Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 5
Số lượng câu trả lời 2
Điểm GP 0
Điểm SP 1

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

1. Mở bài

– Giới thiệu vấn đề nghị luận: “ô nhiễm môi trường”

Ví dụ: Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề trọng tâm của toàn xã hội và được dư luận hết sức quan tâm. Ô nhiễm môi trường đã và đang để lại những hệ lụy hết sức khôn lường cho toàn nhân loại.

2. Thân bài

Giải thích vấn đề:

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác.Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra, ngoài ra còn do một số hoạt động của tự nhiên khác có tác động tới môi trường.

Nêu thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay:

Ô nhiễm môi trường không khí:

Trái đất ngày càng nóng lênKhông khí chứa nhiều thành phần gây hại hơnNồng độ chì đã và đang tăng lênÔ nhiễm từ các loại xe cộCác cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồngHiện tượng hiệu ứng nhà kính

Ô nhiễm môi trường nước:

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày càng báo động.Một số khu công nghiệp đã xả nước thải không qua xử lý ra môi trường.Hiện tượng xả rác ra ao, hồ sông suối vẫn còn tồn tại ở rất nhiều nơi (dẫn chứng).Các trang trại nuôi vật nuôi thường thải chất thải xuống ao, hồ, sông, suốiCác loại chất độc hại đó lại bị đưa ra biển gây ra hiện tượng “thủy triều đỏ”Hiện tượng “sa mạc hóa biển”

Ô nhiễm môi trường đất:

Hiện tượng đất nhiễm chì, nhiễm chất hóa học do thuốc trừ sâuNhững vùng đất thuộc các khu công nghiệp đang ô nhiễm nghiêm trọng (dẫn chứng)Rác thải sinh hoạt hằng ngày: bao ni lông, rác thải khó phân hủyCác loại ô nhiễm khác: Ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm sóng, ô nhiễm ánh sáng, …

Nguyên nhân của ô nhiễm môi trường:

Ý thức của một số doanh nghiệp còn kém: một số doanh nghiệp bất chấp pháp luật cố ý xả chất thải chưa qua xử lý vào môi trường, gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường nặng nề ở biển, sông…Người dân xả rác thải dẫn đến tình trạng ô nhiễm diện rộng không kiểm soát được.Sự quản lý của nhà nước còn nhiều yếu kém, hệ thống quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều lỗ hổng.

Hậu quả của vấn đề ô nhiễm môi trường

Đối với sức khỏe con người:

Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con ngườiÔ nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở…Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý ở các nước đang phát triển.

Đối với hệ sinh thái:

Gây mưa axít, làm giảm độ pH của đấtĐất ô nhiễm sẽ trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng, ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn.Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp.Các loài động vật có thể xâm lấn, cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học.Tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm, cạn kiệt.Cần có sự quản lý chặt chẽ của người nhà nước trong việc xử lý những doanh nghiệp, cá nhân vi phạm.Tăng cường tuyên truyền để cho nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, hiểu rõ tác hại của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái, sức khỏe con người…Tái chế rác thải, tái sử dụng giấyGiảm thiểu chất thải và tác động của môi trườngThực hiện các biện pháp phòng chống ô nhiễmLàm phân hữu cơSử dụng điện có hiệu quả (đối với một số quốc gia)Hạn chế sử dụng túi nilon.

Bài học nhận thức và hành động

Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường.Hiểu rằng bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của mình, của tất cả những người quanh mình, của toàn xã hội.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề vừa bàn luận.Liên hệ bản thân.

Đọc kĩ các câu sau và trả lời câu hỏi:

1. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

2. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

3. Có công mài sắt có ngày nên kim.

4. Có chí thì nên

5. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.

Câu 1. Nhận xét nào đúng về số lượng chữ trong các câu Tục ngữ trên?

A. Đa số dài

B. Rất dài

C. Hơi dài

D. Thường ngắn gọn 

Câu 2: Câu “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối.” đã sử dụng cách gieo vần gì?

A. Vần chân.

B. Vần lưng.

C. Vần liền.

D. Vần cách.

Câu 3. Xác định biện pháp nói quá trong câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối.”?

A. chưa nằm đã sáng.

B. chưa cười đã tối

C. chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối.

D. đêm tháng năm, ngày tháng mười.

Câu 4.Tại sao “Ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây” ?

A. Vì ăn quả làm ta no lòng.

B. Vì có người trồng cây mới có quả ta ăn.

C. Vì khi hưởng thụ phải nhớ ơn người tạo ra thành quả .

D. Vì lòng biết ơn.

Câu 5. Nội dung câu “Có công mài sắt có ngày nên kim.” ?

A. Kiên trì, nhẫn nại sẽ thành công.

B. Ý chí vượt khó.

C. Chung sức đồng lòng.

D. Ai có công mài thì sẽ biến sắt thành kim.

Câu 6. Cụm từ nào sau đây diễn tả đúng ý nghĩa của câu “Ăn cỗ đi trước lội nước theo sau”?

A. Lối sống ích kỉ, nhỏ nhen.

B. Phê phán những người chỉ biết hưởng thụ mà không biết cống hiến.

C. Lòng biết ơn.

D. Lối sống hưởng thụ.

Câu 7. Câu “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối” nêu lên kinh nghiệm gì của nhân dân ta?

A. Về thời tiết.

B. Về thiên nhiên.

C. Về sản xuất.

D. Về thời gian.

Câu 8. Trong câu “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối.” có bao nhiêu số từ?

A. Một

B. Hai.

C. Ba.

D. Bốn.

Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Câu 10. Thông điệp mà câu “Có chí thì nên” muốn gởi đến bài học gì? Trả lời khoảng 2-3 dòng.