Những câu hỏi liên quan
Hoàng Nguyễn Việt Anh
Xem chi tiết
Vân Trường Phạm
Xem chi tiết
Smile
10 tháng 3 2021 lúc 21:37

BẠn tham khảo nhé!!

Câu 1 viết một đoạn văn thuyết minh ngắn về thánh địa Mỹ Sơn.

Chămpa là một dân tộc sinh sống lâu đời trên dải đất miền Trung Việt Nam. Trong lịch sử phát triển, với văn hóa bản địa đặc sắc của mình cùng với mối giao lưu rộng rãi đa chiều với nhiều nền văn hóa khác nhau người Chăm đã sáng tạo nên một nền văn hoá đa dạng và độc đáo. Họ đã để lại cho chúng ta một quần thể  kiến trúc đền tháp đồ sộ và những tác phẩm điêu khắc có giá trị nghệ thuật cao.

Trong số đó, khu di tích đền tháp Mỹ Sơn là một minh chứng điển hình nhất cho một nền văn hóa champa phát triển rực rỡ trong quá khứ – Mỹ Sơn đã được UNESSCO công nhận là DSVHTG năm 1999.

Tôn giáo chính của người Chăm là Ấn Độ giáo, thờ ba vị là Brahma – Visnu – Siva, trong đó Siva được tôn sùng hơn cả. Ngoài ra Phật giáo cũng là tôn giáo của người Chăm. Chính hai tôn giáo này có ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc đền tháp của người Chăm nói chung và khu đèn tháp Mỹ sơn nói riêng.

Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn nay thuộc huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km, là tổ hợp gần 70 công trình lớn nhỏ, 

trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Ban đầu, vào thế kỉ thứ IV đền tháp Mỹ Sơn được xây dựng bằng gỗ để thờ thần Siva. nhưng vào thế kỉ VII, đã xây dựng lại ngôi đền bằng những vật liệu bền vững hơn còn tồn tại đến ngày nay.

Để có một cái nhìn khái quát hơn về thánh địa mỹ sơn mời các bạn cùng nhìn vào sơ đồ tổng quát trên đây. Các công trình kiến trúc Mỹ Sơn được chia ra làm các nhóm chính để tiện trong việc nghiên cứu. Do điều kiện thời gian, hôm nay chúng ta tìm hiểu nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm pa tại khu C và khu B.

Nhưng trước đề cập đến các đối tượng cụ thể, HDV xin điểm lại những nét kiến trức đặc trưng chung của thánh địa Mỹ Sơn. Mỹ Sơn có các công trình đại diện cho các phong cách  nghệ thuật kiến trúc Chăm pa phát triển liên tục từ thế kỷ thứ 7 – 13 bao gồm: phong cách Mỹ sơn E1, phong cách Hoà Lai, phong cách Đông Dương, phong cách Mỹ Sơn A1, phong cách Bình Định.

Đền tháp Chăm thường có cửa quay về hướng đông – hướng của thần Siva ngự trị. Nhưng tại Mỹ sơn vẫn có một vài ngôi tháp quay về hướng tây hoặc có cả 2 cửa trổ về 2 hướng đông tây biểu hiện tư tưởng hướng về thế giới bên kia của những vị vua sau khi chết đựơc phong thần và để tỏ lòng hoài niệm tổ tiên. Mỗi khu đền tháp đều có một tháp chính và các tháp nhỏ xung. Ngôi đền chính tượng trưng cho ngọn núi Meru- trung tâm vũ trụ, nơi hội tụ của thần linh.

Mỗi tháp có 3 phần: chân tháp, mình tháp và đỉnh tháp, tượng trưng cho 3 vị thần: Brahma, Vishnu, Siva tương ứng với 3 thế giới: thế giới trần tục, thế giới tâm linh và thế giới thần linh.

Nhìn chung, các công trình kiến trúc nơi đây đều được xây dựng bằng gạch nung và có thể là đá sa thạch. Những viên gạch được chồng khít lên nhau mà không thấy một lớp vôi vữa nào. Hiện có rất nhiều giả thuyết về kỹ thuật xây dựng tháp Chăm: xây dựng bằng gạch chưa nung hoặc dùng vữa bằng bột đất sét nơi gạch được xây dựng để xây tháp hoặc xây tháp bằng phương pháp mài,.. Tuy nhiên, cho đến ngày nay thì kỹ thuật xây dựng tháp vẫn là một điều bí ẩn.

Trong thánh địa Mỹ Sơn thì khu C là tiêu biểu nhất cả về diện tích, cảnh quan, số lượng, chất lượng của đền tháp, bia kí . Các tác phẩm điêu khắc ở đây vô cùng phong phú đa dạng. 

Trong nhóm đền tháp C, tháp C1 là ngôi điện thờ chính. Cấu trúc gồm 2 phần tiền sảnh và thân tháp đều có mái cong giống nhau – mái cong hình yên ngựa.

Hai bên các cửa giả quanh thân tháp, có 6 cặp trụ ốp ghép; giữa hai trụ ốp có hình người đứng chắp tay dưới vòm cuốn. Những tượng người được thể hiện quanh tháp đều có khuôn mặt thanh tú và trang phục truyền thống của người Chăm.

Nếu C1 đại diện tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Mỹ sơn A1 (TK10) thì tháp B1 đại diện cho phong cách Bình Định (TK12-13). Đây cũng là ngôi tháp duy nhất tại Mỹ sơn được xây dựng bằng đá.

Thoạt đầu ngôi đền được xây dựng bằng gạch, sau đó do biến cố lịch sử nó đã bị sụp đổ. Đến thế kỷ XIII, nó được xây dựng lại bằng đá Sa Thạch, nhưng vì một lý do nào đó mà ngôi tháp này đã không được hoàn thành, hiện chỉ còn các chân đế, trụ đá với các họa tiết hoa sen cùng với các bi ký trên đá bằng chữ phạn còn rất rõ nét.  Hiện mỗi cạnh của tháp B1 dài hơn 10m và như vậy, nếu xây dựng hoàn chỉnh có lẽ B1 đã trở thành ngôi tháp lớn nhất Mỹ Sơn.

Còn đây là bệ thờ Linga – Yoni lớn trong Kalan B1, thờ vua thần Sivana-Bhadresvara, vị thần bảo hộ cho Thánh địa Mỹ Sơn. Theo Ấn độ giáo thì linga (tức sinh thực khí nam) kết hợp với yoni (sinh thực khí nữ) được coi là sự hòa nhập âm dương là nguồn gốc sản sinh ra vạn vật.  Vì vậy, việc thờ linga và yoni là biểu tượng cho tín ngưỡng phồn thực của người Chăm.

Khu đền tháp Mỹ sơn là một kiệt tác về tài năng sáng tạo của con người, là bằng chứng sống động và độc đáo về truyền thống văn hóa của nền văn minh Chăm pa. Nó thể hiện sự tài tình của người Chăm pa trong kiến trúc, xây dựng và điêu khắc không thể bắt chước hay sao chép. Vì vậy, việc gìn giữ bảo vệ ngày càng trở nên cấp thiết và hy vọng rằng trong số chúng ta sẽ đóng góp một phần công sức trong tương lai.

Để tìm hiểu thêm về nghệ thuật điêu khắc Chăm pa, quý khách có thể đến tham quan và nghiên cứu tại Bảo tàng điêu khắc Chăm tại Đà nẵng. Bây giờ, quý khách có 40ph để tiếp tục tham quan, chụp ảnh và thưởng thức nghệ thuật múa chăm.

 

Câu 2 Viết đoạn văn thuyết minh ngắn về bánh chưng ngày tết.

Trong những ngày xuân đến rộn ràng, lòng người náo nức mừng dịp Tết Nguyên Đán, chúng ta lại nghĩ đến những món ăn đậm đà bản sắc dân tộc. Và bánh chưng là một món ăn không thể thiếu trong số đó.

Bánh chưng từ lâu đã là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Tương truyền rằng vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, nhà vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu xuân, vua cha họp các hoàng tử lại và yêu cầu họ đem dâng lên thứ mà họ cho là quý nhất để cúng lên bàn thờ tổ tiên nhân ngày đầu xuân. Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hi vọng mình được vua cha truyền ngôi. Trong khi đó, người con trai thứ mười tám của Hùng Vương là Lang Liêu có tính tình hiền hậu, sống gần gũi với người nông dân lao động nghèo khổ nên chàng lo lắng không có gì quý giá để dâng lên vua cha. Một hôm, Lang Liêu nằm mộng thấy có một vị thần đến chỉ bảo cho cách làm một loại bánh từ lúa gạo và những thức có sẵn gần gũi với đời sống hằng ngày. Tỉnh dậy, chàng vô cùng mừng rỡ làm theo cách chỉ bảo của thần. Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem những thứ sơn hào hải vị đến, còn Lang Liêu chỉ có hai loại bánh như lời thần mách bảo. Vua Hùng lấy làm lạ bèn hỏi, chàng đem chuyện thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của bánh. Vua cha nếm thử, thấy ngon, khen có ý nghĩa, bèn đặt tên cho bánh là bánh chưng và bánh giày, rồi truyền ngôi lại cho chàng.

Cách thức làm bánh rất đơn giản. Nguyên liệu làm bánh bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Những nguyên liệu ấy vừa dễ kiếm lại vừa giàu ý nghĩa. Vật trong trời đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Gạo nếp thường dùng là gạo thu hoạch vụ mùa. Gạo vụ này có hạt to, tròn, đều và thơm dẻo hơn các vụ khác. Đỗ xanh thường được chọn lựa công phu. Sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi, hạt lép, phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ bằng sành là tốt nhất. Thịt lợn nên chọn thịt lợn ỉn được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công (nuôi chuồng hoặc nuôi thả, thức ăn bằng cám rau tự nhiên, không dùng thuốc tăng trọng hoặc thức ăn gia súc). Khi chọn thịt thì lấy thịt ba chỉ vừa có mỡ vừa có nạc, khiến nhân bánh vừa có vị béo đậm đà, không khô bã. Ngoài ra còn cần các gia vị như hạt tiêu, hành củ dùng để ướp thịt làm nhân; muối dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh và ướp thịt. Đặc biệt thịt ướp không nên dùng nước mắm vì bánh sẽ chóng bị ôi thiu. Lá để gói bánh thường là lá dong tươi. Lá thì chọn lá dong rừng bánh tẻ, to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt. Tuy nhiên, tùy theo địa phương, dân tộc, điều kiện và hoàn cảnh, lá gói bánh có thể là lá chít, hoặc vừa là lá dong vừa là lá chít. Lạt buộc bánh chưng thường dùng lạt giang được làm từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm nước muối hay hấp cho mềm trước khi gói.

Trước khi làm bánh cần có sự chuẩn bị sơ chế nguyên liệu kĩ lưỡng. Lá dong phải rửa từng lá thật sạch hai mặt và lau khô. Tiếp đó dùng dao bài cắt lột bỏ bớt cuống dọc sống lưng lá để lá bớt cứng. Gạo nếp nhặt loại bỏ những hạt gạo khác lẫn vào, vo sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối trong khoảng thời gian 12-14 giờ, tùy loại gạo và tùy thời tiết, sau đó vớt ra để ráo. Có thể xóc muối với gạo sau khi ngâm thay vì ngâm trong nước muối. Đỗ xanh làm dập vỡ thành các mảnh nhỏ, ngâm nước ấm 40° trong hai giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo. Thịt lợn đem rửa để ráo, cắt thịt thành từng miếng cỡ từ 2,5-3 cm, sau đó ướp với hành tím xắt mỏng, muối tiêu hoặc bột ngọt để khoảng hai giờ cho thịt ngấm. Khi làm bánh, trước hết phải xếp lạt giang một cách hợp lý rồi trải lá dong trước. Sau đó mới trải một lớp gạo rồi đến một lớp đỗ, đặt thịt vào giữa làm nhân rồi lại trải tiếp một lớp đỗ, một lớp gạo. Sau khi quấn lá chặt lại thì dùng lạt buộc chắc chắn.

Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giày, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa: bánh chưng màu xanh lá cây, hình vuông tượng trưng cho đất, bánh giày tượng trưng cho trời. Tuy nhiên, theo một số học giả nổi tiếng, bánh chưng nguyên thủy có hình tròn và dài, giống như bánh tét, đồng thời bánh chưng và bánh giày còn tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam. Bánh thường được làm vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch. Thiếu bánh chưng ắt sẽ không thành cái Tết hoàn chỉnh: “Thịt mỡ bánh chưng xanh, dưa hành câu đối đỏ”. Hơn thế, gói và luộc bánh chưng, ngồi canh bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi khi tết đến xuân về.

Là loại bánh có lịch sử lâu đời nhất trong ẩm thực truyền thống Việt Nam, còn được sử sách nhắc lại bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt. Sự ra đời và tục lệ làm bánh chưng ngày Tết muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hóa lúa nước. Theo thời gian, nền văn minh công nghiệp đang dần được hình thành, song ý nghĩa và vai trò của chiếc bánh chưng thì vẫn còn nguyên vẹn.

 


 

Bình luận (2)
trần mai anh
Xem chi tiết
bánh bao
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hương Giang
11 tháng 11 2023 lúc 19:12

Hôm nay là ngày 15 tháng 8, Tết Trung Thu. Khi vừa nghe tiếng trống dồn dập, em vội xách đèn lồng ra nhập vào đoàn quân tí hon tiến về bãi cỏ rộng đầu xóm rồi quây thành vòng tròn quanh bãi. Sau lời tuyên bố của chị phụ trách, chúng em xếp thành hàng dài đi vòng quanh xóm, đi đầu là hai con rồng. Đàn rước đèn đèn đi đến đâu, tiếng trống vang lên đến đó, làm cả xóm náo nhiệt lên như ngày hội lớn. Đi được một vòng, chúng em quay lại bãi cỏ để chuẩn bị phá cỗ. Tiết mục phá cỗ cũng không kém phần vui vẻ như khi rước đèn. Chúng em vừa ăn bánh kẹo, hoa quả, vừa tiến hành văn nghệ. Khi ông trăng đã lên cao, chúng em mới ra về. Ngày hội đó đã để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên.

Bình luận (0)
trần vũ hoàng phúc
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
10 tháng 4 2023 lúc 21:29

   Hệ sinh thái nông nghiệp là một phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội của địa phương em. Hệ sinh thái này bao gồm nhiều yếu tố như đất, nước, thực vật, động vật và các tác nhân khác, tạo nên một môi trường thuận lợi cho hoạt động nông nghiệp.

   Địa phương em đã không ngừng nâng cao chất lượng hệ sinh thái nông nghiệp của mình trong những năm gần đây. Các nhà nông trại và hộ dân nông thôn đã áp dụng các phương pháp canh tác hiệu quả, trong đó có việc sử dụng phân bón hữu cơ thay vì phân bón hóa học, trồng rào chắn gió và giữ ẩm để bảo vệ cây trồng khỏi các tác động của thời tiết xấu.

   Việc bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp cũng đang được chú trọng bởi các chính quyền địa phương và cộng đồng nông dân. Việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất, nước.. là một phần quan trọng trong việc bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp. Việc giảm thiểu sự lãng phí và ô nhiễm nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng được coi là một chủ đề quan trọng và ảnh hưởng tích cực đến hệ sinh thái nông nghiệp.

   Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức trong việc quản lý và khai thác hiệu quả hệ sinh thái nông nghiệp địa phương em. Sự biến đổi khí hậu và diễn biến khí hậu phức tạp có thể ảnh hưởng đến việc trồng trọt và sự phát triển của động vật. Ngoài ra, quản lý cơ sở hạ tầng nông nghiệp và các yếu tố khác như sức khỏe động vật, việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu cũng là những thách thức đối với việc phát triển hệ sinh thái nông nghiệp.

   Tóm lại, hệ sinh thái nông nghiệp ở địa phương em đang dần được nâng cao, nhờ sự phát triển của nông nghiệp bền vững và các giải pháp quản lý tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, còn nhiều thách thức phải được vượt qua để giữ vững và phát triển tốt hơn hệ sinh thái nông nghiệp trong tương lai của địa phương.

Bình luận (0)
Thảo
Xem chi tiết
45 Đỗ Hoàng Việt
Xem chi tiết
Huỳnh Kim Ngân
9 tháng 5 2022 lúc 8:10

tham khảo nha

Ngày nhà giáo Việt Nam (tên đầy đủ là Ngày lễ Hiến chương Nhà giáo Việt Nam) là một sự kiện được tổ chức thường niên vào ngày 20 tháng 11 với mục đích tri ân các thầy cô giáo.

Tháng 1 năm 1946, một tổ chức quốc tế nhà giáo đã được thành lập ở thủ đô nước Pháp lấy tên là FISE (viết tắt của cụm từ Féderation International Syndicale des Enseignants (tạm dịch là Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục).

Sau 3 năm, một cuộc hội nghị đã diễn ra ở thủ đô của Ba Lan – Waszawa, FISE đã ban hành bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm có mười lăm chương. Nội dung chính bàn về cuộc đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến cũng như xây dựng nền giáo dục tốt đẹp, trong đó bảo vệ quyền lợi của nghề dạy, đề cao trách nhiệm, vị trí của người thầy. Đến năm 1953, Công đoàn giáo dục Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức FISE.

Từ ngày 26 đến 30 tháng 8 năm 1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE với 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

Ngày 20 tháng 11 năm 1958, lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức ở toàn miền Bắc của Việt Nam. Vài năm sau, ngày 20 tháng 11 được tổ chức ở nhiều vùng giải phóng của miền Nam. Đến ngày 20 tháng 11 năm 1982, lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức trọng thể trên khắp cả nước.

Ngày Nhà giáo Việt Nam là dịp để các học sinh bày tỏ niềm biết ơn đối với các thầy cô giáo - những người đã có công dạy dỗ những thế hệ học sinh trưởng thành và trở thành những người có ích cho xã hội.

Bình luận (0)
Phương Thảo
9 tháng 5 2022 lúc 9:23

Ngày nhà giáo Việt Nam (tên đầy đủ là Ngày lễ Hiến chương Nhà giáo Việt Nam) là một sự kiện được tổ chức thường niên vào ngày 20 tháng 11 với mục đích tri ân các thầy cô giáo.

Tháng 1 năm 1946, một tổ chức quốc tế nhà giáo đã được thành lập ở thủ đô nước Pháp lấy tên là FISE (viết tắt của cụm từ Féderation International Syndicale des Enseignants (tạm dịch là Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục).

Sau 3 năm, một cuộc hội nghị đã diễn ra ở thủ đô của Ba Lan – Waszawa, FISE đã ban hành bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm có mười lăm chương. Nội dung chính bàn về cuộc đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến cũng như xây dựng nền giáo dục tốt đẹp, trong đó bảo vệ quyền lợi của nghề dạy, đề cao trách nhiệm, vị trí của người thầy. Đến năm 1953, Công đoàn giáo dục Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức FISE.

Từ ngày 26 đến 30 tháng 8 năm 1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE với 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

Ngày 20 tháng 11 năm 1958, lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức ở toàn miền Bắc của Việt Nam. Vài năm sau, ngày 20 tháng 11 được tổ chức ở nhiều vùng giải phóng của miền Nam. Đến ngày 20 tháng 11 năm 1982, lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức trọng thể trên khắp cả nước.

Ngày Nhà giáo Việt Nam là dịp để các học sinh bày tỏ niềm biết ơn đối với các thầy cô giáo - những người đã có công dạy dỗ những thế hệ học sinh trưởng thành và trở thành những người có ích cho xã hội.

Bình luận (0)
Chuyên Hỏi Bài
Xem chi tiết
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
27 tháng 1 2022 lúc 21:43

Refer

Thấm thoát thế mà tháng chạp lại về. Năm nọ cứ gối tiếp qua năm kia, ngày tháng trôi đi nhanh quá. Một cái Tết nữa lại đến…Từ khi hết Noel, qua Tết dương lịch, không khí Tết đã len lỏi đâu đây. Các công sở đã râm ran chuyện thưởng Tết, phố phường Hà Nội trang hoàng hơn. Xa hơn nữa, khu vực ngoại thành, các làng hoa, cây cảnh chờ đợi mùa Tết đến để mang sản phẩm đem bán.

Còn ở các vùng quê phải chờ đến tận ngoài rằm tháng chạp… nhưng thực sự chỉ bắt đầu từ ngày 23 âm lịch, khi ông Công, ông Táo cưỡi cá chép về chầu trời. Có lẽ đông đúc vào ngày 28 đến 30 Tết âm lịch. Giáp Tết, người nông dân vẫn ra đồng, vẫn chăm nom bờ bãi, bón cây, tỉa củ, mang những sản phẩm mình làm đem ra chợ bán, kiếm một chút lấy tiền tiêu Tết.

Không khí Tết ở chợ quê khác hẳn chợ thành phố. Giữa muôn trùng hàng hóa của thời đại công nghiệp rượu bia, bánh kẹo, đồ hộp, những sản phẩm của người nông dân làm ra không thể thiếu, góp phần làm nên sự độc đáo của chợ quê. Những đôi quang gánh, nhiều khi chỉ là vài củ su hào, mấy mớ mùi thơm hay những nải chuối xanh, quả cau, quả bưởi… đều được người nông dân mang ra chợ.

Chợ ngày tết đông đúc, nhiều người qua lại, ướt lép nhép, nhưng vẫn tấp nập đông vui. Một thành phần không thể thiếu ở chợ quê ngày Tết đó là rất nhiều em bé được mẹ cho theo đi chợ. Đối với trẻ em ở các miền quê, đi chợ Tết là được ăn quà thỏa thích. Đi chợ để mua những cái bánh tẻ, bánh rán, cái kẹo bông… hay những quả bóng bay thổi để đỏ chót mồm hay để mua những bộ quần áo mới bằng những đồng tiền tiết kiệm được dành dụm cả năm…

Như thế là đã quá đủ đối với các em… Nhiều em nhỏ được mẹ cho đi chợ, được đặt ngồi một bên thúng để mẹ gánh cho cân, bên kia là một ít sản phẩm mang đi bán hay những em bé được ông bà cho đi chợ. Có khi cả 3, 4 đứa ngồi trên một cái xe đạp, trên tay cầm những quả bóng mà mặt mũi thì hớn hở vô cùng…

Chợ Tết quê cũng không thể thiếu hoa tươi, cây cảnh, hoa hồng, hoa cúc, rồi thược dược, đào, quất và cả mai vàng… Cũng những hạt hướng dương, kẹo lạc, hoa quả… nhưng có một cái gì đó đặc chất quê. Những con đường đất, những gian chợ nhỏ, người nông dân ra chợ vẫn chấn lấm tay bùn. Sản phẩm bán ra lại rẻ nếu so với đi chợ ngoài thành phố.

Người thành phố vẫn bảo nhau, bây giờ đi chợ đắt đỏ, đi chợ cứ như mất cắp, nhất là Tết đến, cái gì cũng phải mua sắm tốn kém. Ở quê, người nông dân tự tay mang sản phẩm của mình làm ra đi bán, có khi chỉ rẻ một nửa mà vừa tươi, vừa ngon. Chẳng hạn rau cũng cắt từ ruộng, hoa cũng tự tay trồng... Làm cho người ta có một cảm giác rất yên tâm và thoải mái.

Lâu lắm mới được đi chợ Tết. Nhìn hình ảnh các em nhỏ, lòng chợt lại nhớ cái thuở xưa, như lại thấy hình ảnh của mình ngày thơ bé. Ngày ấy áo quần còn thiếu thốn, trời thì rét mà ăn mặc phong phanh, thế mà cả 4, 5 anh em dắt díu nhau đi chợ Tết. Đi chợ chỉ để được ăn quà cho thoải mái, rồi mua quả bóng bay, thổi to lên và treo đầy nhà. Còn các bà các mẹ, cắt gánh rau khoai lang đi bán, nải chuối xanh trong vườn quả cong quả thẳng, ghép đôi lại hai nải mới thành nải chuối thờ tổ tiên ngày Tết.

Ai có gì cũng mang ra chợ bán để lấy tiền sắm Tết. Trời rét, mưa phùn, chợ quê se sắt, các bà các mẹ quàng áo tấm ám mưa, gánh gồng ra chợ… đổi lấy khi thì bó lá rong, khi thì gói hương trầm hay chỉ đôi ba lạng chè, gói thuốc… Cứ sắm Tết dần đến chiều 30 thì trong nhà cũng đã có đủ nồi bánh chưng, cân giò lụa… hay trên bàn thờ cũng đủ hương nến thờ cũng tổ tiên.

Bao nhiêu năm đã qua đi, hình ảnh những cái Tết quê không thể phai mờ trong tâm trí. Tuổi thơ gắn bó với gia đình, với bà, với mẹ… Giờ đây, khi đã lớn khôn nhưng mỗi khi tết, xuân về, cái cảm giác nao nao vẫn quay trở lại. Mong ước được trở về với tuổi thơ, lại được đi chợ Tết, mặc dù ngày ấy còn thiếu thốn biết bao…

Bình luận (2)
zero
27 tháng 1 2022 lúc 21:43

tham khảo 

Hương hoa ngào ngạt lan tỏa khắp không gian khiến người ta như bị mê hoặc. Và từ lúc nào, bước chân đã tự đưa tôi đến với phiên chợ hoa nơi làng quê thân thuộc. Phiên chợ hoa, lại vào những ngày giáp tết xuân về, càng làm lòng người xốn xang và chờ mong đến lạ kì.

Phiên chợ hoa thường được tổ chức vào ngày 28 đến 30 tháng Chạp hằng năm, khi nhà nhà đang rộn ràng sắm sửa mọi thứ cho mình, cho căn nhà như là một sự chào đón nồng nhiệt nhất mời ông thần tài và hạnh phúc gõ cửa. Buổi chợ hoa, ngay từ những buổi đầu tiên đã luôn rất đông đúc và tấp nập người qua kẻ lại. Từ đầu cổng chợ có thể thấy rất nhiều những chiếc xe đang xếp hàng thẳng đứng trò chuyện với hàng liễu bên bờ sống. Những tia nắng mùa xuân đã chịu xuất hiện sau những ngày đông dài trốn tìm, đang vui tươi nhảy nhót trên vai những bà, những mẹ đang rộn ràng đi chợ, trên cành lá và vắt vẻo trên vòm cây xanh. Những cơn gió thì nhẹ nhàng vuốt má những em nhỏ theo chân mẹ, để đưa làn hương hoa lan tỏa khắp không gian, còn vương trên vạn vật.

Bước vào đến trung tâm chợ hoa là cả một rừng hoa tuyệt đẹp đang thi nhau khoe sắc. Nào là hoa li, hoa lay ơn, hoa cúc đại đóa; rồi những bông hoa hồng, … Ở phía bên này, những bông hoa li hồng pha đang chúm chím cuộn mình trong những chiếc lưới nhỏ xinh. Có lẽ nó cũng đã rất nóng lòng nhìn ngắm cuộc đời nhưng vẫn phải cố gắng đợi, đợi vào một ngày tết đẹp trời để khoe sắc. Một số bông không đợi được, từ tư hé mở. Những cánh hoa giương ra hứng lấy ánh mặt trời trong lành. Phía bên kia, những bông hoa lay ơn vươn cao, cánh hoa màu đỏ thắm tự tin khoe sắc trên nền tươi xanh của lá. Bên cạnh đó, những bông hoa hồng, hoa cúc đại đóa cũng không chịu kém cạnh với đầy đủ những sắc màu: hồng đỏ, hồng xanh, hồng vàng và cúc trắng, cúc vàng trăm cánh. Là sức sống của mùa xuân làm nên sắc tươi của hoa hay chính sự tươi thắm của những cánh hoa đã vẽ lên bầu trời mùa xuân, gọi én về? Và còn ở góc kia, những bông hoa đào phai, đào rừng đầy hoang dã, những cánh hoa quất trắng sáng cùng sắc cam của quất cũng thu hút rất nhiều người đến xem. Những bông hoa mỗi loài mỗi sắc, cùng phô sắc để có thể tìm ra được người xứng đáng nhất cho chiếc vương miện loài hoa của mùa xuân.

Và ở đó, còn có những bông hoa khác, cũng rực rỡ và tràn đầy sức sống. Những bông hoa nở trên mặt mỗi người, từ trên môi, bắt đầu bởi mỗi nụ cười. Những người bán nở những nụ cười rất tươi mời chào khách, họ chào nhau, hỏi thăm nhau. Những người đi xem hoa thì nhộn nhịp, háo hức như đi chẩy hội. Họ xem hoa, họ ngắm hoa, họ gửi lời hỏi thăm mỗi khi gặp những người quen trên đường. Thỉnh thoảng vang lên những lời đôi co trả giá, rồi vẫn kết thúc trong sự hài lòng của người mua và niềm nở của người bán. Họ trao đi lộc và để nhận lại một chút may mắn và hương sắc cho gia đình. Vì thế, người đến thì háo hức, mong chờ, người về thì vui vẻ, thoải mái. Không khí xuân mới trong lành và thoải mái làm sao. Những hạt mưa phùn lất phất nhẹ nhàng hôn lên những cánh hoa e lệ làm nên chuyện tình mùa xuân muôn thuở.

 

Thấy hoa nở chính là khi xuân về. Những bông hoa không chỉ là vẻ đẹp của tự nhiên mà còn là linh hồn của tạo vật, là sự bình an và ấm no trong cuộc sống và lòng người. Còn gì tuyệt vời hơn khi được ngắm nhìn và cảm nhận điều đó chứ?

Bình luận (0)
Tiến Hoàng Minh
27 tháng 1 2022 lúc 21:43

Tham khảo 

Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ - Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh” . Mỗi khi đến Tết cổ truyền thì hình ảnh về chiếc bánh chưng lại không thể thiếu trên bàn thờ của mỗi gia đình người Việt.

Trước tiên ta sẽ đi tìm hiểu về nguồn gốc của chiếc bánh chưng. Theo truyền thuyết, bánh chưng xuất hiện ở đời vua Hùng thứ 16 do con trai vua là Lang Liêu làm ra để làm lễ tiên vương. Nhờ loại bánh này mà vua cha đã truyền ngôi cho chàng và thứ bánh hình vuông tượng trưng cho mặt đất được nhà vua đặt tên là “ bánh chưng”. Để tạo ra một chiếc bánh chưng thì khâu chọn nguyên liệu là rất quan trọng. Bao gồm: thịt lợn ( thường là thịt ba chỉ), gạo nếp ( ngon nhất là nếp thầu dầu), đỗ xanh, lá dong, lạt và các gia vị như hạt tiêu, hành, thảo quả, muối đường. Những nguyên liệu ấy vừa quen thuộc, vừa gần gũi với chúng ta mà cũng vô cùng ý nghĩa bởi trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo. Tiếp theo ta cần biết cách sơ chế nguyên liệu cho hợp lý. Lá dong mua hoặc cắt từ vườn về rồi rửa sạch sau đó dùng khăn lau khô, cắt bớt phần cuống cho vừa với khuôn bánh. Lá gói bánh phải là lá dong tươi, lá to bản và không bị rách, có màu xanh mướt. Những lá bé hơn hoặc bị rách thường làm lá độn. Gạo nếp để gọi bánh thường là gạo thu hoạch vào vụ mùa bởi gạo mùa này có hạt to, tròn, thơm và dẻo hơn gạo vụ chiêm. Gạo nếp vo sạch, ngâm nước trong thời gian từ 12 – 14 tiếng, sau đó vớt ra xóc lại với nước sạch rồi để cho ráo. Đỗ xanh cũng là nguyên liệu cần lựa chọn công phu. Người ta thường mua loại đỗ tiêu, hạt nhỏ, lòng vàng để gói bánh. Đỗ xanh được vỡ đôi ngâm với nước ấm 40 độ trong khoảng 2 giờ cho mềm và nở, sau đó vớt ra đãi sạch vỏ và để ráo nước. Người ta thường bung đỗ nên cho chin rồi nắm thành từng nắm cho tiện gói bánh. Thịt lợn mua về rửa sạch, để ráo nước, sau đó thái thịt thành từng miếng khổ lớn rồi ướp với hành tím thái mỏng, muối tiêu, thảo quả để khoảng 2 tiếng cho ngấm. Người ta dùng thịt ba chỉ để gói bánh vì loại thịt này vừa có mỡ vừa có nạc sẽ khiến cho bánh có vị ngậy, béo. Khi ướp thì không nên dùng nước mắm vì sẽ nhanh bị ôi thiu. Để có lạt gói bánh, người ta mua ống giang về chẻ thành từng nan mỏng. Trước khi gói, nhiều người còn cầu kì ngâm lại với nước muối hoặc hấp lên cho mềm ra.

Bình luận (0)
ĐOÀN BẢO LINH
Xem chi tiết
Lê Trần Tuệ Lâm
11 tháng 2 2022 lúc 19:38

bài văn khác hơn:))

Thuyết minh về lễ hội Ông táo

Tết nguyên đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của dân tộc Kinh cũng như đa số các dân tộc Việt Nam từ ngàn đời nay. Tết nguyên Đán là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới. Đây cũng là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội: giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý và tình nghĩa xóm làng…

Ông Táo (thần bếp) là người theo dõi việc làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hàng năm ông Táo lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam làm mâm cơm tiền đưa “ông Táo". Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi sang trọng để chuẩn bị đón Tết.

Cùng với thủ treo tranh dân gian, câu đối thì cắm hoa, chơi hoa là yếu tố tinh thần cao quý thanh lịch của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa đào, miền Nam có hoa mai, đây là hai loại hoa tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt Nam. Ngoài ra còn có quất với trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc.

Tết trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bánh trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có nải chuối xanh, bưởi, quả cam (hoặc quýt), hồng, quất. Còn ở miền Nam, mâm ngũ quả là xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc. Ngày tết có nhiều phong tục tốt như khai bút, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ. Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng mạnh khỏe, thành đạt hơn năm cũ.

Ngày tết có tục mừng tuổi chúc tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà mẹ. Ông bà cùng chuẩn bị ít tiền để mừng tuổi con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Những ngày tết mọi người luôn cười tay bắt mặt mừng thân thiện với nhau, chúc nhau sức khoẻ, phát tài phát lộc và thường kiêng không nói điều rủi ro hoặc xấu xa.

Các tục lệ trong đêm giao thừa

Một năm bắt đầu vào lúc giao thừa, cũng lại kết thúc vào lúc giao thừa, do vậy vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ, mới này có lễ trừ tịch. Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để “khai trừ ma quỷ”, do đó có từ “trừ tịch”. Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa. Người Việt Nam thường cúng giao thừa tại các đình, chùa hoặc tại nhà. Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở ngoài trời. Một chiếc hương án được kê ra, trên có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã. Ngày nay, ở các tư gia người ta vẫn cúng giao thừa với sự thành kính như xưa nhưng bàn thờ thì đơn giản hơn, thường đặt ở ngoài sân hay trước cửa nhà.

Theo quan niệm của người Kinh (cũng như đại đa số các dân tộc khác) phút giao thừa là thiêng liêng. Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông thành coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia. Cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới. Lễ giao thừa được cúng ở ngoài trời là bởi vì quan niệm xưa hình dung trong phút các quan hành khiển bàn giao công việc luôn có quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần không nhìn thấy được), thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì. Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, những đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã trông coi gia đình mình trong năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm hát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ làm vè cúng Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà. Lễ vật cũng tương tự như lễ cúng giao thừa. Trong dịp tết Nguyên đán còn có một số phong tục tốt đẹp được lưu giữ đến nay:

Đi lễ chùa, đình, đền: lễ giao thừa ở nhà xong, mọi người cùng nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình. Nhân dịp này người ta thường xin quẻ thẻ đầu năm.

Kén hướng xuất hành: khi đi lễ, người ta kén giờ và hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm.

Hái lộc: đi lễ đình, chùa, miếu, điện xong người ta có tục hái trước cửa đình, cửa đền một cành cây gọi là cành lộc mang về ngụ ý là “lấy lộc” của trời đất, Thần, Phật, ban cho. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.

Hương lộc: có nhiều người thay vì hái cành lộc lại xin lộc tại các đình, đền, chùa, miếu bằng cách đốt một nắm hương, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang lương đó về cắm vào bình hương bàn thờ nhà mình. Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt được lấy từ nơi thờ tự về tức là xin Phật, Thánh phù hộ cho được phát đạt quanh năm.

Xông nhà: thường người ta chọn một người “dễ vía” trong gia đình ra khỏi từ trước giờ trừ tịch, rồi sau lễ trừ tịch thì xin hương lộc hoặc hái hành lộc ở đền chùa mang về. Lúc trở về đã sang năm mới và người này sẽ tự “xông nhà” cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Nếu không có người “dễ vía” người ta phải nhờ người khác tốt vía để sớm ngày mồng một đến xông trước khi có khách tới chúc tết, để người này đem lại may mắn vui vẻ quanh năm.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đoàn Duy Nhật
11 tháng 2 2022 lúc 19:40

uầy dài thế

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Huỳnh Thùy Dương
11 tháng 2 2022 lúc 19:42

Bạn tham khảo ạ ( lễ hội chùa BÀ TẤM )

Tương truyền chùa được Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan cho xây dựng, trải qua các triều đại Trần, Lê sơ, Mạc và các triều đại kế tiếp, đã được trùng tu nhiều lần. Dấu ấn ngôi chùa cổ được cho là thời Mạc bị phá vào khoảng thập kỷ 80 thế kỷ XX. Kiến trúc hiện còn là kết quả của lần phục dựng vào đầu những năm 90 thế kỷ trước, bao gồm: Mặt bằng chùa kiểu chữ nhị (=), khoảng sân trước lát gạch hình chữ nhật. Hai nếp nhà có quy mô và kiểu dáng giống nhau: gồm 3 gian 2 dĩ với 4 mái cong. Tiền đường để trống 4 mặt làm nơi cho khách thập phương sắp lễ. Thượng điện (tam bảo) là nơi bài trí các pho tượng Phật. Các tượng Tam Thế, A Di Đà, Quan Âm và tòa Cửu Long tọa lạc trên một bệ thờ lớn xây gạch, dưới bệ thờ gắn hai đầu sư tử đá thời Lý. Hai bên tam bảo hiện để phiến đá"thành bậc" chim phượng và 4 tấm bia đá cổ của thời hậu Lê.

Hai đầu sư tử đá có kích thước khá lớn (cao 110, rộng 140cm), mọi chi tiết ở sư tử với những "khối căng no đủ" đầy chất điêu khắc, đã khẳng định về sức mạnh diệu kỳ của nó. Sư tử có trán lạc đà ngắn, giữa trán chạm chữ "Vương" để biểu hiện quyền năng tối thượng của linh vật tầng trên. Dưới chữ "Vương" là một u tròn lớn được viền diềm có nhiều u tròn nhỏ, dưới đó là chiếc mũi lớn bè, chạm nhiều đường cong song hàng, mắt giọt lệ kép, viền trên bằng hàng văn dấu hỏi tròn. Miệng sư tử mở rộng, há vừa phải, để lộ răng, lưỡi đỡ viên ngọc, tai kiểu thú đặt trên mang bạnh. Điểm xuyết trên mang là nhiều ổ các văn dấu hỏi cùng chạy về một tâm (theo nhà dân tộc học Từ Chi thì đó là hình tượng của nguồn phát sáng như mặt trời hoặc tinh tú). Sau mang là hệ thống tóc gồm nhiều hàng văn xoắn lớn, mà nhiều khi cứ ngỡ đó là hình tượng nghệ thuật hoá của chớp. Chân sư tử có 5 móng gà. Theo Phật giáo, sư tử là hiện thân của sức mạnh trí tuệ. Song, với những biểu tượng của tinh tú trên thân, sư tử đá chùa Bà Tấm còn mang ý nghĩa cõng bầu trời chuyển động.

Thành bậc "chim Phượng" là một hiện vật đá liền khối tương đối lớn (tương ứng với nhiều bậc lên, cao 80cm, ngang 130cm) nó khẳng định nền chùa khá cao (xấp xỉ 1 m). Thành bậc có hình tam giác vuông, phía trên là một con Lân đang chạy xuống. Dưới Lân là hàng hoa dây chạm nổi như đồ khảm (một hình thức phổ biến của nghệ thuật thời Lý) làm đường viền ở phía trên cho chim thiêng. Trong ô trang trí tam giác lớn, với nền cũng là hoa dây, mà mỗi hoa nổi lên thành một u tròn (5-6 cm), là con chim mang hình thức Phượng, với mỏ vẹt có mang lớn, tóc chải, cánh kép mở rộng, thân có vẩy kép kiểu cá chép, một chân co ngang, một chân đứng thẳng trong hình thức khá quy phạm, chim Phượng đứng một chân trên bông sen, ngực ưỡn về phía trước, đầu ngoảnh nhìn phía sau, đôi cánh dang rộng và có một bộ đuôi dài uốn lượn, khúc nhỏ dần chạy tới góc khung. Người ta vẫn có thể đọc được ở con chim này nhiều ý nghĩa: đầu đội công lý và đức hạnh, mắt là mặt trời, mặt trăng, lưng cõng bầu trời, cánh là gió, lông là cây cỏ, chân là đất… Nó là hiện thân của thánh nhân. Ở đây chim còn đứng trên đài sen, chứng tỏ nó ở đất Phật và miệng ngậm lá Đề (tượng cho giác ngộ), phải chăng chim còn là "ca lăng tần già" với giọng dịu hoà biết giảng về đạo pháp. Trong các di tích thời Lý, những chim thiêng lớn kiểu trên ít nhiều còn gắn với hoàng hậu.

Trong khu di tích còn có nhiều chân tảng đá mài của thời Lý, những mảnh gốm và chim uyên ương cụt đầu . Đặc biệt trong di tích còn bảo lưu được 4 tấm bia đá cổ có niên đại thời hậu Lê. Trong đó có bia niên hiệu Đức Long 6 (1642) và bia niên hiệu Bảo Đại 18 (1943) đã ghi lại năm tu bổ chùa.

Đền thờ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan có qui mô kiến trúc lớn gồm ba phần: Khu kiến trúc chính, gò cao với am thờ nhỏ và một ao tròn có nhà thuỷ đình mới được xây dựng vào những năm 90 của thế kỷ trước.

Khu đền chính với qui mô kiến trúc kiểu nội công ngoại quốc. Phía trước là một nếp nhà lớn ba gian xây gạch kiểu hai tầng bốn mái. Lòng nhà chia làm ba gian, nền lát gạch Bát Tràng. Mặt trước mở ba cửa lớn hình chữ nhật, phía sau để trống thông với bên trong.

Sau lớp nhà ngoài là một kiến trúc lớn xây gạch cao hơn những nếp nhà khác của đền đó là Nghi môn mở ba lối vào. Chính giữa xây lầu cao bốn mái cong. Tầng trên mở bốn cửa vòm lớn trông ra bốn hướng và những ô cửa nhỏ hình chữ nhật. Xung quanh tầng lầu xây lan can gạch (cao gần 1m). Nền của tòa này cao 40 cm so với khu thờ cúng bên trong. Chính giữa tòa có bệ thờ và phía trên đặt bức hoành phi ghi bốn chữ Hán "Thánh cung vạn tuế".

Khu thờ chính có mặt bằng hình chữ công gồm tiền tế nhà cầu và hậu cung. Tiền tế là nếp nhà ngang ba gian xây gạch kiểu tường hồi bít đốc tay ngai. Các bộ vì đỡ mái kết cấu "kiểu chồng rường hạ bẩy". Các cột sơn son vẽ rồng uốn lượn quanh thân gỗ. Các xà nách, câu đối trang trí đầu rồng đao lửa uốn gấp nhịp nhàng. Các mô típ trang trí trên kiến trúc này được chạm nổi khối, thân mập khỏe khắn. Trong đó nhiều mảng có đặc điểm nghệ thuật của thế kỷ XVII.

Nhà cầu nối tiền tế và cung cấm gồm ba gian, kiểu hai tầng bốn mái. Hai mái trên làm dạng "vì kèo quá giang", đỡ phần mái dưới là hệ thống kẻ nách ăn mộng qua đầu cột cái. Nền giữa hai hàng cột được tôn cao, là nơi lưu giữ các đồ thờ như: khám, long đình….

Cung cấm - nơi đặt khám trong có tượng thờ Bà Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan là một kiến trúc cổ kiểu bốn mái cong thấp, gồm một gian hai dĩ. Hai bộ vì chính có kết cấu "thượng rường hạ kẻ", bốn góc nhà có kẻ xó nhằm tăng thêm sự bền vững của công trình truyền thống. Các cột tròn đặt trên chân đá tảng chạm hình cánh sen dầy, phía trước mở hai cửa nách. Chính giữa lòng nhà là ban thờ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan và sáu vị cung nữ trong triều (lục bộ). Tượng Hoàng Thái Hậu được đặt trong khám gỗ chạm lớn, vẻ mặt đôn hậu, nhân từ, sáu cung nữ chia làm hai ban thị giả, làm tăng thêm uy lực của Thánh mẫu.

Hai bên đền có hai dẫy nhà giải vũ xây kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta. Các bộ vì được làm đơn giản chủ yếu bào trơn, đóng bén. Tường bao xây gạch trần, toát lên sự cổ kính chung cho ngôi đền.

Những di vật còn lại, kết quả những cuộc hội thảo khoa học, những nghiên cứu khảo cổ học xác nhận chắc chắn nguồn gốc của cụm di tích này có từ thời Lý. Đôi sư tử đá trên đầu có chữ "vương" cùng thành bậc đá mặt bên trang trí chim phượng với những đặc điểm đặc trưng thời Lý, thêm phần khẳng định nơi đây từng hiện diện công trình có kiến trúc quy mô, bề thế? Trên cơ sở đó, năm 1987, tại địa điểm gần di tích chùa Bà Tấm, Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội phối hợp với Viện khảo cổ học tiến hành khảo sát khai quật khảo cổ. Kết quả chứng minh di chỉ thuộc thời dựng nước, cách ngày nay khoảng 3000 năm; những ngôi mộ của các giai đoạn muộn hơn, với những di vật thuộc các thời kỳ khác nhau từ Đông Hán tới Lý, Trần, Lê..., phản ánh quá trình định cư, phát triển liên tục của người Việt trên vùng đất Dương Xá trong suốt mấy nghìn năm lịch sử. Năm 2007 Sở Văn hoá thông tin Hà Nội tiếp tục phối hợp với Bảo tàng Lịch Sử Việt Nam tiến hành khai quật ngay trong khuôn viên của cụm di tích. Kết quả khai quật lần này củng cố chắc chắn thêm niên đại khởi dựng cụm di tích.

Ngôi chùa do chính Bà xây dựng, đền là nơi tưởng niệm về Bà. Hệ thống truyền thuyết, các địa danh, cùng những di vật/cổ vật quý và đắt giá có từ thời Lý đã tạo cho cụm di tích chùa, đền Bà Tấm trở thành một địa chỉ văn hóa nổi bật và quan trọng trong hệ thống di tích tưởng niệm về Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan trên quê hương của Bà.

Tháng 7 mùa thu ngày 25 năm Đinh Dậu (1117), Ỷ Lan Hoàng Thái Hậu băng, mai táng ở Thọ Lăng, phủ Thiên Đức, tỉnh Bắc Ninh. Bà trở thành biểu tượng của một phụ nữ tài sắc, nhân nghĩavẹn toàn. Nhiều nơi đã lập đền thờ Bà như ở Hà Nội là di tích Đền Yên Thái số 8 ngõ Tạm Thương, Quận Hoàn Kiếm; di tích Đền Bà Tấm xã Dương Xá; di tích đền Phú Thị, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm; ở Hưng Yên là di tích Đền Ghênh xã Như Quỳnh và di tích chùa Hương Lãng xã Minh Hải, huyện Văn Lâm… càng thêm khẳng định tài năng, đức hạnh của Bà thấm nhuần, lan tỏa trong tâm thức người Việt.

Lễ hội đền Bà Tấm trước đây được tổ chức ba ngày từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 2 âm lịch, hội có quy mô lớn, không phải chỉ có Dương Xá tổ chức mà cả tổng Dương Quang cũ (gồm 9 xã suốt từ Phú Thị cho tới Văn Lâm- Hưng Yên) cùng tham dự. Trong những ngày hội, ngoài đám rước trọng thể, các trò chơi truyền thống, thượng võ đã cuốn hút động đảo nhân dân địa phương tham dự. Bên cạnh đó vào ngày 25 tháng 7 tương truyền là ngày giỗ của Bà và là ngày Bà làm lễ giải oan cho Hoàng hậu Thượng Dương cùng 72 cung nữ bị chết oan, cũng được nhân dân Dương Xá tổ chức long trọng.

Hướng tới 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Kỷ niệm 1000 năm trước nhà Lý định đô ở đất Thăng Long; Đảng uỷ - HĐND - UBND xã Dương Xá được sự đồng ý của lãnh đạo thành phố và huyện Gia Lâm, sự đồng thuận của nhân dân đã và đang tiến hành việc xây dựng tượng đài Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan ngay tại khu di tích lịch sử đền - chùa Bà Tấm. Đây là nguyện vọng của nhân dân xã Dương Xá đồng thời cũng là nguyện vọng của nhân dân Gia Lâm, thể hiện đạo lý" Uống nước nhớ nguồn" biết ơn tiền nhân, thể hiện sự tri ân với Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa