Nêu đặc điểm nổi bật của nhà thơ văn bản "Sông núi nước Nam"
1. Nêu những nét cơ bản về đặc điểm địa hình Việt Nam? Tại sao nói Việt Nam là 1 quốc gia lắm núi nhiều sông?
2.Em hiểu gì về khí hậu nước ta?
3.Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì nổi bật?
đang cần gấp ạ, cảm ơn mn trc
Địa lí 8
1- Bài thơ nào sau đây thuộc thể thơ Tứ tuyệt?
A- Sông núi nước Nam. B- Phò giá về kinh. | C- Qua Đèo Ngang. D- Bạn đến chơi nhà. |
2- Nghệ thuật nổi bật của bài thơ Sông núi nược Nam là gì?
A- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu cảm xúc.
B- Sử dụng điệp ngữ và các yếu tố trùng điệp.
C- Ngôn ngữ sáng rõ, cô đúc, hoà trộn ý tưởng và cảm xúc.
D- Nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng.
3- Dòng nào nói không đúng về thái độ của Hồ Xuân Hương qua bài thơ Bánh trôi nước?
A- Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp cả hình thức và phẩm chất của người phụ nữ.
B- Đồng tình với sự cam chịu số phận bất hạnh của người phụ nữ.
C- Cảm thông, chia sẻ với số phận chìm nổi, bị lệ thuộc của người phụ nữ.
D- Lên tiếng phản kháng và tố cáo xã hội bất công đối với người phụ nữ.
Nêu cảm nhận của em về văn bản “Sông núi nước Nam” (cả phiên âm và dịch thơ). Lời tuyên ngôn trong bài thơ là gì?
bạn tham khảo nhé
Lòng yêu nước vốn là một chủ đề quen thuộc trong kho tàng văn học Việt Nam. Thật vậy đã có rất nhiều tác phẩm viết về lòng yêu nước và một trong số đó phải kể đến đó là "Sông núi nước Nam". Tác phẩm được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, với giọng thơ hào hùng thể hiện lòng tự tôn dân tộc và quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Bài thơ "Sông núi nước Nam" ra đời trong thời nhà Lí, khi đất nước đang phải đối đầu chống lại cuộc xâm lược của quân Tống, mở đầu bài thơ tác giả đã đặt bút:
Nghệ thuật nổi bật trong hai bài thơ “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh” là gì?
Sông núi nước Nam
-Thể thơ ngắn gọn,xúc tích.
-cảm xúc dồn nén trong hình thức nghị luận trình bày ý kiến
-lựa chọn ngôn ngữ, giọng hùng hồn,đanh thép, dõng dạc.
Sông núi nước Nam:
- Là lời khẳng định chủ quyền, lãnh thổ của nước Nam
-Ý chí kiên quyết bảo vệ độc lập dân tộc.
Nghệ thuật:
- Giọng điệu dồn nén cảm xúc, dõng dạc, dứt khoát
- Ngôn ngữ lựa chọn
Phò giá về kinh:
- Hào khí của dân tộc ta ở thời nhà Trần được tái hiện qua sự kiện lịch sử chống giặc Mông- Nguyên chiến thắng Hàm Tử- Chương Dương
- Phương châm giữ nước vững bền
Nghệ thuật :
- Giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào
- Cảm xúc dồn nén bên trong tư tưởng
Nêu sự giống và khác nhau giữa hai bài thơ "Phò giá về kinh" và bài thơ "Sông núi nước Nam" và nêu ý nghĩa chung của hai văn bản đó.(Viết thành đoạn văn)
Trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm ông cha ta đã để lại biết bao nhiêu bài thơ bất hủ khẳng định được chủ quyền và nền độc lập của nhân dân ta. Chính vì thế mà bọn xâm lược có là ai đi chăng nữa thì nhân dân ta vẫn đoàn kết kiên cường chống lại chúng. Cùng ra đời trong cùng một thời điểm hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh tuy có những nét khác sau nhưng lại cũng có những nét tương đồng nhất định.
Trước hết cả hai bài thơ đều thể hiện một tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm kiên cường và bất khuất. bất cứ loại giặc nào, nước lớn hay nước nhỏ thì đều sẽ phải rút kiếm lui binh mà chạy về nước mà thôi.Nam Quốc Sơn hà có thể hiện sự kiên cường ý chí bất khuất và quả cảm ấy:
“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng nay sẽ bị đánh tơi bời. ”
Và đúng là như vậy không chỉ là bài thơ mà ngay cả lịch sử cũng đã chứng minh được quân và dân ta đã đánh cho lũ giặc cướp nước kia tơi bời khiến cho chúng chạy không kịp nữa, hồn bay phách lạc mà xéo lên nhau chạy thôi. Câu thơ thể hiện ý chí quyết tâm đánh bại quân xâm lược bảo vệ đất nước của nhân dân ta.
Phò giá về kinh cũng thể hiện rõ nét ý chí kiến cường và khẳng định sự thất bại của bọn xâm lược ấy qua hai câu thơ:
“Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù. ”Các địa danh được gợi lên rất cụ thể để từ đó cho thấy được nhân dân ta đã đánh chúng tơi bời như thế nào. Đó chính là kết cục cho một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Những con người nhỏ bé đã đứng lên với ý chí của mình cướp giáo giặc ở Chương Dương, bắt quân thù ở Hàm Tử.
Nét tương đồng thứ hai chính chủ quyền và độc lập của nhân dân ta vốn từ xưa đã có bây giờ bọn giặc lại dám sang xâm lược một cách trắng trợn như thế là không thể được. cả hai bài thơ đều nói về chủ quyền ấy tuy nhiên bài Nam quốc sơn hà nói rõ hơn:
“Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời. ”
Đó là sách trời đã định sẵn chủ quyền ấy. Có thể nói về phần này thì câu thơ có phần nghiêng về phía thần linh nhiều hơn. Nhưng dù sao đi nữa thì chúng ta đều biết rằng tác giả nói như thế để khẳng định chủ quyền của dân tộc mình.
Hay trong phò giá về kinh cũng thế, hai câu thơ cuối bài cũng thể hiện chủ quyền dân tộc:
“Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy nghìn thu”
Qua chữ “non nước ngàn thu” như muốn thể hiện sự lâu bền của đất nước có từ xa xưa rồi. Và cho đến ngày nay thì nó vẫn thế cho nên nếu xâm lược thì nhân dân Việt Nam sẽ dốc hết sức mình để giữ vững nền độc lập ấy.
Qua đây ta thấy hai bài thơ trên đều có những nét tương đồng nhất định. Đó chính là việc khẳng định và ý chí quyết tâm chống lại bọn xâm lược để bảo vệ đất nước ta. Đồng thời còn một nét tương đồng mà ta cần phải biết đến nữa đó chính là lòng yêu nước của Trần Quang khải và Lý Thường Kiệt.
Bước tới Đèo Ngang,bỗng xế tà.
Cỏ cây chen đá,lá chen hoa.
Lom khom dưới núi,tiều vài chú.
Lác đác bên sông chợ mấy nhà...
A.Đoạn trính trên nằm trong văn bản nào?Nêu tên tác giả?
B.Bài thơ được viết theo thể thơ gì?Nêu đặc điểm thể thơ ấy.
C.Nêu nội dung chính của đoạn trính trên.
D.Tìm điệp ngữ và cho biết dang điệp ngữ sử dụng trong đoạn trên.
E.Giải thích cụm từ ``ta với ta``trong bài thơ trên
F.Tìm từ đồng nghĩa với ``hoa`` trong khổ thơ và đặt câu với từ cần tìm
a.trích trong văn bản qua đèo ngang. bà huyện thanh quan
b. thể thơ thất ngôn bát cú. thơ gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ
c.miêu tả về sự vắng vẻ, cô đơn của bà Huyện Thanh Quan khi đến đèo Ngang trước khung cảnh cây cối rậm rạp, con người nơi đây ít ỏi
d.điệp ngữ "chen". kiểu cách quãng
e. cụm từ ta với ta biểu hiện nỗi cô đơn sâu sắc của nhà thơ. “Một mảnh tình riêng” giữa cảnh trời cao đất rộng, trước thiên nhiên hoang sơ, vắng vẻ. “Ta” ở đây chỉ cùng một người, chỉ chủ thể trữ tình hay chính là tác giả.
f tớ ko biết
Văn bản " Sông núi nước Nam'' và '' Phò giá về kinh'' có phải là thơ trung đại không? Em hãy nêu điểm giống nhau và khác nhau về cách biểu ý và biểu cảm của 2 bài thơ đó
- Điểm giống nhau của hai bài thơ :
+ Cả hai bài đều thể hiện bản lĩnh khí khí phách của dân tộc.
+ Ý thơ dồn nén hàm súc, giọng thơ hào hùng, mạnh mẽ.
+ Tình cảm của nhà thơ biểu hiện kín đáo, ẩn vào trong câu chữ.
- Sự khác nhau :
+ Nam quốc sơn hà làm bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
+ Tụng giá hoàn kinh sư làm bằng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.
2 văn bản này là thơ trung đại.
*Giống nhau:- Cả hai bài đều thể hiện khí phách, bản lĩnh của dân tộc ta.
-Cả hai đều diễn đạt ý tưởng và giống hau ở giọng điệu chắc nịch, cô đúc.Trong đó cảm xúc nằm bên trong lí tưởng.
*Khác nhau:
Sông núi nước nam | Phò giá về kinh |
- Nêu cac chân lí vĩnh viễn, lớn lao nhất, thiêng liêng nhất: Nước Nam là của người Nam, không ai được xâm phạm, xâm phạm sẽ bị chuốc lấy bại vong. | Thể hiện khí thế chiến thắng giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc và bày tỏ khát vọng xây dựng phát triển cuộc sống trong hòa bình với niềm tin đất nước bền vững muôn đời. |
Chúc bạn học tốt
Tìm hiểu đặc điểm biểu cảm của văn bản "Côn Sơn ca"và "Sông núi nước Nam"
Tìm hiểu đặc điểm biểu cảm của văn bản "Côn Sơn ca " và "Sông núi nước Nam"