VĂN BẢN: THẠCH SANH (Truyện cổ tích)ĐỀ 01Cho đoạn trích:Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Tuy nhà nghèo, hằng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân, họ vẫn thường giúp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh, chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được cậu con trai.Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong tú...
Đọc tiếp
VĂN BẢN: THẠCH SANH (Truyện cổ tích)
ĐỀ 01
Cho đoạn trích:
Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Tuy nhà nghèo, hằng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân, họ vẫn thường giúp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh, chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được cậu con trai.
Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên tử xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
(Ngữ văn 6, tập một, NXB Giáo dục)
1. (2 điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Thuộc thể loại gì ? Nêu ngắn gọn khái niệm về thể loại đó ?
2. (3 điểm) Em hãy tìm những chi tiết cho thấy sự ra đời của Thạch Sanh là sự kết hợp giữa những điều bình thường và những điều bất thường (kì lạ) ? Nêu ý nghĩa của những điều bất thường đó?
3. (3 điểm) Vì sao mẹ con Lí Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị?
4. (5 điểm) Trong văn bản trên, tác giả dân gian đã xây dựng thành công hai chi tiết kì ảo, thần kỳ (Cây đàn thần và niêu cơm thần). Bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 câu), em hãy lựa chọn và phân tích một trong hai chi tiết kì ảo trên và cho biết ý nghĩa của chi tiết đó.