Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
LÊ NGỌC ÁNH
Xem chi tiết

Mỗi người dân đều có thể cùng cả nước đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 bằng những hành động thiết thực và cụ thể nhất, trước hết là tự nguyện, tự giác tuân thủ đúng các yêu cầu của cơ quan chức năng, đặc biệt là việc khai báo y tế và cách ly khi cần thiết.

Ngay từ những ngày đầu chống dịch, Chính phủ đã chú trọng thực hiện nghiêm công tác phát hiện sớm, cách ly và giải quyết triệt để ổ dịch. Bước sang giai đoạn chống dịch mới với dự báo phức tạp, khó khăn, việc tuân thủ nghiêm công tác cách ly vẫn được đặt lên hàng đầu. Đây được coi là nhiệm vụ tiên phong, đóng vai trò then chốt trong giai đoạn “nước sôi lửa bỏng” hiện nay.

Sau 21 ngày, xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc – nơi được xác định có nguy cơ trở thành tâm dịch của cả nước, được dỡ bỏ lệnh phong tỏa trong niềm vui sướng của nhân dân địa phương và cả nước. Chiến thắng tại Sơn Lôi một lần nữa khẳng định hiệu quả của “bài học kinh nghiệm cách ly” ngay từ “thời kỳ vàng”. Những hành động toàn diện, kịp thời của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương thể hiện quyết tâm kiểm soát, không để dịch lây lan, nhằm thực hiện mục tiêu cao nhất “bảo vệ sức khoẻ, tính mạng cho Nhân dân, hạn chế thấp nhất tử vong do dịch gây ra”.

Quyền được bảo vệ sức khỏe của người dân luôn được đặt ưu tiên hàng đầu, đúng như tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “chấp nhận hy sinh một số lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe của nhân dân”. Mỗi người dân đều có quyền được bảo vệ sức khỏe. Khi có dấu hiệu sốt cao, đau đầu…, người dân cần hợp tác khai báo với cơ quan chức năng để thực hiện cách ly; đồng thời ủng hộ và thực hiện nghiêm nhiệm vụ cách ly để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội. Việc thực hiện cách ly, tạm thời ngưng các hoạt động, sinh hoạt thường ngày nhằm kiểm soát sức khỏe bản thân theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn, hạn chế lây lan trong cộng đồng.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam từng nhấn mạnh: “Hiểu rõ việc cách ly để nêu cao trách nhiệm với bản thân và xã hội. Vượt qua những bất tiện, những khó khăn trong thời gian cách ly chính là sự đóng góp quan trọng, là nghĩa cử cao đẹp của người cần được cách ly trong công tác chống dịch. Cộng đồng ủng hộ người được cách ly chính là tham gia chống dịch tốt. Lúc khó khăn, những nghĩa cử cao đẹp, những điều tốt càng đáng quý và cần được nhân rộng. Nhiều điều tốt thành thói quen tốt, nhiều thói quen tốt, xã hội văn hóa lên, đẩy lùi cái xấu”.

Khách vãng lai đã xóa
Vũ ngọc
Xem chi tiết
lạc lạc
7 tháng 1 2022 lúc 9:35

tham khảo 

"Công lao của cha mẹ to lớn như biển cả và nó rất quan trọng đối với chúng ta". Một công đôi việc mà cha mẹ đã hy sinh cho chúng ta. Họ là người đã chăm sóc và dạy dỗ chúng ta nên người. không có người trồng cây, không có quả. Không có người sinh thành thì không có bản thân mỗi chúng ta. Công đức sinh thành của cha mẹ không gì sánh bằng: cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, việc học hành. Dòng sữa ngọt ngào, lời ru của mẹ, người con nào có thể quên. Lúc con ốm đau, bệnh tật, cha mẹ lo lắng thuốc thang. Lòng thành kính của chúng ta tới cha mẹ được biểu hiện trong thực tế đời sống như phải biết kính trọng biết ơn cha mẹ, phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ lúc ốm đau bệnh tật, khi về già phải biết chia sẻ gánh nặng cuộc sống với cha mẹ. Người con có hiếu là người con luôn biết yêu thương và kính trọng cha mẹ, phải làm cho cha mẹ vui lòng và tự hào về những cử chỉ hành động của chúng ta!

Minh Anh Hoàng
Xem chi tiết
ღn̸g̸ọc̸ n̸èღ
3 tháng 1 2021 lúc 21:31

ngày kia bn thi rồi à

 

ღn̸g̸ọc̸ n̸èღ
3 tháng 1 2021 lúc 21:32

vẫn chưa thi mà cứ thư giãn thui , ko sao cả nhé

 

do hoang my
Xem chi tiết
✿.。.:* ☆:**:.Lê Thùy Lin...
4 tháng 9 2019 lúc 10:55

Đất nước ta có muôn ngàn cây lá khác nhau, cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý. Nhưng em thích nhất là cây tre – loài cây đã gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử, đã cùng người dân Việt Nam xông pha trận mạc, cùng người dân đánh giặc giữ nước, xây thành đắp lũy góp phần vào công cuộc gây dựng và bảo vệ đất nước.

Tre có mặt ở khắp mọi miền trên đất nước. Trải dài cả một vùng quê là những lũy tre xanh mướt. Dáng tre thẳng đứng, gầy guộc. Lá của chúng thì mong manh, nhỏ nhắn. Thế nhưng, tre bền bỉ, kiên cường! Tre không bao giờ khuất mình dưới bóng của cây khác. Tre vững chãi trong mọi môi trường sống: dù bùn lầy, khô hạn, đất sỏi, đất vôi bạc màu nhưng tre vẫn xanh tốt. Tre đứng thành hàng, giăng thành lũy, đan níu vào nhau như con người Việt Nam đoàn kết một lòng. Những cây con thì nhọn hoắt, đâm thẳng, tự tin, vươn lên đầy sức sống như sự tiếp sức cho thế hệ đi trước.

Tuy mộc mạc nhưng tre Việt Nam có vẻ đẹp của tâm hồn con người. Tre là vẻ đẹp của phong cảnh quê hương, là vẻ đẹp của nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre, xóm làng hiện lên thanh bình, yên ả. Vào những buổi sáng đẹp trời, ngọn tre cong như cái gọng vó từ từ kéo mặt trời lên cao. Khi có làn gió thoảng qua, lũy tre xanh lại rì rào khúc hát, ngọn tre phất phơ, lắc lư theo nhịp hát diệu kì ấy. Rồi đêm đến, khi ông mặt trời đã xuống núi ngủ say, tre nâng vầng trăng lên để ban phát cho đất trời ánh sáng lung linh, tạo nên một khung cảnh thơ mộng.

Tre không chỉ đem đến cái đẹp cho làng quê mà còn là bạn thân của con người. Từ xa xưa, tre đã cùng ta đánh giặc. Tre cùng Thánh Gióng quật chết quân thù, cọc tre đã làm chìm thuyền giặc trên sông Bạch Đằng. Khi hòa bình về, cày tre, bừa tre lại cùng bác nông dân lao động sản xuất. Ngày nay, mặc dù trên đất nước ta đã áp dụng nền khoa học kĩ thuật hiện đại, nhưng tre vẫn sẽ tồn tại mãi mãi với con người Việt Nam. Tre, nứa luôn giúp ích cho người, nứa làm nên trang giấy trắng để chứa đựng bao nguồn tri thức, tre làm nên chiếc nôi êm đềm nuôi dưỡng trẻ thơ. Các mặt hàng bằng tre đi khắp mọi nơi để làm đẹp cho đời.

Ghế tre, guốc tre, rổ tre,... vẫn không thể thiếu trên thị trường cả nước, chỉ chiếc nón tre thôi cũng đủ làm cho người con gái thôn quê trở nên duyên dáng. Những que chuyền, que sáo tre kia đã làm cho những tâm hồn bé nhỏ như chúng em có được niềm vui thú. Tre cũng tạo nên cảm hứng sáng tác trong nhiều tác phẩm thơ văn. Từ những câu hát, câu thơ như xâu chuỗi tâm hồn dân tộc “bóng tre trùm mát rượi”, một lời tâm sự về mùa màng “Cánh đồng ta năm đôi ba vụ. Tre với người vất vả quanh năm” hay một khúc hát giao duyên “Lạt này gói bánh chưng xanh. Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng”. Nhạc của trúc của tre là khúc nhạc đồng quê. Những buổi trưa hè lộng gió, tiếng võng tre kẽo kẹt bay bổng, xao xuyến bâng khuâng man mác như lời của đồng quê, của cuộc sống thanh bình.

Cây tre là biểu tượng, niềm tự hào rực rỡ của dân tộc em, quê hương em, đất nước em. Tre mang những đức tính mà con người Việt Nam luôn gắn cho nó với những cái tên cái tính cách mà không thể ai phủ nhận. Hình ảnh những khóm tre với những lũy tre làng quen thuộc lại gợi về những câu chuyện xa xưa mà không ai không bồi hồi xúc động. Tre chiếm một vị trí vô cùng đặc biệt trong trái tim của mỗi con người Việt Nam.

Ice Tea
Xem chi tiết
NLT MInh
3 tháng 3 2021 lúc 17:28

”Lá lành đùm lá rách’’ bàn về tinh thần nhân ái của con người trong cuộc sống. “Lá lành” là những chiếc lá còn nguyên vẹn, đẹp đẽ , ngụ ý là những người có cuộc sống đầy đủ . Còn “lá rách” là những chiếc lá không còn được nguyên vẹn như ban đầu hay là chỉ những con người nghèo khổ có hoàn cảnh kém may mắn hơn những người khác. Câu tục ngữ là lời khuyên dạy của ông cha ta về lối sống yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau. Đây cũng là một trong những phẩm chất quý báu của người dân Việt Nam. Trong cuộc sống, mỗi người không sống cô lập một nình mà sống trong một tập thể, một cộng đồng. Vi vậy, sự sẻ chia, đoàn kết là vô cùng cần thiết để xây dựng một xã hội tốt đẹp. Khi một người gặp phải hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn (vật chất, tinh thần, sức khỏe) thì những người xung quanh cần có sự đồng cảm, giúp đỡ, đùm bọc để họ có thể cố gắng vượt qua hoàn cảnh, nỗi đau. Giúp đỡ những người gặp khó khăn thì không chỉ tự ta thấy thoái mái trong lòng mà còn được những người xung quanh cũng sẽ tin tưởng, quý mến, và tôn trọng. Và chắc chắn trên con đường đời, nếu không may ta gặp khó khăn thì cũng sẽ có những bàn tay đưa ra giúp đỡ ta vượt qua tất cả. Yêu thương nhau! là những gì mà câu tục ngữ hướng đến . hãy chung tay vì cộng đồng, vì một một dân tộc vững mạnh

câu đặc biệt là yêu thương nhau

câu rút gọn là hãy chung tay vì cộng đông, vì một dân tộc vững mạnh

Shiba Inu
3 tháng 3 2021 lúc 17:56

Trong cuộc sống khó khăn vất vả, con người cần phải biết thương yêu, đùm bọc, chia sẻ với nhau. Ở câu tục ngữ này nổi lên sự đối lập của hai hình ảnh lá lành và lá rách, trong đó các từ lành, rách tạo sự liên tưởng tới quần áo và cách đánh giá giàu nghèo của người Việt Nam - nghèo đói hơn nhau cũng chỉ ở tấm áo, manh quần! Vì vậy, trong tiếng Việt lá rách bao giờ cũng được dùng biểu trưng cho sự nghèo khổ và ngược lại. Chúng ta nhận thấy một quan niệm giản đơn về cuộc sống giàu nghèo nhưng cao hơn thế là cái đạo lý, cái lẽ đời của con người Việt Nam. Ở đâu có cuộc sống đói khổ, ở đâu có hoạn nạn, con người cần có sự thông cảm, tương trợ lẫn nhau, người giàu có giúp kẻ nghèo khó,đạo lí này xuất phát từ tấm lòng tương thân tương ái của con người Việt Nam vốn đã ăn sâu vào trong tiềm thức.

Lãnh Hàn Thiên Kinz
Xem chi tiết
Thanh Nhàn ♫
6 tháng 4 2020 lúc 8:58

Bài 2: 

Buổi học cuối cùng kể lại câu chuyện cảm động về một buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng.

Trước giờ học, Phrăng định trốn học vì muộn giờ và không thuộc bài. Trên đường đến trường cậu thấy nhiều điều khác lạ. Khi đến lớp, cậu ngạc nhiên vì thầy Ha-men mặc lễ phục, không nổi cáu khi cậu đến muộn và cuối lớp có cả dân làng ngồi dự.

Trong buổi học, khi nghe thầy Ha-men thông báo đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng, Phrăng ân hận, xúc động, nuối tiếc.

Trong buổi học kéo dài đến 12 giờ, thầy Ha-men hiện lên thật lớn lao, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên bảng: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”.

Khách vãng lai đã xóa
Thanh Nhàn ♫
6 tháng 4 2020 lúc 8:58

bài 1: 

Buổi học cuối cùng kể lại câu chuyện cảm động về một buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng.

Trước giờ học, Phrăng định trốn học vì muộn giờ và không thuộc bài. Trên đường đến trường cậu thấy nhiều điều khác lạ. Khi đến lớp, cậu ngạc nhiên vì thầy Ha-men mặc lễ phục, không nổi cáu khi cậu đến muộn và cuối lớp có cả dân làng ngồi dự.

Trong buổi học, khi nghe thầy Ha-men thông báo đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng, Phrăng ân hận, xúc động, nuối tiếc.

Trong buổi học kéo dài đến 12 giờ, thầy Ha-men hiện lên thật lớn lao, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên bảng: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”.

Khách vãng lai đã xóa
Thanh Nhàn ♫
6 tháng 4 2020 lúc 8:59

bài 2: 

Hình ảnh chú bé Phrăng trong văn bản " Buổi học cuối cùng " của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc. Thật vậy, Phrăng là một chú bé vô tư và hồn nhiên. Tuy đã trễ giời đến lớp nhưng vì mải chơi, Phrăng đã có ý định trốn học và rong chơi ngoài đồng cỏ. Phrăng cũng như bao đứa trẻ khác, cậu ham chơi, hiếu động và vô lo vô nghĩ. Nhưng điều đặc biệt khiến em vô cùng yêu mến Phrăng đó là tình yêu nước thiết tha ở cậu bé. Tình yêu nước ấy được thể hiện rõ trong buổi học Pháp văn cuối cùng. Khi nghe thầy Ha-men thông báo người dân vùng An-dát không còn được học tiếng Pháp nữa, Phrăng đã cảm thấy sửng sốt, choáng váng và tức giận. Tâm trạng của Phrăng đã có sự biến đổi sâu sắc, cậu cảm thấy ân hận vì đã lãng phí thời gian học tập, không nhớ các quy tắc phân từ của tiếng Pháp. Khi nghe thầy Ha-men giảng bài, Phrăng cảm thấy trân trọng thầy giáo của mình, cậu cũng chưa bao giờ thấy mình hiểu bài nhanh đến thế. Diễn biến tâm trạng của Phrăng trong buổi học cuối cùng đã cho ta thấy được tình yêu nước sâu sắc và mãnh liệt ở chú bé. Em vô cùng yêu mến chú bé Phrăng!

Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Minh Tuấn
Xem chi tiết

Phạm Duy Tốn là một cây bút viết truyện ngắn xuất sắc nhất của những năm đầu thế kỷ XX. Một trong số những tác phẩm ông để lại, Sống chết mặc bay là truyện ngắn tiêu biểu hơn cả, nó được coi như một trong những tác phẩm mở đầu cho khuynh hướng văn học hiện thực phê phán sau này. Trong Sống chết mặc bay, tác giả đã tái hiện khá sinh động bức tranh đối lập giữa đời sống khổ cực của nhân dân với cuộc sống phè phỡn xa hoa của lũ quan lại. Viết Sống chết mặc bay, Phạm Duy Tốn đã mạnh mẽ tố cáo thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời. 

Mở đầu tác phẩm, tác giả đã xây dựng một tình huống độc đáo được đặt trong sự đối lập gay gắt. Một bên là tình cảnh vô cùng nguy khốn của dân chúng: "Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đê thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất". Tính mạng "con dân" cả vùng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Quang cảnh hàng trăm ngàn con người đang ra sức chống chọi lại với cơn lũ thật khẩn trương, vất vả. "Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, người đội đất, kẻ vác tre", "người nào người nấy lướt thướt như chuột lột". Một bên là cảnh quan huyện "kẻ cha mẹ của dân" có trách nhiệm đốc thúc dân chúng bảo vệ đê thì lại đang chễm chệ trong đình "cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trong mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng chẳng việc gì". Ngoài kia con dân đang chân lấm tay bùn, đem thân hèn yếu để chống chọi lại với sức nước thì trong đình "đèn thắp sáng trưng", "nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn rịp". Dường như ngoài kia và trong này là cả hai thế giới khác biệt hoàn toàn. Nếu ngoài kia là thảm cảnh thì trong này là thú vui. Ngoài kia gấp gáp khẩn trương, trong này thong dong nhàn nhã. Cái náo loạn đặt bên cạnh cái yên ả. Trái với "con dân" đang "trăm lo ngàn sợ", quan phụ mẫu "uy nghi chễm chện ngồi" như không hề hay biết đến tình trạng thảm thương của dân chúng. Dựng lên hai cảnh đối lập gay gắt đó, tác giả vạch trần thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời. Trong tình cảnh ấy, vô trách nhiệm chính là một tội ác.

Người đọc không thể tưởng tượng được trong tình thế nan nguy của tính mạng hàng ngàn người dân mà quan phụ mẫu vẫn điềm nhiên đánh bạc và hưởng lạc. Trong khi "sức người khó lòng địch nổi sức trời" thì bọn nha lại tay chân chỉ mải lo hầu bài quan. 

Bản chất vô nhân đạo, lối sống "sống chết mặc bay" của tên quan huyện đã lộ rõ. Mưa gió và sinh mạng hàng ngàn con người không được quan chú ý bằng một trăm hai mươi lá bài. Không khí trong đình vẫn tĩnh mịch y trang, chỉ đôi khi nghe tiếng quan gọi "điếu mày", tiếng "dạ", tiếng "bốc", "Bát sách! Ăn", "Thất văn... phỗng"... Thú vui bài bạc, ma lực đỏ đen đã làm bọn quan lại đánh mất lương tri, nhân tính. "Nước sông dầu nguy không bằng nước bài cao thấp", hình ảnh so sánh thể hiện sự táng tận lương tâm của lũ vô lại. Cuối cùng, đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai "đê vỡ rồi thời ông cách cổ *********". Đoạn, lại bình thản quay mặt hỏi thầy đề: "Thầy bốc quân gì thế?". Ván bài "ù to". Quan sung sướng, cười hả hê, đắc chí và cũng chính lúc ấy "nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết"... 

Với việc sử dụng triệt để thủ pháp tương phản đối lập và nghệ thuật xây dựng tình huống truyện gay gắt; với giọng văn khi thiết tha xúc động, khi cay độc, mỉa mai,... Phạm Duy Tốn đã trực tiếp bày tỏ thái độ cảm thông sâu sắc của mình trước thảm cảnh của dân chúng và lòng căm uất phẫn nộ bọn quan lại phong kiến.

Phạm Duy Tốn (1883 – 1924), nguyên quán làngPhượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây; sinh quán thôn Đông Thọ (nay là phố Hàng Dầu, Hà Nội),ông là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại. Và một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông là Sống chết mặc bay.

Leona
Xem chi tiết
Trần Đức An
Xem chi tiết
Nguyễn Lương Phương Thảo
18 tháng 5 2019 lúc 5:06

Bài làm:

Qua các truyện dân gian trung đại của mỗi tác giả Việt Nam theo thời gian, đã giúp ta hiểu ra được tấm lòng cao cả của người Việt Nam ở một góc độ nào đó là tình thương người, là biển cả tình thương và lòng rộng lượng bao dung giữa người với người. Không chỉ thế thông qua các tác phẩm đó còn cho ta thấy được đạo lý nghĩa tình Việt Nam em thể hiện ở sự đoàn kết của con người, sự gắn bó thiết tha giữa con người và động vật xung quanh hay những câu chuyện về sự hi sinh của con người vì tình yêu quê hương đất nước. Tình nghĩa của con người Việt Nam vừa chân chất, thật thà, ngay thẳng, luôn yêu thương đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau hướng đều nhân mĩ, những điều tốt đẹp. Bài học đạo lý nghĩa tình Việt Nam đó đã đem lại những hiểu biết về tình nghĩa. đạo lý cách sống làm người, để chuyển lại cho con cháu đời sau, nối tiếp đi qua nhiều thế hệ

๖ۣۜN.๖ۣۜÝ
18 tháng 5 2019 lúc 12:00

Đáp án :

Qua các truyện dân gian trung đại của mỗi tác giả Việt Nam theo thời gian, đã giúp ta hiểu ra được tấm lòng cao cả của người Việt Nam ở một góc độ nào đó là tình thương người , là biển cả tình thương và lòng rộng lượng bao dung giữa người với người. Mỗi tác giả thể hiện đạo lí nhân nghĩa tình yêu người với người bằng những tác phẩm chân thật nhất về cuộc sống của nhân dân ta dưới chế độ phong kiến, tác giả đã vẽ lên được cả bầu trời u tối trong cuộc đời của mỗi nhân vật và lòng cảm thương, đau xót và phẫn nộ của tác giả dưới mỗi cuộc đời bất hạnh thể hiện rất rõ qua mỗi dòng thơ dòng chữ. Như bài ' Tức nước vỡ bờ' và ' Lão Hạc ' đây là hai tác phẩm thệ hiện rất rõ đạo lí làm người và tình nghĩa gia đình. Đối với Lão Hạc có lẽ làm tròn đạo lí của một con người là cái quan trọng nhất vì từ lúc sống đến lúc chết ông vẫn giữ được lòng tự trọng mặc dù cái nghèo khổ đàn áp ông tới lúc ông chết ông vẫn không bao giờ làm trái với tâm mình. Còn chị Dậu trong tác phẩm ' Tức nước vỡ bờ' đã cho ta thấy tình yêu thương chồng con của chị nhờ tình yêu cao cả ấy chị đã dũng cảm đứng lên tên cai lệ và người nhà lí trưởng để chống lại chế độ phong kiến khắt khe thời ấy. Qua hai tác phẩm đã cho ta thấy đạo lí , tình nghĩa của con người Việt Nam thật cao cả và quý báu, đây là đức tính mà ta cần học tập và noi theo

Fudo
19 tháng 5 2019 lúc 6:20

Qua các truyện dân gian trung đại của mỗi tác giả Việt Nam theo thời gian, đã giúp ta hiểu ra được tấm lòng cao cả của người Việt Nam ở một góc độ nào đó là tình thương người, là biển cả tình thương và lòng rộng lượng bao dung giữa người với người. Không chỉ thế thông qua các tác phẩm đó còn cho ta thấy được đạo lý nghĩa tình Việt Nam em thể hiện ở sự đoàn kết của con người, sự gắn bó thiết tha giữa con người và động vật xung quanh hay những câu chuyện về sự hi sinh của con người vì tình yêu quê hương đất nước. Tình nghĩa của con người Việt Nam vừa chân chất, thật thà, ngay thẳng, luôn yêu thương đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau hướng đều nhân mĩ, những điều tốt đẹp. Bài học đạo lý nghĩa tình Việt Nam đó đã đem lại những hiểu biết về tình nghĩa. đạo lý cách sống làm người, để chuyển lại cho con cháu đời sau, nối tiếp đi qua nhiều thế hệ