cho tam giác MPN cân tại P có P = 70 độ. tính số đo các góc M và N
cho tam giác mnp cân tại p có góc n=70 độ, m = 70 độ. tính số đo góc p
\(\widehat{P}=180^0-2\cdot70^0=40^0\)
Cho tam giác ABC cân tại A có A =70 độ . Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB và AC. a/ Tính số đo của cạnh BC, biết MN = 8cm. b/ Chứng minh tứ giác MNCB là hình thang cân. c/ Tính số đo các góc của hình thang cân MNCB
a) Xét ΔABC có
M là trung điểm của AB(gt)
N là trung điểm của AC(gt)
Do đó: MN là đường trung bình của ΔABC(Định nghĩa đường trung bình của tam giác)
Suy ra:MN//BC và \(MN=\dfrac{BC}{2}\)(Định lí 2 về đường trung bình của tam giác)
hay \(BC=2\cdot MN=2\cdot8=16\left(cm\right)\)
b) Xét tứ giác BMNC có MN//BC(cmt)
nên BMNC là hình thang(Định nghĩa hình thang)
Hình thang BMNC có \(\widehat{B}=\widehat{C}\)(ΔABC cân tại A)
nên BMNC là hình thang cân
Cho tam giác MNP cân tại P. Gọi E và F lần lượt là trung điểm của MP và NP.
a/ Chứng minh tứ giác MNFE là hình thang cân.
b/ Giả sử MPN = 54 độ . Tính số đo các góc của hình thang cân MNFE.
a: Xét ΔPMN có
\(\dfrac{PE}{EM}=\dfrac{PF}{FN}\)
Do đó: EF//MN
Xét tứ giác MEFN có EF//MN
nên MEFN là hình thang
mà \(\widehat{M}=\widehat{N}\)
nên MEFN là hình thang cân
cho tam giác ABC cân tại A có góc B= 70 độ. tính số đo độ góc A
Tam giác ABC cân tại A nên góc C = góc B = 70 độ
Áp dụng định lí tổng 3 góc tam giác trong tam giác ABC ta có :
góc A + góc B + góc C = 180 độ
=> góc A = 180 độ - ( góc B + góc C ) = 180 độ - ( 70 độ + 70 độ ) = 40 đọ
Tk mk nha
Vì tam giác ABC cân tại A
Suy ra góc B= góc C(=70 độ)
Trong tam giác ABC ta có : góc A + góc B + góc C= 180 độ
hay: góc A + 70 độ + 70 độ = 180 độ
góc A = 180 độ - 140 độ
góc A = 40 độ
Vậy góc A bằng 40 độ
cho tam giác ABC cân tại A có góc B = 70 độ. Số đo các góc của tam giác ABC
Vì tam giác ABC cân A nên góc B = góc C = 70
Góc A + góc B + góc C = 180° ( tổng 3 góc trong tam giác)
=> Góc A = 180 - 70 x 2 = 40°
Cho tam giác MNP cân tại M.
a) Biết M=65 độ. Tính số đo hai góc N và P?
b) Biết N=50 độ . Tính số đo góc M và góc P?
a) Ta có tam giác MNP cân tại M => \(\widehat{N}=\widehat{P}\)
mà \(\widehat{M}+\widehat{N}+\widehat{P}=180^0\)
\(=>\widehat{N}+\widehat{P}=180^0-\widehat{M}=180^0-65^0=115^0\)
\(=>\widehat{N}=\widehat{P}=115^0:2=57,5^0\)
b) Ta có \(\widehat{N}=\widehat{P}\left(cmt\right)\)
\(=>\widehat{P}=50^0\)
Mà \(\widehat{M}+\widehat{N}+\widehat{P}=180^0\)
\(=>\widehat{M}=180^0-\left(\widehat{N}+\widehat{P}\right)=180^0-\left(50^0+50^0\right)=180^0-100^0=80^0\)
Cho tam giác MNP cân tại M.
a) Biết M=65 độ. Tính số đo hai góc N và P?
b) Biết N=50 độ . Tính số đo góc M và góc P? pls help:((
Cho tam giác MNP vuông tại M.Phân giác các góc N và P cắt nhau tại E.
a)Tính số đo góc EMP và NEP
b)Tính góc MEN dựa theo MPN
cho tam giác DCE cân tại D ở ngoài vẽ các hình vuông DCAB VÀ DEFG có góc DCE=70 độ khi đó số đo góc ADG là?