Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn
Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn.
Tâm trạng của em sau khi gây ra lỗi lầm với bạn:
- Ân hận, day dứt vì đã làm bạn buồn
- Hối hận, vì đã gây ra làm tổn thương bạn
- Muốn sửa lại lỗi lầm của mình
Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn
Tham khảo
Mấy năm trước, khi tôi vừa rời khỏi tiệm game cùng với lũ thằng Giang, thằng Trí, bọn tôi bước ra đường thì gặp thằng Quy - đứa bạn cùng trường với chúng tôi. Nó đang ngồi đếm tiền với một vẻ say mê, đôi mắt nó ánh lên niềm vui khó tả. Tôi chợt reo lên: "A! Chắc thằng này vừa chôm tiền của bố mẹ đây". Rồi bọn tôi khích nhau xem đứa nào lấy được tiền của nó. Tất nhiên là tôi rồi, vì tôi "mạnh mẽ, dũng cảm" nhất mà. Thế là tôi chạy lại giật xấp tiền của nó rồi cả bọn cùng nhau chạy trốn và chia nhau. Rồi cho đến một hôm, tôi gặp lại nó, từ đằng xa thôi. Tôi không dám tin vào mắt mình, thằng Quy đang đứng trước cửa hàng đồ chơi, nó chỉ dám đứng nhìn qua cửa kính, ngập ngừng, trên lưng còn cõng thằng anh bị bệnh tật ngớ ngẫn, lưng nó oằn xuống, dường như không chịu nổi sức nặng quá lớn. Tôi bước nhẹ nhàng lại gần nấp vào bức tường bên cạnh và lắng nghe: "Tiếc quá anh nhỉ? Giá như còn số tiền đó, em sẽ mua cho anh chiếc xe tăng đằng kia, nhưng không sao, chỉ một tuần rữa chén thuê, em sẽ có tiền mua cho anh thôi mà". Thằng anh cười hì hì, một cách hồn nhiên rồi nhắc lại "xe tăng, xe tăng". Còn tôi đứng nép vào góc tường, tự dưng tôi thấy mình có tội.
Tôi bỏ chạy về nhà mà rơm rớm nước mắt. Lúc này, sao tôi cảm thấy xấu hổ quá! Chao ôi! Giá mà tôi đừng lấy tiền của nó thì bây giờ nó có thể... hic... tôi muốn gặp mặt thằng Quy quá, tôi muốn nhìn thấy nó chăm sóc người anh bệnh tật, chia sẽ với nó những nặng nề, thiếu thốn trong cuộc sống. Và tôi sẽ cố gắng dành dụm một số tiền trả cho nó để bù đắp phần nào lỗi lầm mà tôi đã gây ra.
Tôi và Thanh học chung với nhau từ lớp 6. Chúng tôi là bạn cùng bàn đã gần 4 năm nay, cả hai vô cùng hợp tính cách của nhau. Một hôm, sau giờ ra chơi, tôi bất ngờ mất số tiền đóng học thêm, tôi còn chẳng biết mình làm mất khi nào nữa. Tôi vô cùng lo sợ. Lúc này tôi đã nghi ngờ Thanh vì hôm nay Thanh chưa rời khỏi lớp. Tôi tỏ vẻ nghi ngờ ra mặt và cả hai đều im lặng suốt buổi học ngày hôm đó. Thanh cũng biết rằng tôi nghĩ rằng bạn ý lấy cắp tiền. Bạn ý còn định nói cho tôi điều gì đó nhưng tôi chẳng cho bạn ý cơ hội giải thích. Sau buổi học về nhà, tôi bất ngờ phát hiện số tiền đó ở trong túi áo khoác gió trên bàn học. Tôi vô cùng ân hận. “Tại sao tôi có thể nghi ngờ Thanh chứ? Sao tôi có thể quá đáng như vậy? Liệu Thanh có tổn thương không?”... Hàng loạt câu hỏi trong đầu càng khiến tôi ray rứt. Tôi ân hận vì mình đã nghĩ xấu cho người bạn thân nhất. Nhất định ngày mai tôi phải xin lỗi bằng được bạn ý. Tôi không ngờ rằng Thanh dễ dàng tha thứ cho tôi đến vậy, cậu chỉ nói với tôi: “Chuyện hôm qua tớ quên rồi!”. Càng như vậy tôi lại thấy ân hận hơn. Tôi hứa và tự dặn mình kể từ bây giờ phải suy nghĩ cho thật kĩ trước khi làm một việc gì đó để tránh sai lầm đáng tiếc.
Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn
Em tham khảo:
Năm học lớp 6, lớp 7, tôi thi học sinh giỏi môn Toán toàn huyện, đều giành được giải khuyến khích. Nhiều bạn chế giễu tôi là đạt được “giải khúc khích!".
Lên lớp 8, bố mẹ tôi chuyển nhà lên thị xã. Hai chị em tôi đều chuyển đến trường mới: trường Trung học cơ sở Phạm Ngũ Lão. So với các bạn học trong lớp thì tôi chỉ vào loại học khá môn toán, còn môn Ngữ văn, môn Tiếng Anh, tôi gồng mình lên mà chỉ được điểm trung bình. Tôi sinh ra tự ti, thậm chí có lúc tỏ ra hèn nhát. Giờ học Tiếng Việt, cô giáo lên giảng bài rất hay, nhưng tôi không dám giơ tay phát biểu. Sinh hoạt tổ học tập, sinh hoạt lớp, tôi ngồi im như thóc trong bồ. Các bài kiểm tra toán, tôi chỉ được 7, 8 điểm; cô Thanh vẫn phê là “trình bày rối” chưa khoa học. Thậm chí, có lần tôi còn làm trò cười cho cả lớp. Tôi gọi cây đàn ghi ta (Lục huyền cầm) là cây đàn "cai - nha" khi làm bài văn thuyết minh. Giờ ra chơi, tôi ít ra sân đá cầu, nhảy dây cùng các bạn, v.v...
Tôi trở nên vụng về khi bước vào phòng chức năng học vẽ, học đàn, học hát. Buổi học hôm ấy, khi các bạn kéo ra sân chơi, tôi ở lại một mình trong phòng chức năng. Không biết tôi hí hoáy thế nào đó mà làm đứt dây đàn vĩ cầm. Sự cố xảy ra, tôi vô cùng lo sợ. Tôi dặn mình: “Chẳng ai biết mình gây ra. Cứ im lặng và tỉnh bơ...". Buổi tập hát tiếp tục. Cái Diệu kêu lên: ''Đàn đứt dây rồi!” Cô Liên và cô Chi hỏi: “Ai làm đứt dây đàn?" Nhưng tất cả đều nhìn nhau im lặng! Cô Liên và cô Chi đều tỏ ý không vui. Sau sự cố ấy, thầy chủ nhiệm lớp 8A, hạ mức hạnh kiểm của cái Diệu (nhóm trưởng) cái Hoàn (nhóm phó) trong đội ca vũ xuống một bậc, từ loại tốt xuống loại khá. Năm học sắp kết thúc rồi. Diệu và Hoàn đều học giỏi, đàn ngọt, hát hay, được các thầy cô giáo và bạn học quý mến.
Chuyện ấy làm tôi day dứt trong lòng mãi. Nhiều đêm tôi trằn trọc và tự trách mình sao hèn nhát thế? Tại sao không dũng cảm tự nhận lỗi để Diệu và Hoàn mắc oan? Nhưng có lúc tôi lại nghĩ: "Mọi chuyện rồi sẽ trôi qua. Nhắc lại làm chi cho mệt..."
Lòng tự trọng đã nâng đỡ tâm hồn tôi. Tôi viết một bức thư dài gửi thầy chủ nhiệm nói rõ sự việc, xin nhận kỉ luật: đề nghị thầy không hạ mức hạnh kiểm của hai bạn Diệu, Hoàn...
Thầy Cảnh gặp riêng tôi. Thầy nói về lòng tự trọng, sự hèn nhát và lòng dũng cảm. Thầy an ủi, động viên tôi. Lúc đầu, tôi cứ ngỡ các bạn sẽ khinh ghét tôi, xa lánh tôi. Nhưng thật không ngờ, các bạn lại yêu mến, quý trọng tôi hơn trước. Tôi thấy tâm hồn mình thanh thản. Cuối năm học lớp 8, thi kiểm tra, tôi được 5 điểm 10, xếp loại giỏi văn hoá, loại tốt hạnh kiểm.
Nhớ lại kỉ niệm thời non dại ấy, bài học ngụ ngôn về chuyện “Đóng đinh lên cột và nhổ đinh” mỗi lần mắc một khuyết điểm và mỗi lần sửa chữa được một lỗi lầm... làm tôi cứ nao nao lòng.
Viết một bài văn Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn.
Năm học lớp 6, lớp 7, tôi thi học sinh giỏi môn Toán toàn huyện, đều giành đuợc giải khuyến khích. Nhiều bạn chế giễu tôi là đạt được “giải khúc khích!".
Lên lớp 8, bố mẹ tôi chuyển nhà lên thị xã. Hai chị em tôi đều chuyển đến trường mới: trường Trung học cơ sở Phạm Ngũ Lão. So với các bạn học trong lớp thì tôi chỉ vào loại học khá môn toán, còn môn Ngữ văn, môn Tiếng Anh, tôi gồng mình lên mà chỉ được điểm trung bình. Tôi sinh ra tự ti, thậm chí có lúc tỏ ra hèn nhát. Giờ học Tiếng Việt, cô giáo lên giảng bài rất hay, nhưng tôi không dám giơ tay phát biểu. Sinh hoạt tổ học tập, sinh hoạt lớp, tôi ngồi im như thóc trong bồ. Các bài kiểm tra toán, tôi chỉ được 7, 8 điểm; cô Thanh vẫn phê là “trình bày rối” chưa khoa học. Thậm chí, có lần tôi còn làm trò cười cho cả lớp. Tôi gọi cây đàn ghi ta (Lục huyền cầm) là cây đàn “cai – nha" khi làm bài văn thuyết minh. Giờ ra chơi, tôi ít ra sân đá cầu, nhảy dây cùng các bạn, v.v…
Tôi trở nên vụng về khi bước vào phòng chức năng học vẽ, học đàn, học hát. Buổi học hôm ấy, khi các bạn kéo ra sân chơi, tôi ở lại một mình trong phòng chức năng. Không biết tôi hí hoáy thế nào đó mà làm đứt dây đàn vĩ cầm. Sự cố xảy ra, tôi vô cùng lo sợ. Tôi dặn mình: “Chẳng ai biết mình gây ra. Cứ im lặng và tỉnh bơ…". Buổi tập hát tiếp tục. Cái Diệu kêu lên: ''Đàn đứt dây rồi!” Cô Liên và cô Chi hỏi: “ Ai làm đứt dây đàn?" Nhưng tất cả đều nhìn nhau im lặng! Cô Liên và cô Chi đều tỏ ý không vui. Sau sự cố ấy, thầy chủ nhiệm lớp 8A, hạ mức hạnh kiểm của cái Diệu (nhóm trưởng) cái Hoàn (nhóm phó) trong đội ca vũ xuống một bậc, từ loại tốt xuống loại khá. Năm học sắp kết thúc rồi. Diệu và Hoàn đều học giỏi, đàn ngọt, hát hay, được các thầy cô giáo và bạn học quý mến.
Chuyện ấy làm tôi day dứt trong lòng mãi. Nhiều đêm tôi trằn trọc và tự trách mình sao hèn nhát thế? Tại sao không dũng cảm tự nhận lỗi để Diệu và Hoàn mắc oan? Nhưng có lúc tôi lại nghĩ: "Mọi chuyện rồi sẽ trôi qua. Nhắc lại làm chi cho mệt…"
Lòng tự trọng đã nâng đỡ tâm hồn tôi. Tôi viết một bức thư dài gửi thầy chủ nhiệm nói rõ sự việc, xin nhận kỉ luật: đề nghị thầy không hạ mức hạnh kiểm của hai bạn Diệu, Hoàn…
Thầy Cảnh gặp riêng tôi. Thầy nói về lòng tự trọng, sự hèn nhát và lòng dũng cảm. Thầy an ủi, động viên tôi. Lúc đầu, tôi cứ ngỡ các bạn sẽ khinh ghét tôi, xa lánh tôi. Nhưng thật không ngờ, các bạn lại yêu mến, quý trọng tôi hơn trước. Tôi thấy tâm hồn mình thanh thản. Cuối năm học lớp 8, thi kiểm tra, tôi được 5 điểm 10, xếp loại giỏi văn hoá, loại tốt hạnh kiểm.
Nhớ lại kỉ niệm thời non dại ấy, bài học ngụ ngôn về chuyện “Đóng đinh lên cột và nhổ đinh” mỗi lần mắc một khuyết điểm và mỗi lần sửa chữa được một lỗi lầm… làm tôi cứ nao nao lòng.
Bạn tham khảo nha!
Tôi vẫn còn nhớ, ngày đầu tiên đến trường, tôi đã được thầy cô dạy rằng: “Nhà trường, lớp học là mái nhà thứ hai, và tất cả những thành viên trong một lớp đều là người trong một gia đình”. Câu nói đó đã ghi sâu vào tiềm thức của tôi, cho đến tận bây giờ, khi tôi đang học năm cuối cấp 2. Năm học này của tôi có điều gì đó mới mẻ, khi có một cậu học sinh mới chuyển đến. Cậu tạo cho tôi một cảm giác thật khó hiểu, bởi lẽ trong lớp học, cậu là một người ít nói, gương mặt lúc nào cũng mang vẻ lạnh lùng thoáng pha lẫn một ít buồn bã, cậu có rất ít bạn bè, và tôi lại may mắn là một trong số ít đó, cậu ngồi cùng một bàn với tôi. Tôi luôn cố gắng tạo nên một mối quan hệ như những người trong gia đình với cậu, nhưng có vẻ mọi cố gắng của tôi đều bị cậu ấy hòa vào những cơn gió và thổi bay về một nơi nào đó. Điều đó khiến tôi cảm thấy chán cậu ta, và dần dần, những thiện cảm về cậu cũng biến mất trong tôi, mà thay vào đó là những suy nghĩ không mấy hay ho về cậu.Và rồi một ngày nọ, thầy đã trao cho chúng tôi một nhiệm vụ, đó là làm một bài thuyết trình về môn Hóa, một môn mà tôi dở nhất, còn cậu ta thì đứng trong top đầu của trường. Tôi đành phải đến nhà cậu ta để cùng làm bài thuyết trình, và việc này đã vô tình giúp tôi và cậu ta trở thành những người bạn thân thiết, hoặc hơn cả thế.Tôi đến nhà cậu, trong một buổi chiều thu, khi những chiếc lá mang sắc vàng đang dần dần rơi xuống và che phủ lấy con đường đi. Theo sự hướng dẫn của cậu, tôi đã tìm ra địa điểm mà mình cần đến, nó nằm trên một con phố nhỏ hẹp, vắng vẻ và thật yên tĩnh. Nhà của cậu ta khá to, mang nét cổ kính. Xung quanh nhà cậu là những hàng cây kiểng, với đủ loại, được tạo dáng rất đẹp, tôi chắc là nó phải do một bàn tay tài hoa làm nên. Tôi bước đến bậc thềm và gõ nhẹ vài tiếng lên cánh cửa bằng gỗ, cậu bước ra, vẫn với một vẻ mặt vẫn lạnh lùng như mọi khi. Cậu lịch sự mời tôi bước vào nhà. Tôi lặng lẽ bước theo. Tôi nhận ra căn nhà hoàn toàn không có người thứ ba, nhưng điều đó không làm tôi bận tâm bằng cách bày trí trong nhà cậu. Nó được bày trí hoàn toàn theo phong cách của quý tộc phương Tây, tôi thầm nghĩ có lẽ cha mẹ cậu ta phải là những người rất tinh tế và lãng mạn. Vào phòng cậu, tôi lại càng bất ngờ hơn khi căn phòng rất bình thường, không hề có gì khác biệt mấy so với những cậu bạn mà tôi từng biết đến. Và chúng tôi bắt đầu làm bài, với sự hướng dẫn của cậu, tôi nhận ra cậu thật sự thông minh, ít ra là hơn tôi rất nhiều trong môn học này. Khi chúng tôi hoàn thành được khoảng 1/3 bài viết, thì có tiếng chuông điện thoại reo, cậu tất tả chạy xuống nhà, và nhanh chóng quay lại. Cậu ta bảo rằng, cậu ta có chuyện gấp cần phải ra ngoài, nếu muốn, tôi có thể ở lại, khi ra về hãy nhớ khóa cửa lại giùm cậu, và tôi đã ở lại, một mình trong phòng cậu.Trong phòng cậu, không có quá nhiều thứ khiến tôi để tâm đến, chỉ trừ một thứ, đó là một cuốn sổ nhỏ, màu đen, được xếp cẩn thận ở trên bàn, tôi đoán nó là một cuốn nhật ký. Tôi tự nhủ là không xem, vì điều đó là xâm phạm đến sự riêng tư của cậu ta. Nhưng sự đời mấy ai có thể cưỡng lại trí tò mò của chính bản thân, tôi đã lật ra những trang giấy đầu tiên của cuốn nhật ký, và những gì được ghi trong đó đã khiến tôi hết sức kinh ngạc về người bạn học lạnh lùng, ít nói và giỏi giang của mình.Những trang nhật ký đầu tiên cùng với những hàng chữ nhỏ nhắn, ngay hàng hiện lên trước mắt tôi. Ngày…tháng…năm…Hôm nay, lần đầu tiên mình viết nhật ký, và cũng có lẽ, cuốn nhật ký này sẽ là người bạn tâm tình với mình trong quãng thời gian dài còn lại, bởi vì người duy nhất quan tâm đến mình đã không còn nữa, đó là mẹ mình, mẹ đã ra đi mãi mãi trong một tai nạn giao thông mà mẹ không phải là người có lỗi.
Mất đi mẹ, mình cảm thấy như mất đi một phần cuộc sống, rồi đây, sẽ còn ai đánh thức mình dậy vào những buổi sớm mai, sẽ còn ai làm những bữa ăn ngon dành riêng cho mình, và còn ai cho mình ôm vào lòng mỗi khi cảm thấy yếu đuối…Mất mẹ, mình như mất tất cả, bởi vì người cha chưa từng một lần bế đứa con, cũng như chưa từng một lần ôm hôn đứa con này, ông chỉ biết làm một việc duy nhất, đó là gửi tiền về cho mẹ con mình. Có lẽ đối với ông như thế là đã hoàn thành trách nhiệm một người cha.…Đọc đến đây, bất giác đôi hàng mi của tôi lại hơi ươn ướt, bởi tôi là một đứa con gái đa cảm nên dễ bị rung động vì những chuyện như thế này. Tôi lại tiếp tục lật sang những trang nhật ký khác, những dòng chữ tâm sự chân thật của cậu ta ghi sâu vào tâm trí tôi.”Hôm nay buồn thật, những việc xảy ra trong cuộc sống tại sao lại cứ ngoài ý muốn của mình? Giờ đây, mình chỉ ước ao có một người có thể ngồi bên cạnh và nghe mình tâm sự, có một bàn tay để mình nắm lấy để có mình thêm chỗ dựa…Nhưng có lẽ tất cả sẽ không bao giờ trở thành hiện thực”.Tôi vẫn tiếp tục, trong sự tò mò và thương hại người bạn của mình.”Thật đáng sợ, mình dần nhận ra mình không còn là chính mình, không biết từ bao giờ, mình đã trở nên xa lánh với bạn bè, trở nên là một kẻ ít nói, vô cảm với mọi thứ xung quanh, nụ cười và nước mắt đã bắt đầu rời xa khỏi gương mặt mình… Có những lúc, mình chỉ muốn được khóc thật to nhưng lại không thể, liệu trên đời có gì đau khổ hơn thế không?”Và đến những trang cuối cùng của cuốn nhật ký, tôi như òa khóc, vì đã hiểu nhầm người bạn của mình.”Ngôi trường mới, lớp học mới, bạn bè mới,… tất cả dường như đều muốn trở nên thân thiện với mình, nhưng chẳng hiểu sao mình không thể cười đùa và hòa đồng với tất cả, có lẽ bởi vì từ lâu mình đã quên cười như thế nào rồi. Đặc biệt là đối với cô bạn cùng bàn, đôi khi, mình cảm thấy thật không phải khi đã vô hình từ chối mọi cô gắng của cô ta, nhưng chẳng biết làm thế nào nữa đây…”Những dòng nhật ký này, như những lời tâm tình của một người bạn thân, nó thật tha thiết, chân thành và đầy những suy nghĩ của cậu ta, hình ảnh về cậu ta trong tâm trí tôi dần thay đổi theo từng trang nhật ký. Đọc xong, tôi lặng lẽ khóa cửa lại, và bước về nhà trong một tâm trạng khó tả. Kể từ lúc đó, tôi đã nỗ lực hơn rất nhiều để có thể trở thành người chia sẻ với cậu ta mọi điều, và dường như cậu ta cũng nhận ra điều đó, thế là một tình bạn ra đời, và có thể còn hơn thế nữa. Giờ thì còn ai bảo đọc trộm nhật ký người khác là xấu nào, bất cứ việc gì cũng có hai mặt của nó mà thôi.
viết 1 đoạn văn nghị luận ghi lại tâm trạng của em sau khi xảy ra 1 chuyện có lỗi với bạn ghi ra yếu tố nghị luận
Em tham khảo:
Tôi là một người giữ chữ tín. Tín là một trong những phẩm chất quan trọng trong Nho giáo. Tín có nghĩa là niềm tin, là giữ điều hẹn ước, làm đúng theo lời nói, cư xử đáng tin cậy. Biết giữ chữ tín là coi tọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng(Yếu tố nghị luận). Nhưng rồi đến một ngày tôi lại làm lời nói của mình thành lời nói suông. Tôi hứa về bạn sẽ giúp đỡ bạn trông mẹ bạn ở bệnh viện, nhưng vì mải chơi mà quên đi lời hứa mà tôi đã để mẹ bạn phải ở một mình trong bệnh viện. Khi tôi đến bệnh viện thì bạn cũng ở đó làm tôi vô cùng ân hận, hối lỗi. Nếu mẹ bạn có chuyện gì xảy ra thì tôi sẽ không thể tha thứ cho bản thân mình. Tuy bạn không nói gì nhưng tôi biết trong lòng bạn rất buồn. Tôi hứa sẽ không bao giờ hứa suông nữa và sẽ không để chuyện này xảy ra nữa.
viết 1 đoạn văn ngắn ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với thầy cô, trong đó có hính thức miêu tả nội tâm
Lỗi lầm là những sai lầm, có những sai lầm làm chúng ta day dứt cả đời. câu chuyện nói về tôi và lan, tôi và lan chơi khá thân, nhà lan nghèo, còn nhà tôi thì khá giả hơn chút, tôi thường có những trò nghịch ngợm, đôi khi còn quá đáng. Cái ngày hôm ấy, lan mang 2 đôi giày, 1 đôi để đeo thể dục còn 1 đôi để đeo sau khi học xong, tôi thấy v thì liền giấu 1 đôi đi, tiếng trống tùng tùng ra về, lan cũng như bao bạn khác, cất sách vở ra về, đến lượt lan lấy giày thì chỉ thấy 1 đôi, lan lúc đó hoảng lắm, mặt lan tím lạnh, nhà lan nghèo mà nên lan quý 2 đôi giày đó lắm. tôi lúc ấy thì thấy vui vẻ với trò đùa của mình, lan có nói ở lại tìm với lan nhưng tôi viện cớ ra về trước,còn lan thì ở lại. tôi ở nhà ung dung, ngủ nghỉ nhưng lại k hề biết tới việc lan vẫn còn ở trường tìm giày. Tới chiều đi học, cô giáo mới thông báo rằng lan ốm, mẹ lan nói lan về với cơ thể ướt đấm mồ hôi, mặt đỏ ửng vì tìm giày. Cô nói làm tôi sững lại, tôi nghĩ những trò đùa của mình quá đáng quá rồi, lòng tôi thắt lại, nguyên buổi chiều tôi chả học đc, lúc ra về, tôi có mua ít đồ rồi qua thăm lan, lan có vẻ đỡ hơn nhiều rồi. tôi trả giày cho lan, đưa lan chỗ đồ tôi mua rồi nói lời xin lỗi “ xin lỗi vì tôi đã làm bạn ra nông nỗi này, tôi sẽ không đùa giỡn quá đáng như vậy, tha lỗi cho tôi”. Lan hiểu đc tấm lòng này nên lan gật đầu nhẹ rồi bảo tôi ngồi ghế, ăn chỗ đồ tôi mua tới, 2 đứa lại vui vẻ, và chính bản thân tôi nhận ra đc bài học: “ những hành động của chúng ta,nếu không suy nghĩ trước khi hành động thì nó dẫn đến ảnh hưởng vô cùng lớn, không phải những trò đùa lúc nào cũng vui vẻ, thế nên cần phải biết hành động sao cho đúng, để giúp chúng ta có những mối quan hệ tốt đẹp”
Đề: Viết đoạn văn ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với người thân (cha mẹ, thầy cô, bạn bè,…)
Yêu cầu đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, miêu tả tâm trạng.
Em tham khảo:
Tôi là đứa được coi là nghịch ngợm nhất lớp. Và cứ như thường lệ đến giờ sinh hoạt lớp là y như rằng tôi được nêu gương trước lớp. Tất cả là do nhỏ lớp trưởng khó ưa ấy, mặc cho tôi nói khản cả giọng mong nó đừng kể chuyện tôi gây ra trong tuần qua trong giờ sinh hoạt mà nó vẫn thưa với cô giáo. Thế mới tức chứ, tôi nghĩ bụng sẽ có lần tôi trả thù đồ lắm chuyện này. Và rồi như tôi mong ước, trong giờ ra chơi chúng tôi đang chơi đá bóng, bỗng nhiên tôi thấy nó đi gần sân bóng. Như bắt được vàng tôi sung sướng và nghĩ đây là cơ hội để tôi trả thù, thế rồi tôi sút một cái, quả bóng bay trúng đầu đứa lớp trưởng, nó choáng và ngã xuống. Tôi nghĩ tôi phải vui sướng mới đúng chứ, ai dè tôi lại thấy mình có lỗi quá. Tôi vội chạy ra cùng đám bạn xem nó có làm sao không. Ôi! Tôi như muốn nổ tung khi thấy nhỏ bị chảy máu, nhỏ choáng tới mức không thể đứng dậy được. Tôi càng hối hận hơn. Tôi vội vã cúi xuống bế nhỏ tới phòng y tế. Thấy băng gạc ở trên đầu nhỏ mà thấy bứt rứt, tôi liền nói thật việc đã làm. Nhỏ liền tha lỗi cho tôi, lúc ấy tôi vui không xao tả xiết. Tôi hứa sẽ không bao giờ nông nổi để xảy ra sự việc tương tự nữa.
Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đói với bạn/ làm được một việc tốt. (chú ý vận dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, yếu tố nghị luận trong bài văn)
Em tham khảo nhé:
Năm học lớp 6, lớp 7, tôi thi học sinh giỏi môn Toán toàn huyện, đều giành được giải khuyến khích. Nhiều bạn chế giễu tôi là đạt được “giải khúc khích!".
Lên lớp 8, bố mẹ tôi chuyển nhà lên thị xã. Hai chị em tôi đều chuyển đến trường mới: trường Trung học cơ sở Phạm Ngũ Lão. So với các bạn học trong lớp thì tôi chỉ vào loại học khá môn toán, còn môn Ngữ văn, môn Tiếng Anh, tôi gồng mình lên mà chỉ được điểm trung bình. Tôi sinh ra tự ti, thậm chí có lúc tỏ ra hèn nhát. Giờ học Tiếng Việt, cô giáo lên giảng bài rất hay, nhưng tôi không dám giơ tay phát biểu. Sinh hoạt tổ học tập, sinh hoạt lớp, tôi ngồi im như thóc trong bồ. Các bài kiểm tra toán, tôi chỉ được 7, 8 điểm; cô Thanh vẫn phê là “trình bày rối” chưa khoa học. Thậm chí, có lần tôi còn làm trò cười cho cả lớp. Tôi gọi cây đàn ghi ta (Lục huyền cầm) là cây đàn "cai - nha" khi làm bài văn thuyết minh. Giờ ra chơi, tôi ít ra sân đá cầu, nhảy dây cùng các bạn, v.v...
Tôi trở nên vụng về khi bước vào phòng chức năng học vẽ, học đàn, học hát. Buổi học hôm ấy, khi các bạn kéo ra sân chơi, tôi ở lại một mình trong phòng chức năng. Không biết tôi hí hoáy thế nào đó mà làm đứt dây đàn vĩ cầm. Sự cố xảy ra, tôi vô cùng lo sợ. Tôi dặn mình: “Chẳng ai biết mình gây ra. Cứ im lặng và tỉnh bơ...". Buổi tập hát tiếp tục. Cái Diệu kêu lên: ''Đàn đứt dây rồi!” Cô Liên và cô Chi hỏi: “Ai làm đứt dây đàn?" Nhưng tất cả đều nhìn nhau im lặng! Cô Liên và cô Chi đều tỏ ý không vui. Sau sự cố ấy, thầy chủ nhiệm lớp 8A, hạ mức hạnh kiểm của cái Diệu (nhóm trưởng) cái Hoàn (nhóm phó) trong đội ca vũ xuống một bậc, từ loại tốt xuống loại khá. Năm học sắp kết thúc rồi. Diệu và Hoàn đều học giỏi, đàn ngọt, hát hay, được các thầy cô giáo và bạn học quý mến.
Chuyện ấy làm tôi day dứt trong lòng mãi. Nhiều đêm tôi trằn trọc và tự trách mình sao hèn nhát thế? Tại sao không dũng cảm tự nhận lỗi để Diệu và Hoàn mắc oan? Nhưng có lúc tôi lại nghĩ: "Mọi chuyện rồi sẽ trôi qua. Nhắc lại làm chi cho mệt..."
Lòng tự trọng đã nâng đỡ tâm hồn tôi. Tôi viết một bức thư dài gửi thầy chủ nhiệm nói rõ sự việc, xin nhận kỉ luật: đề nghị thầy không hạ mức hạnh kiểm của hai bạn Diệu, Hoàn...
Thầy Cảnh gặp riêng tôi. Thầy nói về lòng tự trọng, sự hèn nhát và lòng dũng cảm. Thầy an ủi, động viên tôi. Lúc đầu, tôi cứ ngỡ các bạn sẽ khinh ghét tôi, xa lánh tôi. Nhưng thật không ngờ, các bạn lại yêu mến, quý trọng tôi hơn trước. Tôi thấy tâm hồn mình thanh thản. Cuối năm học lớp 8, thi kiểm tra, tôi được 5 điểm 10, xếp loại giỏi văn hoá, loại tốt hạnh kiểm.
Nhớ lại kỉ niệm thời non dại ấy, bài học ngụ ngôn về chuyện “Đóng đinh lên cột và nhổ đinh” mỗi lần mắc một khuyết điểm và mỗi lần sửa chữa được một lỗi lầm... làm tôi cứ nao nao lòng.
Ghi lại tâm trang của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn ( văn miêu tả nội tâm của em và kể lại câu chuyện dài tầm 5-7 câu )