Những câu hỏi liên quan
tung1 nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Tuấn
21 tháng 3 2021 lúc 16:23

Lúc khó khắn mới biết ai là bạn, lúc hoạn nạn mới biết bạn là ai ( cx ko bt là pk tục ngữ ko đọc qua ở đou thôi)

mak gdcd7 có này hả sao tôi ko bt zậy?

câu trên cho thấy bạn là 1 người quan trọng bên ta .Bạn là người chia sẽ lúc buồn,vui hay cùng nhau cố gắng trong học tập làm những việc có ích . Một tình bạn đẹp là gì? Một tình bạn đẹp là biết đưa tay ra để giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn hoạn nạn trong cuộc ,biết chia sẻ cùng nhau làm những việc làm có ích cho xã hội. Nó cũng ko pk là luôn đồng tình vs bạn những lúc bạn sai cần pk giải thích cho bn hiểu hành động là sai.Người khen mk chưa chắc là bn mk ng chê mk mới là bn mk.Nên pk bt giữ lấy một tình bn đẹp và ko nên lợi dụng bán rẻ bn của mk^^

văn xàm ă thik thì lấy ko thik thì thôi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
thắng
21 tháng 3 2021 lúc 15:59

Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở.
→ Khuyên rằng sống ở đời nên giao du, kết bạn với những người tốt để học hỏi điều hay, những người bạn tốt sẽ cho ta những lời khuyên quý giá. Chọn nơi sống có láng giềng tốt để không phải nhiễm thói hư tật xấu hay vô cớ bị vạ lây.
Ở chọn nơi, chơi chọn bạn.
→ Cũng tương tự như câu trên, chúng ta nên xây nhà cạnh hàng xóm tốt, chọn bạn tốt mà kết giao.
Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng (sáng).
→ Con người dễ dàng bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Ở cạnh người xấu ít nhiều cũng bị tiêm nhiễm những thói hư, còn sống cạnh người tốt sẽ học hỏi được nhiều điều tốt.
Lắm kẻ yêu hơn nhiều người ghét.
→ Lẻ thường ở đời thà thêm bạn chứ ai muốn thêm thù.
Học thầy không tày học bạn.
→ Không chỉ những bài giảng trên lớp mới đáng nghe và học hỏi mà những bài học từ bạn bè cũng vô cùng quý giá.
Giàu đổi bạn sang đổi vợ.
→ Phê phán những kẻ thay lòng đổi dạ, khi khó khăn thì ai cũng là bạn nhưng khi giàu có thì sợ bạn nghèo khó nhờ cậy, chê người vợ lúc hàn vi không còn xứng với mình.
Giàu vì bạn, sang vì vợ.
→ Nhờ có bạn bè và người vợ tốt mà chàng trai có cuộc sống giàu sang.
Ăn cùng mâm, nằm cùng chiếu.
→ Ca ngợi tình cảm bạn bè như anh em ruột thịt trong nhà. Thân thiết, gắn bó từ miếng ăn đến giấc ngủ.
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
→ Câu tục ngữ này không chỉ nói về tình nhân ái mà còn nói đến sự đoàn kết gắn bó trong một tập thể, giữa những người bạn với nhau. Khi có một người gặp hoạn nạn, khó khăn thì những người bạn còn lại cũng bị ảnh hưởng tâm lý vì lo lắng cho người kia.
Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
→ Anh em cùng chung máu mủ mà ít khi gặp gỡ cũng không thân thiết như những người bạn bên cạnh, khi cần thì có, khi khó thì giúp.
Kết thù thành bạn.
→ Bớt một kẻ thù thêm một người bạn cuộc sống thêm phần ý nghĩa và có thêm niềm vui.
Kẻ thù của kẻ thù là bạn.
→ Những người có chung sự căm ghét về một thứ gì đó sẽ dễ xích lại gần nhau hơn, dễ dàng kết giao thành những người bạn có chung mục đích.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Việt Anh
21 tháng 3 2021 lúc 16:02

thank bạn nha ! nhưng mik chỉ cần một câu thôi mà 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hoa Lăng
Xem chi tiết
Lương Thị Nhạn
30 tháng 11 2023 lúc 20:55

bổ sung

Bình luận (0)
Hoa Lăng
1 tháng 12 2023 lúc 19:48

bổ sung cái j ah

Bình luận (0)
Trần Nguyễn Phương Thảo
Xem chi tiết

    Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ... như khúc hát tâm tình quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:

                                  Công cha như núi Thái Sơn

                      Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

                                 Một lòng thờ mẹ kính cha

                           Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

     Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.

     Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:

                         Công cha như núi Thái Sơn

               Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

      Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khỏe mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.

     Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn:

                               Một lòng thờ mẹ kính cha

                       Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

     Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.

     Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.

     Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.

      Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.

      Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.

#Học tốt!!!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Mai Khánh Huyền
Xem chi tiết
Định Ngyễn
Xem chi tiết
lạc lạc
12 tháng 10 2021 lúc 22:10

cậu tham khảo ;

Ca dao dân ca là những sáng tác của dân gian mang thời phần lời và phần nhạc, nội dung của ca dao dân ca vô cùng phong phú và ở xung quanh chúng ta. Trong ca dao dân ca phản ánh những tình cảm tốt đẹp giữa con người và cả quê hương, đất nước. Chúng ta biết được những câu ca dao, dân ca về tình cảm gia đình vô cùng ý nghĩa như tình cảm biết ơn của con cái với cha mẹ, tình cảm của người con gái đi lấy chồng xa, tình cảm của con cháu đối với ông bà, tình cảm anh em trong gia đình

Trước hết ta thấy được tình cảm của con cái đối với công lao sinh dưỡng của cha mẹ:

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Qua câu ca dao, chúng ta có thể đoán được đây là lời hát ru của mẹ dành cho con. Lời hát ru ngọt ngào mà sâu lắng để nói về công cha, nghĩa mẹ. Lối ví von so sánh “Công cha – núi ngất trời” , “Nghĩa mẹ – nước ở ngoài biển Đông”. Tác giả lấy cái vô hình để so sánh cái hữu hình. Lấy cái mênh mông, vĩnh hằng vô hạn của trời đất, thiên nhiên để nói đến công cha nghĩa mẹ Qua đó, nổi bật ý nghĩa là ca ngợi công ơn to lớn của cha mẹ đã nuôi dưỡng, sinh thành ra chúng ta. Thành ngữ “Cù lao chín chữ” chính là chỉ nỗi vất vả của cha mẹ, không thể đong đếm được. Qua câu ca dao, nhắc nhở chúng ta phải biết kính trọng, yêu thương cha mẹ, có hiếu với cha mẹ

Trong tình cảm gia đình, chúng ta còn thấy nỗi niềm của người con gái đi lấy chồng xa nhớ về mẹ, nhớ quê hương

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”

Những từ ngữ chỉ không gian thời gian cụ thể để nói đến nỗi buồn nhớ của người con gái. Ai thấu được nỗi nhớ của người con gái đi lấy chồng xa. “Chiều chiều” gợi khoảng thời gian, kéo dài, chiều chiều gợi nỗi buồn, nỗi nhớ. Khoảng thời gian đó, người con gái “ đứng ngõ sau” thì ngõ sau đấy càng vắng lặng, heo hút. Không gian ấy gợi đến cảnh ngộ cô đơn của nhân vật trữ tình. “Ruột đau chín chiều”: Chín chiều là chín bề là nhiều bề. Người con gái đi lấy chồng xa quê chiều chiều ra đứng ngõ sau để nhớ về quê hương, nhớ về mẹ. Đây là nỗi đau, buồn tủi của kẻ làm con khi phải xa cách cha mẹ, không đỡ đần chăm sóc được cha mẹ khi về già.

Tiếp theo, có thể nói đến lòng nhớ thương của con cháu với ông bà mình.

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Tình cảm của con cháu với ông bà của mình đó là một tình cảm huyết thống, thể hiện công lao to lớn của ông bà khi xây dựng gia đình. Cụm từ “ Ngó lên” ý nói trông lên thể hiện sự tôn kính của con cháu với ông bà. Hình ảnh cụ thể thể hiện sự gắn kết, kết nối tình cảm đó một cách bền chặt gắn bó nhất qua cụm từ “ Nuộc lạt mái nhà”. Tình cảm thật sâu đậm qua cặp quan hệ từ “ bao nhiêu- bấy nhiêu” gợi nỗi nhớ da diết của con cháu .Qua câu ca dao, nhắc nhở con cháu, dù đi đâu làm gì cũng nên nhớ về ông bà, cha mẹ, huyết thống của gia đình. Luôn biết ơn họ.

Cuối cùng là tình cảm anh em ruột thịt trong gia đình

“Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”

tình cảm anh em trong gia đình là tình cảm không bao giờ có thể tách rời, mất đi được. Vì họ cùng một mẹ sinh ra, cùng được cha mẹ nuôi dưỡng, dạy dỗ từ khi còn cất tiếng khóc oe oe cho đến khi trưởng thành và mãi về sau. Vậy nên, tình cảm đó được diễn tả một cạnh cụ thể . Lời khẳng định anh em không phải người xa lạ gì. Bởi cùng chung máu thịt. Nhưng chữ “cùng, chung, một” để diễn tả anh em là hai mà như là một, cùng một cha mẹ, cùng chung sống trong một gia đình, được cha mẹ nuôi dưỡng. Sử dụng hình ảnh tay, chân là những bộ phận rất quan trọng, luôn gắn liền với cơ thể, có quan hệ mật thiết với nhau để nói đến sự bền chặt của tình cảm anh em trong một gia đình. Lấy tay, chân để so sánh ví với tình anh em để thể hiện tình cảm anh em trong gia đình gắn bó thân thiết như chân với tay, không thể xa rời phải biết nương tựa nhau. Bài ca dao cũng nhắc nhở anh em trong gia đình phải hòa thuận để cha mẹ vui lòng, biết thương yêu, đùm bọc nhau “ Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”

Bài ca dao, dân ca về tình cảm gia đình đã cho chúng ta những bài học lời nhắc nhở bổ ích đối với ông bà, cha mẹ, anh em trong gia đình. Những tình cảm đó thật thiêng liêng và đáng trân trọng giữ gìn. Chúng ta nên ghi nhớ những câu ca dao này để luôn nhắc nhở, tình cảm gia đình phải luôn được gìn giữ và bảo tồn.

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Khôi
Xem chi tiết
Trương Thị Tố Nga
25 tháng 9 2021 lúc 11:06

-Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

-Ý nghĩa:Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế, công ơn cha mẹ dành cho ta rất lớn. Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó. Điều đó đã được ông cha ta nhắn nhủ qua bài ca dao

-Em đã thực hiện được điều đó

(Em đã giúp đỡ bố mẹ trong những công việc nhà,em đã cố gắng học hành để bố, mẹ vui lòng)

PHẦN TRONG NGOẶC LÀ MIK VIẾT THÊM NỘI DUNG THÔI NẾU BẠN K VIẾT THÌ THÔIありがと❤😄

Bình luận (1)
❖ Khang/GD❄ 『ʈєɑɱ❖Hoàng...
25 tháng 9 2021 lúc 11:31

Tham khảo:

- Những câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu thảo, hiếu học, yêu nghề:

1. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu thảo:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

2. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu học:

Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

Đi một ngày đàng học môt sàng khôn.

4. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống yêu nghề:

Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay

- Câu ca dao, tục ngữ mà em thích nhất: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Ý nghĩa của câu ca dao Đi một ngày đàng học một sàng khôn”: Với câu tục ngữ này, ông cha đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiểu biết nhiều, có kiến thức sâu rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đi đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình. Câu ca dao nói lên giá trị cầu thị, luôn phải nỗ lực học những kiến thức mới, làm mới bản thân không nên chìm đắm trong chiến thắng trong quá khứ.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Khánh Huyền
29 tháng 10 2021 lúc 8:42

Tham khảo:
 - Những câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu thảo, hiếu học, yêu nghề:

1. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu thảo:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

2. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu học:

Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

Đi một ngày đàng học môt sàng khôn.

4. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống yêu nghề:

Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay

- Câu ca dao, tục ngữ mà em thích nhất: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Ý nghĩa của câu ca dao Đi một ngày đàng học một sàng khôn”: Với câu tục ngữ này, ông cha đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiểu biết nhiều, có kiến thức sâu rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đi đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình. Câu ca dao nói lên giá trị cầu thị, luôn phải nỗ lực học những kiến thức mới, làm mới bản thân không nên chìm đắm trong chiến thắng trong quá khứ

Bình luận (3)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 3 2017 lúc 7:30

Đáp án

- Cảm nghĩa về bài ca dao: “Công cha như núi ngất trời”

* Hai câu đầu: Khẳng định công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái:

- So sánh “công cha” với “núi”, “nghĩa mẹ” với “nước” - vừa cụ thể vừa trừu tượng làm nổi bật công cha nghĩa mẹ dành cho con cái là vô cùng lớn lao không thể đo đếm được.

- Sử dụng phép đối: “Công cha” – “Nghĩa mẹ” ; “Núi ngất trời” – “nước biển Đông” ⇒ Tạo cách nói truyến thống khi ca ngợi công lao cha mẹ trong ca dao

* Hai câu sau: Lời nhắn nhủ ân tình thiết tha về đạo làm con.

- “ Cù lao chín chữ” là thành ngữ Hán Việt -> tượng trưng cho công lao cha mẹ sinh thành, nuôi dưỡng dạy bảo con cái vất vả, khó nhọc nhiều bề.

- Khuyên những người con biết ghi lòng tạc dạ công ơn to lớn của cha mẹ.

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Khôi
Xem chi tiết
nguyễn duy manhj
25 tháng 9 2021 lúc 11:07

 Những câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu thảo, hiếu học, yêu nghề:

1. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu thảo:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

2. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu học:

Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

Đi một ngày đàng học môt sàng khôn.

4. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống yêu nghề:

Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay

- Câu ca dao, tục ngữ mà em thích nhất: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Ý nghĩa của câu ca dao Đi một ngày đàng học một sàng khôn”: Với câu tục ngữ này, ông cha đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiểu biết nhiều, có kiến thức sâu rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đi đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình. Câu ca dao nói lên giá trị cầu thị, luôn phải nỗ lực học những kiến thức mới, làm mới bản thân không nên chìm đắm trong chiến thắng trong quá khứ

Bình luận (0)
nguyễn duy manhj
25 tháng 9 2021 lúc 11:07

đây nha

 

Bình luận (1)
❖ Khang/GD❄ 『ʈєɑɱ❖Hoàng...
25 tháng 9 2021 lúc 11:32
Chiều chiều xách giỏ hái rau,Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần.
Bình luận (1)