Những câu hỏi liên quan
FREESHIP Asistant
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
23 tháng 2 2022 lúc 3:18

e cs thể lm theo ý ngắn gọn để triển khai ra nhe chứ làm nguyên 1 bài dài lắm:

+MB: giới thiệu tác giả tác phẩm đoạn trích

+TB: Nỗi sầu muộn triền miên của người chinh phụ (trích dẫn 8 câu thơ ra) - Cảnh vật + “Gà eo óc”, “năm trống”: Gợi âm thanh của sự lẻ loi, cô quạnh và thời gian ban đêm trống vắng

=>  Người chinh phụ nhớ chồng thao thức suốt đêm + “Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên”: Bóng cây hòe ngoài sân trong vườn ngắn rồi dài, dài lại ngắn nhàm chán không có sức sống.

=>  Cảnh vật gợi sự cô quạnh, hoang vắng đến đáng sợ - Thời gian + “Khắc giờ đằng đẵng như niên”: Một giờ xa cách như một năm dài đằng đẵng.

=>  Nỗi buồn kéo dài vô tận. + “Mối sầu”, “dằng dặc”, “miền biển xa”: Cụ thể hóa nỗi sầu, giúp người đọc cảm nhận được sự dàn trải của nó.

=>  Tô đậm nỗi cô quạnh, sầu muộn dàn trải của người chinh phụ - Hành động. + Động từ “gượng”: gượng gạo, miễn cưỡng + “Hương gượng đốt”, “hồn đà mê mải”: Miễn cưỡng đốt hương tìm sự thanh thản nhưng lại mê man. + “Gương gượng soi”, “lệ lại châu chan”: Gượng gạo soi gương mà òa khóc + “Gượng gảy ngón đàn”: Khát khao hạnh phúc nhưng lại sợ điềm gở - Hình ảnh: “Sắt cầm, dây duyên, phím loan”: Biểu tượng của hạnh phúc lứa đôi nhưng lại gợi nỗi đau chia lìa

=>  Người chinh phụ càng cố gắng giải tỏa thì tâm trạng càng cô đơn, tuyệt vọng, nỗi sầu muộn càng trở nên ám ảnh.

-Đánh giá ND+NT

KB: Đánh giá lại nội dung đoạn trích

Bình luận (0)
nguyen anh tuhg
Xem chi tiết
Trâm Anhh
5 tháng 4 2020 lúc 21:06

Câu 1 :
+Văn bản trên được trích trong "Chinh phụ ngâm khúc" của Đặng Trần Côn.
+ Hoàn cảnh : Giữa những tháng năm loạn lạc của đất nước, khi mà chiến tranh phi nghĩa xảy ra, tất cả những con người lương thiện đều bị chia rẽ hạnh phúc bởi những cuộc chiến đao gươm đó. Điển hình là các cuộc khởi nghĩa nông dân nổi dậy ở Kinh Thành Thăng Long, nhiều những người bố, người chồng, người cha phải ra trận để lại đằng sau những mái nhà tranh rách nát, người con, người vợ sầu ngóng trông. Cảm thương vô hạn với những đau thương và cả mất mát đó cùng với tinh thần căm ghét chiến tranh sâu sắc, Đặng Trần Côn đã gửi gắm vào Chinh phụ ngâm khúc, tái hiện lại nỗi đau của một người vợ có chồng đi lính, một trong những số phận bất hạnh trong guồng quay chiến tranh thời bấy giờ.
Câu 2 :
Từ láy "eo óc" và "phất phơ" đều là những từ láy có giá trị khắc họa lên khung cảnh âu sầu, buồn bã bởi lẽ tiếng gà đâu phải cục tác rộn rã, cây hòe như ủ rũ ngả nghiêng. Thật đúng là "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". "Gà gáy năm trống”, “Hòe rủ bốn bên” là hai câu thơ tả cảnh đặc sắc. Giá trị gợi thanh, gợi cảnh của chúng được sử dụng như phần nào gợi lên không gian ảm đạm, khắc họa nỗi cô đơn và sầu thương của người thiếu phụ.
Câu 3: Phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ :
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Nói về tâm trạng người thiếu phụ, có còn gì đau đớn hơn nữa ! Người chồng thân yêu của nàng giờ đây ở tận chốn biên cương xa vời, nơi bom đạn khói lửa "cổ lai chinh chiến cổ nhân hồi". Biết mấy ai còn trở lại, buồn bã đến tận cùng, cô đơn và bất hạnh dường như che lấp hết hạnh phúc đơn sơ của nàng. Chính vì đau khổ đến nhường ấy nên "khắc giờ" tưởng như "niên", nghĩa là tưởng như dài dằng dặc đến mấy năm trời vậy. Mỗi thời gian nàng sống trong nhung nhớ tận cùng, thủ pháp nghệ thuật so sánh đã tô đậm thêm nỗi niềm cô đơn ấy thêm đậm màu sắc. Và "mối sầu" cũng còn tựa như "miền biển xa", cái bất hạnh của trái tim nàng đã sánh với đại dương mênh mông, như bất tận, nghiệt ngã. Một lần nữa thủ pháp nghệ thuật so sánh được sử dụng thật tài tình dưới ngòi bút tài hoa của Đặng Trần Côn. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của ông có lẽ đạt đến độ thành công dựa vào tâm hồn của người viết.
Câu 4 :
Người chinh phụ đốt hương, soi gương, gảy đàn để nhớ, để thương và để hoài niệm về người chồng của nàng. Thương và đau buồn đã làm cho tâm hồn đau khổ ấy "gượng". Từ "gượng" được sử dụng ở đây rất tài tình và khéo léo, bởi lẽ nó cho thấy được tâm trạng bơ phờ, chán chường đến tột bậc. Nàng "gượng" làm những việc đó vì tâm ý hướng về người chồng của mình. Và cô đơn lại xâm chiếm khiến mục đích ngược lại vì các ý thơ: hồn đà mê mải, lệ lại châu chan, Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng cho thấy người chinh phụ đau đớn, không đạt được mục đích khi đốt hương, soi gương, gảy đàn nữa. Lẽ ra thay vì vui tươi, sung sướng thì tâm trạng ấy lại chùng xuống u ám đến đau lòng. Bi kịch ấy bởi lẽ chiến tranh đã tước đoạt đi người nàng yêu thương.
P/s :Câu 5,6 bạn tự làm nha, lớp 8 thôi nên hạn chế lắm :v

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
le thanh thuy
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
11 tháng 6 2019 lúc 8:13

Chọn đáp án: B

Bình luận (0)
Nguyễn Ánh Miku
Xem chi tiết
32.Thuỳ 7/2
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Phát
Xem chi tiết
Nguyển Diệp Chi
27 tháng 4 2020 lúc 5:31

chịu thôi bạn ạ 

lên mạng chép đi , tự viết một bài rồi thêm bớt vào sẽ hay hơn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
-..-
27 tháng 4 2020 lúc 6:24

theo mình nghĩ chỉ tham khảo thôi nếu được chép họ hỏi chi nữa .

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
-..-
27 tháng 4 2020 lúc 7:10

mình biết mà bạn HOA...... 

Xin lỗi đã trả lời linh tinh dưới câu hỏi của bạn phát nha.

hok tốt ^.^

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Ích Phúc
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
25 tháng 6 2020 lúc 17:29

1. Cảnh nhân dân chống bão lụt

a. Nội dung

- Thời gian: “gần một giờ đêm”.

-> Khuya khoắt, con người phải được nghỉ ngơi.

=> Việc hộ đê của nhân dân đã kéo dài cả ngày đến đêm khuya mà vẫn chưa được nghỉ ngơi.

- Thiên nhiên:

+ Trời (trên cao)

. Trời mưa tầm tã.

. Trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống.

+ Sông (dưới thấp)

. Nước sông Nhị Hà lên to quá,

. Dưới sông thời nước vẫn cuồn cuộn bốc lên.

- Con người:

+ Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột.

+ Tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ nhưng xem chừng ai cũng mệt lử cả rồi.

+ Chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân hèn yếu mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài.

b. Nghệ thuật

- Tính từ, động từ dồn dập:

+ Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột.

+ Tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ nhưng xem chừng ai cũng mệt lử cả rồi.

+ Trời mưa tầm tã.

+ Trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống.

- Hình ảnh so sánh: “người nào người nấy lướt  thướt như chuột lột.”

- Câu văn cảm thán:

+ “xem chừng núng thế lắm”, “không khéo thì vỡ mất”.

+ Tình cảnh trông thật là thảm…

+ Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời. Lo thay! Nguy thay!

=> Kết hợp bút pháp tả thực với biểu cảm, trữ tình để phản ánh cuộc sống.

=> Tình cảnh thê thảm của nhân dân

2. Cảnh quan phủ cùng tay chân cờ bạc, hưởng thụ, để dân... sống chết mặc bay

a. Nội dung

- Địa điểm: trong đình vững chãi, đê vỡ cũng không sao.

- Không gian: đèn thắp sáng trưng; nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ, đi lại rộn ràng.

- Quan phụ mẫu: uy nghi chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. 

- Lính lệ, quan dưới quyền:

+ Một tên lính lệ đứng bên, cầm cái quạt lọng, chốc chốc sẽ phẩy. Tên nữa đứng khoanh tay, chực hầu điếu đóm.

+ Bắt đầu từ phía hữu quan thì có thầy đề, rồi lần lượt đến thầy đội nhất, thầy thông nhì, sau hết giáp phía tay tả ngài, thì đến chánh tổng sở tại cùng ngồi hầu bài.

- Đồ dùng:

+ Mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía.

+ Hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông.

+ Chung quanh sập bắc bốn ghế mây.

=> Đi chơi, đắm mình trên chiếu bạc

- Cảnh chơi bạc:

+ Trừ quan phụ mẫu ra, mọi người không ai dám to tiếng

+ Quan ngồi trên, nha ngồi dưới, người nhà, lính lệ khoanh tay sắp hàng, nghi vệ tôn nghiêm như thần như thánh

+ Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi “Điếu, mày”; tiếng tên lính thưa: “Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm, bốc”; tiếng quan lớn truyền “Ừ”.

+ Kẻ này “Bát sách! Ăn”. Người kia: “Thất  văn… Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái, khi cười, khi nói vui vẻ dịu dàng.

- Bình luận:

+ Quan phụ mẫu cùng với nha lại đương vui cuộc tổ tôm ở trong đình ấy. Ngài mà còn dở ván bài, hoặc chưa hết hội thì dầu trời long đất lở, đê vỡ dân trôi, ngài cũng thây kệ.

+ Ôi! Trăm hai mươi lá bài đen đỏ, có cái ma lực gì mà run rủi cho quan mê được như thế?... Đê vỡ mặc đê, nước sông dù nguy, không bằng nước bài cao thấp. Đứng trên đê mà đốc kẻ cắm cừ, người đổ đất, lắm nỗi lầm than, sao bằng ngồi trong đình, đã sẵn kẻ bốc nọc người chia bài, nhiều đường thú vị.

+ Than ôi! Cứ như cái cách quan ngồi ung dung như vậy, mà bên tả bên hữu, nha lại nghiêm trang, lính hầu rầm rập, thì đố ai dám bảo rằng: gần đó có sự nguy hiểm to, sắp sinh ra một cảnh nghìn sầu muôn thảm, trừ những kẻ lòng lang dạ thú, còn ai nghĩ đến, mà chẳng động tâm, thương xót đồng bào huyết mạch!…

+ Một nước bài cao bằng mấy mươi đê lở, ruộng ngập!

=> Say sưa, đắm mình trên chiếu bạc.

b. Nghệ thuật

- Miêu tả tăng cấp:

Dân, người dưới quyền

Quan phụ mẫu

- Bẩm, dễ có khi đê vỡ!

- Gắt: Mặc kệ!

- Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi

- Đỏ mặt tía tai quát: Đê vỡ rồi!... thời ông cách cổ chúng mày, bỏ tù chúng mày!

- Thầy đề tay run cầm cập thò vào đĩa nọc.

- Ù bài, vỗ tay xuống sập kêu to, miệng vừa cười vừa nói: Ù! Thông tôm, chi chi nảy!... Điếu, mày!

-> Hình ảnh đối lập gay gắt.

=> Kẻ quan liêu, vô trách nhiệm reo vui, sung sướng tột bậc khi được hưởng một món tiền lớn giữa lúc nhân dân đau khổ đến mức thẳm sâu, không thể đo đếm được.

“Ấy, trong khi quan lớn ù ván to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không có chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết.”

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phạm Thùy Dung
25 tháng 6 2020 lúc 22:12

Cô Nguyễn Thị Vân cô làm giúp em bài này với ạ cô !!! 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phạm Thùy Dung
25 tháng 6 2020 lúc 22:12

https://olm.vn/hoi-dap/detail/258880883927.html

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vũ Đức Minh
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
2 tháng 5 2022 lúc 21:39

Dàn ý như sau nhé :

1.  Giới thiệu chung :

- “Chinh phụ ngâm khúc” - bản chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản chữ Nôm được cho là của Đoàn Thị Điểm - là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam, mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm là nỗi lòng của người phụ nữ có chồng ra trận đã lâu mà không rõ ngày trở về, qua đó cho thấy khát vọng hạnh phúc của con người trong xã hội cũ.

Đoạn "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" - tô đậm nỗi cô đơn lẻ bóng, nỗi sầu muộn triền miên và nỗi nhớ thương chồng da diết của nàng.

2.  Phân tích đoạn trích: 

-  8 câu đầu - nỗi cô đơn lẻ bóng của người chinh phụ:

+ Thể hiện qua các hành động: một mình dạo hiên vắng, cuốn rèm nhiều lần, mong chim thước mách tin nhưng vô vọng -> tâm trạng rối bới, nỗi lo âu, khắc khoải thường trực trong lòng nàng.

+ Nỗi cô đơn thể hiện qua sự đối bóng giữa chinh phụ và ngọn đèn: ngọn đèn vô tri không thể san sẻ, làm vơi đi nỗi cô đơn sầu muộn của nàng mà còn tô đậm hơn cảnh ngộ đáng thương đến tội nghiệp ấy.

-  8 cầu tiếp - nỗi sầu muộn triền miên:

+ Thể hiện qua cách đếm thời gian "khắc giờ đằng đẵng như niên" - thời gian nhuốm màu tâm trạng. 

+ Người chinh phụ càng cố thoát khỏi nỗi sầu lại càng sầu thêm: đốt hương hồn càng "mê mải", soi gương lại nước mắt đầm đìa, muốn tấu một khúc nhạc xua tan cái lạnh lẽo, yên ắng đến vô tận của không gian lại sợ đứt dây đàn, mang đến những điềm gở,.. -> Sự bế tắc đến tuyệt vọng của nàng. Đằng sau đó còn là khao khát hạnh phúc lứa đôi rất mãnh liệt. 

- 8 câu cuối - nỗi nhớ thương chồng da diết:

+ 6 câu trên thể hiện trực tiếp nỗi nhớ thương chồng. Nỗi nhớ tràn ra không gian, lấp đầy khoảng cách nghìn trùng "nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời", nỗi nhớ trải dài theo thời gian "đau đáu nào xong". Khao khát sum họp, khao khát hạnh phúc lứa đôi bị dồn nén, đến đây bật ra thành câu hỏi vừa táo bạo vừa bất lực "Lòng này ... gửi tới non Yên" 

+ 2 câu cuối: cảnh và người đồng điệu, thấm đãm nỗi buồn.

- Nghệ thuật:

+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật

+ Ngôn từ chọn lọc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ.

+ Kết hợp giữa lời kể và lời độc thoại nội tâm nhân vật tạo hiệu quả biểu đạt cao.

3.  Đánh giá: 

- Qua đoạn trích cần thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của tác phẩm: tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa; đề cao khát vọng hạnh phúc của con người.

 Khẳng định tài năng của tác giả.       

Bình luận (0)