Những câu hỏi liên quan
I am Ok
Xem chi tiết
Bùi Đức Ngân
5 tháng 3 2020 lúc 9:16

 m đc đấy

Khách vãng lai đã xóa
Bùi Đức Ngân
5 tháng 3 2020 lúc 9:16

lúc nào bảo cô

Khách vãng lai đã xóa
I am Ok
5 tháng 3 2020 lúc 18:47

?không biết làm câu 1 thôi 

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hữu Dũng
Xem chi tiết
Emma
4 tháng 3 2020 lúc 10:09

Ca dao là những sáng tác kết hợp lời  nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội).

#HOK TỐT #

Khách vãng lai đã xóa
trịnh thị lan anh
Xem chi tiết
Thanh Tramm
3 tháng 3 2020 lúc 19:44

1) Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó”. “Tục ngữcâu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân”

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hoàng Bách
Xem chi tiết
Diệp Vi
3 tháng 2 2021 lúc 11:33

Câu 1 : a) Nội dung

Là những nhận định sau kinh nghiệm của con người về lao động, sản xuất ,về c/s trog gia đình , xã hội . Nội dung ấy vừa phong phú , vừa vững chắc vì nó đã được đúc kết từ nhiều thế hệ con người

b )Đặc điểm

Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ...

Đa số tục ngữ đều có vần, gồm 2 loại: vần liền và vần cách. Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca... Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ. Hình thức đối: đối thanh, đối ý. Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán, nhưng cũng có thể có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.

Diệp Vi
3 tháng 2 2021 lúc 11:34

Câu 2 :

- So sánh: 

* Giống nhau:

- Đều là những đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ và lời nói, đều sử dụng hình ảnh để diễn đạt, dùng cái đơn nhất để nói cái chung và được sử dụng ở nhiều hình ảnh khác nhau trong đời sống.

* Khác nhau:

- Tục ngữ thường là câu hoàn chỉnh.

- Tục ngữ diển đạt trọn vẹn 1 phán đoán hay lời khuyên, kết luận.

- Tục ngữ là câu, mỗi câu tục ngữ được coi là 1 văn bản đặc biệt.

- Thành ngữ thường có đơn vị tương đương như từ mang hình thức cố định.

- Thành ngữ có chức năng: gọi tên sự vật, tính chất, trạng thái hayhanhf động của sự vật, hiện tượng.

- Thành ngữ chưa được gọi là câu, văn bản.

Ví dụ:

Thành ngữ:

- Văn võ song toàn.

- Ếch ngồi đáy giếng.

Tục ngữ:

-    Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

   Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

  Đêm tháng mười chưa cười thì tối.

Diệp Vi
3 tháng 2 2021 lúc 11:36

Câu 3 : * Sự giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ là: cả hai đều là những sản phẩm của sự nhận thức của nhân dân về các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan, đều chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân.

* Sự khác nhau:- Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý (ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng); còn thành ngữ chỉ là một cụm từ, một thành phần câu, diễn đạt một khái niệm có hình ảnh (ví dụ: Mẹ tròn con vuông). Nội dung của tục ngữ thuộc về đúc rút những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử - xã hội của nhân dân (ví dụ: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống; Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm).- Thành ngữ lại mang tính biểu trưng, khái quát và giàu hình tượng nên thường dùng nghệ thuật tu từ ẩn dụ hoặc nghệ thuật tu từ hoán dụ. Chẳng hạn "Chân cứng đá mềm". Chính vì vậy, thành ngữ dễ gây được ấn tượng mạnh mẽ với người nghe, người đọc, hiệu quả biểu đạt và biểu cảm rất cao nên nhân dân thường dùng xen vào lời ăn tiếng nói (ví dụ: Tôi chúc anh đi "chân cứng đá mềm")...Một điểm đáng chú ý nữa là, tục ngữ thường dùng độc lập, vì nó là một câu và diễn đạt một ý trọn vẹn. Chẳng hạn, người ta thường nhắc nhau: "Lờì nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Còn thành ngữ mới chỉ là một cụm từ, nên người ta thường dùng xen trong câu nói. Chẳng hạn: "Chúng ta không nên "đâm bị thóc, chọc bị gạo".

Trần Thị Thu Hường
Xem chi tiết
Despacito
6 tháng 10 2017 lúc 22:22

cau 1   Thương hại là khi ta có vẻ thấy người đó rất chán nản,buồn phiền,vì một lý do nào đó , có thể do ta gây ra,nhưng vì ta thấy như vậy và tiến đến với mục đích làm cho người ấy quên đi nỗi buồn thì có thể gọi là thương hại như bạn nghĩ.... 

Thương yêu thật sự là luôn quan tâm đến cô ấy,dù chỉ là 1 lời nói hỏi thăm sức khỏe,giúp cố ấy vượt qua khó khăn nào đó,luôn an ủi bên cạnh cô ấy bất cứ lúc nào,bạn sẽ không thể để cho cô ấy buồn phiền,lo lắng....Nhưng sự thương yêu vẫn có những yếu tố khác nhau,nếu bạn nghĩ giúp cô ấy là để "kiếm điểm" thì đó không phải là tình yêu thật sự đâu

cau 2   Một cây làm chẳng nên non, 

Ba cây chụm lại thành hòn núi cao . 
Lá lành đùm lá rách . 
Máu chảy ruột mềm . 
Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ . 
Bầu ơi thương lấy bí cùng , 
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàng. 
Nhiểu điều phủ lấy giá gương , 
Người trong một nước phải thương nhau cùng

cau 3  Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

Thương người như thể thương thân.

Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Nhường cơm sẻ áo.

Lá lành đùm lá rách.

Đào Thị Thùy Dương
Xem chi tiết
Duyên Vũ
7 tháng 2 2021 lúc 14:34

*Tục ngữ: Là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm,một luân lý, có khi là một sự phê phán

 *Thành ngữ: Là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu, mà nhiều người
đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn được một ý trọn vẹn

*Ca Dao là một thuật ngữ Hán Việt. Đứng về mặt văn học mà nhận định, khi chúng ta tước bỏ những tiếng đệm, những tiếng láy, những câu láy ở một bài dân ca, thì chúng ta thấy bài dân ca ấy chẳng khác nào một bài ca dao. Có thể nói, ranh giới giữ ca dao và dân ca không rõ

Khách vãng lai đã xóa
Kanhh.anhie
7 tháng 2 2021 lúc 22:12

Giống: Đều là những thể loại văn học dân gian. Khác: -Ca dao là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. -Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội)

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Trí Thành
Xem chi tiết
ĐINH THỊ HOÀNG ANH
19 tháng 1 2022 lúc 15:07

tham khảo

 

- Giống : 
Ca dao tục ngữ đều là những câu nói do người đời lưu truyền lại ,tán tụng trong nhân gian .Là bài học,lời dạy ,kinh nghiệm sống ,kinh nghiệm tìm hiểu cachiện tượng thiên nhiên thời tiếtkhi hậu mùa màng.


- Khác : 
Ca dao thì có vần có điệu ,rườm rà hơn ,trữ tình hơn 
Tục nmgữ thì không nhất thiết phải có vần có điệu mà tục ngữ ngắn gọn,xúc tích và không có tính rườm rà hay mang tính chất kể nể như ca dao .

Thuyết Dương
Xem chi tiết
Đinh Tuấn Việt
11 tháng 3 2016 lúc 20:11

1. 

Rễ S mọc trắng, điềm nắng đã đến,

Rễ Si ra trắng chẳng nắng được đâu.

2.

Kiến đắp thành thì bão

Kiến ẵm con chạy vào thì mưa.

3.

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng bay vừa trời râm.

4.

Qụa tắm thì ráo, Sáo tắm thì mưa.

5.

Gió heo may chuồn chuồn bay thì bão

Phạm Hồ Minh Thư
11 tháng 3 2016 lúc 21:55

Mau sao thì nắng

Vắng sao thì mưa

Vương thị tâm
12 tháng 3 2016 lúc 20:48

*chớp đông nhay nháy gà gáy thì mưa

*Ráng mỡ gà ai có nhà thì chống

*Gió heo may tháo cày không kịp

Nguyễn Minh Khôi
Xem chi tiết
Trương Thị Tố Nga
25 tháng 9 2021 lúc 11:06

-Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

-Ý nghĩa:Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế, công ơn cha mẹ dành cho ta rất lớn. Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó. Điều đó đã được ông cha ta nhắn nhủ qua bài ca dao

-Em đã thực hiện được điều đó

(Em đã giúp đỡ bố mẹ trong những công việc nhà,em đã cố gắng học hành để bố, mẹ vui lòng)

PHẦN TRONG NGOẶC LÀ MIK VIẾT THÊM NỘI DUNG THÔI NẾU BẠN K VIẾT THÌ THÔIありがと❤😄

Tham khảo:

- Những câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu thảo, hiếu học, yêu nghề:

1. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu thảo:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

2. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu học:

Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

Đi một ngày đàng học môt sàng khôn.

4. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống yêu nghề:

Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay

- Câu ca dao, tục ngữ mà em thích nhất: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Ý nghĩa của câu ca dao Đi một ngày đàng học một sàng khôn”: Với câu tục ngữ này, ông cha đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiểu biết nhiều, có kiến thức sâu rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đi đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình. Câu ca dao nói lên giá trị cầu thị, luôn phải nỗ lực học những kiến thức mới, làm mới bản thân không nên chìm đắm trong chiến thắng trong quá khứ.

Nguyễn Ngọc Khánh Huyền
29 tháng 10 2021 lúc 8:42

Tham khảo:
 - Những câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu thảo, hiếu học, yêu nghề:

1. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu thảo:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

2. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu học:

Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

Đi một ngày đàng học môt sàng khôn.

4. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống yêu nghề:

Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay

- Câu ca dao, tục ngữ mà em thích nhất: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Ý nghĩa của câu ca dao Đi một ngày đàng học một sàng khôn”: Với câu tục ngữ này, ông cha đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiểu biết nhiều, có kiến thức sâu rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đi đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình. Câu ca dao nói lên giá trị cầu thị, luôn phải nỗ lực học những kiến thức mới, làm mới bản thân không nên chìm đắm trong chiến thắng trong quá khứ