xrightarrow[]{t^o}2H_2O\)
- Dán nhãn
b)
- Đánh STT cho các lọ chứa khí
- Đưa que đóm còn đang cháy vào các lọ chứa khí, nếu thấy:
+ Vẫn cháy bình thường: nitơ
+ Que đóm cháy mãnh liệt hơn: oxi
+ Que đóm cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt, có tiếng nổ nhỏ: hiđro
\(2H_2+O_2\xrightarrow[]{t^o}2H_2O\)
- Dán nhãn
c)
- Đánh STT cho các lọ chứa khí
- Đưa que đóm còn đang cháy vào các lọ chứa khí, nếu thấy:
+ Que đóm vụt tắt: cacbonic
+ Que đóm cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt, có tiếng nổ nhỏ: hiđro
\(2H_2+O_2\xrightarrow[]{t^o}2H_2O\)
- Dán nhãn
Nêu phương pháp hoá học dùng để phân biệt các khí đựng trong các bình riêng biệt sau : Metan, cacbon đioxit, hiđro.
Nhận ra CO 2 nhờ dung dịch Ca OH 2 , phân biệt CH 4 và H 2 tương tự câu a.
Có các chất khí sau: cacbon đioxit, hiđro, oxi đựng trong các lọ riêng biệt mất nhãn. Một học sinh đã đánh sỗ tương ứng là (1), (2), (3) vào các lọ trên rồi dẫn khí đi thử. Kết quả thí nghiệm được ghi lại ở bảng sau:
Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng
-----------------------------------------------------------------------------
(1) Que đóm còn tàn đỏ Tàn đóm đỏ bùng cháy
-----------------------------------------------------------------------------
(2), (3) Que đóm còn tàn đỏ Tàn đóm tắt
-----------------------------------------------------------------------------
(3) Đồng (II) oxit Chất bột màu đen chuyển thành màu đỏ
Hãy xác định mẫu thử (1) (2) (3) là chất khí nào? Giải thích.
(1) là O2 vì chỉ có O2 mới làm tàn que đóm bùng cháy
(3) là H2 hoặc CO vì chỉ có H2 và CO mới khử được oxi trong oxit của đồng (II) oxit (màu đen) thành đồng (màu đỏ)
(2) là các chất khí khác
1.Dùng phương pháp hóa học để phân biệt 4 khí sau: cacbon oxit, oxi, hiđrô, cacbon đioxit.
2.Khử hoàn toàn 2,4gam hỗn hợp CuO và oxit sắt bằng hiđro dư, đun nóng; sau phản ứng thu được 1,76 gam chất rắn. Hòa tan chất rắn vừa thu được bằng dung dịch axit HCl (dư), khi phản ứng kết thúc, thu được 0,448 lit khí hiđro (ở đktc).
a. Xác định công thức phân tử của oxit sắt.
b. Tính khối lượng của mỗi oxit kim loại có trong 2,4 gam hỗn hợp ban đầu.
1.Đưa que đóm đang cháy vào 4 chất khí: O2 bùng cháy sáng
Còn lại 3 chất khí CO,CO2,H2
Sục 3 chất khí vào dd \(Ca\left(OH\right)_2\)
-CO2: xuất hiện kết tủa trắng
\(Ca\left(OH\right)_2+CO_2\rightarrow CaCO_3\downarrow+H_2O\)
-H2,CO: không hiện tượng
Đưa 2 chất khí đi qua CuO ở nhiệt độ thích hợp và Ca(OH)2
-CO2: kết tủa trắng
-H2: không hiện tượng
\(CuO+CO\rightarrow\left(t^o\right)Cu+CO_2\)
\(Ca\left(OH\right)_2+CO_2\rightarrow CaCO_3\downarrow+H_2O\)
\(CuO+H_2\rightarrow\left(t^o\right)Cu+H_2\)
2.
\(n_{H_2}=\dfrac{0,448}{22,4}=0,02mol\)
\(Fe+HCl\rightarrow FeCl_2+H_2\)
0,02 0,02 ( mol )
\(m_{Fe}=0,02.56=1,12g\)
\(\Rightarrow m_{Cu}=1,76-1,12=0,64g\)
\(n_{Cu}=\dfrac{0,64}{64}=0,01mol\)
\(CuO+H_2\rightarrow\left(t^o\right)Cu+H_2O\)
0,01 0,01 ( mol )
\(m_{CuO}=0,01.80=0,8g\)
\(\Rightarrow m_{Fe_xO_y}=2,4-0,8=1,6g\)
\(Fe_xO_y+yH_2\rightarrow\left(t^o\right)xFe+yH_2O\)
\(\dfrac{1,6}{56x+16y}\) -----> \(\dfrac{1,6x}{56x+16y}\) ( mol )
Ta có:
\(\dfrac{1,6x}{56x+16y}=0,02\)
\(\Leftrightarrow1,6x=1,12x+0,32y\)
\(\Leftrightarrow3x=2y\)
\(\Leftrightarrow x=2;y=3\)
\(\Rightarrow CTHH:Fe_2O_3\)
\(\%m_{Fe_2O_3}=\dfrac{1,6}{2,4}.100=66,67\%\)
\(\%m_{CuO}=100\%-66,67\%=33,33\%\)
TK :
1
Dẫn các khí lần lượt qua dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2
- Khí làm nước vôi trong vẩn đục là CO2
PTHH : CO2 + Ca(OH)2 →CaCO3 + H2O
- Ba khí còn lại không hiện tượng
* Dẫn 3 khí còn lại qua CuO màu đen nung nóng , sau đó dẫn sản phẩm qua dung dịch nước vôi trong:
- Khí làm CuO màu đen chuyển sang màu đỏ gạch , sản phẩm làm đục nước vôi trong là CO
PTHH : CO + CuO →Cu + CO2
CO2 + Ca(OH)2 →CaCO3 + H2O
- Còn khí làm cho CuO màu đen chuyển sang màu đỏ gạch , sản phẩm không làm đục nước vôi trong là H2
PTHH : CuO + H2 →Cu + H2O
- Khí còn lại không có hiện tượng gì là O2
2
Không khí là một hỗn hợp gồm có một số chất. Trong số đó có bốn chất chiếm tỉ lệ nhiều nhất là các chất khí nitơ, oxi, cacbon đioxit và hơi nước, các chất này được xếp thành sáu cặp chất dưới đây:
Khí nitơ và khí oxi; Khí nitơ và khí cacbon đioxit.
Khí oxi và khí cacbon đioxit; Khí oxi và hơi nước.
Khí nitơ và hơi nước; Khi cacbon đioxit và hơi nước.
Tất cả có mấy cặp chất gồm một đơn chất và một hợp chất ?
A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn.
Chọn: D.
Đó là: Khí nitơ và khí cacbon đioxit; Khí oxi và khí cacbon đioxit; Khí oxi và hơi nước;
Khí nitơ và hơi nước.
Có những khí sau :
A. Cacbon đioxit
B. Clo
C. Hiđro
D. Cacbon oxit
E. Oxi.
Hãy cho biết, khí nào có tính chất tẩy màu khi ẩm.
Khí có tính chất tẩy màu khi ẩm là khí Cl 2
Có bốn mẫu khí A, B, C, D đựng riêng biệt trong các bình thủy tinh. Mỗi khí có một số tính chất trong các tính chất sau:
A. Cháy trong không khí tạo ra chất lỏng không màu (ở nhiệt độ thường), chất lỏng này làm cho đồng(II) sunfat khan màu trắng chuyển thành màu xanh.
B. Độc, cháy với ngọn lửa màu xanh, sinh ra chất khí làm đục nước vôi trong.
C. Không cháy nhưng làm cho ngọn lửa cháy sáng chói hơn.
D. Không cháy mà còn làm tắt ngọn lửa và làm quỳ tím ẩm hoá đỏ.
Khí nào nói trên là : hiđro ; oxi ; cacbon đioxit; cacbon oxit ?
A : Khí H 2 ; C : Khí O 2 ;
B : Khí CO ; D : Khí CO 2 .