Chuyên Hỏi Bài

Viết bài văn thuyết minh về chợ hoa ngày Tết 
* Các bạn giúp mik 22h phải nộp r *

☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
27 tháng 1 2022 lúc 21:43

Refer

Thấm thoát thế mà tháng chạp lại về. Năm nọ cứ gối tiếp qua năm kia, ngày tháng trôi đi nhanh quá. Một cái Tết nữa lại đến…Từ khi hết Noel, qua Tết dương lịch, không khí Tết đã len lỏi đâu đây. Các công sở đã râm ran chuyện thưởng Tết, phố phường Hà Nội trang hoàng hơn. Xa hơn nữa, khu vực ngoại thành, các làng hoa, cây cảnh chờ đợi mùa Tết đến để mang sản phẩm đem bán.

Còn ở các vùng quê phải chờ đến tận ngoài rằm tháng chạp… nhưng thực sự chỉ bắt đầu từ ngày 23 âm lịch, khi ông Công, ông Táo cưỡi cá chép về chầu trời. Có lẽ đông đúc vào ngày 28 đến 30 Tết âm lịch. Giáp Tết, người nông dân vẫn ra đồng, vẫn chăm nom bờ bãi, bón cây, tỉa củ, mang những sản phẩm mình làm đem ra chợ bán, kiếm một chút lấy tiền tiêu Tết.

Không khí Tết ở chợ quê khác hẳn chợ thành phố. Giữa muôn trùng hàng hóa của thời đại công nghiệp rượu bia, bánh kẹo, đồ hộp, những sản phẩm của người nông dân làm ra không thể thiếu, góp phần làm nên sự độc đáo của chợ quê. Những đôi quang gánh, nhiều khi chỉ là vài củ su hào, mấy mớ mùi thơm hay những nải chuối xanh, quả cau, quả bưởi… đều được người nông dân mang ra chợ.

Chợ ngày tết đông đúc, nhiều người qua lại, ướt lép nhép, nhưng vẫn tấp nập đông vui. Một thành phần không thể thiếu ở chợ quê ngày Tết đó là rất nhiều em bé được mẹ cho theo đi chợ. Đối với trẻ em ở các miền quê, đi chợ Tết là được ăn quà thỏa thích. Đi chợ để mua những cái bánh tẻ, bánh rán, cái kẹo bông… hay những quả bóng bay thổi để đỏ chót mồm hay để mua những bộ quần áo mới bằng những đồng tiền tiết kiệm được dành dụm cả năm…

Như thế là đã quá đủ đối với các em… Nhiều em nhỏ được mẹ cho đi chợ, được đặt ngồi một bên thúng để mẹ gánh cho cân, bên kia là một ít sản phẩm mang đi bán hay những em bé được ông bà cho đi chợ. Có khi cả 3, 4 đứa ngồi trên một cái xe đạp, trên tay cầm những quả bóng mà mặt mũi thì hớn hở vô cùng…

Chợ Tết quê cũng không thể thiếu hoa tươi, cây cảnh, hoa hồng, hoa cúc, rồi thược dược, đào, quất và cả mai vàng… Cũng những hạt hướng dương, kẹo lạc, hoa quả… nhưng có một cái gì đó đặc chất quê. Những con đường đất, những gian chợ nhỏ, người nông dân ra chợ vẫn chấn lấm tay bùn. Sản phẩm bán ra lại rẻ nếu so với đi chợ ngoài thành phố.

Người thành phố vẫn bảo nhau, bây giờ đi chợ đắt đỏ, đi chợ cứ như mất cắp, nhất là Tết đến, cái gì cũng phải mua sắm tốn kém. Ở quê, người nông dân tự tay mang sản phẩm của mình làm ra đi bán, có khi chỉ rẻ một nửa mà vừa tươi, vừa ngon. Chẳng hạn rau cũng cắt từ ruộng, hoa cũng tự tay trồng... Làm cho người ta có một cảm giác rất yên tâm và thoải mái.

Lâu lắm mới được đi chợ Tết. Nhìn hình ảnh các em nhỏ, lòng chợt lại nhớ cái thuở xưa, như lại thấy hình ảnh của mình ngày thơ bé. Ngày ấy áo quần còn thiếu thốn, trời thì rét mà ăn mặc phong phanh, thế mà cả 4, 5 anh em dắt díu nhau đi chợ Tết. Đi chợ chỉ để được ăn quà cho thoải mái, rồi mua quả bóng bay, thổi to lên và treo đầy nhà. Còn các bà các mẹ, cắt gánh rau khoai lang đi bán, nải chuối xanh trong vườn quả cong quả thẳng, ghép đôi lại hai nải mới thành nải chuối thờ tổ tiên ngày Tết.

Ai có gì cũng mang ra chợ bán để lấy tiền sắm Tết. Trời rét, mưa phùn, chợ quê se sắt, các bà các mẹ quàng áo tấm ám mưa, gánh gồng ra chợ… đổi lấy khi thì bó lá rong, khi thì gói hương trầm hay chỉ đôi ba lạng chè, gói thuốc… Cứ sắm Tết dần đến chiều 30 thì trong nhà cũng đã có đủ nồi bánh chưng, cân giò lụa… hay trên bàn thờ cũng đủ hương nến thờ cũng tổ tiên.

Bao nhiêu năm đã qua đi, hình ảnh những cái Tết quê không thể phai mờ trong tâm trí. Tuổi thơ gắn bó với gia đình, với bà, với mẹ… Giờ đây, khi đã lớn khôn nhưng mỗi khi tết, xuân về, cái cảm giác nao nao vẫn quay trở lại. Mong ước được trở về với tuổi thơ, lại được đi chợ Tết, mặc dù ngày ấy còn thiếu thốn biết bao…

Bình luận (2)
zero
27 tháng 1 2022 lúc 21:43

tham khảo 

Hương hoa ngào ngạt lan tỏa khắp không gian khiến người ta như bị mê hoặc. Và từ lúc nào, bước chân đã tự đưa tôi đến với phiên chợ hoa nơi làng quê thân thuộc. Phiên chợ hoa, lại vào những ngày giáp tết xuân về, càng làm lòng người xốn xang và chờ mong đến lạ kì.

Phiên chợ hoa thường được tổ chức vào ngày 28 đến 30 tháng Chạp hằng năm, khi nhà nhà đang rộn ràng sắm sửa mọi thứ cho mình, cho căn nhà như là một sự chào đón nồng nhiệt nhất mời ông thần tài và hạnh phúc gõ cửa. Buổi chợ hoa, ngay từ những buổi đầu tiên đã luôn rất đông đúc và tấp nập người qua kẻ lại. Từ đầu cổng chợ có thể thấy rất nhiều những chiếc xe đang xếp hàng thẳng đứng trò chuyện với hàng liễu bên bờ sống. Những tia nắng mùa xuân đã chịu xuất hiện sau những ngày đông dài trốn tìm, đang vui tươi nhảy nhót trên vai những bà, những mẹ đang rộn ràng đi chợ, trên cành lá và vắt vẻo trên vòm cây xanh. Những cơn gió thì nhẹ nhàng vuốt má những em nhỏ theo chân mẹ, để đưa làn hương hoa lan tỏa khắp không gian, còn vương trên vạn vật.

Bước vào đến trung tâm chợ hoa là cả một rừng hoa tuyệt đẹp đang thi nhau khoe sắc. Nào là hoa li, hoa lay ơn, hoa cúc đại đóa; rồi những bông hoa hồng, … Ở phía bên này, những bông hoa li hồng pha đang chúm chím cuộn mình trong những chiếc lưới nhỏ xinh. Có lẽ nó cũng đã rất nóng lòng nhìn ngắm cuộc đời nhưng vẫn phải cố gắng đợi, đợi vào một ngày tết đẹp trời để khoe sắc. Một số bông không đợi được, từ tư hé mở. Những cánh hoa giương ra hứng lấy ánh mặt trời trong lành. Phía bên kia, những bông hoa lay ơn vươn cao, cánh hoa màu đỏ thắm tự tin khoe sắc trên nền tươi xanh của lá. Bên cạnh đó, những bông hoa hồng, hoa cúc đại đóa cũng không chịu kém cạnh với đầy đủ những sắc màu: hồng đỏ, hồng xanh, hồng vàng và cúc trắng, cúc vàng trăm cánh. Là sức sống của mùa xuân làm nên sắc tươi của hoa hay chính sự tươi thắm của những cánh hoa đã vẽ lên bầu trời mùa xuân, gọi én về? Và còn ở góc kia, những bông hoa đào phai, đào rừng đầy hoang dã, những cánh hoa quất trắng sáng cùng sắc cam của quất cũng thu hút rất nhiều người đến xem. Những bông hoa mỗi loài mỗi sắc, cùng phô sắc để có thể tìm ra được người xứng đáng nhất cho chiếc vương miện loài hoa của mùa xuân.

Và ở đó, còn có những bông hoa khác, cũng rực rỡ và tràn đầy sức sống. Những bông hoa nở trên mặt mỗi người, từ trên môi, bắt đầu bởi mỗi nụ cười. Những người bán nở những nụ cười rất tươi mời chào khách, họ chào nhau, hỏi thăm nhau. Những người đi xem hoa thì nhộn nhịp, háo hức như đi chẩy hội. Họ xem hoa, họ ngắm hoa, họ gửi lời hỏi thăm mỗi khi gặp những người quen trên đường. Thỉnh thoảng vang lên những lời đôi co trả giá, rồi vẫn kết thúc trong sự hài lòng của người mua và niềm nở của người bán. Họ trao đi lộc và để nhận lại một chút may mắn và hương sắc cho gia đình. Vì thế, người đến thì háo hức, mong chờ, người về thì vui vẻ, thoải mái. Không khí xuân mới trong lành và thoải mái làm sao. Những hạt mưa phùn lất phất nhẹ nhàng hôn lên những cánh hoa e lệ làm nên chuyện tình mùa xuân muôn thuở.

 

Thấy hoa nở chính là khi xuân về. Những bông hoa không chỉ là vẻ đẹp của tự nhiên mà còn là linh hồn của tạo vật, là sự bình an và ấm no trong cuộc sống và lòng người. Còn gì tuyệt vời hơn khi được ngắm nhìn và cảm nhận điều đó chứ?

Bình luận (0)
Tiến Hoàng Minh
27 tháng 1 2022 lúc 21:43

Tham khảo 

Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ - Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh” . Mỗi khi đến Tết cổ truyền thì hình ảnh về chiếc bánh chưng lại không thể thiếu trên bàn thờ của mỗi gia đình người Việt.

Trước tiên ta sẽ đi tìm hiểu về nguồn gốc của chiếc bánh chưng. Theo truyền thuyết, bánh chưng xuất hiện ở đời vua Hùng thứ 16 do con trai vua là Lang Liêu làm ra để làm lễ tiên vương. Nhờ loại bánh này mà vua cha đã truyền ngôi cho chàng và thứ bánh hình vuông tượng trưng cho mặt đất được nhà vua đặt tên là “ bánh chưng”. Để tạo ra một chiếc bánh chưng thì khâu chọn nguyên liệu là rất quan trọng. Bao gồm: thịt lợn ( thường là thịt ba chỉ), gạo nếp ( ngon nhất là nếp thầu dầu), đỗ xanh, lá dong, lạt và các gia vị như hạt tiêu, hành, thảo quả, muối đường. Những nguyên liệu ấy vừa quen thuộc, vừa gần gũi với chúng ta mà cũng vô cùng ý nghĩa bởi trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo. Tiếp theo ta cần biết cách sơ chế nguyên liệu cho hợp lý. Lá dong mua hoặc cắt từ vườn về rồi rửa sạch sau đó dùng khăn lau khô, cắt bớt phần cuống cho vừa với khuôn bánh. Lá gói bánh phải là lá dong tươi, lá to bản và không bị rách, có màu xanh mướt. Những lá bé hơn hoặc bị rách thường làm lá độn. Gạo nếp để gọi bánh thường là gạo thu hoạch vào vụ mùa bởi gạo mùa này có hạt to, tròn, thơm và dẻo hơn gạo vụ chiêm. Gạo nếp vo sạch, ngâm nước trong thời gian từ 12 – 14 tiếng, sau đó vớt ra xóc lại với nước sạch rồi để cho ráo. Đỗ xanh cũng là nguyên liệu cần lựa chọn công phu. Người ta thường mua loại đỗ tiêu, hạt nhỏ, lòng vàng để gói bánh. Đỗ xanh được vỡ đôi ngâm với nước ấm 40 độ trong khoảng 2 giờ cho mềm và nở, sau đó vớt ra đãi sạch vỏ và để ráo nước. Người ta thường bung đỗ nên cho chin rồi nắm thành từng nắm cho tiện gói bánh. Thịt lợn mua về rửa sạch, để ráo nước, sau đó thái thịt thành từng miếng khổ lớn rồi ướp với hành tím thái mỏng, muối tiêu, thảo quả để khoảng 2 tiếng cho ngấm. Người ta dùng thịt ba chỉ để gói bánh vì loại thịt này vừa có mỡ vừa có nạc sẽ khiến cho bánh có vị ngậy, béo. Khi ướp thì không nên dùng nước mắm vì sẽ nhanh bị ôi thiu. Để có lạt gói bánh, người ta mua ống giang về chẻ thành từng nan mỏng. Trước khi gói, nhiều người còn cầu kì ngâm lại với nước muối hoặc hấp lên cho mềm ra.

Bình luận (0)
Lú Toán, Mù Anh
27 tháng 1 2022 lúc 21:45

*Chợ hoa ngày Tết:
Dàn Bài 
1/Mở Bài: 
- Giới thiệu chợ hoa ( Ở đâu? Khi nào?..) 
Hằng năm, cứ mỗi dịp Tết dền Xuân về, dù có bận rộn đến đâu thì ngừơi dân Biên Hòa đều nhớ về 3 ngày Tết với ý nghĩa thiêng liêng và trang trọng nhất. Cứ đến ngày 20 tháng chạp hằng năm, tại Quảng Trường Tỉnh lại mở ra hội Hoa Xuân báo hiệu năm cũ đã qua và năm mới lại đến. 
2/Thân Bài: 
- Nguồn gốc ra đời của hội hoa xuân (Trước đây và bây giờ): 
Trước đây, chợ hoa Biên Hòa đc bày bán dọc theo bờ sông Đồng Nai nhưng sau lại dời vào khuôn viên của Quảng Trường Tỉnh. Quảng Truờng Tỉnh là nơi tổ chức các sự kiện văn hóa lớn ở Biên Hòa. Ở đây cứ mỗi dịp 20 tháng chạp là các nhà vườn lại mang hoa về đây bán. 
- Đến với chợ hoa xuân, điều ta gặp đầu tiên là gì? Nằm ở đâu? Trang trí thế nào? 
Đến thăm chợ hoa, điều mà ta bắt gặp dầu tiên chính là cổng chào trưng bày ở phía cổng chính và đc kết tinh bởi rất nhiều loài hoa rực rỡ sắc màu. Có năm, người ta còn kết thành hình 2 con rồng tượng trưng cho thế vươn lên của người dân Đồng Nai. 
- Bước vào khuôn viên của Quảng trường tỉnh, ta thấy ~ gì? Dáng và thế của chúng ra sao? Gồm ~ loại hoa nào? Có mấy cánh? Màu sắc ra sao? Tượng trưng cho điều gì?( Tả hoa mai) 
Bước vào khuôn viên của Quảng Trường, ta bắt gặp ngay ~ chậu mai vàng vs các thế đứg đag thi nhau khoe sắc thắm. Mai vàng phươg nam tượng trưng cho nắg xuân. Màu vàg thể hiện sự ấm cúng, sự tự tin, năg độg của ng` dân ĐN. Mai vàng cũg thuộc họ Hòag mai - là 1 loại hoa rừg. Mai vàg có mùi thơm ngan ngát. 
- Người chơi mai thường chọn mai theo kiểu nào? Vì sao? Có mấy loại mai? 
Khi chọn mai, ng` chơi mai phải để ý đến 2 loại búp: búp xah mới nhú hạt cườm là ~ bông mai đag thời ẩn nấu, còn nhữg chiếc búp nhọn như móg gà là ~ chiếc lá non đag thời xuất hiện. Bên cạh chọn cây có nhìu hoa, người chơi mai fảj chọn ~ thế và dág thật vững chãi. Cành fảj xum xuê, có đủ lá, đủ lộc, đủ chồi. Nếu có wả thì fảj có đủ wả xanh và wả chín. Đìu đó thể hiện sự an khang thịnh vượng cho gia chủ. Mai có rất nhìu lọai: bạch mai, hồng mai, tứ quý,… 
- Một số loài hoa dân dã khác? Màu sắc của nó thế nào? 
Bên cạnh đó cũg có 1 số loài hoa dân dã khác như: hướg dươg, mồng gà, thược dược, vạn thọ,… Mỗi chậu hoa, bông hoa đều có ~ nét đẹp và hương thơm riêng biệt. Màu đỏ của hoa mồg gà, màu vàg ghệ của hoa hướng dươg, màu tím hồg của hoa sứ,…Tất cả đã làm cho sắc xuân thêm lộng lẫy. 
- Nét đặc trưng của hoa Phong lan? 
Đặc biệt và trang trọng hơn là wầy bán hoa lan. Ngày nay, hoa lan đc rất nhìu ng` ưa thik bởi vẻ đẹp tao nhã và lịch thiệp của nó. 
- Phía tay trái là khu vực gì? Đặc điểm chung của nó là gì? Sống ở đâu? Giới thịu về đào Nhật Tân? 
Phía bên trái là khu vực bán hoa đào. Khu bán đào đối dịn vs khu bàn mai. Đào có 4 lọai: 
Đào phai, Đào bạch, Đào bích, Đào thất thốn. Đặc điểm chug của hoa đào là đều có hoa kép màu đỏ sẫm hoặc màu hồg. Hoa đào Nhật Tân là 1 món wà wý zá ko chỉ ở miền Bắc mà còn ở miền Nam, đặc biệt là dối vs ng` dân Biên Hòa - Đồng Nai. 





- Một số loại cây dân dã khác: 
Bên cạh ~ cành hoa mai, hoa đào, ta fải nhắc đến 1 số loài cây khác như: vú sữa, cây sung, cây khế hay cây tắc,… 
- Ngòai ra còn có ~ gì? 
Đến vs hội hoa xuân, ta ko chỉ nhìn thấy nhữg lòai hoa thơm, hoa đẹp mà còn dc tận mắt chứng kiến ~ tác fẩm nghệ thuật do ~ nghệ nhân tài 3 làm ra. Hay các a chị sviên trường Cao Đẳng Nghệ Thuật TP Biên Hòa vs trang phục ô Đồ xưa đang ng62i viết thư pháp… 
- Thời gian diễn ra nhộn nhịp nhất là khi nào? Giá thàh ra sao? 
Chợ Tết diễn ra từ ság sớm cho đến 23h. Nhưg dôg zdui và nhộn nhịp nhất zẫn là khoảng thời zan từ ngày 25 – ngày 30 Tết Âm lịch. Mỗi ng` đến đây đã chọnmua dc ~ chậu hoa đẹp để trag trí cho căn nhà mình thêm dẹp hơn trong nhung ngày Tết. Dù có ~ lòai hoa giá khá cao, có khi lên tới 3-4 triệu nhưg cũg có loài hoa dân dã có giá cả rất fảj chăng. Nhìu lúc có cây chỉ có zá khoảng 50 ngàn. 
- Tầm wan trọng của lễ hội Hoa tết: 
Lễ hội hoa Tết đã trở thàh 1 lễ hội văn hóa ko thể thíu đối vs vùng đất BH-ĐN mỗi độ tết đến xuân về. 
3/ Kết Bài: 
- Cảm nghĩ của em về Hội Hoa Tết 
Lễ hội hoa xuân gjờ đây kon chỉ đơn thuần là 1 lễ hội zdui chơi ngày tết mà còn trở thàh 1 món ăn tih thần, 1 nét đẹp truyền thốg ko thể thíu dối vs ng` dân ĐN. Em lun tự hào về chợ hoa Xuân và mong cho chợ hoa sẽ lun sốg mãi trog tâm hồn mọi ng`.

Có vài câu viết tắt mong cậu thông cảm 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Quỳnh Nga
Xem chi tiết
Vũ Ngọc Diệp
Xem chi tiết
Nguyễn Sỹ Dũng
Xem chi tiết
vương duy anh
Xem chi tiết
Võ Thị Hồng Như
Xem chi tiết
nguyễn ngọc minh nguyệt
Xem chi tiết
TAK Gaming
Xem chi tiết
Tâm Như
Xem chi tiết
Thục Quyên Ngô
Xem chi tiết