Để đẩy mạnh chính sách đồng hoá,chính quyền đô hộ phương bắc đã làm gì
Để bóc lột nhân dân ta, chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện chính sách nhất quán nào?
A. Bóc lột, cống nạp nặng nề; cướp ruộng đất, lập đồn điền; nắm độc quyền về muối và sắt
B. Đầu tư phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp để tận thu nguồn lợi
C. Đặt ra nhiều loại thuế bất hợp lí hòng tận thu mọi sản phẩm do nhân dân làm ra
D. Cải cách chế độ thuế, tăng thuế ruộng khiến người dân thêm khốn khổ
Những chính sách về chính trị - văn hóa – xã hội,… của chính quyền đô hộ phương Bắc nhằm mục đích gì?
A. Đồng hóa dân ta về văn hóa
B. Đồng hóa dân ta về mặt giống nòi
C. Đồng hóa dân ta, thôn tính vĩnh viễn nước ta, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của Trung Quốc
D. Mở rộng cương vực lãnh thổ, ảnh hưởng của phong kiến Trung Quốc
Dựa vào các thông tin sau, em hãy viết đúng hoặc sai vào phía cuối các câu về các chính sách thể hiện chính sách đồng hoá về văn hoá của chính quyền đô hộ phương Bắc đối với nước ta.
1.Bắt nộp những thứ lâm, thổ sản quý.
2.Truyền bá Nho giáo.
3.Cướp ruộng đất lập đồn điền.
4.Đưa người Hán đến ở lẫn với người Việt.
5.Bắt nhân dân ta thay đổi phong tục, tập quán.
6.Truyền bá chữ Hán.
Câu nào dưới đây không đúng về những chính sách về văn hoá - xã hội của chính quyền đô hộ phương Bắc đối với nhân dân ta?
A. Đạo Phật được coi là quốc giáo
B. Truyền bá Nho giáo vào nước ta
C. Bắt nhân dân ta theo phong tục của người Hán
D. Đưa người Hán vào nước ta ở lẫn với người Việt
Câu 1 Trình bày đời sống vật chất của cư dân Văn Lang- Âu Lạc.
Câu 2
a. Tại sao chính quyền đô hộ phương Bắc nắm độc quyền về muối và sắt ?
b. Chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt nhằm mục đích gì?
c. Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của chính quyền phong kiến phương Bắc đối với nước ta?
Câu 1:
- Cuộc sống vật chất: + Việc ăn: Cơm nếp, cơm tẻ, rau, cá ,thịt. + Việc ở: Nhà sàn làm bằng gỗ, tre, lứa, lá, có cầu thang lên xuống. + Việc mặc: Nam: đóng khố, mình trần, đi chân đất; nữ: mặc váy, áo xẻ ngực, có yếm che ngực.
Câu 2:
a,Nhà Hán nắm độc quyền về sắt nhằm mục đích kìm hãm sự phát triển về kinh tế của đất nước ta, ngăn cản sự đấu tranh của nhân dân ta chống lại chúng ( Sắt là Kim loại sắc bén nhất để nhân dân ta tạo công cụ lao động và vũ khí chống lại kẻ thù ).
b,Chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt nhằm mục đích: khiến người Việt lãng quên nguồn gốc tổ tiên; lãng quên bản sắc văn hóa dân tộc của mình mà học theo các phong tục – tập quán của người Hán; từ đó làm thui chột ý chí đấu tranh của người Việt.
-Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc:
- Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế nặng nề: ngà voi, đồi mồi,…
- Bắt những người thợ thủ công giỏi, khéo tay về nước.
- Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt. Bắt dân ta theo phong tục tập quán của người Hán, học chữ Hán,...
- Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta,..
- Chính sách thâm hiểm nhất là: đồng hóa dân tộc ta.
Hãy tưởng tượng em sống vào thời kì bị đô hộ. Em sẽ làm gì để chống lại chính sách đồng hóa của phong kiến phương Bắc
Em sẽ :
- Giữ tiếng mẹ đẻ, tiếng nói dân tộc
- Cố gắng giữ gìn những tục lệ, truyền thống của dân tộc
- Quyết tâm không thực hiện theo chính sách của triều đại phong kiến phương Bắc
- Giữ tiếng mẹ đẻ, tiếng nói dân tộc
- Cố gắng giữ gìn những tục lệ, truyền thống của dân tộc
-
Chuyển biến về xã hội
- Với chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, các thành phần trong xã hội đều có sự biến đổi.
- Một số quan lại, địa chủ người Hán bị Việt hóa.Tầng lớp hào trưởng bản địa hình thành từ một bộ phận quý tộc trong xã hội Âu Lạc cũ, có uy tín và vị thế quan trọng trong đời sống xã hội.
- Mẫu thuẫn chủ yếu trong xã hội lúc bấy giờ là mẫu thuẫn của nhân dân Âu Lạc với chính quyền đô hộ phong kiến phương Bắc. Đó là nguyên nhân làm bùng lên các cuộc đấu tranh giành độc lập liên tục trong thời kì Bắc thuộc.
Câu 3: Chính quyền phong kiến phương Bắc đã dùng những chính sách gì để “đồng hóa” dân tộc ta? Âm mưu “đồng hóa” dân tộc ta của phong kiến phương Bắc có thực hiện được không?
* Về tổ chức bộ máy cai trị:
- Chia nước ta thành các quận, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.
- Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.
* Chính sách bóc lột về kinh tế:
- Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.
- Cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách đồn điền.
- Nắm độc quyền muối và sắt.
- Quan lại đô hộ bạo ngược tham ô ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.
* Chính sách đồng hóa về văn hóa:
- Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho => Nho giáo chỉ có ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận.
- Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán.
- Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt.
* Đối với các cuộc đấu tranh của nhân dân ta: chính quyền đô hộ áp dụng luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp.
=> Mục đích của các chính sách đô hộ trên là: đồng hóa nhân dân ta để dễ cai trị, biến nước ta trở thành một quận huyện của Trung Quốc. Tuy nhiên, mục đích ấy không thể thực hiện được.
Ý nào không phản ánh đúng mục đích của chính sách độc quyền về sắt của chính quyền đô hộ phương Bắc
A. Ở nước ta không có sẵn nguyên liệu này
B. Nhằm quản lí chặt chẽ nguồn tài nguyên
C. Nhằm duy trì tình trạng sản xuất lạc hậu
D. Nhằm ngăn ngừa các cuộc nổi dậy vũ trang của nhân dân ta
Chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện những chính sách nào để bóc lột kinh tế của nhân dân ta?
Đặt ra nhiều loại thuế bất hợp lý hòng tận thu mọi sản phẩm do nhân dân làm ra.
Cải cách chế độ thuế, tăng thuế ruộng khiến người dân thêm khốn khổ.
Sử dụng chế độ tô thuế, bóc lột, cống nạp nặng nề; nắm độc quyền về muối và sắt.
Đầu tư phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp để tận thu nguồn lợi.