Những câu hỏi liên quan
Giang Hương
Xem chi tiết
minh nguyet
15 tháng 10 2021 lúc 8:31

Em tham khảo:

Để đứng vững và phát triển xuyên suốt quá trình dựng nước và giữ nước, bên cạnh việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, mỗi một quốc gia đều phải coi trọng việc gìn giữ bản sắc văn hóa. Vai trò, ý nghĩa to lớn của bản sắc văn hóa đối với sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của mỗi một dân tộc đã đặt ra vấn đề về vai trò của giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước đối với việc gìn giữ bản sắc văn hóa.Như chúng ta đã biết, bản sắc văn hóa là điều cốt lõi mang tính đặc trưng, màu sắc riêng của mỗi một quốc gia, dân tộc; được hình thành và được vun đắp song song với quá trình dựng nước và giữ nước theo cả chiều đồng đại và lịch đại. Đó có thể là những giá trị về vật chất, cũng có thể là những giá trị văn hóa về tinh thần như phong tục tập quán, truyền thống văn hóa,.... Đối với dân tộc Việt Nam, những giá trị đó luôn bền vững, trường tồn theo thời gian như nền văn minh lúa nước, trống đồng Đông Sơn, tinh thần yêu nước mạnh mẽ, bền bỉ như sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc, tinh thần "tương thân tương ái" giàu giá trị nhân văn, hay truyền thống đạo lí "uống nước nhớ nguồn", "ân nghĩa thủy chung",....Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc để nâng cao tinh thần gìn giữ những giá trị tốt đẹp này. Đồng thời, cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực phù hợp với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, bảo lưu, phát huy những giá trị riêng đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta còn cần lên án, phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc, và có thái độ đấu tranh mạnh mẽ để bài trừ và tẩy chay những hoạt động văn hóa không lành mạnh đang lan truyền với tốc độ chóng mặt trong xã hội hiện nay.Như vậy, thế hệ trẻ là tầng lớp có vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Là những học sinh được sinh ra và lớn lên trong cái nôi của bản sắc dân tộc, chúng ta cần nỗ lực, cố gắng trong học tập, lao động để trở thành những công dân tốt, góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.

phamhoang
Xem chi tiết
Rhider
23 tháng 1 2022 lúc 9:16

Tham khảo

Hiện nay, đại đa số các bậc phụ huynh học sinh, những người lớn tuổi thường có phản ánh chung về học sinh rằng "Học sinh bây giờ nói chuyện với nhau người lớn không thể hiểu được". Quả thực, ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay đa dạng và mới mẻ hơn những gì chúng ta được học và được biết trước đó, sự tiếp thu ngôn ngữ của các em hiện nay tuy có phần tích cực nhưng cũng tiềm ẩn những tiêu cực. Cần thiết phải bàn luận về vấn đề sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay bởi tầm ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản sắc vốn có của tiếng Việt.

Ngôn ngữ nói chung bao gồm cả ngôn ngữ nói và viết, là một trong những phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất giữa con người với con người. Ngôn ngữ giúp con người diễn đạt tâm tư, tình cảm, ý kiến và truyền đạt thông tin với nhau, cách sử dụng ngôn ngữ cũng là một nhân tố quan trọng hình thành nên nhân cách con người. Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt là việc những con người Việt Nam sử dụng tiếng Việt - ngôn ngữ phổ cập của quốc gia để làm phương tiện trao đổi, giao tiếp, truyền đạt thông tin. Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt bao gồm cả việc tuân thủ theo các quy tắc chuẩn mực có tính hệ thống của ngôn ngữ đã được quy định. Vấn đề chúng ta bàn luận chính là liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay có biểu hiện lệch lạc, sai phạm với các quy tắc, chuẩn mực của tiếng Việt. Căn cứ vào đâu chúng ta có thể nhận ra việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay "có vấn đề"? Thực tế, ta dễ bắt gặp những cuộc trò chuyện trên đường, trong trường lớp hay trên các trang mạng xã hội của các học sinh, họ sử dụng ngôn ngữ theo những cách "mới mẻ" mà chỉ có trang lứa học sinh mới có thể hiểu. Đó có thể là một trào lưu dùng từ theo "mốt", sử dụng tiếng lóng, tiếng ngoại ngữ hay ngôn ngữ theo phong cách để giao tiếp với nhau. Những người học sinh thường nắm bắt xu hướng rất nhanh và không ngần ngại chạy đua theo xu hướng vì muốn khẳng định mình không "lạc hậu" so với bạn bè. Việc sử dụng ngôn ngữ của học sinh có phần lệch chuẩn bởi tình trạng lạm dụng quá nhiều từ ngữ vay mượn nước ngoài, từ nước ngoài hay tiếng địa phương dẫn đến việc biến đổi ngôn ngữ tiếng Việt như: gọi đơn vị tiền tệ bằng "cành, củ, lít", biểu thị cảm xúc ngỡ ngàng hay kinh khủng bằng từ "vãi", hay việc ghép chữ cái khác thường với ngôn ngữ chuẩn, thay vì viết là "Chúc mừng sinh nhật" thì lại viết thành "Ckúc mừg sjnk nkat". Ngôn ngữ của giới học sinh nói riêng và giới trẻ nói chung hiện nay khiến người lớn khó hiểu và khó chịu. Đáng nguy hại hơn là tình trạng nói tục chửi bậy, sử dụng ngôn ngữ thiếu văn hoá, các bạn học sinh thường xuyên chửi tục và dùng các từ ngữ thiếu văn hoá để nói chuyện với nhau. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đến từ nhiều phía, trước hết là do sự bùng nổ của công nghệ thông tin, Internet khiến học sinh dễ du nhập trào lưu, lại thêm sự buông lỏng quản lý của gia đình và nhà trường nên các bạn học sinh thỏa sức ăn nói theo cách của mình. Việc tiếp cận những văn hoá phẩm đồi truỵ, lệch lạc cũng là nguyên nhân khiến các em suy đồi văn hoá ngôn ngữ. Việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt không đúng chuẩn mực dẫn đến nhiều hậu quả, làm cho ngôn ngữ của dân tộc bị méo mó, biến chất và mất đi bản sắc vốn có, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, làm giảm giá trị của ngôn ngữ, ảnh hưởng lớn đến việc giao tiếp và văn hoá ứng xử giữa mọi người. Để có thể ngăn chặn vấn nạn này, cần có sự chung tay của gia đình, nhà trường và toàn thể xã hội nhưng quan trọng hơn hết vẫn là chính người học sinh nhận thức những lệch lạc trong sử dụng ngôn ngữ của mình. Gia đình nên kiểm soát và quản lý con cái chặt chẽ, giáo dục nếp ăn nói ứng xử sao cho có văn hóa, đúng chuẩn mực. Nhà trường cần giáo dục học sinh bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, nhận diện và bài trừ những biểu hiện sử dụng ngôn ngữ lệch chuẩn. Xã hội cần quản lý nghiêm ngặt các chương trình quảng bá nội dung không đảm bảo chất lượng, chuẩn mực.

Học sinh chúng ta cần phải trau dồi vốn ngôn ngữ tiếng Việt của mình, phải biết tiếp thu có chọn lọc để sử dụng ngôn ngữ một cách đúng chuẩn mực. Tuyệt đối không nên học đòi, a dua theo những trào lưu tiêu cực, đồng thời khuyên bảo bạn bè tránh xa lối ăn nói vô văn hoá, thiếu đạo đức.

Lê Phương Mai
23 tháng 1 2022 lúc 9:17

Refer:

Hiện nay, nảy sinh vấn đề lệch chuẩn trong giao tiếp của giới trẻ. Xu hướng lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Một thực trang cho thấy ngày nay năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của học sinh rất kém. Tình trạng này còn biểu hiển cả trong học tập. Không những sử dụng không đúng chức năng ngôn ngữ mà lối giao tiếp còn bộ lộ sự thô lỗ, thiếu lịch sự tế nhị. Học sinh ngày nay làm dụng quá nhiều tiếng lóng, tiếng bồi trong giao tiếp. Điều này trước đây ít thấy hoặc không thấy xuất hiện. Việc giao tiếp kém còn thể hiện cả tròn hành vi và lối sống. Không thể đổ lỗi cho quá trình hội nhập quốc tế hay sự phát triển công nghệ thông tin. Trước đây, khi nền văn hóa phương Tây ồ ạt xâm nhập vào nước ta thông qua các nhà truyền giáo, người Pháp hay người Mỹ, có làm cho ngôn ngữ giao tiếp nước ta thay đổi nhưng theo chiều hướng tích cực. Nó bổ sung vào hệ thống từ vựng và làm trong sáng thêm Tiếng Việt dựa trên các nguyên tắc chuẩn mực. Còn ngày nay, với ý thức sử dụng ngôn ngữ tùy tiện, cẩu thả, thiếu trách nhiệm của giới trẻ làm cho ngôn ngữ giao tiếp bị xáo trộn, tối nghĩa, dung tục. Có thể đưa ra một vài minh chứng rõ ràng về hiện tượng này. Thay vì nói“đồng ý” họ lại dùng “oke”, “tình yêu” thành “tềnh iu”, biến đơn vị ngàn trong tiền tệ thành “k”. Chê bai ai thì gọi là “cùi bắp”, “cục gạch”, “sến”. Lại còn lối bắt chước thành ngữ tạo nên những cụm từ vô nghĩa như: “chán như con gián”, “ghét như con bọ chét”, “nhỏ như con thỏ”, “chán như con gián“… Hay lối chơi chữ dung tục, khiếm nhã như: “tốc độ bàn thờ” (tốc độ chết người), “báo lá cải” (tờ báo tự phát), “tin vịt” (không đáng tin cậy), “óc chó” (ngu ngóc), “hại não” (khó hiểu), “thiếu muối” (ngu dốt),… Lại còn có kiểu ghép từ nửa tây nửa ta hết sức khập khiễng: “Ugly tiger”(xấu hổ), “bye nhé” (tạm biệt), “4U” (For you – cho bạn), “2NT” (Tonight – tối nay), “G92U” (Good night to you). “y2k” (thế hệ năm 2000)… Không những thế, học sinh ngày nay còn nảy sinh lối viết tắt hết sức buồn cười: “dzạy là zui ròi đó”, “bjo mk di dau”, “vk ck vs nhau ko nen to tieng”, “m wen no tu bjo”,…

Nguyễn Thị Ngọc Anh
23 tháng 1 2022 lúc 9:20

Tham khảo

Hiện nay, đại đa số các bậc phụ huynh học sinh, những người lớn tuổi thường có phản ánh chung về học sinh rằng "Học sinh bây giờ nói chuyện với nhau người lớn không thể hiểu được". Quả thực, ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay đa dạng và mới mẻ hơn những gì chúng ta được học và được biết trước đó, sự tiếp thu ngôn ngữ của các em hiện nay tuy có phần tích cực nhưng cũng tiềm ẩn những tiêu cực. Cần thiết phải bàn luận về vấn đề sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay bởi tầm ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản sắc vốn có của tiếng Việt.

Ngôn ngữ nói chung bao gồm cả ngôn ngữ nói và viết, là một trong những phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất giữa con người với con người. Ngôn ngữ giúp con người diễn đạt tâm tư, tình cảm, ý kiến và truyền đạt thông tin với nhau, cách sử dụng ngôn ngữ cũng là một nhân tố quan trọng hình thành nên nhân cách con người. Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt là việc những con người Việt Nam sử dụng tiếng Việt - ngôn ngữ phổ cập của quốc gia để làm phương tiện trao đổi, giao tiếp, truyền đạt thông tin. Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt bao gồm cả việc tuân thủ theo các quy tắc chuẩn mực có tính hệ thống của ngôn ngữ đã được quy định. Vấn đề chúng ta bàn luận chính là liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay có biểu hiện lệch lạc, sai phạm với các quy tắc, chuẩn mực của tiếng Việt. Căn cứ vào đâu chúng ta có thể nhận ra việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của học sinh hiện nay "có vấn đề"? Thực tế, ta dễ bắt gặp những cuộc trò chuyện trên đường, trong trường lớp hay trên các trang mạng xã hội của các học sinh, họ sử dụng ngôn ngữ theo những cách "mới mẻ" mà chỉ có trang lứa học sinh mới có thể hiểu. Đó có thể là một trào lưu dùng từ theo "mốt", sử dụng tiếng lóng, tiếng ngoại ngữ hay ngôn ngữ theo phong cách để giao tiếp với nhau. Những người học sinh thường nắm bắt xu hướng rất nhanh và không ngần ngại chạy đua theo xu hướng vì muốn khẳng định mình không "lạc hậu" so với bạn bè. Việc sử dụng ngôn ngữ của học sinh có phần lệch chuẩn bởi tình trạng lạm dụng quá nhiều từ ngữ vay mượn nước ngoài, từ nước ngoài hay tiếng địa phương dẫn đến việc biến đổi ngôn ngữ tiếng Việt như: gọi đơn vị tiền tệ bằng "cành, củ, lít", biểu thị cảm xúc ngỡ ngàng hay kinh khủng bằng từ "vãi", hay việc ghép chữ cái khác thường với ngôn ngữ chuẩn, thay vì viết là "Chúc mừng sinh nhật" thì lại viết thành "Ckúc mừg sjnk nkat". Ngôn ngữ của giới học sinh nói riêng và giới trẻ nói chung hiện nay khiến người lớn khó hiểu và khó chịu. Đáng nguy hại hơn là tình trạng nói tục chửi bậy, sử dụng ngôn ngữ thiếu văn hoá, các bạn học sinh thường xuyên chửi tục và dùng các từ ngữ thiếu văn hoá để nói chuyện với nhau. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đến từ nhiều phía, trước hết là do sự bùng nổ của công nghệ thông tin, Internet khiến học sinh dễ du nhập trào lưu, lại thêm sự buông lỏng quản lý của gia đình và nhà trường nên các bạn học sinh thỏa sức ăn nói theo cách của mình. Việc tiếp cận những văn hoá phẩm đồi truỵ, lệch lạc cũng là nguyên nhân khiến các em suy đồi văn hoá ngôn ngữ. Việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt không đúng chuẩn mực dẫn đến nhiều hậu quả, làm cho ngôn ngữ của dân tộc bị méo mó, biến chất và mất đi bản sắc vốn có, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, làm giảm giá trị của ngôn ngữ, ảnh hưởng lớn đến việc giao tiếp và văn hoá ứng xử giữa mọi người. Để có thể ngăn chặn vấn nạn này, cần có sự chung tay của gia đình, nhà trường và toàn thể xã hội nhưng quan trọng hơn hết vẫn là chính người học sinh nhận thức những lệch lạc trong sử dụng ngôn ngữ của mình. Gia đình nên kiểm soát và quản lý con cái chặt chẽ, giáo dục nếp ăn nói ứng xử sao cho có văn hóa, đúng chuẩn mực. Nhà trường cần giáo dục học sinh bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, nhận diện và bài trừ những biểu hiện sử dụng ngôn ngữ lệch chuẩn. Xã hội cần quản lý nghiêm ngặt các chương trình quảng bá nội dung không đảm bảo chất lượng, chuẩn mực.

Học sinh chúng ta cần phải trau dồi vốn ngôn ngữ tiếng Việt của mình, phải biết tiếp thu có chọn lọc để sử dụng ngôn ngữ một cách đúng chuẩn mực. Tuyệt đối không nên học đòi, a dua theo những trào lưu tiêu cực, đồng thời khuyên bảo bạn bè tránh xa lối ăn nói vô văn hoá, thiếu đạo đức.

19-Hồng Nhung 9a9
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
22 tháng 1 2022 lúc 22:50

Refer:

Hiện nay, nảy sinh vấn đề lệch chuẩn trong giao tiếp của giới trẻ. Xu hướng lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Một thực trang cho thấy ngày nay năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của học sinh rất kém. Tình trạng này còn biểu hiển cả trong học tập. Không những sử dụng không đúng chức năng ngôn ngữ mà lối giao tiếp còn bộ lộ sự thô lỗ, thiếu lịch sự tế nhị. Học sinh ngày nay làm dụng quá nhiều tiếng lóng, tiếng bồi trong giao tiếp. Điều này trước đây ít thấy hoặc không thấy xuất hiện. Việc giao tiếp kém còn thể hiện cả tròn hành vi và lối sống. Không thể đổ lỗi cho quá trình hội nhập quốc tế hay sự phát triển công nghệ thông tin. Trước đây, khi nền văn hóa phương Tây ồ ạt xâm nhập vào nước ta thông qua các nhà truyền giáo, người Pháp hay người Mỹ, có làm cho ngôn ngữ giao tiếp nước ta thay đổi nhưng theo chiều hướng tích cực. Nó bổ sung vào hệ thống từ vựng và làm trong sáng thêm Tiếng Việt dựa trên các nguyên tắc chuẩn mực. Còn ngày nay, với ý thức sử dụng ngôn ngữ tùy tiện, cẩu thả, thiếu trách nhiệm của giới trẻ làm cho ngôn ngữ giao tiếp bị xáo trộn, tối nghĩa, dung tục. Có thể đưa ra một vài minh chứng rõ ràng về hiện tượng này. Thay vì nói“đồng ý” họ lại dùng “oke”, “tình yêu” thành “tềnh iu”, biến đơn vị ngàn trong tiền tệ thành “k”. Chê bai ai thì gọi là “cùi bắp”, “cục gạch”, “sến”. Lại còn lối bắt chước thành ngữ tạo nên những cụm từ vô nghĩa như: “chán như con gián”, “ghét như con bọ chét”, “nhỏ như con thỏ”, “chán như con gián“… Hay lối chơi chữ dung tục, khiếm nhã như: “tốc độ bàn thờ” (tốc độ chết người), “báo lá cải” (tờ báo tự phát), “tin vịt” (không đáng tin cậy), “óc chó” (ngu ngóc), “hại não” (khó hiểu), “thiếu muối” (ngu dốt),… Lại còn có kiểu ghép từ nửa tây nửa ta hết sức khập khiễng: “Ugly tiger”(xấu hổ), “bye nhé” (tạm biệt), “4U” (For you – cho bạn), “2NT” (Tonight – tối nay), “G92U” (Good night to you). “y2k” (thế hệ năm 2000)… Không những thế, học sinh ngày nay còn nảy sinh lối viết tắt hết sức buồn cười: “dzạy là zui ròi đó”, “bjo mk di dau”, “vk ck vs nhau ko nen to tieng”, “m wen no tu bjo”,…

  
phuong phung
Xem chi tiết
Nguyễn Thắng
Xem chi tiết
Phùng Khắc Hưng
17 tháng 11 2021 lúc 21:26

vãi

 

 

Hoàng Quốc Thái
Xem chi tiết
18_Đỗ Thị Khánh Linh 9B
Xem chi tiết
Trần Lê Vân
Xem chi tiết
zero
19 tháng 1 2022 lúc 22:00

tham khảo 

 

Tôi không tự nhận mình là người sống giản dị bởi mẹ tôi đã từng nhắc nhở đôi lần vì sự cầu kì, chau chuốt cho hình thức bên ngoài của tôi. Nhưng tôi nghĩ mỗi chúng ta, ai cũng có quan niệm riêng của mình về mọi điều trong cuộc sống. Với những gì tự rút ra từ bản thân và học được từ mẹ, tôi muốn nói một vài suy nghĩ riêng tư nhỏ bé về vấn đề lối sống giản dị. Từ xưa, giản dị đã trở thành một nếp sống đáng quý, đáng trân trọng, gìn giữ. Có thề giờ đây, lối sống giản dị đã phần nào mai một nhưng dù sao nó vẫn là truyền thống lâu đời của người Á Đông. Trước hết, giản dị được thế hiện rõ nét trong cách ăn mặc, ở hình thức bên ngoài của mỗi con người. Đừng vì cố tỏ ra mình là người sành điệu, hợp thời trang mà đánh mất vẻ bình dị, đời thường bạn ạ! Chỉ cần một bộ cánh gọn gàng, sạch sẽ, bạn đã khiến mọi người có ấn tượng tốt đẹp ban đầu. Tôi biết, ngày nay có rất nhiều bạn trẻ sống xa hoa, lãng phí, tốn kém không biết bao nhiêu tiền bạc của bố mẹ để bằng bạn bằng bè, để diện mốt này mốt kia. Tại sao chúng ta lại phải quá cầu kì, chăm chút cho hình thức như vậy? Nếu bạn diện quần áo quá sành điệu, lại không “đúng chủ đề”, thiếu văn minh, lịch sự thì đâu còn nét bình dị, thân thương. Bạn là bạn, tôi là tôi, mỗi người đều có vẻ đẹp riêng nhưng điểm chung nhất là tôi và bạn, chúng ta cùng mang một nét giản dị vốn có của người Việt Nam.

       Vậy nên, đừng bao giờ đế đức tính đẹp đó bị phai mờ! Chủ tịch Hồ Chí Minh - tấm gương vĩ đại của dân tộc, người không chỉ khiến chúng ta kính phục về tài năng, mà còn cảm phục, trân trọng hơn nữa về một lối sống giản dị văn minh. Liệu trên thế giới này, có vị lãnh tụ nào vẫn mặc những bộ quần áo ka-ki đã sờn vải bạc màu, vẫn ăn những bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản...? Không chỉ là cách ăn mặc, giản dị còn được thế hiện trong cách ứng xử hằng ngày.

 

       Mẹ tôi, đã từng răn dạy tôi rằng đừng bao giờ ăn nói cầu kì hoa mĩ, mà hãy diễn tả lời nói bằng ngôn từ dễ hiểu trong sáng. Đúng vậy, dù khi lời nói của bạn chỉ là một đôi câu bình dị nhưng chân thành nó sẽ trở thành ánh bình minh trong lòng mọi người vì nó rất đáng yêu. Nhưng, cũng không phải vì thế mà chúng ta trở nên hồn nhiên vô tư một cách xô bồ, khiếm nhã, làm mất đi nét thanh lịch vốn có của con người. Cách xử sự trang nhã, lễ phép của bạn sẽ khiến mọi người càng yêu quý trân trọng bạn biết bao. Lôi sông hàng ngày cũng vậy, chẳng cần cầu kì, bạn vẫn có thể biểu hiện rõ mình là người giản dị đáng mến. Chắc hẳn, bạn không thể quên hình tượng một lão nông chân quê, mộc mạc trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân! Đó là ông Hai - một nhân vật văn học đã để lại bao ấn tượng sâu sắc trong người đọc. Tâm hồn ông vốn đã ngời sáng bởi lòng yêu quê hương, đất nước nồng nàn, lại càng đẹp hơn nữa ở vẻ đôn hậu, thật thà, rất đỗi hồn nhiên, giản dị. Tâm trí tôi vẫn thường mường tượng tới hình ảnh ông Hai ngồi xắn quần, kể chuyện làng bên nhà hàng xóm.

       Nhân vật ông Hai trở nên đáng yêu, đáng nhớ hơn có lẽ cũng chính ở vẻ đẹp tâm hồn giản dị của người nông dân Việt Nam như thế... Đôi khi, người ta còn đánh giá sự giản dị của mỗi con người qua cách suy nghĩ của họ. Bạn ạ, đứng trước một vấn đề, đừng vội lúng túng, mất phương hướng mà hãy thực sự bình tĩnh. Đơn giản hoá mọi chuyện sẽ khiến bạn cảm thấy việc giải quyết khó khăn thật dễ dàng. Vậy tại sao, bạn không chứng tỏ rằng mình cũng là người giản dị qua cách nghĩ của mình? Theo tôi, giản dị đó còn là quan niệm của bạn về mọi điều trong cuộc sống. Chẳng hạn, về hạnh phúc, đối với tôi, đó chỉ là những niềm vui bình dị nhưng trọn vẹn, dáng quý. Mỗi sáng thức giấc, khoan khoái hít thở bầu không khí trong lành, lắng nghe tiếng chim ca hát líu lo, mơ màng trước cảnh bình minh, tôi cảm thấy thật dễ chịu, thoải mái. Đó là hạnh phúc. Được thưởng thức những món ăn ngon do tự tay mình “xông pha” bếp núc, đó là hạnh phúc... Và tôi nghĩ rằng, vài suy nghĩ nhỏ bé của tôi về đức tính giản dị hôm nay cùng rất bình dị, đơn sơ.

       Đơn giản là vậy nhưng tôi hi vọng, nó sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng những ai đã đọc bài viết này. Mở cánh cửa tâm hồn để suy tư đôi chút về cuộc sống, tôi nghĩ: giản dị chính là một nét đẹp đáng quý mà mỗi người cần phải gìn giữ, nâng niu. Có thể tôi không hề giản dị theo nghĩa đơn thuần trong mắt mọi người, nhưng hôm nay, dù sao tôi cũng đã trở thành người giản dị theo suy nghĩ của riêng mình. Chẳng rườm rà, lan man, tôi đã thẳng thắn trình bày ý kiến cá nhân và tất nhiên, điều không thể tránh khỏi là sự vụng về, nghèo nản trong hiểu biết, nhưng dù sao đó vẫn là giản dị.

Giang
Xem chi tiết
Vương Hương Giang
5 tháng 1 2022 lúc 20:39

ĐỂ ẢNH BÙN HE 

Giữa vùng sỏi đá khô càn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp.” Cuộc sống là thế, muôn màu muôn vẻ, muôn hình vạn trạng, hạnh phúc xen lẫn khổ đau. Và con người luôn trong tư thế sẵn sàng trên hành trình khám phá cuộc sống . Cũng như khi ta gieo một hạt mầm tốt đẹp ta làm cho cuộc sống của mình toả hương- tức là ta có niềm tin vào sự tốt đẹp và ý nghĩa trong cuộc sống này.

Vì sao ta tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống? Vì cuộc sống luôn có những khoảnh khắc để những điều tốt đẹp phát sáng. Như câu chuyện đẹp về hành trình 10 năm cõng bạn đi học của cậu bé Minh Hiếu , hay như những đóng góp thầm lặng của những người công nhân quét rác , giữ sạch đẹp cho những thành phố của ta. Những việc làm bình dị của những con người bình dị cho ta có niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống, tin rằng giới trẻ không chỉ toàn là vô tình, vô cảm, tin rằng điều tốt, sự tử tế, sự hướng thiện vẫn tiềm ẩn mạnh mẽ trong mỗi con người. Một khi đã có thể tin rằng, cuộc sống này còn đó những điều tốt đẹp, chúng ta sẽ dành nhiều thời gian hơn để quan tâm, chia sẻ với người khác. Chúng ta sẽ nhận ra rằng, hóa ra đứa bạn ngồi bàn trên luôn nói cười vui vẻ vẫn luôn phải vất vả đi làm thêm mỗi tối để trợ giúp gia đình. Chúng ta sẽ nhận ra ràng trước nay chỉ có bạn lảng tránh mọi người, còn mọi người vẫn luôn sẵn sàng giúp đỡ khi bạn cần hay những lúc bạn gặp khó khăn và cần họ bên cạnh. Phải chăng đó cũng là những điều rất nhỏ nhoi, rất ý nghĩa, là những điều tốt đẹp mà với cách nhìn cuộc sống trước kia chúng ta chưa hề nghĩ tới. Hãy gieo mầm tốt đẹp , hãy lan toả những thông điệp ý nghĩa , để cuộc sống không chỉ là khổ đau vất vả , mà sẽ có những điều kỳ diệu toả ra từ những mầm non ấy.