Đọc kĩ các câu sau và trả lời câu hỏi:
1. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
2. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
3. Có công mài sắt có ngày nên kim.
4. Có chí thì nên
5. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.
Câu 1. Nhận xét nào đúng về số lượng chữ trong các câu Tục ngữ trên?
A. Đa số dài
B. Rất dài
C. Hơi dài
D. Thường ngắn gọn
Câu 2: Câu “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối.” đã sử dụng cách gieo vần gì?
A. Vần chân.
B. Vần lưng.
C. Vần liền.
D. Vần cách.
Câu 3. Xác định biện pháp nói quá trong câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối.”?
A. chưa nằm đã sáng.
B. chưa cười đã tối
C. chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối.
D. đêm tháng năm, ngày tháng mười.
Câu 4.Tại sao “Ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây” ?
A. Vì ăn quả làm ta no lòng.
B. Vì có người trồng cây mới có quả ta ăn.
C. Vì khi hưởng thụ phải nhớ ơn người tạo ra thành quả .
D. Vì lòng biết ơn.
Câu 5. Nội dung câu “Có công mài sắt có ngày nên kim.” ?
A. Kiên trì, nhẫn nại sẽ thành công.
B. Ý chí vượt khó.
C. Chung sức đồng lòng.
D. Ai có công mài thì sẽ biến sắt thành kim.
Câu 6. Cụm từ nào sau đây diễn tả đúng ý nghĩa của câu “Ăn cỗ đi trước lội nước theo sau”?
A. Lối sống ích kỉ, nhỏ nhen.
B. Phê phán những người chỉ biết hưởng thụ mà không biết cống hiến.
C. Lòng biết ơn.
D. Lối sống hưởng thụ.
Câu 7. Câu “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối” nêu lên kinh nghiệm gì của nhân dân ta?
A. Về thời tiết.
B. Về thiên nhiên.
C. Về sản xuất.
D. Về thời gian.
Câu 8. Trong câu “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối.” có bao nhiêu số từ?
A. Một
B. Hai.
C. Ba.
D. Bốn.
Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Câu 10. Thông điệp mà câu “Có chí thì nên” muốn gởi đến bài học gì? Trả lời khoảng 2-3 dòng.