Nêu nhận xét của em về công lao của Ngô Quyền
Em có nhận xét gì về công lao to lớn của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với đất
nước?
Tham khảo:
- Ngô Quyền:
+ Có công chấm dứt hơn 1000 năm thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, giành lại độc lập dân tộc.
+ Củng cố và xây dựng đất nước, giúp đất nước yên bình và đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, thống nhất sau này.
- Đinh Bộ Lĩnh: có công dẹp yên các thế lực cát cứ, thống nhất đất nước, tạo điều kiện cho đất nước bước vào thời kì ổn định lâu dài.
THAM KHẢO:
- Ngô Quyền:
+ Có công chấm dứt hơn 1000 năm thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, giành lại độc lập dân tộc.
+ Củng cố và xây dựng đất nước, giúp đất nước yên bình và đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, thống nhất sau này.
- Đinh Bộ Lĩnh: có công dẹp yên các thế lực cát cứ, thống nhất đất nước, tạo điều kiện cho đất nước bước vào thời kì ổn định lâu dài.
em hãy đánh giá và nhận xét công lao của Ngô Quyền trong buổi đầu đọc lập?
nhận xét cách đánh giặc của ngô quyền trong chiến thắng bạch đằng năm 938 . từ đó , đánh giá công lao của ngô quyền
- Chủ động: đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng,...
- Độc đáo:
+ Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ở bãi cọc.
+ Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...
- Chủ động: đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng,...
- Độc đáo:
+ Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ở bãi cọc.
+ Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...
em hãy nhận xét và đánh giá công lao của Ngô Quyền trong buổi đầu độc lâp? và em hãy rút ra bài học
giúp mình với ạ, mình cần gấp lắm ạ><
mình cảm ơn rất nhìu(T_T)
Đây là lịch sử không phải Toán, bạn nên để đúng chủ đề bài học nhé.
mình biết là mình hỏi sai môn ạ
nma mình cũng đã gửi thử một câu hỏi bên phía lịch sử rồi ạ nhưng chưa có trl(T-T)
mình lên mạng tham khảo thì ko có phần nhận xét(T-T)
1. Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước thời Ngô Quyền?
2. Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta như thế nào?
3. Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì để chấm dứt tình trạng cát cứ, đưa đất nước trở lại bình yên, thống nhất?
4. Em hãy cho biết những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước.
5. Tại sao lại xảy ra "Loạn 12 sứ quân" ?
6. Em hãy trình bày công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập.
1.
Bộ máy nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương, vua nắm mọi quyền hành , bộ máy nhà nước còn đơn giản nhưng thể hiện ý thức độc lập, tự chủ giúp đất nước yên bình.
2.
Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta :
+ Năm 944, Ngô Quyền mất, hai con trai còn nhỏ, chưa đủ uy tín, lại bị Dương Tam Kha tiếm quyền, các thế lực cát cứ, thổ hào địa phương khắp nơi lần lượt nổi dậy. Đất nước trở nên rối loạn.
+ Nhà Tống đang có mưu đồ xâm lược nước ta.
+ Năm 965, Ngô Xương Văn mất. Cuộc tranh chấp giữa các thế lực, thổ hào địa phương vẫn tiếp diễn, 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương. Sử cũ gọi là "Loạn 12 sứ quân".
3.
- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt (nước Việt lớn), đóng đỏ ờ Hoa Lư (Ninh Bình).
- Năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, phong vương cho các con, cử các tướng thân cận nắm giữ các chức vụ chủ chốt ; xây dựng cung điện, đúc tiền... sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.
- Công lao của Đinh Bộ Lĩnh :
+ Dẹp "Loạn 12 sứ quân" : liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ sứ quân Phạm Bạch Hổ, tiến đánh các sứ quân khác, dẹp tan "Loạn 12 sứ quân".
+ Xoá bỏ tình trạng phân tán, cát cứ ở các địa phương, đất nước trở nên yên bình, thống nhất.
4.
Ngô Quyền xưng vương, chọn đất đóng đô, xây dựng cung điện, xoá bỏ bộ máy cai trị cũ của họ Khúc, thiết lập bộ máy chính quyền mới, cử người tâm phúc trấn giữ các châu quan trọng... là những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước.
5.
Vì :
Dương Tam Kha vì mưu lợi riêng, nhân khi các con Ngô Quyền còn nhỏ đã tiếm ngôi. Các quan lại trong triều đình, địa phương phản đối. Sau khi nhà vua giành lại ngôi báu, uy tín triều đình lúc này đã giảm sút, hệ thống cai trị thiếu chặt chẽ, quan hệ trung ương — địa phương lỏng lẻo, các thế lực trong nước nổi dậy... gây ra "Loạn 12 sứ quân".
6.
Công lao lớn nhất của Ngô Quyền là đặt nền móng cho việc xây dựng chính quyền độc lập ; Đinh Bộ Lĩnh là người có công dẹp "Loạn 12 sứ quân", xoá bỏ tình trạng phân tán cát cứ, thống nhất đất nước.
\(\text{Hành động của Kiều Công Tiễn và những chuẩn bị của Ngô Quyền trước và trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán (thế kỉ X). Qua đó em có nhận xét như thế nào về Kiều Công Tiễn và Ngô Quyền?}\)
Hành động của Kiều Công Tiễn và những chuẩn bị của Ngô Quyền trước và trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán (thế kỉ X).
- Năm 931, Dương Đình Nghệ lãnh đạo nhân dân đánh bại cuộc xâm lược của quân Nam Hán, thay họ Khúc nắm quyền tự chủ
- Đến đầu năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn - một nha tướng của ông, ám hại để đoạt chức Tiết độ sứ
- Nhân dân và các tướng lĩnh rất bất bình, trong đó có Ngô Quyền ( là con rể của Dương Đình Nghệ). Tháng 10/ 938, Ngô Quyền đem quân đánh Kiều Công Tiễn
- Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán, lợi dụng cơ hội này, quân Nam Hán kéo vào xâm lược nước ta lần thứ 2
- Ngô Quyền nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Hà Nội) , bắt giết Kiều Công Tiễn và khẩn trương chuẩn bị chống xâm lược. Để chuẩn bị cho trận chiến trên sông sông Bạch Đằng, Ngô Quyền dùng kế đóng cọc ở cửa sông Bạch Đằng - đóng hàng nghìn cọc đẽo nhọn và có bịt sắt, cho quân mai phục hai bên bờ sông. Khi thủy triều lên, ông cho một toán quân ra khiêu chiến, giả vờ thua, nhử quân Nam Hán vào bên trong bãi cọc. Vừa lúc nước triều rút, cọc nhô lên, quân ta đổ đánh. Thuyền giặc vướng cọc lại bị đánh từ nhiều phía, tan vỡ .Chủ tướng giặc là Hoằng Tháo bị giết tại trận
Qua đó em có nhận xét như thế nào về Kiều Công Tiễn và Ngô Quyền?
- Kiều Công Tiễn :
+ Là một kẻ tham lam chỉ vì ham danh lợi mà vô ơn khi giết chết Dương Đình Nghệ là chủ tướng cũ của mình
+ Sau khi giết Dương Đình Nghệ, nghe tin Ngô Quyền kéo quân ra bắc liền cầu cứu nhà Nam Hán, chỉ vì lợi ích riêng của bản thân, tham sống sợ chết mà bán nước, "cõng rắn cắn gà nhà" .Cuối cùng bị Ngô quyền giết chết ở thành Đại La
=> Hành động của Kiều Công Tiễn vô cùng thâm độc và nhục nhã khi cầu cứu nhà Nam Hán là kẻ thù của mình
- Ngô Quyền:
+ Là bậc anh hùng tuấn kiệt, trí dũng song toàn
+ Có công chấm dứt hơn 1000 năm thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, giành lại độc lập dân tộc.
+ Củng cố và xây dựng đất nước, giúp đất nước yên bình và đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, thống nhất sau này.
=> Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền đã mở ra thời địa mới- thời đại đôc lập tự chủ lâu dài của dân tộc ta
Ý nào KHÔNG đúng về nhận xét của Ngô Sĩ Liên về công lao của nhân vật trong đoạn tư liệu?
A. Là vị vua anh hùng tài lược.
B. Chỉ thua Vũ Đế nhà Hán và Thái Tông nhà Đường.
C. Chưa ứng xử nhân ái đối với anh em.
D. Vua có nhiều công lao xây dựng đất nước.
Hãy kể lại trận chiến trên sông Bạch Đằng do Ngô Quyền chỉ huy và nêu ý nghĩa,nguyên nhân vì sao Ngô Quyễn lại đánh quân Nam Hán.
Đánh giá công lao của Ngô Quyền dành cho đất nước.
Theo Phả họ Ngô, Ngô Quyền sinh ngày 12/3 năm Đinh Tỵ (897), mất năm 944, một số tài liệu khác ghi ông sinh năm Mậu Ngọ 898. Ông còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương, người ấp Đường Lâm (nay là xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội).
Ngô Quyền sinh ra trong dòng họ hào trưởng có thế lực. Cha ông là Ngô Mân, từng làm chức Châu mục Đường Lâm, rất được người dân mến phục.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư (ngoại kỷ, quyển 5) mô tả: "Ngô Quyền có dung mạo khác thường, lưng có ba nốt ruồi. Các thầy tướng cho là lạ, rằng có thể làm chủ được một phương. Bởi thế, Ngô Mân mới đặt tên con là Quyền. Khi lớn lên, Ngô Quyền có tướng mạo khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi thong thả như hổ, trí dũng hơn người, sức có thể nâng được vạc”.
Lúc trưởng thành, Ngô Quyền tinh thông võ nghệ, có chí lớn. Ông tham gia xây dựng chính quyền họ Khúc ở Đại La rồi theo Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất, giải phóng thành Đại La năm 931.
Dương Đình Nghệ lên cầm quyền, tự xưng là Tiết độ sứ, đóng tại thành Đại La. Ông phong cho Đinh Công Trứ (cha Đinh Bộ Lĩnh) chức thứ sử Hoan Châu, gả con gái là Dương Thị Như Ngọc cho Ngô Quyền và giao coi giữ Ái châu.
Năm 937, một nha tướng là Kiều Công Tiễn phản chủ, giết Dương Đình Nghệ để cướp quyền. Do soán ngôi bất minh, Kiều Công Tiễn bị dân chúng và các thế lực phản đối kịch liệt.
Dù căm thù kẻ phản chủ giết hại cha vợ mình, Ngô Quyền vẫn kìm nén lòng, tiếp tục củng cố lực lượng và tạo dựng thời cơ trả thù. Lo sợ trước viễn cảnh đen tối, Kiều Công Tiễn dấn thêm một bước sai lầm tệ hại là cầu cứu nhà Nam Hán. Chỉ chờ có vậy, nhà Nam Hán bèn lấy cớ xua quân xuống xâm lược nước ta.
Sau đó, Kiều Công Tiễn bị Ngô Quyền đem quân từ Ái Châu ra Đại La tiêu diệt.
Ý nghĩa :
“ | Lưu Cung tham đất đai của người, muốn mở rộng bờ cõi, đất đai chưa lấy được mà đã hại mất đứa con của mình và hại cả nhân dân, tức như Mạnh Tử nói: "Đem cái mình không yêu mà hại cái mình yêu" vậy chăng? | ” |
— Ngô Sĩ Liên[1] |
“ | Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói là một lần nổi giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi đến, đổi niên hiệu, nhưng chính thống của nước Việt ta, ngõ hầu đã nối lại được. | ” |
— Ngô Sĩ Liên [1] |
“ | Ngô Quyền trong thì giết được nghịch thần, báo thù cho chủ, ngoài thì phá được cường địch, bảo toàn cho nước, thật là một người trung nghĩa lưu danh thiên cổ, mà cũng nhờ có tay Ngô Quyền, nước Nam ta mới cởi được ách Bắc thuộc hơn một nghìn năm, và mở đường cho Đinh, Lê, Lý, Trần, về sau này được tự chủ ở cõi Nam vậy. | ” |
— Việt Nam sử lược, soạn giả Trần Trọng Kim |
Trận thắng lớn ở sông Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử Việt Nam, nó đã giúp chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam.
Chiến thắng Bạch Đằng có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt Nam trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài sau 1117 năm (179 TCN - 938) mới thấy hết ý nghĩa lịch sử vĩ đại của nó.
Hơn thế nữa, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đó, kẻ thù của dân tộc Việt là một đế quốc lớn mạnh bậc nhất ở phương Đông với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang lúc phát triển cao độ, nhất là dưới thời Hán, Đường. Tiếp tục công cuộc bành trướng của Tần Thủy Hoàng, nhà Hán đã chinh phục miền Bắc xứ Triều Tiên chiếm đất đai các bộ lạc dụ mục phía Bắc, mở rộng lãnh thổ về phía Trung Á, xâm lược các nước Hạ Lang, Điền ở Tây Nam. Đầu thế kỷ thứ 7, nhà Tùy bành trướng mạnh về phía Đông, chinh phục Triều Tiên, Lưu Cầu (Đài Loan), Giao Châu, Lâm Ấp, Tây Đồ Quốc..., nhà Đường mở rộng bành trướng về mọi phía, lập thành một đế chế bao la như Đường Thái Tông đã từng tuyên bố: "Ta đã chinh phục được hơn 200 vương quốc, dẹp yên bốn bề, bọn Di Man ở cõi xa cũng lần lượt về quy phục" (theo Đường thư).
Từ đầu công nguyên, dân số của đế chế Hán đã lên đến 57 triệu người. Thời gian đó, dân số của Việt Nam chỉ độ một triệu. Sau khi chiếm được Việt Nam, mưu đồ của nhà Hán không phải chỉ dừng lại ở chỗ thủ tiêu chủ quyền quốc gia, bóc lột nhân dân, vơ vét của cả, mà còn tiến tới đồng hóa vĩnh viễn dân tộc Việt, sát nhập đất đai vào Trung Quốc. Chính sách đồng hóa là một đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, đã được thực hiện từ thời Hán và đẩy mạnh tới nhà Đường. Trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đây là một trong những thời kỳ vận mạng dân tộc trải qua một thử thách cực kỳ hiểm nghèo.
Ngô Quyền - người anh hùng của chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng năm 938 - trở thành vị vua có "công tái tạo, vua của các vua" theo như nhận định của Đại Việt Sử ký Toàn thư.[1] Ông xứng đáng với danh hiệu là "vị tổ trung hưng" của dân tộc như nhà yêu nước Phan Bội Châu lần đầu tiên đã nêu lên trong Việt Nam quốc sử khảo.
Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các nhà Lý, Trần, Lê.
Nhà sử học Ngô Thì Sĩ đánh giá:
“ | Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần sau này còn nhờ vào uy danh lẫm liệt ấy để lại. Trận Bạch Đằng vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lừng ở một thời bấy giờ mà thôi đâu | ” |
— Việt sử tiêu án - Ngô Thì Sĩ |
Còn theo vua Dực Tông nhà Nguyễn
“ | Ngô Quyền gặp được ngụy triều Nam Hán là một nước nhỏ, Hoằng Tháo là thằng hèn kém, nên mới có được trận thắng trên sông Bạch Đằng. Đó là một việc may, có gì đáng khen. Nếu gặp phải tay Trần Bá Tiên, mà bảo rằng Ngô Quyền không phải theo gót Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương, thì ít có lắm! nguyên nhân : - vì muốn mở rộng bờ cõi xuống phía nam nhằm đặt ách cai trị nhân dân ta Công lao của Ngô Quyền đối với đất nước ta: - Đánh tan âm mưu xâm lược của quân Nam Hán - Kết thúc hơn 1000 Bắc thuộc - Đặt nền móng cho việc xây dựng chính quyền độc lập -Giành lại quyền độc lập cho nước nhà - Nếu cao tinh thần đấu tranh bất khuất, quật cường của nhân dân ta ~ Chúc bạn học tốt! ~ |
Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.
Vua Nam Hán đang cầm quân tiếp ứng đóng ở biên giới mà không kịp trở tay đối phó. Nghe tin Hoằng Tháo tử trận, Nghiễm kinh hoàng, đành "thương khóc thu nhặt quân còn lại mà rút lui.Từ đó nhà Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược Tĩnh Hải quân. Lưu Cung cũng than rằng cái tên "Cung" của ông là xấu
Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa
Ý nghĩa : + Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán. + Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.
em hãy nhận xét và đánh giá công lao của ngô quyeenftrong buooit dầu độc lập? và em hãy rút ra bài học
Em hãy nêu nhận xét về mối quan hệ giữu công cụ lao động và sự phát triển của xã hội ?
công cụ lao động càng tốt,năng xuất càng cao=>xã hội phân chia giàu nghèo