Hà Linh Đỗ
Phần I. Để làm rõ lòng yêu nước của nhân dân ta, tác giả đã dựa vào những chứng cứ cụ thể của lòng yêu nước trong thời kì ngày nay của đồng bào ta: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược dến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Đỗ Nam Trâm
Xem chi tiết
Tryechun🥶
11 tháng 3 2022 lúc 14:37

D

A

Bình luận (0)
alolemondayy
Xem chi tiết
alolemondayy
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
17 tháng 2 2020 lúc 7:59

- Nghệ thuât: từ … đến

+ Tạo nhịp cho câu, đoạn văn

+ Khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Ga*#lax&y
Xem chi tiết
Sơn Mai Thanh Hoàng
13 tháng 3 2022 lúc 18:35

REFER

Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là đoạn trích trong văn kiện Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam họp tại Việt Bắc tháng 2 năm 1951, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.Truyền thống yêu nước đã được lịch sử chống ngoại xâm của ta chứng minh. Và, không chỉ lịch sử, mà cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta cũng là một minh chứng hùng hồn cho điều đó. Người viết: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc thương yêu bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”. Như vậy, yêu nước không chỉ là cầm súng đứng ở tiền tuyến trực diện tiêu diệt quân thù, mà còn thể hiện ở những công việc cụ thể vô cùng phong phú đa dạng diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi nhằm mục đích giành thắng lợi trong kháng chiến. Người cho rằng, tinh thần tự tôn, tự lập của dân tộc – một phần của tinh thần yêu nước – là bất diệt. Do đó, tinh thần yêu nước, lòng yêu nước của đồng bào ta cũng là bất diệt. Theo Người, tinh thần yêu nước – tài sản quý báu mà chúng ta cần phải nâng niu, quý trọng – có khi rõ ràng, dễ thấy, nhưng cũng có khi ẩn giấu kín đáo, rất khó nhận ra. Nhiệm vụ của chúng ta là làm sao cho của quý kín đáo ấy được đem ra trưng bày để ai cũng thấy, bằng cách ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo để tinh thần yêu nước của mọi người đều được thực hành vào công cuộc kháng chiến.

Bình luận (0)
Trang Phương
Xem chi tiết
Trần Mạnh
4 tháng 2 2021 lúc 22:10

1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

-> nghị luận

2. Đoạn văn trên được viết theo phương pháp lập luận nào?

-> Chứng minh

3. Câu văn nào là câu nêu luận điểm của đoạn văn?

->  Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến nhân dân miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc

4. Việc lặp lại cấu trúc: “ từ… đến” trong đoạn văn trên có tác dụng gì?

-> liệt kê những con người, ko ngại gì độ tuổi, công việc , tất cả đều có tinh thần yêu nước

5. Xác định nội dung chính của đoạn văn?

-> Nêu lên tinh thần yêu nc của nhân dân ta đc tiếp nối từ cha ông

6. Nhân dân Việt Nam đã tiếp nối truyền thống yêu nước của ông cha như thế nào trong thời gian đất  nước  xảy ra đại dịch Covid – 19? Viết một đoạn văn từ 5-7 câu

-> tìm mạng nha

Bình luận (0)
lan phương phạm thị
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
8 tháng 4 2022 lúc 10:11

Biện pháp nghệ thuật : Liệt kê và Điệp ngữ (Từ )

tác dụng : nhấn mạnh cho việc tinh thần yêu nước của nhân dân ta ai cũng có , tất cả mọi người không phân biệt tuổi tác giới tính đồng thời là dẫn chứng cho luận điểm của tác giả :" Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ngày trước".

Bình luận (0)
Kiệt Hoàng
8 tháng 4 2022 lúc 9:49

biện pháp nghệ thuật là Liệt Kê

Tác dụng:

+Nhấn mạnh tâm lòng yêu nước của nhân dân ta và con người 

+Tăng sự sinh động gợi hình gợi cảm cho câu văn

+Chan chứa trong từng câu thơ là tình yêu của tác đối với đất nước và đông bào dân tộc

Bình luận (0)
Lê Hữu Hải
Xem chi tiết
Lê Hữu Hải
23 tháng 4 2022 lúc 22:31

giúp mềnh zới ạ 

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hà
23 tháng 4 2022 lúc 22:35

. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

2. Tinh thần yêu nước của dân tộc ta bao lâu nay

3. Biện pháp tu từ: Điệp ngữ, phép liệt kê

=> Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho thấy rõ lòng yêu nước của mọi tầng lớp, lứa tuổi, giai cấp,… Những dẫn chứng đó vừa cụ thể vừa toàn diện, thể hiện sự cảm phục, ngưỡng mộ tinh thần yêu nước của đồng bào ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 

Khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước

Tạo nhịp sôi nổi, mạnh mẽ cho câu văn

Thể hiện niềm tự hào của Bác Hồ đối với tinh thần yêu nước của dân tộc

4.  Lòng yêu nước đóng một vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của một đất nước. Ta hiểu đơn giản lòng yêu nước chính là việc yêu những thứ nhỏ bé, giản dị, bình thường của quê hương đất nước. Những hàng tre xanh, dòng sông, xóm làng,… Từ những cái nhỏ bé ấy đã giúp chúng ta thêm yêu và gắn bó hon với quê hương và đất nước của mình. Con người dù đi đến đâu, về đâu đều hướng về đất nước, quê hương. Quê hương, đất nước không chỉ là nơi dạy dỗ cho chúng ta nên người, mà còn mang đến những điều thú vị, dạy chúng ta từng bước đi vững chắc trong cuộc sống. Vì vậy đất nước luôn để lại một ấn tượng cho mỗi con người, làm cho mọi người yêu đất nước hơn. Những con người có lòng yêu nước luôn chất chứa những tình cảm đẹp đẽ, hướng về đất nước và ra sức để giúp cho đất nước ngày càng phồn vinh. Những con người đó luôn tự hào về đất nước.

5. Với thế hệ trẻ, có rất nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước chân chính của mình. Cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt, hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình hay tham gia nghiên cứu khoa học, đó là yêu nước; tự giác thực hiện chính sách, pháp luật, tôn trọng kỷ cương, đó cũng là yêu nước. Lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình, gắn bó và cống hiến hết mình vì công việc, đó là yêu nước. Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu chính đáng, đó là yêu nước. Có khi lại là việc nhỏ như không vứt rác bừa bãi, không tàn phá môi trường, không hủy diệt muông thú. Và thậm chí, nói một câu tiếng Việt đúng ngữ pháp, văn cảnh, thể hiện sự tự tôn với ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình, cũng là biểu hiện của lòng yêu nước. Những việc làm không chỉ thể hiện ý thức công dân của mỗi người, mà còn là trách nhiệm xã hội, và thông qua đó, thế hệ trẻ chúng ta thể hiện lòng yêu quê hương, xứ sở của mình một cách sinh động nhất, hiệu quả nhất.

Bình luận (7)
ádad
Xem chi tiết
ádad
Xem chi tiết
Trần Thị Ngọc Lan
12 tháng 3 2022 lúc 19:42

1. ND chính: tinh thần yêu nước và biểu hiện của tinh thần đó của nhân dân ta.

2. Câu mở đoạn: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với  tổ tiên ta ngày trước.

Câu kết đoạn: Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

Bình luận (0)
Trần lê kim trang linh
Xem chi tiết
Barbie Vietnam
30 tháng 4 2018 lúc 13:40

Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

Trong đoạn cuối văn bản, tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh đặc sắc để cụ thể hóa khái niệm trừu tượng, giúp người đọc, người nghe hiểu được một cách dễ dàng:

Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
Bác đã phân tích rõ hai trạng thái của tinh thần yêu nước là tiềm tàng, kín đáo và sôi nổi, mãnh liệt.

Bằng nghệ thuật lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng và hệ thông dẫn chứng chân thực, bài văn có sức thuyết phục rất lớn. Nhiều thủ pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng như so sánh, liệt kê, lặp cấu trúc câu và hàng loạt động từ có khả năng gợi cảm cao… làm cho câu văn trở nên nhịp nhàng, cân đối, khỏe khoắn. Do vậy mà âm hưởng bài văn hào hùng như âm hưởng của một lời hịch kêu gọi, khích lệ toàn dân đoàn kết một lòng đánh đuổi xâm lăng, bảo vệ chủ quyền độc lập thiêng liêng của Tổ quốc.

Bài văn đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong lòng mỗi người dân. Truyền thống anh dũng, bắt khuất là cơ sở vững chắc bảo đảm cho cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi cuối cùng. Ngày nay, bài văn trên vẫn còn nóng bỏng tính thời sự, có tác dụng động viên nhân dân Việt Nam vững bước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thân yêu.

Bình luận (0)