Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Tràa Giangg Nguyễn Quỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
29 tháng 10 2023 lúc 10:01
Sự phát triển nghành nông nghiệp của Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long

- Đông Nam Bộ: Khu vực này chủ yếu tập trung vào việc sản xuất cây công nghiệp như cao su, cà phê, và hồ tiêu.
Đồng bằng Sông Cửu Long: Đây là "cồn nghiệp lúa" của Việt Nam, với việc sản xuất lúa gạo đứng đầu cả nước. Khu vực này cũng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, như tôm và cá tra.

Giải thích sự phát triển:

- Đất đai màu mỡ: Sự giàu có của các loại đất đai đã giúp phát triển nghành nông nghiệp.

- Hệ thống sông ngòi: Các sông lớn như sông Mê Kông cung cấp nguồn nước dồi dào.

- Chính sách ưu đãi: Các chính sách về thuế và đầu tư đã khuyến khích sự phát triển của nghành nông nghiệp.

Nguyễn  Việt Dũng
29 tháng 10 2023 lúc 10:02
Sự phát triển nghành dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ

Sự Phát Triển:

- Du lịch: Với các địa điểm nổi tiếng như Vũng Tàu, Phan Thiết.

- Dịch vụ tài chính, ngân hàng: Nhiều trụ sở của các ngân hàng và công ty tài chính đặt tại TP.HCM.

- Thương mại: Các trung tâm thương mại lớn, siêu thị, và các khu buôn bán sầm uất.

Điều Kiện Thuận Lợi:

- Cơ sở hạ tầng tốt và giao thông thuận tiện.

- Nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng.

- Thị trường tiêu dùng lớn.

Nguyễn  Việt Dũng
29 tháng 10 2023 lúc 10:02

- Trung tâm công nghiệp: TP.HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu.
- Nghành công nghiệp trọng điểm: Cơ khí, chế tạo, hóa dầu, thực phẩm.
- Tỉnh trồng nhiều cao su, hồ tiêu, điều: Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Giải thích sự phân bố:

- Đất đai phù hợp và khí hậu thuận lợi cho việc trồng các loại cây này.

- Các trung tâm công nghiệp thường tập trung ở những khu vực có cơ sở hạ tầng tốt và nguồn nhân lực chất lượng.

Mai Nhi
Xem chi tiết
Long Sơn
22 tháng 3 2022 lúc 14:51

Tham khảo

 

Đặc điểm phát triển công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ:

            -  Quy mô các trung tâm lớn nhất, cơ cấu ngành rất đa dạng, nhiều ngành hiện đại.

            - Hình thành một dải công nghiệp với các trung tâm công nghiệp trọng điểm: TP. HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.

            - Các ngành: khai thác dầu, khí; thực phẩm, luyện kim, điện tử,...TP. HCM là TTCN lớn nhất cả nước.

Nghành công nghiệp khai thác dầu mỏ, khí đốt phát triển dựa trên những lợi thế: có nhiều nguồn tài nguyên như dầu mỏ, khí tự nhiên,...

 

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
9 tháng 10 2018 lúc 17:31

-Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước

+Cây công nghiệp lâu năm

+Cây công nghiệp hàng năm (lạc, đậu tương, mía, thuốc lá,...) và cây ăn quả (sầu riêng, xoài, mít tố nữ, vú sữa,...) cũng là thế mạnh của vùng

-Nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú trọng theo hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp

-Nghề nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ và đánh bắt thuỷ sản trên các ngư trường đem lại những nguồn lợi lớn

-Vấn đề thuỷ lợi có tầm quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây công nghiệp trên diện tích ổn định và có giá trị hàng hoá cao

-Các địa phương đang đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn các dòng sông, xây dựng hồ chứa nước, gìn giữ sự đa dạng sinh học của rừng ngập mặn ven biển

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
9 tháng 11 2017 lúc 14:35

-Trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng

+Công nghiệp phụ thuộc vào nước ngoài

+Chỉ có một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm, phân bố chủ yếu ở Sài Gòn - Chợ Lớn

-Ngày nay

+Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng (59,3% - năm 2002)

+Cơ cấu sản xuất cân đối, bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và đang trên đà phát triển như dầu khí, điện lử, công nghệ cao

+Các trung tâm công nghiệp lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh (chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng), Biên Hòa, Vũng Tàu

+Tuy nhiên, trong sản xuất công nghiệp cũng gặp không ít khó khăn: cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, chất lượng môi trường đang bị suy giảm

Cút Cút
Xem chi tiết
*•.¸♥ Trùm trường..❄. mẫ...
27 tháng 12 2020 lúc 21:53

mk cút theo ý cậu đây, bye

chang chang
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Minh Hiếu
23 tháng 12 2021 lúc 5:10

Tham khảo

 Tình hình phát triển

- Trong những năm qua sản lượng điện của nước ta liên tục tăng với tốc độ nhanh.

Sản lượng điện của nước ta, giai đoạn 2000 - 2007

Năm

2000

2005

2007

Sản lượng (tỉ kWh)

26,7

52,1

64,1

Trong giai đoạn 2000 - 2007, sản lượng điện của nước ta tăng 37,4 tỉ kWh, gấp 2,4 lần.

Nguyên nhân chủ yếu là do:

+ Điện được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động kinh tế và sinh hoạt. Nhu cầu dùng điện ngày một tăng do sự phát triển kinh tế, mức sống được nâng cao.

+ Nước ta có tiềm năng to lớn để phát triển công nghiệp điện lực:

• Than, dầu mỏ, khí đốt có trữ lượng lớn, là điều kiện thuận lợi để phát triển các nhà máy nhiệt điện.

• Các hệ thống sông ở nước ta có trữ năng thủy điện lớn.

Vì thế, trong những năm qua nước ta đã xây dựng được nhiều nhà máy nhiệt điện, thủy điện lớn và hệ thông truyền tải điện năng,...

+ Chính sách hỗ trợ phát triển của Nhà nước.

- Cơ cấu sử dụng điện ở nước ta gồm 2 nhóm ngành là nhiệt điện và thủy diện.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ ngành điện bao gồm:

+ Các nhà máy nhiệt điện và thủy điện.

+ Hệ thống đường dây tải điện.

+ Các trạm biến áp.

Phân bố

- Ngành công nghiệp điện lực hiện đã phát triển rộng khắp lãnh thổ nước ta.

- Các nhà máy thủy điện (dẫn chứng: nêu tên các nhà máy).

- Các nhà máy thủy điện đang xây dựng (dẫn chứng: nêu tên các nhà máy).

- Các nhà máy nhiệt điện (dẫn chứng: nêu tên các nhà máy).

- Hệ thống đường dây tải điện: Đường dây 500 KV chạy từ Hòa Bình đến Phú Lâm (Thành phố Hồ Chí Minh). Đường dây 220 KV nối nhiều nhà máy điện với nhau (dẫn chứng). Chính vì vậy, mạng lưới truyền tải điện xuyên suốt cả nước.

- Các trạm biến áp:

+ Trạm 500 KV đặt ở Hòa Bình, Hà Tĩnh, Đà Nẵng trên đường dây 500 KV Bắc - Nam.

+ Trạm 220 KV đặt ở nhiều nơi như Việt Trì, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang,... trên đường dây 220 KV.

An Gemma
Xem chi tiết
Nguyễn Ngân An
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
10 tháng 5 2019 lúc 7:40

a) Thế mạnh

- Một s tài nguyên khoáng sản có trữ lượng và giá trị lớn: crômit, thiếc, sắt, đá vôi, sét, cao lanh, đá quý, titan,...

- Nguồn nước dồi dào, có nhiều sông nhỏ. Các hệ thống sông Mã, Cả có giá trị lớn về thủy lợi, thủy điện, cung câp nước cho sản xuất công nghiệp.

- Nguồn nguyên liệu của nông, lâm, thủy sản và nguồn lao động dồi dào, tương đối rẻ.

b) Tình hình phát triên công nghiệp

- Thi kì 1995 - 2002, giá trị sán xuất công nghiệp Bắc Trung Bộ tăng gấp 2,67 lần.

- Công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng là những ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu Bắc Trung Bộ.

- Các ngành công nghiệp chế biến gỗ, cơ khí, dệt kim, may mặc, chế biến thực phẩm với quy mô vừa và nhỏ đang phát triển hầu hết các địa phương.

- Cơ sơ hạ tầng kĩ thuật và công nghệ, cũng như việc cung ứng nhiên liệu, năng lượng của vùng đang được cải thiện. Một số nhà máy thủy điện đang được xây dựng như Bản Võ (320 MW) trên sông Cả (Nghệ An), Cửa Đạt (97 MW) trên sông Chu (Thanh Hoá), Rào Quán (64 MW) trên sông Rào Quán (Quảng Trị).

- Các trung tâm công nghiệp của vùng có quy mô nhỏ, phân bố các đồng bằng ven biển, dọc theo quốc lộ 1A: Thanh Hoá, Bm Sơn, Vinh, Huế. Ngoài ra, còn có các điểm công nghiệp như: Tĩnh Gia (Thanh Hóa), Quỳnh Lưu (Nghệ An), Hà Tĩnh (Hà Tĩnh), Đồng Hi (Quảng Bình), Đông Hà (Quảng Trị).