Để giải quyết các thách thức môi trường toàn cầu, cần có những giải pháp tổng hợp nào.
Chia sẻ những khó khăn khi thực hiện những giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên.
Phương pháp giải:
+ Ý thức của người dân khi thực hiện những giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên như thế nào ?
+ Nguồn kinh tế có đủ cung cấp để thực hiện giải pháp đó hay không ?
Những khó khăn khi thực hiện những giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên:
+ Một bộ phận thanh niên và người trung tuổi không chịu hợp tác thực hiện những giải pháp bảo vệ môi trường, vẫn ngang nhiên vứt rác bừa bãi.
+ Khó khăn về kinh tế khi không đủ nguồn vốn để các nhà máy, xí nghiệp nhỏ trang bị, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải.
Năm 1972, lần đầu tiên Liên hợp quốc tổ chức Hội nghị về Môi trường và con người phản ánh tính cấp bách đối với một số vấn đề môi trường trên toàn cầu. Môi trường sống của con người đang bị đe dọa như thế nào? Cần có những biện pháp gì để bảo vệ môi trường?
Tham khảo!
Môi trường sống của con người đang bị đe dọa nghiêm trọng: Chất thải, khí thải,… được thải ra môi trường gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường ở mức báo động cao; các khu rừng đang dần bị phá hủy gây nên sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu và sự suy giảm đa dạng sinh học;…
- Những biện pháp bảo vệ môi trường:
+ Hạn chế ô nhiễm môi trường: xử lí rác thải sinh hoạt và từ nhà máy trước khi thải ra môi trường; hạn chế sử dụng hóa chất gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất, thay thế bằng thuốc có nguồn gốc sinh học; hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo;…
+ Trồng cây gây rừng và phòng chống cháy rừng.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường.
Việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường chưa hợp lí là 1 trong những thách thức của ASEAN. Theo em cần có những biện pháp gì để khắc phục vấn đề nêu trên?
- Các nước Đông Nam Á là những nước giàu tài nguyên thiên nhiên, nhưng việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ở đây ở đây chưa hợp lí và còn nhiều bất cập như : việc khai thác khoáng sản chủ yếu để xuất khẩu thu ngoại tệ song do trình độ còn hạn chế nên gây ra sự lãng phí tài nguyên, công nghệ khai thác còn lạc hậu và ý thức kém gây ô nhiễm môi trường. Việc
phá rừng ở nhiều nước để lấy gỗ xuất khẩu, làm nương rẫy,... đã làm chất lượng và diện tích rừng nhiều nơi suy giảm. Các nước Đông Nam Á đều giáp biển, việc khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ làm hủy diệt nhiều loại sinh vật, phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy hải sản làm hủy hoại môi trường sinh thái.
- Chính sách sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường :
+ Khai thác tài nguyên rừng đi đôi việc trồng rừng và tu bổ rừng. Cần đầu tư các phương tiện hiện đại trong việc khai thác tài nguyên khoáng sản nhằm sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên này và hạn chế ô nhiễm môi trường.
+ Tăng cường đầu tư phương tiện để đánh bắt xa bờ. Cấm đánh bắt bằng những phương tiện có tính hủy diệt, đánh bắt cá trong mùa sinh sản,..
+ Trồng rừng ngập mặn để bảo vệ môi trường sinh thái ven biển.
+ Tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường đến mọi tầng lớp dân cư trong xã hội.
chúng ta phải tuyên truyền để mọi người thấy được tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên
Ví dụ như việc phá rừng để lấy đất làm nương rẫy, chặt phá cây để làm gỗ sẽ gây sói mòn đất, gây ra những trận lũ quét, làm thiệt hại nhiều tài nguyên nhà cửa, đường xá... Ngoài ra còn phá rừng để xây dựng các khu công nghiệp nên gây ô nhiễm môi trường --> ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu toàn cầu. Cây rừng bị chặt cũng làm mất nguồn nước ngầm, gây cạn kiệt nguồn nước.Như Việt Nam – vốn không phải là quốc gia giàu về tài nguyên nước, đang đứng trước nguy cơ thiếu nước.Tình trạng dùng các ngư cụ đánh bắt cá có tính chất huỷ diệt diễn ra khá phổ biến như xung điện, chất nổ, đèn cao áp quá công suất cho phép…làm cạn kiệt các nguồn lợi hải sản ven bờ. Nguồn lợi hải sản có xu hướng giảm dần về trữ lượng, sản lượng và kích thước cá đánh bắt.
- Biện pháp:
+ Khai thác một cách hợp lí dưới sự cho phép cho phép của chính quyền
+ Phạt nặng những hành vi huỷ hoại môi trường và khai thác không hợp lí
+ Thông qua các diễn đàn, các dự án để cùng nhau bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
+ Đưa ra những nguyên nhân và hậu quả của việc khai thác tài nguyên chưa hợp lí từ đó hạn chế việc khai thác và sử dụng.
Câu 1: Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, các nước đang phát triển đứng trước những thách thức nào? Theo em, Việt Nam cần làm gì để vượt qua những thách thức đó?
Câu 2: Phân tích sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao để kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt Nam.
help me. mik đang cần gấp. mk sẽ tick cho cảm ơn nhiều.
Giải pháp nào sau đây có ý nghĩa hàng đầu trong việc giải quyết các vấn đề về môi trường?
A. Chấm dứt chạy đua vũ trang, chấm dứt chiến tranh.
B. Thực hiện các công ước quốc tế về môi trường
C. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để kiểm soát tình trạng môi trường
D. Nâng cao trình độ công nghệ trong khai thác, chế biến.
Để giải quyết vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển giải pháp có tính thiết thực hơn cả là.
A. Có chính sách dân số hợp lý, nâng cao dân trí
B. Thực hiện công nghiệp hóa phù hợp với đặc điểm của từng nước
C. Tăng cường đầu tư cho giáo dục, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư
D. Khai thác, sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên.
Những vấn đề toàn cầu như ô nhiễm mỗi trường đói nghèo dịch bệnh bùng nổ dân số chỉ được giải quyết một cách hiệu quả khi
A tìm ra được nguyên nhân của chúng
B Con người có ý thức được về chúng
C Con người có đủ phương tiện cần thiết
D Cần có sự hợp tác quốc tế
Xu thế toàn cầu hóa được thể hiện trên những lĩnh vực nào? Giải thích toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển?
- Xu thế toàn cầu hóa được thể hiện trên những lĩnh vực sau :
Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, nó là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động lẫn nhau giữa các khu vực, các quốc gia – dân tộc trên thế giới.
- Các biểu hiện:
Sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ thương mại quốc tế. Nền kinh tế các nước có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau.
Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia. Có khoảng 500 công ti xuyên quốc gia lớn kiểm soát 25% tổng sản phẩm thế giới.
Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực, có vai trò ngày càng quan trọng trong các vấn đề kinh tế chung của thế giới.
- Toàn cầu hóa vừa là thời cơ và thách thức của các nước đáng phát triển :
Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan và có tính 2 mặt:
Tích cực: Thúc đẩy sự phát triển nhanh, mạnh của lực lượng sản xuất, làm chuyển biến cơ cấu kinh tế, làm gia tăng tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế.
Tiêu cực: Làm trầm trọng thêm bất công xã hội, phân hóa giàu nghèo, dẫn tới nguy cơ mất bản sắc văn hóa dân tộc, xâm phạm nền độc lập tự chủ…
Tài nguyên môi trường biển đảo tạo điều kiện để nước ta phát triển tổng hợp các ngành kinh tế nào? Chúng ta cần thực hiện những biện pháp gì để bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo.
" Bạn nào có câu trả lời thì giúp mình với vì mai mình thi rồi, cảm ơn '' .
tham khảo
1. - Vùng biển nước ta giàu tiềm năng, có điều kiện phát triển nhiều ngành kinh tế biển: nuôi trồng và khai thác thủy sản, khai thác khoáng sản, du lịch biển
— đảo, dịch vụ giao thông vận tải biển
2. - Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.
- Vùng biển nước ta giàu tiềm năng, có điều kiện phát triển nhiều ngành kinh tế biển: nuôi trồng và khai thác thủy sản, khai thác khoáng sản, du lịch biển — đảo, dịch vụ giao thông vận tải biển.
Những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo:
- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.