Đọc kĩvăn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ “ cho biết: Những chứng cứ trong bài có giàu sức thuyết phục không ? Vì sao ?
Đọc đoạn văn từ “Con người của Bác” đến “Nhất, Định, Thắng, Lợi!” và nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn này.
Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao?
Những luận cứ từ “Con người của Bác” tới “Nhất, Định, Thắng, Lợi” giàu sức thuyết phục:
+ Dẫn chứng phong phú, cụ thể, sinh động
+ Hệ thống luận cứ toàn diện (giản dị trong ăn, ở, lối sống, làm việc, nói, viết)
+ Dẫn chứng phong phú, cụ thể, sinh động
+ Những điều tác giả đưa ra được đảm bảo bằng mối quan hệ gắn bó lâu dài giữa tác giả và chủ tịch Hồ Chí Minh.
Dòng nào nói đúng nhất những nguyên nhân tạo nên sức thuyết phục của đoạn trích Đức tính giản dị của Bác Hồ ?
A. Bằng dẫn chứng tiêu biểu.
B. Bằng lí lẽ hợp lí.
C. Bằng thái độ, tình cảm của tác giả.
D. Cả 3 nguyên nhân trên.
đọc đoạn văn từ ''con người của bác hồ''đến ''nhất định ,thắng lợi !''và nhật xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn này .
những chứng cứ ở đoạn nay có giàu sức thuyết phục không ?vì sao? .
bài nào để còn đọc ?
Nghệ thuật chứng minh: Tác giả đã đưa ra một hệ thống luận cứ toàn diện, các dẫn chứng đều cụ thể, xác thực và rất phong phú.
Những chứng cứ ở đoạn văn giàu sức thuyết phục vì hệ thống luận cứ toàn diện, từ bữa ăn, nhà ở đến việc làm, cách nói, cách viết...
Những điều tác giả nói ra lại được bảo đảm bằng thời gian sống gần, mối quan hệ gần gũi, lâu dài của mình với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
bài ''đức tính giảm dị của bác hồ''
của'' Phạm Văn Đồng''
Trong bài đức tính giản dị của Bác Hồ có viết :" Bác giản dị trong đời sống , quan hệ mọi người , HCM còn giản dị trong lời nói bài viết " . Bằng những hiểu biết của em về văn chưng HCM đã đọc ở văn 7 en hãy chứng minh
Qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, chúng ta hiểu rằng : cùng với nhiều phẩm chất cao quý khác, giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ. Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng giản dị trong lời nói và bài viết. Ở Bác Hồ, đời sống vật chất giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. Viết bài văn này, tác giả không chỉ trình bày những điều mình biết vể Bác Hồ mà còn biểu hiện biết bao tình cảm kính yêu, trân trọng Bác, những bài học đạo đức cao đẹp mà mình đã tiếp nhận từ tấm gương sáng ngời Hồ Chí Minh. Do đó, đọc bài văn này, chúng ta được thêm một phương diện nữa để hiểu Bác, nhớ Bác và noi gương Bác Hồ vĩ đại.
ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
Phạm Văn Đồng
? Trong phần 3, cách nghị luận có gì khác đoạn 2?
? Trong phần 4, để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác và sức mạnh của phẩm chất cao quý đó, người viết đã thuyết phục như thế nào?
Chỉ rõ các luận điểm, luận cứ có trong văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Đức tính giản dị của Bác Hồ và Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
Luận điểm tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Luận cứ
- tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ(dan chung là phần còn lại)
- tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thực tại( dẫn chứng là phần còn lại)
Lập luận
- nêu luận điểm
- Nêu luận cứ bao gồm lí lẽ và dẫn chứng trong thực tại và quá khứ
-Nêu bổn phận(nhiệm vụ ) của chúng ta
Bài Đức tính giản dị của Bác Hồ
Luận điểm là đức tính giản dị của Bác Hồ
lập luận:lí lẽ các luận điểm nhỏ về đức tính giản dị của Bác Hồ trong các phương diện khác nhau
Dẫn chứng là các phần còn lại
lập luận
- nêu luận điểm nhan đề của bài
- Nêu lý lẽ và dẫn chứng (luận cứ)
Kết luận chứng tỏ luận điểm là đúng đắn
- Luận điểm: Nhận định chung về Tiếng Việt (Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay...).
+ Luận điểm chính: Câu 1 (Tiếng Việt có những đặc sắc...)
+ Luận điểm phụ: (Câu 2 và 3)
Luận cứ:
- Chứng minh cái đẹp của Tiếng Việt:
+ Giàu chất nhạc.
+ Có một hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú, giàu thanh điệu.
- Chứng minh cái hay của Tiếng Việt:
+ Thỏa mãn được nhu cầu trao đổi tình cảm, ý nghĩ giữa con người với con người.
+ Dồi dào về cấu tạo từ ngữ, hình thức diễn đạt.
Luận điểmDân ta có một lòng nồng nàn yêu nướcLuận cứ- Dân ta có một --> Truyền thống quý báu --> cứ mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng... lũ cướp nước- Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại --> Bà Trưng, Bà Triệu,...--> chúng ta phải ghi nhớ- Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng--> từ...đến...-->đều giống nhau nơi lòng yêu nước- Bổn phận của chúng ta--> giải thích, tuyên truyền, tổ chức lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước...kháng chiến
Trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả Phạm Văn Đồng đã dùng những dẫn chứng nào để chứng minh đức tính giản dị của Bác trong đời sống và quan hệ với mọi người, trong lời ăn tiếng nói, bài viết?
Đáp án
- Trong đời sống hàng ngày: bữa ăn, căn nhà
+ Bữa cơm chỉ có vài ba món đơn giản.
+ Lúc ăn Bác không để vãi một hạt cơm.
+ Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.
+ Căn nhà sàn chỉ có vẻn vẹn vài ba phòng.
- Trong lối sống
+ Bác suốt đời làm việc, suốt đời làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước cứu dân đến việc rất nhỏ…
+ Việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp.
+ Bác đặt tên cho số đồng chí phục vụ cái tên gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng.
- Trong lời nói và bài viết
+ Vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
=> Tác giả lựa chọn những luận cứ xác thực, phong phú, có sức thuyết phục. Những điều nói ra được đúc rút từ thực tiễn gắn bó gần gũi, lâu dài của tác giả với Bác càng làm nổi bật được đức tính giản dị của Bác
- Liên hệ đức tính giản dị trong đời sống.
lí giải vì sao văn bản '' đức tính giản dị của bác hồ" lại giàu sức thuyết phục người đọc, người nghe
lí giải vì sao văn bản '' đức tính giản dị của bác hồ" lại giàu sức thuyết phục người đọc, người nghe
=> Vì :
- Kết hợp nghị luận + chứng minh + bình luận
- Dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục
- Luận cứ toàn diện, chọn lọc, tiêu biểu
- Tình cảm được thể hiện qua từng câu văn của tác giả
- Lập luận theo 1 trình tự hợp lý
Lí do:
+) Chứng cứ luận điểm đưa ra rõ ràng
+) Cảm xúc của người viết
+) Các trình tự được sắp xếp hợp lí
+) Các dẫn chứng đều đúng thực tế giàu sức thuyết phục
+) Không bị lan man, nhắm rõ ý chính vấn đề đưa ra.
thuyết trình bác hồ trong bài đức tính giản dị của Bác Hồ
KHAM KHẢO:
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, một trong số những người thân cận và gần gũi với Hồ Chí Minh nhất chính là Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Ông có nhiều bài viết và sách về Hồ Chủ tịch, bằng vốn hiểu biết và lòng kính yêu chân thành dành cho Bác, và một trong số những bài viết hay và sâu sắc nhất về Bác của Phạm Văn Đồng phải kể đến Đức tính giản dị của Bác Hồ, tập trung thể hiện vẻ đẹp nhân cách của vị lãnh tụ vĩ đại bậc nhất của dân tộc.
Đức tính giản dị của Bác Hồ là một bài viết rõ ràng, luận điểm chặt chẽ, dẫn chứng và lý lẽ mà tác giả nêu ra vô cùng thuyết phục, điều đó không chỉ hấp dẫn độc giả mà còn giúp cho người đọc có những bài học bổ ích, từ đó càng thêm kính yêu Bác Hồ vĩ đại. Đầu tiên đức tính giản dị của Bác thể hiện rất rõ nét trong sự thống nhất giữa đời sống chính trị và phong cách sống thanh bạch của Bác. Tác giả nêu ra vấn đề cần nghị luận là "sự nhất quán giữa đời hoạt động...Hồ Chủ tịch", như vậy ta có thể thấy rằng trong câu dẫn ra vấn đề này có hai vế đối lập với nhau, "đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất" ứng với "đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn". Tuy là đối lập nhưng chúng lại bổ sung cho nhau, làm nổi bật lên sự hài hòa giữa phẩm chất cách mạng và phẩm chất đời thường của Bác. Sau đó Phạm Văn Đồng đã đưa ra một lời bình rất sâu sắc về nét phẩm chất tốt đẹp ấy của Bác rằng: "Rất lạ lùng, rất kì diệu...Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một chiến sĩ cách mạng, tất cả vì dân, vì nước, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp". Cách đưa ra vấn đề như vậy vừa ngắn gọn, rõ ràng, sâu sắc và đặc biệt làm làm nổi bật được chủ đề của cả văn bản - đức tính giản dị của Bác Hồ.
Sau phần đưa ra vấn đề cần nghị luận, tác giả tiếp tục đưa ra những dẫn chứng xác đáng để chứng minh đức tính giản dị của Bác, điều đó thể hiện trong đời sống thường nhật, trong lời nói và bài viết. Đầu tiên, trong đời sống thường ngày Phạm Văn Đồng bằng sự thân cận, gần gũi và sự hiểu biết của mình đã dẫn ra những dẫn chứng vô cùng xác đáng và chân thực bằng cách vừa chứng minh vừa giải thích và bình luận xen kẽ. Trong bữa cơm và đồ dùng, thì "bữa cơm chỉ có vài ba món", "lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột nào", "cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại đều được sắp xếp tươm tất". Từ đó có thể thấy rằng Bác có lối sống vô cùng đạm bạc và giản dị, lời bình "Ở việc làm nhỏ đó...người phục vụ", cho thấy Bác là người rất biết quý trọng thành quả lao động của nhân vân và công sức của những người phục vụ mình. Về ngôi nhà của Bác "vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng", và lúc nào cũng chan hòa ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, thể hiện lối sống yêu và gần gũi chan hòa với thiên nhiên, cùng tâm hồn thanh bạc và tao nhã của Người. Trong làm việc, công tác Bác là người "suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc", Bác làm từ những việc lớn đến việc nhỏ, những việc Bác có thể tự làm thì không cần đến sự giúp đỡ của người khác. Có thể thấy rằng Hồ Chủ tịch là một người tận tụy, cần mẫn, yêu lao động. Không chỉ vậy trong mối quan hệ với mọi người Bác cũng thể hiện là một người rất thân thiện và gần gũi, giản dị, viết thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu thiếu nhi, rồi thì đặt tên cho các anh lính gác, đi thăm tập thể công nhân,... Cuối cùng tác giả Phạm Văn Đồng đã nêu ra một lời nhận định, giải thích về cội nguồn của đức tính giản dị của Bác rất hay và sâu sắc "Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành thanh cao như nhà hiền triết ẩn dật. Bác sống giản dị, thanh bạch như vậy bởi vì Người sống sôi nổi phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng tình cảm, với những giá trị tinh thần cao đẹp nhất".
Luận điểm tiếp theo của tác giả là sự giản dị của Bác thông qua lời nói và bài viết "vì muốn cho nhân dân hiểu được, nói được và nhớ được", sử dụng phương pháp lập luận chứng minh theo hướng nhân quả. Phạm Văn Đồng đã đưa ra dẫn chứng cụ thể chính là trích đoạn lời nói, bài viết của Bác với chân lý giản dị gần gũi, thân thuộc trong bản Tuyên ngôn độc lập "Không có gì quý hơn độc lập tự do", "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một ... không bao giờ thay đổi", mang sức mạnh vô địch, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Đức tính giản dị của Bác Hồ là một bài viết thấm đẫm tình cảm chân thành, lòng kính yêu của tác giả đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Thông qua bài viết ta có thể thấy rõ được đức tính giản dị tốt đẹp của Bác được thể hiện qua nhiều phương diện từ đời sống hàng ngày, đến lời nói, bài viết của Bác, thông qua các luận điểm rõ ràng, dẫn chứng lý lẽ đầy sức thuyết phục. Để lại cho độc giả những cảm xúc sâu sắc, khơi gợi nỗi nhớ tha thiết và tấm lòng kính yêu Bác trong tâm hồn mỗi độc giả.
THAM KHẢO:
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, một trong số những người thân cận và gần gũi với Hồ Chí Minh nhất chính là Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Ông có nhiều bài viết và sách về Hồ Chủ tịch, bằng vốn hiểu biết và lòng kính yêu chân thành dành cho Bác, và một trong số những bài viết hay và sâu sắc nhất về Bác của Phạm Văn Đồng phải kể đến Đức tính giản dị của Bác Hồ, tập trung thể hiện vẻ đẹp nhân cách của vị lãnh tụ vĩ đại bậc nhất của dân tộc.
Đức tính giản dị của Bác Hồ là một bài viết rõ ràng, luận điểm chặt chẽ, dẫn chứng và lý lẽ mà tác giả nêu ra vô cùng thuyết phục, điều đó không chỉ hấp dẫn độc giả mà còn giúp cho người đọc có những bài học bổ ích, từ đó càng thêm kính yêu Bác Hồ vĩ đại. Đầu tiên đức tính giản dị của Bác thể hiện rất rõ nét trong sự thống nhất giữa đời sống chính trị và phong cách sống thanh bạch của Bác. Tác giả nêu ra vấn đề cần nghị luận là "sự nhất quán giữa đời hoạt động...Hồ Chủ tịch", như vậy ta có thể thấy rằng trong câu dẫn ra vấn đề này có hai vế đối lập với nhau, "đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất" ứng với "đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn". Tuy là đối lập nhưng chúng lại bổ sung cho nhau, làm nổi bật lên sự hài hòa giữa phẩm chất cách mạng và phẩm chất đời thường của Bác. Sau đó Phạm Văn Đồng đã đưa ra một lời bình rất sâu sắc về nét phẩm chất tốt đẹp ấy của Bác rằng: "Rất lạ lùng, rất kì diệu...Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một chiến sĩ cách mạng, tất cả vì dân, vì nước, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp". Cách đưa ra vấn đề như vậy vừa ngắn gọn, rõ ràng, sâu sắc và đặc biệt làm làm nổi bật được chủ đề của cả văn bản - đức tính giản dị của Bác Hồ.
Sau phần đưa ra vấn đề cần nghị luận, tác giả tiếp tục đưa ra những dẫn chứng xác đáng để chứng minh đức tính giản dị của Bác, điều đó thể hiện trong đời sống thường nhật, trong lời nói và bài viết. Đầu tiên, trong đời sống thường ngày Phạm Văn Đồng bằng sự thân cận, gần gũi và sự hiểu biết của mình đã dẫn ra những dẫn chứng vô cùng xác đáng và chân thực bằng cách vừa chứng minh vừa giải thích và bình luận xen kẽ. Trong bữa cơm và đồ dùng, thì "bữa cơm chỉ có vài ba món", "lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột nào", "cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại đều được sắp xếp tươm tất". Từ đó có thể thấy rằng Bác có lối sống vô cùng đạm bạc và giản dị, lời bình "Ở việc làm nhỏ đó...người phục vụ", cho thấy Bác là người rất biết quý trọng thành quả lao động của nhân vân và công sức của những người phục vụ mình. Về ngôi nhà của Bác "vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng", và lúc nào cũng chan hòa ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, thể hiện lối sống yêu và gần gũi chan hòa với thiên nhiên, cùng tâm hồn thanh bạc và tao nhã của Người. Trong làm việc, công tác Bác là người "suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc", Bác làm từ những việc lớn đến việc nhỏ, những việc Bác có thể tự làm thì không cần đến sự giúp đỡ của người khác. Có thể thấy rằng Hồ Chủ tịch là một người tận tụy, cần mẫn, yêu lao động. Không chỉ vậy trong mối quan hệ với mọi người Bác cũng thể hiện là một người rất thân thiện và gần gũi, giản dị, viết thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu thiếu nhi, rồi thì đặt tên cho các anh lính gác, đi thăm tập thể công nhân,... Cuối cùng tác giả Phạm Văn Đồng đã nêu ra một lời nhận định, giải thích về cội nguồn của đức tính giản dị của Bác rất hay và sâu sắc "Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành thanh cao như nhà hiền triết ẩn dật. Bác sống giản dị, thanh bạch như vậy bởi vì Người sống sôi nổi phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng tình cảm, với những giá trị tinh thần cao đẹp nhất".
Luận điểm tiếp theo của tác giả là sự giản dị của Bác thông qua lời nói và bài viết "vì muốn cho nhân dân hiểu được, nói được và nhớ được", sử dụng phương pháp lập luận chứng minh theo hướng nhân quả. Phạm Văn Đồng đã đưa ra dẫn chứng cụ thể chính là trích đoạn lời nói, bài viết của Bác với chân lý giản dị gần gũi, thân thuộc trong bản Tuyên ngôn độc lập "Không có gì quý hơn độc lập tự do", "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một ... không bao giờ thay đổi", mang sức mạnh vô địch, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Đức tính giản dị của Bác Hồ là một bài viết thấm đẫm tình cảm chân thành, lòng kính yêu của tác giả đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Thông qua bài viết ta có thể thấy rõ được đức tính giản dị tốt đẹp của Bác được thể hiện qua nhiều phương diện từ đời sống hàng ngày, đến lời nói, bài viết của Bác, thông qua các luận điểm rõ ràng, dẫn chứng lý lẽ đầy sức thuyết phục. Để lại cho độc giả những cảm xúc sâu sắc, khơi gợi nỗi nhớ tha thiết và tấm lòng kính yêu Bác trong tâm hồn mỗi độc giả.