nghị luận về : phá rừng là tự sát>
bài văn nghị luận về nhớ rừng
tham khảo
Thế Lữ được biết đến là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình ông đã để lại cho thơ ca Việt Nam bao áng thơ đặc sắc. "Nhớ rừng" là một trong những tác phẩm như thế.
Bài thơ được viết năm 1934, đến năm 1935 được in trong tập "Mấy vần thơ" và được xuất bản. Trong bài thơ, Thế Lữ đã mượn lời nhân vật chính là con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để nói lên sự tù túng, căm hờn khi bị kìm hãm tự do.
Mở đầu bài thơ là nỗi căm hờn, phẫn uất đến cực độ của con hổ:
"Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua"
Con hổ vốn luôn được mệnh danh là chúa sơn lâm vậy mà nay lại bị nhốt trong "cũi sắt". Nó đang bị mất tự do, bị kiểm soát bởi con người, không còn được tung hoành ngang dọc. "Khối căm hờn" là sự u uất, căm hận đến tột độ của con hổ, cách sử dụng "khối căm hờn" không chỉ gợi mức độ nặng nề của tâm trạng mà còn gợi cảm giác sự tù túng này đã tích tụ trong hổ từ rất lâu khiến nó muốn "gậm", muốn cắn nát, muốn nhai vụn sự uất ức trong lòng mình. Hoàn cảnh sống của hổ được gợi mở ngay từ câu thơ đầu tiên nối tiếp đó là tư thế "nằm dài" chẳng bao giờ có của một chúa sơn lâm nơi rừng xanh. Ấy vậy mà nay hổ phải sống trong cũi sắt, ngày qua ngày sống một cuộc sống nhàm chán, tẻ nhạt. Chính nó cũng phải tự thấy xót xa cho thân phận của mình:
"Nay xa cơ bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự"
Hổ xót xa khi mình vốn là chúa sơn lâm tung hoành ngang dọc, nay lại bị nhốt trong cũi sắt, trở thành một "trò lạ mắt", một "thứ đồ chơi" và đặc biệt còn phải chịu ngang hàng cùng với những con vật tầm thường khác. Hổ đã không còn là mình, không còn được sống cuộc sống của mình, nó đã đánh mất cái tôi kiêu ngạo, uy phong của mình để sống một cuộc đời nhàm chán. Đây là tâm trạng điển hình của bất kỳ ai bị rơi vào tình trạng kìm hãm sự tự do. Đặt thời gian ra đời bài thơ vào tình cảnh đất nước lúc bấy giờ, năm 1934 là năm đất nước đang chịu bao xiềng xích nô lệ ta càng thấy đồng điệu với tâm trạng đau khổ, tù túng của nhân dân ta trong cảnh bị đô hộ, kìm kẹp bởi thế lực thực dân.
Từ hoàn cảnh sống đó, hổ nhớ về những năm tháng tung hoành của mình:
"Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa"
Cuộc sống hiện tại phải tù túng, bức bách đến mức nào thì mới khiến hổ phải "sống mãi trong tình thương nỗi nhớ", phải mãi nhớ về những ngày tháng tự do của mình. Ngay sau đó, bức tranh về cảnh núi non bạt ngàn cùng bóng dáng của chúa sơn lâm được Thế Lữ miêu tả vô cùng sinh động:
"Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả, cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Các động từ mạnh "gào", "hét", "thét" đã thể hiện sự dự dỗi của thiên nhiên, núi rừng. Nhưng bức tranh đó dù có hùng tráng đến đâu cũng chỉ làm nền cho sự xuất hiện của hổ:
"Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong đêm tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi"
Bằng giọng thơ đanh thép, Thế Lữ đã khắc hoạ lên một chúa sơn lâm bất khả xâm phạm với những bước chân mạnh mẽ, với tấm thân lượn lượn sóng cùng đôi mắt sáng quắc trong đêm tối. Tư thế oai hùng đó của hổ không chỉ khiến cho mọi vật đều phải sợ hãi mà chính nó cũng có thể tự hào về bản thân mình:
"Ta biết ta chúa tể của muôn loài
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi"
Sự khẳng định chắc chắn rằng mình là chúa tể muôn loài đã cho thấy sự tự tin cũng như bản lĩnh không ai có thể sánh bằng của hổ. Chính cuộc sống tự do, khí thế oai hùng đó càng khiến nó cảm thấy phẫn uất, tù túng với cuộc sống bị giam cầm kia. Và tất cả đã làm nên một khát khao tự do cháy bỏng trong hổ. Nó nhớ đến "những đêm vàng bên bờ suối", nhớ đến "những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn", nhớ đến những buổi bình minh rực rỡ ánh nắng, nhớ tiếng chim ra rộn rã khắp cánh rừng... Tất cả những điều đó không chỉ là nỗi nhớ, nó còn là nỗi đau của một chúa sơn lâm khi bị giam chân trong cũi sắt tù túng, ngột ngạt. Nhưng thiên nhiên có tươi đẹp đến mấy, dáng vẻ kia có oai hùng đến đâu cũng chỉ là một thời đã qua, để rồi giờ đây hổ phải thốt lên rằng: "Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?". Từ quá khứ vàng son, Thế Lữ khiến hổ giật mình nhìn lại hoàn cảnh bây giờ của mình. Câu thơ khiến người đọc không khỏi xót xa trước tình cảnh của hổ. Nỗi nhớ đó khiến hổ chỉ biết "ôm niềm uất hận ngàn thâu" trước những cảnh "không đời nào thay đổi" tẻ nhạt, vô vị. Hổ nhớ nơi "rừng thiêng ta từng ngự trị", nhớ "nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa". Bao nhiêu nỗi nhớ là bấy nhiêu uất hận kìm nén của hổ. Càng đọc ta càng thấy thương cho thân phận của một chúa sơn lâm. Càng ngẫm ta càng thấy nó giống với tình cảnh của nhân dân ta lúc bấy giờ.
Người ta vẫn thường nói văn học phải bắt nguồn từ cuộc sống, phải phản ánh cuộc sống để từ văn học người đọc có thể nhìn thấy mọi sự ở đời. "Nhớ rừng" của Thế Lữ đã làm được điều ấy. Nhà thơ đã mượn lời của hổ để nói lên sự tù túng, ngột ngạt của chính mình cũng như của cả dân tộc Việt Nam trước bao xiềng xích nô lệ, trước tình cảnh khốn khổ cực cùng. Có thể nói, bằng thể thơ tự do cùng những hình ảnh thơ kì vĩ, tráng lệ, Thế Lữ đã xây dựng thành công hình ảnh một chúa sơn lâm đầy ám ảnh trong lòng độc giả.
Người ta nói "Nhớ rừng" là khát vọng sống, khát vọng tự do quả không sai bởi bài thơ còn ẩn chứa trong đó khát vọng tự do của cả một dân tộc đồng thời nó cũng kín đáo thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của nhà thơ.
Viết dàn ý nghị luận xã hội về: Phải chăng hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình?
Em tham khảo dàn bài :
1. Giới thiệu vấn đề: Hoàn cảnh khó khăn cũng chính là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình.
2. Bàn luận vấn đề
* Giải thích:
- Hoàn cảnh khó khăn là những bất lợi, khó khăn khi ta làm một công việc nào đó.
=> Trong hành trình đi đến thành công không phải ai cũng gặp may mắn, chúng ta tất yếu sẽ gặp khó khăn, vấp ngã mà buộc phải đứng dậy và vượt qua. Chính trong hoàn cảnh khó khăn đó con người sẽ khám phá ra nhiều năng lực của bản thân.
* Biểu hiện: Khi làm một công việc nào đó ta gặp trở ngại, vấp ngã không thể hoàn thành. Trong một bài toán không tìm ra lời giải, trong một bài văn không định hướng được cách làm,…
* Ý nghĩa vai trò của khó khăn với con người:
- Vì sao nói hoàn cảnh khó khăn là cơ hội để khám phá khả năng của chính mình?
+ Gặp hoàn cảnh khó khăn ta mới phát hiện được năng lực giải quyết vấn đề của bản thân.
+ Gặp hoàn cảnh khó khăn ta mới khám phá được óc sáng tạo của bản thân, sự nhanh nhạy của bản thân.
+ Gặp khó khăn ta mới biết được sức lì, sự chịu đựng của chính mình, có thể vượt qua được những khó khăn đó hay không. Đây cũng là cơ hội để ta rèn luyện năng lực của bản thân.
+ Người ta vẫn thường nói ở tận cùng khó khăn sẽ là nơi mở ra cơ hội mới. Cơ hội đó cũng chính là khả năng nắm bắt của mỗi cá nhân trước thời cuộc.
+ Gặp khó khăn sẽ giúp ta nhận ra những thiếu sót của bản thân để sửa chữa, trau dồi.
* Chứng minh: học sinh lấy dẫn chứng phù hợp với yêu cầu của đề.
* Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân
- Không phải ai cũng có thể vượt qua khó khăn, họ buông xuôi nên thất bại, sống cuộc đời dễ dàng nhưng vô nghĩa, đó là lối sống đáng phê phán.
- Đứng trước khó khăn, thử thách con người cần bình tĩnh, tự tin, xét đoán mọi vấn đề để tìm ra phương hướng giải quyết. Không nản lòng, không sợ gian khổ vượt qua mọi khó khăn.
- Liên hệ bản thân: đứng trước khó khăn, em sẽ làm gì: nên chủ động, dũng cảm đối diện và tìm cách vượt qua, không bỏ cuộc giữa chừng ...
3. Tổng kết
viết đoạn văn nghị luận nói về ý thức bảo vệ rừng
- MỞ BÀI
Thiên nhiên ưu đãi cho nước ta không chỉ biển bạc mà còn cả rừng vàng. Rừng mang lại cho con người chúng ta những nguồn lợi vô cùng to lớn về vật chất. Và hơn thế nữa, thực tế cho thấy rằng, cao hơn cả giá trị vật chất, rừng còn là chính cuộc sống của chúng ta.
II- THÂN BÀI
– Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ những nguồn lợi kinh tế to lớn mà rừng đem lại cho con người
+ Rừng cho gỗ quý, dược liệu, thú, khoáng sản,…
+ Rừng thu hút khách du lịch sinh thái.
– Chứng minh rừng đã góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng.
+ Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù
+ Rừng đã cùng con người đánh giặc
+ Rừng là ngôi nhà chung của muôn loài thực vật, trong đó có những loài vô cùng quý hiếm. Ngôi nhà ấy không được bảo vệ, sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ về mặt sinh thái. Sự phá phách của voi dữ Tánh Linh là một ví dụ.
+ Rừng là lá phổi xanh. Chỉ riêng hình ảnh lá phổi cũng đã nói lên sự quan trọng vô cùng của rừng với cuộc sống con người.
+ Rừng ngán nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Hầu như mọi hiện tượng bất thường của khí hậu đều có nguồn gốc từ việc con người không bảo vệ rừng. Ở Việt Nam chúng ta, suốt từ Bắc chí Nam, lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên trong nhiều năm qua là bởi rừng đã bị con người khai thác, chặt phá không thương tiếc.
III- KỂT BÀI
– Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng
– Khẳng định ý nghĩa của việc bảo vệ rừng
– Nêu trách nhiệm cụ thể: bảo vệ rừng tức là khai thác có kế hoạch; không chặt phá, đốt rừng bừa bãi; trồng rừng, khôi phục những khu rừng bị tàn phá.
Trái Đất đang nóng dần lên, băng tan ngày càng nhiều, nước biển dâng nhanh. Lũ lụt. Hạn hán.Vòi rồng ,đã đến lúc chúng ta phải bảo vệ chính mình. Công việc quan trọng hàng đầu là cần biết bảo vệ rừng. Bởi vì bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
Vậy rừng có nghĩa là gì? Rừng có nghĩa là một quần thể cây cối mọc lau năm trên một khu đât rộng lớn. ta có thể liẹt kê đến một số khu rừng cả của Việt Nam và thế giới như: rừng U Minh; rừng Nam Cát Tiên; rừng Cúc Phương;…Rừng đóng một vai trò cực kì quan trọng đôi với đời sống nhân loại
Do đặc tính sinh học chất diệp lục có trên lá cây mà rùng như một cỗ máy kì diệu, hấp thụ khí độc khí bụi bẩn và trả lại cho nhân loại là những chất khí sạch sẽ trong lành. Bởi vậy mà rừng còn được gọi là “ lá phổi xanh của Trái Đất”. Ngoài ra rừng còn giúp điều hòa khí hậu mát mẻ trong lành.
Không chỉ thế rừng còn giúp giữ đất; bảo vệ đất khi mưa trút xuống gặp từng tầng tầng lớp lớp những tán lá rộng lớn ngăn cản vận tốc chảy của nước từ trên đồi xuống để rừng khỏi bị rửa trôi đi lứop đất màu mỡ vô cùng quý giá; cũng giống như khi gặp lũ những tán lá cây lớn rậm rạp làm ngâưn cản vận tốc chảy của nước lũ để có đủ thời gian ngấm sâu vào lòng đất. Từ đó rừng còn có tác dụng tránh bị rửa trôi tránh, xói mòn.ở trên các sa mạc, hoang mạc rừng chống cát bay ra những vùng đất khác làm cho sa mạc, hoang mạc bị thu hẹp dần và hầu như không còn được mở rộng.
Bên cạnh đó , rừng còn mang lại nhiều giá trị kinh tế cao. Những cây trong rừng như đinh, lim, sếu, táu… là nguồn cung cấp gỗ lớn phục vụ cho nhu cầu vật chất của con người bao gồm các đồ dùng như bàn ghế, tủ, nhà, cửa…Đặc biệt là các loài cây giúp ta chữa bệnh, sản xuất ra các hóa chất cần thiết như thảo quả, linh chi,… Rừng cũng là nơi trú ngụ, là ngôi nhà chung thân thương của biết bao loài chim thú: cú, sẻ, hổ, báo, sư tử. Hệ thực vật, động vậtphong phú là cơ sở đẻ rừng còn phát triển nghành du lịch sinh thái. Rất nhiều các quốc gia đã thành công với quy mô này.
Nhà thơ Tố Hữu đã từng có câu:
“Núi giăng thành lũy thép giày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù”
Đối với ta rừng là “rừng vàng”, còn đối với kẻ thù rừng là “rừng thiêng nước độc” như vậy là ngoài những lợi ích nêu trên rừng còn mang giá trị tinh thần trong những cuộc kháng chiên của quân và dân ta. Rừng còn che các cô chú bộ đôi qua dãy Trường Sơn mang vũ khí đến miền Nam để giải cứu đất nước dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ.
Rừng đã mang lại những lưọi ích quý báu như vậy mà đã có nhiều người chặt phá rừng một cách không thương tiếcmà lại còn tàn phá dã man. Ở các cách rừng,
có những kẻ ngang nhiên chạt phá rừng để kiếm lời vẫn còn xảy ra thường xuyên, làm kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên rừng những kẻ đó mới đáng bị chừng trị trước pháp luật. Cũng có những người vì muốn mưu sinh nên họ mới phải chặt phá rừng, săn bắt thú và bán cho những người giàu với cái giá cực kì rẻ mặc; đó là do hiểu biết của họ còn kém, hoàn cảnh bắt buộc và nhà nước chưa chủ động quan tâm đến họ. Một số dân tộc tiểu số ít người họ có biết đâu được vai trò quan trọng của rừng đối với đời sống chúng ta nếu thiếu bóng những cánh rừng xanh. Những viêc du cư du canh của họ rất có hại như: họ phải đốt rừng để trồng cây lương thực cach tác xong vài ba vụ đât hết chất màu họ lại bỏ đến khu rừng khác để sinh sống… Nếu chặt phải rừng phòng hộ hay còn gọi là rừng đầu nguồn sẽ gây ra hậu quả khôn lường như không ngăn được bão lớn, lũ lụt.
Rừng thật quý giá phải không các bạn? Nên chúng ta phải có ý thức bảo vệ rừng, tuyên truyền cho mọi người để cùng nhau thực hiện bảo vệ rừng, nếu thấy các hành vi chặt phá hay phá hoại rừng thì phải nhắc nhở hoặc báo với các cơ quan thẩm quyền để trừng phạt nghiêm khắc kẻ cố tình làm phá hoại rừng. Các bạn ơi chúng ta hãy cùng nhau bảo vệ rừng nhé!
Viết bài văn nghị luận về (chứng minh rằng : Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta)
Ko chép mạng nhé
Trong sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế, Việt Nam đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự phát triển này làm cho nền kinh tế Việt Nam phát triển rõ rệt, đời sống của người dân cũng được cải thiện rõ nét. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển này cũng nhiều vô số, mà quan trọng nhất, cấp thiết nhất đó chính là vấn đề về môi trường. Vì lợi nhuận, vì mong muốn thu thập nhanh nguồn tiền mà không cần bỏ vốn, những tên lâm tặc đã khiến cho tình trạng chặt phá rừng ngày càng gia tăng. Mất rừng, cuộc sống của con người sẽ bị đe dọa.
Trong những năm gần đây, tình trạng chặt phá rừng ngày càng gia tăng. Hàng năm, nước ta có đến hàng trăm héc ta rừng bị chặt phá một cách bừa bãi, những khu rừng đầu nguồn cũng bị đốn đổ vì lợi nhuận của một số người. Tuy nhiên, thực trạng rừng đáng báo động hiện nay không chỉ do chặt phá rừng bừa bãi mà còn do những người dân tộc thiểu số còn đốt rừng làm rãy, hay cháy rừng do khô hạn, thiên tai. Nói chung, dù cho bất kì lí do nào thì thực trạng về rừng hiện nay đang là một vấn nạn , một vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội và đòi hỏi một giải pháp cụ thể, hữu hiệu.
Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống của con người và các loài sinh vật trong thế giới tự nhiên. Rừng là nơi cung cấp cho con người những luồng khí oxi trong lành, hấp thụ những khí các bon níc mà con người cũng như hoạt động sinh hoạt, sản xuất thải ra hàng ngày. Vì vậy, rừng còn được gọi với cái tên vô cùng thân thiết, đó là “Lá phổi xanh” của tự nhiên. Rừng còn là nhân tố cân bằng khí hậu, điều hòa mạch nước ngầm, điều hòa dòng chảy của sông ngòi. Rừng mất sẽ làm gia tăng các loại thiên tai như: bão, lũ lụt, hạn hán…. Rừng cũng là môi trường sống của các loại động vật hoang dã như: hổ, báo, gấu, voi, khỉ, sư tử…Ngoài ra, rừng còn là nơi cung cấp gỗ cho hoạt động sản xuất đồ thủ công mĩ nghệ, là nguồn dược liệu quý và quan trọng cho nền y học. Nói chung, rừng càng có vai trò quan trọng bao nhiêu thì sự tổn thất của rừng càng gây ảnh hưởng đến sự sống của con người bấy nhiêu.
Đọc bài tập 1 (SGK, trang 138) (Bình luận về nhân vật Trọng Thuỷ trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy) trả lời câu hỏi:
d) Vì sao trong bài văn nghị luận nên sử dụng một số phép tu từ cú phá ? Các phép tu từ cú pháp thường được sử dụng trong văn nghị luận là những phép tù từ nào? Nêu một số ví dụ và phân tích ngắn gọn?
d, Trong bài văn nghị luận sử dụng một số biện pháp tu từ cú pháp vì sử dụng như vậy kết hợp được nhiều kiểu cầu khiến, việc diễn đạt linh hoạt, sắc thái tình cảm
Các biện pháp tu từ thường sử dụng: lặp cú pháp “trời thu xanh ngắt những mấy tầng tre, cây tre thu lại chỉ còn có cành trúc, khói phủ thành tầng trên mặt nước, song cửa để mặc ánh trăng vào, hoa năm ngoái, tiếng ngỗng vang trong mơ hồ
+ Câu hỏi tu từ: “Bác nói cùng ai? Hỡi đồng bào cả nước, lời mở đầu bản tuyên ngôn đã chỉ rõ… Nhưng có phải chỉ nói với đồng bào ta không? (Chế Lan Viên- Trời cao xanh ngắt sáng tuyên ngôn)
- Ngoài ra còn có thể sử dụng biện pháp liệt kê, song hành…
Ngày xưa, một người lấy việc chặt củi, đốn than trên rừng làm nghề sinh sống được coi là người lương thiện. Ngày nay, nếu chặt củi, đốn than thì bị dư luận phê phán, cho rằng đó là kẻ phá hoại rừng, là người thiếu ý thức bảo vệ môi trường và cộng đồng.
Em giải thích thế nào về việc này?
- Ngày xưa việc chặt củi, đốt than được xem là việc làm lương thiện. Khi ấy, cây trên rừng không thuộc về ai, việc khai thác không liên quan đến ai, công cụ khai thác giản đơn, số lượng không đáng kể, đủ sống hàng ngày. Việc làm này góp phần nuôi sống bản thân, đồng thời đem lại nguồn chất đốt phục vụ cho xã hội.
- Tuy nhiên ngày nay thì việc làm đó được coi là hành động tàn phá rừng, gây ô nhiễm môi trường và thiếu ý thức. Vì rừng là tài sản quốc gia, có lợi cho con người về mặt kinh tế và điều hòa môi trường. Khi con người khai thác bừa bãi, không hợp lý, không có kế hoạch, hủy hoại rừng gây hậu quả mất cân bằng hệ sinh thái và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác, không tốt cho con người và xã hội. Vì vậy, họ là người vi phạm đạo đức và pháp luật, bị dư luận phê phán.
NGHỊ LUẬN VỀ ĐẠO LÍ TƯ TƯỞNG VÀ HỌC TẬP HIỆN NAY : 1/ nghị luận về " Học! Học nữa , học mãi " 2/ nghị luận về " Những điều phũ lấy giá gương" 3/ nghị luận về " Thất bại là mẹ thành công " 4/ nghị luận về " ăn quả nhớ kẻ trồng cây" 5/ nghị luận về " uống nước nhớ nguồn" 6/ nghị luận về" cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt" 7/ nghị luận về " mối quan hệ giữa học và hành" 8/ nghị luận về " nghiện ma túy " 9/ nghị luân về" ô nhiễm môi trường" 10/ nghị luận về " tình trạng hút thuốc lá điện tử của học sinh hiện nay" 11/ nghị luận về " tình trạng tệ nạn xã hội hiện nay" . Giúp mình với mình sắp thi rồi mình đang cần gấp.Cảm ơn mọi người nhiều lắm^^
Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được điều gì về đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng (trích truyện Đất rừng phương Nam) đã học ở bài 1?
giúp em hiểu thêm về nội dung và mục đích cuộc gặp gỡ giữa ông Hai bắt rắn và chú Võ Tòng
viết đoạn văn nghị luận : không ai trong chúng ta là kẻ vô can , là người ngoài cuộc khi hành tinh xanh bị tàn phá