Trong truyện Thánh Gióng, em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?
Em thích nhất chi tiết nào trong truyện Thánh Gióng? Vì sao.
em thích nhất luk thánh gióng ăn miết ko no...khiến cho mọi người phải tốn quá nhiều cơm
Chi tiết mà em thích nhất trong truyện Thánh Gióng là tiếng nói đầu tiên của Gióng, một tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Nó cho ta thấy rằng dân ta rất yêu nước, luôn đặt sự hạnh phúc, ấm no của đất nước lên làm đầu. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, Thánh Gióng lại nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của dân tộc ta, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của dân ta, luôn luôn đứng dậy để cứu nước, cứu dân, không bao giờ chịu khuất phục. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc xuống đất. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết đã khẳng định lên rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự gắn kết bền chặt giữa nhân dân ta và thiên nhiên. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời.
Chi tiết tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc
Vì nó ca ngợi tình yêu nước , thương dân , lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân dân ta trong thời đại Vua Hùng
Thể hiện truyền thống và ý chí quyết tâm đánh giặc ko bao giờ chịu khuất phục trước khó khăn của nhân dân ta
Đọc truyện Thánh Gióng và:
-Chép lại các yếu tố tưởng tượng kì ảo có trong bài
-Em thích chi tiết nào nhất ? Vì sao ?
Trong truyện có số chi tiết kì ảo là :
Nhân vật Sơn Tinh:
- Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi.
- Vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.
- Dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng lũ.
- Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.
Nhân vật Thủy Tinh:
- Gọi gió, gió đến.
- Hô mưa, mưa về.
- Hô mây gọi gió làm thành dòng bão uy chuyển cả đất trời.
- Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc: lòng yêu nước của :nhân dân ta từxưa đã có sẵn ởnhững lứa tuổinhỏnhất, tiếng nói ấy là dấu hiêu mởđầu cho truyền thống yêu nước của lớp thiếu niên Việt Nam trong các thếkỉdựng nước vềsau với nhiều tấm gương, nỗi căm giận giặc xâm lăng làm cho em bé không biết nói bật ra tiếng nói đầu tiên đòi đánh giặc. b) Gióng đòi ngực sắt, roi sắt, giáp sắt đểđánh giặc: phản ánh cách đánh giặc ngày xưa chỉcậy ởcá nhân tướng tài, phản ánh xã hội ta thời gấy đã sang thời kỳđồsắt và đã có thểdùng sắt đểđức ngựa, giáp và roi. (Tại sao lại không đòi gươm mà đòi roi?), hình ảnh ngựa sắt, giáp sắt, roi sắt trong sựtổng hợp là biểu tượng của một sức mạnh bất khảkháng, đó cũng là sức tưởng tượng của nhân dân vềngười hùng có sức nhanh (ngựa), sức rắn (giáp), sức ứng biến (roi).c) Bà con hàng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé: tinh thần yêu nước, căm thù giặc lúc bấy giờlà của tất cảdân tộc, thểhiên tinh thần tương thân, tương ái của nhân dân ta thời xưa đới với người nghèo, có mức độ, chi tiết phản ánh đời sống nông nghiệp của dân ta thời xưa sống chủyếu bằng lúa gạo, dođó giúp nhau cơn ăn là quý nhất và có khảnăng nhất. d) Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ: sức mạnh yêu nước được thúc bách đểkịp đối đầu với quân thù, có sựhậu thuẫn của nhân dân thì sức mạnh chống giặc được
P/S : Chi tiết hay nhất theo mk là chi tiết Gióng lên 3 đã cất tiếng nói đầu tiên đòi đánh giặc. Vì nó thể hiện tinh thần yêu nước của Gióng. :P
P/S : Đề nghị bạn ĐÀO TRẦN TUẤN ANH sửa đổi bài làm. Đọc kĩ đề hơn đi.
^^
Tham khảo
Sau khi đọc xong truyện “Thánh Gióng”, em cô cùng ấn tượng với hình ảnh “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt”. Đây là một trong những chi tiết kì ảo và bất ngờ nhất trong truyện. “Tráng sĩ” ở đây là hình ảnh biểu tượng về người thanh niên cường tráng và khỏe mạnh. Qua hành động vươn vai từ một cậu bé, bỗng trong một chốc lát lại biến thành một “tráng sĩ” của Gióng cho thấy quan niệm của nhân dân ta về người anh hùng là phải có ngoại hình và sức mạnh phi thường. Đó cũng chính là khát vọng của nhân dân gửi gắm về người anh hùng với trách nhiệm và sứ mệnh bảo vệ quê hương. Chi tiết kì ảo nhưng giàu ý nghĩa này đã khơi gợi tinh thần xông pha, quyết tâm đánh thắng giặc với một ý chí và sức mạnh phi thường.
Em thích nhất là chi tiết hình ảnh Thánh Gióng bất chợt để roi sắt bị gãy , Gióng bèn nhổ những bụi trẻ để đánh tiếp.
Cảm nhận của em về hình ảnh:
- Thể hiện sự thông minh, nhanh nhạy, tài dũng song toàn của vị anh hùng.
- Tính giỏi giang, mạnh mẽ, yêu nước của Thánh Gióng đáng được ca ngợi.
- Mang ý nghĩa thể hiện ước mơ, mong muốn của nhân dân ta về sự thông minh nhanh nhạy trong thời yếu học.
- Thể hiện sự sáng tạo, trí tưởng tượng cao của nhân dân ta.
- Em vô cùng thích cách ứng biến trong mọi tình huống của Thánh Gióng.
chọn một chi tiết em thích nhất trong truyện Thánh Gióng và viết đọan văn nêu cảm nhận về chi tiết ấy
Chỉ ra chi tiết mà em thích trong bài " Thánh gióng " về giải thích vì sao em thích chi tiết đó
Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Chi tiết này thể hiện lòng yêu nước, mong muốn đất nước được bình yên sống trong sự hòa bình. Dân không bị nghèo đói và thiếu quần áo, thức ăn.
đọc xong truyện "Thánh Gióng"chi tiết có ấn tượng sâu sắc trong lòng em.đó là chi tiết"gióng lớn nhanh như thổi,vươn vai thành tráng sĩ"vì đây là chi tiết tưởng tượng kì ảo.thể hiện ước mơ khát vọng của nhân dân về hoà bình,ko có chiến tranh.Thánh Gióng cò mang trong mình một sức mạnh lớn lao:đó là sức mạnh của toàn nhân dân người Việt cổ.nên em thích chi tiết này
Trong văn bản Thánh Gióng, e thích nhất chi tiết cậu bé 3 tuổi mà k biết nói cũng chẳng biết cười bỗng chốc trở thành 1 tráng sĩ mình đồng da sắt sau khi nghe tin nhà vua tìm người tài đánh giặc. Đây là hình ảnh tưởng tượng kì ảo, làm cho câu chuyện thêm phần sinh động đồng thời như đưa đọc giả lạc vào thế giới cổ tích đầy hứng thú. không những thế hình ảnh này còn có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. 1 con ng nhỏ bé phút chốc trở nên to lớn và vĩ đại tượng trưng cho lòng yêu nước và ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta. Khi đất nước bình yên họ là những ng vui vẻ, chất phác, khi đất nc có giặc xâm lăng, họ vùng lên vs tất cả sức mạnh vốn có, k màng đến hiểm nguy
1,
Hãy nêu suy nghĩ,cảm xúc của bạn khi được nghe kể hoặc được đọc truyện Thánh Gióng
2,
bạn thích chi tiết nào nhất trong truyện Thánh Gióng? Vì sao?
giúp mình nha mình biết là đây ko phải là chỗ hỏi tiếng việt nhưng xin các bạn hãy giúp mình đi
Hình tượng Thánh Gióng với nhiều yếu tố thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.
1) Người xưa cho rằng đã là anh hùng thì phải phi thường, phải có khả năng như thần thánh, do trời sai xuống giúp đời. Do đó mà cậu bé làng Gióng là một nhân vật kì lạ. Bà mẹ Gióng có thai cũng khác thường: Một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai… Bà có thai không phải chín tháng mười ngày mà tròn mười hai tháng. Đây là sự tưởng tượng của dân gian về nhân vật phi thường của mình.
Điều kì lạ nữa là Gióng lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi cứ đặt đâu thì nằm đấy. Những chi tiết kỳ ảo đó càng thu hút người nghe. Gióng không nói nhưng khi nghe sứ giả rao loa thì bỗng dưng cất tiếng nói. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói tự nguyện đánh giặc. Lời nói yêu nước, cứu nước ấy cũng không phải là lời nói bình thường ở tuổi lên ba.
Chi tiết thần kì ấy ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước của nhân dân ta được gửi gắm trong hình tượng Gióng. Ý thức trách nhiệm đối với đất nước được đặt lên hàng đầu với người anh hùng và tạo cho người anh hùng những khả năng hành động phi thường.
Còn năm ngửa trên chõng tre mà Gióng đòi có ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh tan quân giặc. Ba tuổi, Gióng vẫn chưa biết đi nhưng tới lúc giặc đến thì vươn vai hoá thành tráng sĩ, nhảy lên mình ngựa, phi thẳng ra chiến trường. Khi cần có sức lực, tầm vóc để cứu nước thì Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã căng đứt chỉ.
Dân gian kể rằng: Gióng ăn một bữa bảy nong cơm, ba nong cà, uống một hớp nước cạn đà khúc sông. Dấy là cách nói cường điệu của dân gian để tô đậm tính chất phi thường cho nhân vật mà mình yêu mến. Mẹ Gióng nuôi không nổi, bà con trong làng nô nức gom góp gạo thóc nuôi cậu bé, vì ai cũng mong cậu lớn nhanh để giết giặc cứu nước. Gióng đã lớn lên bằng thức ăn, thức mặc, bằng sự yêu thương, đùm bọc của dân làng. Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ mà là con của mọi người, của nhân dân. Một người cứu nước sao đặng? Phải toàn dân góp sức chuẩn bị cho sự nghiệp đánh giặc. Như vậy mới đủ sức mạnh để chiến thắng quân thù. Gióng lớn lên từ trong lòng nhân dân và do nhân dân nuôi dưỡng. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi bằng cơm gạo quê hương và tình thương vô hạn của bà con.
Vì sao Gióng lại lớn nhanh như vậy? Gióng lớn lên từ khi nào và lớn lên để làm gì? Trước khi có tiếng gọi cứu nước, Gióng chi nằm ngửa, không nói, không cười. Gióng mở miệng nói lời đầu tiên là để đáp lại lời kêu gọi cứu nước. Dường như việc cứu nước có sức mạnh làm cho Gióng vụt lớn lên. Việc cứu nước vô cùng to lớn và cấp bách, Gióng không lớn lên nhanh thì làm sao làm được nhiệm vụ cứu nước ? Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thườnq như vậy. Hình ảnh Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí của một dân tộc trước nạn ngoại xâm. Khi lịch sử đặt vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì cả dân tộc vụt đứng dậy như Thánh Gióng, tự thay đổi tư thế, tầm vóc của mình. Hình tượng cậu bé làng Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân trong cuộc chiến tranh cứu nước.
Gióng chính là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ, cũng như Gióng ba năm không nói, không cười. Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến thi họ rất mẫn cảm, tự nguyện đứng ra cứu nước cứu nhà. Cũng như Gióng, khi vua vừa phát lời kêu gọi, chú bé đã đáp lời cứu nước.
Giặc đến chân núi Trâu, thế nước rất nguy. Vừa lúc sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt tới. Gióng vùng dậy vươn vai một cái, bỗng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Chi tiết này có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lổ về thể xác, sức mạnh và chiến công. Thần Trụ Trời, Sơn Tinh… đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng là đạt đến độ phi thường ấy, Gióng nhảy lên mình ngựa, ngựa phun lửa, phi thẳng ra chiến trường. Ngọn roi của Gióng quật giặc chết như rạ. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh tiếp. Gióng đánh giặc không chi bằng vũ khí vua ban mà còn bằng cả cây cối thân yêu của quê nhà.
Đánh tan giặc Ân, Gióng cưỡi ngựa lên đỉnh núi Sóc, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Gióng ra đời đã khác thường thì ra đi cũng khác thường.
Nhân dân trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng nên đã để Gióng đi vào cõi bất tử, Gióng không quay về triều để được vua ban cho bổng lộc, vinh quang. Gióng biến mất vào cõi hư không. Sinh ra từ cõi lặng im, nay Gióng trở về trong im lặng, không màng phú quý, công danh. Tuy Gióng đã trở về trời nhưng thật ra Gióng luôn luôn ở lại với đất nước, cây cỏ, với dân tộc Việt. Vua phong cho Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Gióng được nhân dân Suy tôn là Thánh và lập đền thờ ngay tại quê hương để muôn đời ghi nhớ công ơn.
Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước. Trong văn học dân gian Việt Nam, đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta.
Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng.Trong buổi đầu dựng nước, sức mạnh của thần thánh, tổ tiên thể hiện ở sự ra đời thần kì của chú bé làng Gióng. Sức mạnh của cộng đồng thể hiện ở việc bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng.
Dân tộc Việt Nam anh hùng muốn có hình tượng khổng lổ, tuyệt đẹp và có ý nghĩa khái quát để phản ánh hết được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm suốt bốn ngàn năm lịch sử. Hình tượng Thánh Gióng với vẻ đẹp tuyệt vời rực sáng muôn đời đã đáp ứng được điều đó .
2) Đọc xong truyện "Thánh Gióng" chi tiết có ấn tượng sâu sắc trong lòng em. Đó là chi tiết "Gióng lớn nhanh như thổi , vươn vai thành tráng sĩ'' vì đây là chi tiết tưởng tượng kì ảo , thể hiện ước mơ khát vọng của nhân dân về hoà bình , ko có chiến tranh .Thánh Gióng cò mang trong mình một sức mạnh lớn lao :Đó là sức mạnh của toàn nhân dân người Việt cổ nên em thích chi tiết này .
a/Truyền thuyết là những câu chuyện được lưu truyền bằng miệng của dân gian nhằm kể lại những hiện tượng kì lạ xảy ra trong dân gian có liên quan đến dấu tích lịch sử nào đó. Thánh Gióng là một câu chuyện li kì và hấp dẫn được dân gian kể lại. Cho đến nay hình ảnh Thánh Gióng vẫn là một biểu tượng đẹp trong lòng người đi sau.
Thánh Gióng là nhân vật chính trong câu chuyện đó. Vào thời Văn Lang, nước nam bị giặc Ân xâm lược, nhà vua tìm mọi cách để chống lại kẻ thù, tuy nhiên vẫn không hiệu quả. Bởi vậy vua đã ban lệnh xuống dưới tìm người có tài có thể đánh đuổi giặc Ân.
Trong thời điểm này thì ở một làng nọ có một đứa bé kì lạ sinh ra đã ba năm mà vẫn không nói, không cười, không biết làm gì hết. Song khi nghe tiếng rao của sứ giả, Thánh Gióng bỗng cất tiếng gọi mẹ “mẹ gọi sứ giả vào đây cho con”. Bất ngờ trước hành động của con nhưng bà mẹ cũng đã ra làm theo lời con gọi sứ giả vào. CHính sứ giả cũng bất ngờ vì khi thấy một đứa bé nói chuyện với mình. Bất ngờ hơn là yêu cầu của đứa bé đối với sứ giả.
Đây có thể coi là dấu mốc cho những thay đổi kì lạ của Thánh Gióng khiến cho mọi người kinh ngạc: cơm ăn bao nhiêu cũng không no, lớn nhanh như thổi, quần áo chật ních. Thánh Gióng đã vươn mình thành người thanh niên trai tráng.
Những ngày sau, nhà vua đã mang đến cho đứa bé những đồ mà đứa bé cần. Khi mặc lên người chiếc áo giáp, Thánh Gióng trở thành người lực lưỡng. Đi đến đâu, Thánh Gióng đều giết sạch kẻ thù, khi roi sắt gãy, Thánh Gióng nhổ tre ngà để đánh đuổi quân giặc. Chỉ trong một thời gian, đất nước ta đã sạch bóng kê thù.
Cuối cùng Thánh Gióng đã cưỡi ngựa phi đến đỉnh núi Sóc Sơn, hướng về quê mẹ, cưỡi ngựa bay về trời. Nhân dân tưởng nhớ công ơn nên đã lập đền Gióng để nhớ đến một người có công lao đánh đuổi giặc.
Như vậy câu chuyện với những tình tiết li kì như vậy và với kết thúc bất ngờ đã để lại trong lòng người xem nhiều suy nghĩ và nhiều trăn trở. Truyền thuyết chỉ là truyền miệng của mọi người nhưng đều dựa trên một căn cứ nào đó. Hình ảnh “Tháng Gióng” tượng trưng cho sức khỏe, cho ý chí và nghị lực của con người cần phải vượt lên số phận.
Người đời sau mỗi khi nhắc đến Thánh Gióng vẫn luôn tự hào vì những đức tính tốt đẹp. Tình yêu quê hương đất nước, quyết hi sinh thân mình để bảo vệ lấy bờ cõi của đất nước. Thánh Gióng đã trở thành một huyền thoại bất diệt cho những tấm lòng biết cống hiến cho đất nước.
Đối với những người trẻ thì Thánh Gióng là biểu tượng cho sức khỏe phi thường, cho sự vươn lên và nỗ lực. Đó là hình mẫu để chúng ta cần phải học tập, phải noi theo, rèn luyện để có thể cống hiến nhiều hơn nữa cho đất nước này. Hằng năm vẫn có Hội khỏe Phù Đổng diễn ra nhằm tìm ra những người có sức khỏe, có thể chất. Bởi có sức khỏe chúng ta mới có thể làm nên tất cả.
Như vậy truyện “Thánh Gióng” với những yếu tố li kì đã góp phần để lại trong lòng người đi sau những điều tốt đẹp về truyền thống mà cha ông ta đã dạy. Truyền thống yêu nước, truyền thống bảo vệ tổ quốc, truyền thống rèn
b/Trong văn bản Thánh Gióng, e thích nhất chi tiết cậu bé 3 tuổi mà k biết nói cũng chẳng biết cười bỗng chốc trở thành 1 tráng sĩ mình đồng da sắt sau khi nghe tin nhà vua tìm người tài đánh giặc. Đây là hình ảnh tưởng tượng kì ảo, làm cho câu chuyện thêm phần sinh động đồng thời như đưa đọc giả lạc vào thế giới cổ tích đầy hứng thú. không những thế hình ảnh này còn có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. 1 con ng nhỏ bé phút chốc trở nên to lớn và vĩ đại tượng trưng cho lòng yêu nước và ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta. Khi đất nước bình yên họ là những ng vui vẻ, chất phác, khi đất nc có giặc xâm lăng, họ vùng lên vs tất cả sức mạnh vốn có, k màng đến hiểm nguy.
C2. Neu nội dung và ý nghĩa của các văn bản : Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, Thạch Sanh, Em bé thông minh.
C3. Giải thích ý nghĩa của chi tiết trong văn bản Thánh Gióng:
- Tiếng nói đầu tiên của chú bé là tiếng nói đòi đi đánh giặc.
C4. Trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh, em thích nhất là nhân vật nào? Vì sao?
C6. Trong truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc là chi tiết tiếng đàn và niêu cơm đãi binh sĩ 18 nước chư hầu. Em hãy nêu ý nghĩa của từng chi tiết đó.
C8. Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật Thạch Sanh hoặc Em bé thông minh.
* Ý nghĩa của tiếng đàn thần:
- Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát, giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông -> Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng -> Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
* Ý nghĩa niêu cơm thần:
- Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người ăn cũng không thể hết đã chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời còn thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước.
C4. Trong truyện Sơn tinh, Thuỷ Tinh em thích Nhân Vật là Sơn Tinh vì nhân vật này thể hiện sự ước mơ của nhân dân ta chống lại thiên tai,lũ lụt.
câu 1 : qua truyện Thánh Gióng,tác giả dân gian muốn nói lên điều gì ?
câu 2 : nêu ý nghĩa các chi tiết kì ảo :
Tiếng đàn thần và niêu cơm thần trong truyện cổ tích Thạch Sanh
câu 3 : trong những lần giải đố của em bé trong truyện cổ tích Em bé thông minh,em thích nhất là lần giải đố nào của em bé ? Vì sao ?
Câu 1: Qua truyền thuyết Thánh Gióng, tác giả dân gian thể hiện ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước và thể hiện truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của dân tộc.
Câu 2:
- Tiếng đàn thần: phương tiện kí thác tâm sự của Thạch Sanh, giúp chàng minh oan và bày tỏ tình cảm với công chúa. Tiếng đàn đẩy lùi quân của 18 nước chư hầu. Đây là tiếng đàn của tình yêu thương và khát vọng hòa bình.
- Niêu cơm thần: hàng vạn người ăn mãi không hết -> niêu cơm biểu tượng cho sự ấm no, hạnh phúc, đủ đầy.
Nêu nội dung chính của bài Thánh Gióng và Sự tích Hồ Gươm.
Em thích chi tiết nào của truyện Sự tích Hồ Gươm ? Vì sao?
Cho mn câu trả lời là: Từ khi có gươm thần, khí thế của nghĩa quân càng tăng, mn giải thích VÌ SAO giúp mình với ạ!!!
huhu giúp mình vs ạ! Thứ 2 mình ktra ngữ văn r ạ!!! Ai lm đc mình tick nhaaaa, mãi iu mấy keoo💗💗💗
câu chuyện thánh gióng kể về người anh hùng làng gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước,đồng thời là thể hiện quan niệm,ước mơ và niềm tin của nhân dân ngay từ buổi đầu chống giặc ngoại xâm
thạch sanh là truyện cổ tích kể về người dũng sĩ diệt chằn tinh,diệt đại bàng cứu người bị hại,vạch mặt kẻ vong ân bội nghiaxvaf đánh quân xâm lược.Truyện thể hiện ước mơ niềm tin về đạo đức,công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo,yêu hòa bình của nhân dân ta
MÌNH CẢM ƠN BẠN AN NHIÊN Ạ. Nhưng mà bn ơi, mik hỏi ndug bài thánh gióng vs sự tích Hồ gươm as bn.
Nma k shaoooo, cũm on bn nhìuuuuu