Giới thiệu một đồ dùng học tập hoặc trong sinh hoạt
Lưu ý:ko lấy trên mạng
Viết càng dài càng tốt
Giới thiệu về đồ dùng học tập hoặc trong sinh hoạt
Giới thiệu về cây bút bi
Mở bài: Giới thiệu đồ dùng học tập quan trọng của học sinh là bút bi
Thân bài:
- Nêu nguồn gốc
+ Từ xa xưa người ta dùng bút lông để viết, để vẽ. Bút này bất tiện vì thường xuyên phải chấm mực, mài mực, viết xong phải rửa bút.
+ Năm 1938, phóng viên người Hunggary là Laszlo Biro cùng người anh trai của mình sáng tạo ra chiếc bút bi đầu tiên trên thế giới.
- Nêu cấu tạo:
+ Vỏ bút: Được làm bằng nhiều chất liệu như nhựa, kim loại tùy theo hãng sản xuất. Bộ phận vỏ bao bên ngoài để chứa các bộ phận bên trong như ruột bút, lò xo.
+ Bộ phận điều chỉnh bút: Một đầu bấm đối diện với đầu ngòi bút. Bộ phận này liên kết với lò xo bên trong để điều chỉnh ngòi. Nếu dùng bút bi có nắp đậy thì không có bộ phận này.
+ Ruột bút: Được làm bằng nhựa cứng, bên trong chứa mực- ống mực. Đầu bút viết có viên bi sắt nhỏ mạ crom hoặc niken, với kích thước viên bi khoảng 0, 38 mm- 0,7 mm chuyển động xoay tròn đẩy mực từ ruột bút ra.
+ Bút bi thay đổi kiểu dáng, hình dạng, màu mực cũng ngày càng đa dạng: có nhiều loại mực như mực nước, nhũ, mực dạ quang. Kiểu dáng ngày càng bắt mắt hơn, an toàn với môi trường.
- Nêu công dụng:
+ Bút bi tiện dụng và quan trọng trong môi trường học tập của học trò. Ngoài ra bút bi còn là vật dụng tiện dụng trong đời sống, công việc của con người.
- Cách bảo quản:
Ngòi bút quan trọng, dễ bị méo bi nên khi sử dụng xong nên bấm tắt bút cho ngòi thụt vào, hoặc đậy nắp để tránh làm hỏng bi và dây mực.
Tránh việc để bút rơi xuống đất, tránh xa nơi có nhiệt độ cao vì những tác nhân này có thể làm méo mó hình dạng bút.
Kết bài: Bút bi có vai trò quan trọng không thể thiếu được trong số đồ dùng học tập của học sinh
Viết 1 bài văn tả ng thân trong gia đình(mẹ thì càng tốt nha),mở bài bằng các câu ca dao,tục ngữ về ng mk định tả thì càng ok
* Lưu ý:ko coppy trên mạng
Bài làm
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”
Hai câu thơ trên quả không sai một chút nào. Trong gia đình, người mà tôi yêu nhất và kính trọng nhất chính là mẹ.
Mẹ tôi năm nay đã gần năm mươi tuổi, cái tuổi của một thời xuân sắc đã trôi qua. Mẹ có dáng người gầy nhỏ và nước da nâu vì sương gió. Mẹ tôi không có làn da trắng hồng và đôi bàn tay thon dài với những ngón tay tháp bút. Đôi bàn tay của mẹ xương xương với những ngón tay chai sạn và gầy guộc vì nhiều năm cầm cuốc. Vậy mà khi đôi bàn tay ấy dịu dàng vuốt ve gò má tôi hay xoa nhẹ mái tóc tôi, tôi lại cảm thấy bình yên đến lạ, bởi vì nó truyền cho tôi cảm nhận được hơi ấm của tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp.
Mẹ tôi có mái tóc đen đã điểm bạc dù tuổi chưa đến năm mươi, có lẽ là vì sự vất vả mà mẹ tôi đã già trước tuổi. Mẹ tôi có đôi mắt biết nói, đôi mắt ấy tràn ngập tình yêu thương vô bờ bến mà mẹ dành cho những đứa con yêu của mẹ. Mẹ tôi là một người phụ nữ cần cù và chăm chỉ, dịu dàng và tâm lí, bởi mẹ luôn biết cách quản lí và quán xuyến mọi việc trong gia đình, biết cách thể hiện tình yêu và sự quan tâm cho cả ba anh em chúng tôi.
Có lẽ thứ mà tôi nhớ nhất chính là nụ cười và giọng nói của mẹ. Những lúc mẹ cười trông mẹ trẻ ra nhiều lắm, trông tươi vui và hạnh phúc vô cùng. Còn giọng nói của mẹ tôi, nó trầm ấm và vô cùng dịu dàng. Tôi còn nhớ rõ lúc mẹ kể chuyện cho chúng tôi nghe, giọng nói của mẹ như nhẹ nhàng êm dịu như dòng nước đưa chúng tôi vào giấc ngủ. và chẳng biết từ bao giờ giờ giọng nói ấy đã khắc sâu vào trong tâm trí chúng tôi nhẹ nhàng mà mãnh liệt như những đóa hoa dại không tên.
Tôi yêu mẹ tôi nhiều lắm, yêu bằng cả tâm hồn và trái tim của một đứa con thấu hiểu nỗi vất vả của mẹ nó. Tôi chỉ mong mẹ luôn vui tươi và hạnh phúc bên gia đình nhỏ của mình.
# Chúc bạn học tốt #
bn ơi,cảm ơn bn nhwg mak phần mở đoạn dẫn vào trong gia đình bn iu quý ai nhất mk thấy ns bị cụt ngủn bn ạ
Trong học tập và sinh hoạt , ai cũng đều có những người bạn thân . Chắc em cũng vậy , hãy viết một bài văn tả hình dáng , tính tình của một người bạn thân nhất
Các bạn ko chép trên mạng và trong văn mẫu nha!
càng ngắn càng tốt nhưng đừng ngắn quá nha!!!!
Bài làm
Năm tháng trôi đi, chỉ còn thời gian thước đo tình cảm bạn bè. Có lẽ, Anh Thư là người bạn thân nhất của em từ suốt lớp 1.
Anh Thư có khuôn mặt hình trái xoan trông thật dễ thương. Đôi mắt tròn xoe và long lanh khiến mỗi khi cười là đôi mát cười trước. Cái mũi cao. Môi hồng hồng như được phủ một lớp son. Anh Thư có nước da ngăm ngăm đen. Mái tóc óng ả chắc hẳn là ngày nào bạn cũng chăm sóc tóc. Vào giờ ra chơi, chỗ nào đông bạn vui đùa là ở đó có Anh Thư. Bạn thường chỉ các bạn chơi trò chơi mới hoặc diễn hài làm cả đám cười rộ lên. Thế nhưng, trong giờ học bạn lại rất nghiêm túc, chăm chú nghe thầy giảng bài. Nếu có bạn nào chưa tốt thì Anh Thư sẽ giúp đỡ để làm bạn học tốt hơn. Anh Thư là người vui vẻ, dễ kết bạn. Năm ngoái, có bạn mới chuyển về lớp em được ngồi kế Anh Thư. Tuy nhiên, hai bạn trò chuyện một lúc thì hai bạn kết bạn với nhau.
Năm nay đã là năm cuối cấp của Tiểu học. Nhưng tính tình của Anh Thư lại rất giống với trẻ con. Em mong Anh Thư và em có thể làm bạn mãi mãi. Em rất mong khi lên lớp 6 tụi em vẫn sẽ học chung với nhau và có thể giữ kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò mãi mãi. Em rất mến Anh Thư.
Co thoi gian len mang sao khong co thoi gian hoc bai ha em. Sao khong lam ma di hoi con ra dieu kien nua
Bài làm
Năm tháng trôi đi, chỉ còn thời gian thước đo tình cảm bạn bè. Có lẽ, Anh Thư là người bạn thân nhất của em từ suốt lớp 1.
Anh Thư có khuôn mặt hình trái xoan trông thật dễ thương. Đôi mắt tròn xoe và long lanh khiến mỗi khi cười là đôi mát cười trước. Cái mũi cao. Môi hồng hồng như được phủ một lớp son. Anh Thư có nước da ngăm ngăm đen. Mái tóc óng ả chắc hẳn là ngày nào bạn cũng chăm sóc tóc. Vào giờ ra chơi, chỗ nào đông bạn vui đùa là ở đó có Anh Thư. Bạn thường chỉ các bạn chơi trò chơi mới hoặc diễn hài làm cả đám cười rộ lên. Thế nhưng, trong giờ học bạn lại rất nghiêm túc, chăm chú nghe thầy giảng bài. Nếu có bạn nào chưa tốt thì Anh Thư sẽ giúp đỡ để làm bạn học tốt hơn. Anh Thư là người vui vẻ, dễ kết bạn. Năm ngoái, có bạn mới chuyển về lớp em được ngồi kế Anh Thư. Tuy nhiên, hai bạn trò chuyện một lúc thì hai bạn kết bạn với nhau.
Năm nay đã là năm cuối cấp của Tiểu học. Nhưng tính tình của Anh Thư lại rất giống với trẻ con. Em mong Anh Thư và em có thể làm bạn mãi mãi. Em rất mong khi lên lớp 6 tụi em vẫn sẽ học chung với nhau và có thể giữ kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò mãi mãi. Em rất mến Anh Thư.
hãy viết một đoạn văn miêu tả đồ dùng học tập của em trong đó có sử dụng phép nhân hóa.
Nhớ đừng chép mạng nhé!
Càng nhanh càng tốt.
Đề bài: Tả cái cặp sách của emBài làmMỗi đồ vật đều có một công dụng và hữu ích riêng. Em bútchì giúp em chữa bài tập sai. Anh bút mực giúp em viết nhữngdòng chữ nắn nót. Giúp em đựng hết sách vở thật gọn gàng là chịcắp sách.Chiếc cặp của em được làm bằng vải cứng pha nilông. Dángcặp như một hình chữ nhật nằm, rộng gần bằng hai quyển sáchgiáo khoa ghép lại. Chiếc cặp trông thật bắt mắt khi khoác lênmình bộ áo màu hồng pha lẫn với màu trắng. Nổi bật nhất trên nắpcặp là một cô búp bê, tay cầm bông hoa tươi thắm, bên cạnh là chúmèo trông rất đáng yêu.Quai cặp làm bằng vải sợi nilông, bên trong có một cái đệmmút rất êm để em đeo cặp dễ dàng hơn. Giúp em mở được cặp làchiếc khóa cặp. Khóa cặp làm bằng sắt có mạ một lớp nhôm bênngoài rất chắc chắn. Mỗi khi cần mở cặp chỉ cần ấn nhẹ vào haibên.Mở chiếc cặp ra em thấy cặp có tới năm ngăn. Có hai ngăn tovà hai ngăn nhỏ. Ngăn to đầu tiên em để sách giáo khoa. Ngăn tothứ hai em đựng vở và hộp bút. Ngăn nhỏ bên trong có ngăn khóakéo trông thật bí mật nằm gọn gàng trong hai ngăn to thì em đựngmột ít giấy kiểm tra và giấy vẽ. Hai ngăn nhỏ bên ngoài trông như
hai chiếc tai xinh xinh thì một ngăn em để ô, còn một ngăn emđựng nước uống.Trước đây, bây giờ, và sau này, chiếc cặp sẽ mãi lưu giữ choem những ấn tượng, những kỷ niệm vui buồn ở thời Tiểu học này.Chiếc cặp sẽ mãi là người bạn đồng hành thân thiết giúp em đinhững bước đi đầu tiên
Vào đầu năm học, mẹ mua cho mình đầy đủ các đồ dùng học tập, trong đó có một cái bút chì đen mà mình rất quý nó.Chiếc bút chì của mình dài độ một gang tay người lớn, to hơn chiếc đũa ăn cơm một tí. Bên ngoài, nó được bọc một lớp sơn màu vàng tươi như hoa mướp. Hàng chữ màu sám bạc nổi bật trên nền vàng, trông lóa cả mắt. Mình không biết người ta viết chữ gì lên đó. Nghe mẹ mình bảo: “Cái bút chì này là hàng ngoại nhập đây, con ạ!”. Có lẽ vậy nên mình không đọc được hết hàng chữ. Chỉ biết được một số chữ cái, trong đó cổ hai chữ mà mẹ mình giải thích là kí hiệu về độ mềm, độ cứng của từng loại bút chì. Chiếc bút chì của mình thuộc loại mềm. Mình thích nhất là một đầu có núm tròn tròn màu hồng nhạt dùng để tẩy xóa mỗi khi vẽ, viết sai.Cái bút chì đã trở thành người bạn thân yêu của mình từ bao giờ, mình không biết nữa. Nó luôn ở cạnh minh mỗi khi học và làm bài. Cái bút nhỏ nhỏ xinh xinh như chiếc bút chì kì diệu trong truyện cổ tích mà mình đã được học, sẽ cùng mình vẽ nên những bức họa chân dung của bố mình, mẹ mình, chị gái mình và các chú bộ đội ngày đêm canh gác biển trời đất nước thân yêu, cùng với những cảnh vật quen thuộc mà mình gặp hằng ngày như: con đường, dòng sông, làng mạc… Bút chì cũng sẽ giúp mình tìm ra những bài toán tìm x tìm y hay cùng minh sáng tạo nên những vần thơ bay bổng ca ngợi cuộc sông thanh bình và tuổi thơ êm dịu của chúng ta hôm nay. Nhiều và nhiều lắm!Chiếc bút chì đen của mình là vậy đó nhỏ nhỏ xinh xinh và rất đỗi diệu kì.
Kỉ niệm về những giờ phút đầu có chiếc cặp in đậm mãi trong em. Đó là ngày tựu trường năm học mới. Chiếc cặp mà bố em gửi bằng đường bưu điện từ Thành phố Hồ Chí Minh về cho em đúng vào dịp khai trường. Chao ôi! Một chiếc cặp mà em hằng ao ước bấy lâu nay.Đó là một chiếc cặp giả da màu đen huyền như màu tóc của thiếu nữ đang độ thanh xuân. Chiếc cặp to bằng cuốn sổ ghi điểm của cô em. Nó vừa có quai đeo vào hai vai, lại vừa có cả quai xách như của Loan của Phượng ngồi cạnh em. Mặt cặp không trơn bóng như bao chiếc cặp làm bằng vải mủ mà nó nham nhám hình ngói lợp. Phía trước mặt cặp là một ngăn làm bằng tấm mi ca trong có dây kéo. Ngăn này em dùng để tấm vải mưa. Bên ngoài cặp là bức tranh lụa in hình cầu Tràng Tiền bắc qua sông Hương. Trên cầu, vài cô nữ sinh áo trắng với chiếc nón bài thơ đang lững thững qua cầu. Xung quanh cặp được viền bằng một đường chỉ khâu màu hồng nhạt vừa có tác dụng làm cho các mép cặp chắc cứng vừa tạo ra một đường nét trang trí sắc sảo. Phía giữa hai quai cặp là một dây kéo nối hai mặt cặp lại với nhau. Mỗi lần mở cặp, em chỉ việc cầm núm khóa kéo một đường thì hai mặt cặp mở ra, đồng thời nó phát ra một âm thanh là lạ như âm thanh của tiếng lụa xé. Phía trong có hai ngăn được lót bằng thứ vải mỏng như vải dù màu nâu sẫm. Ngăn lớn em đựng sách giáo khoa và các quyển vở học trong ngày. Còn ngăn kia, em đựng các đồ dùng học tập và bọc giấy kiểm tra được in sẵn. Tất cả đều được xếp gọn gàng, ngăn nắp, thứ tự chẳng bao giờ bị mất mát, hư hỏng như trước đây đựng vào cái túi vải.Vậy là ngay từ đầu năm học lớp Bốn này, em đã có một chiếc cặp sách mới như của Loan, của Phượng rồi! Chiếc cặp mới sẽ cùng em dự ngày vui của ngày hội khai trường.
Tập làm văn :
Tả về chiếc cặp của em
Lưu ý : không chép trên mạng,văn viết càng dài càng tốt !
Năm học mới đã đến rồi, lòng em cứ xốn xang chờ đợi ngày tựu trường. Hai tháng hè xa bạn bè, thầy cô em nhớ lắm!
Sáng nay, em dậy thật sớm sửa soạn sách vở, đồ dùng học tập, cẩn thận bỏ các thứ vào chiếc cặp mà mẹ đã mua cho em tại hiệu sách Minh Trí ở cố đô Huế trong dịp mẹ đi học ở ngoài ấy. Chiếc cặp chưa lần nào đến lớp nhưng đã trở thành người bạn thân thiết của em từ lâu rồi. Hôm cầm chiếc cặp trong tay, em thầm cám ơn mẹ đã lo lắng chu toàn cho đứa con gái út của mẹ trước lúc vào lớp Bốn.
Mẹ đã chọn chiếc cặp thật hợp với sở thích của em, vừa vặn và xinh xắn. Nó được làm bằng chất liệu ni lông tổng hợp, màu xanh rêu, sợi tơ óng ánh như pha kim tuyến. Sờ vào, ai cũng cảm giác mát lạnh và mềm mềm như làn da của một đứa trẻ ba tuổi. Có lẽ chiếc cặp to bằng sổ ghi điểm của cô giáo, không cồng kềnh như cặp của bạn Thúy ngồi cạnh em. Phía trên là một quai xách được bện bằng sợi ni lông bền và rất chắc. Đằng sau có hai quai đeo được mắc vào những cái khóa sắt xi sáng loáng, dùng để điều chỉnh cho vừa quai đeo. Phía trước mặt có một bức tranh màu, vẽ hình một chú ếch đang ngôi trên lá sen du ngoạn ở trong đầm. Xung quanh là những đóa hoa sen hồng đang xòe cánh đón sắc nắng vàng mùa hạ. Bức tranh được lồng vào trong một ngăn bằng giấy mê ca mỏng, có khóa kéo đi, kéo lại. Ngăn này em dùng đựng tấm áo mưa.
Muốn mở cặp, em chỉ cần bấm nhẹ vào hai chiếc khóa ở nắp cặp, nó tự động mở ra nhờ một bộ phận quan trọng làm băng hệ thống lò xo, gắn giấu vào phía trong nắp cặp. Cặp có hai ngăn chủ yếu. Ngăn lớn, em dùng để những quyển sách vở trong buổi học. Còn ngăn kia nhỏ hơn, em để các đồ dùng học tập như: bảng con, tập giấy kiểm tra và hộp đựng bút cùng một số vật dụng khác. Thấy chiếc cặp của em vừa xinh, vừa gọn nhẹ lại tiện lợi nữa nên bạn nào cũng hỏi mua ở cửa hàng nào để về xin bố mẹ mua cho. Em cũng nói thật với các bạn là ở đây không có.
Mải nghĩ về chiếc cặp mà suýt nữa trễ giờ đi học, em khoác vội chiếc cặp vào vai rồi chào bố và chị Hai rảo bước đến trường trong lòng rộn lên một niềm vui khó tả.
Kỉ niệm về chiếc cặp mà em đựng sách vở đi học luôn mãi mãi ở trong tâm trí em. Đã một năm trôi qua rồi, thế mà mỗi lần nghĩ đến em vẫn còn cảm thấy nôn nao, bồn chồn đến lạ.
Hồi ấy, em đang còn sử dụng chiếc cặp của chị Hai lúc, chị học ở tiểu học. Chiếc cặp vẫn còn sử dụng tốt, chỉ nứt một số đường may ở trong các ngăn cặp và miệng cặp. Sách vở và đồ dùng học tập thường bỏ lẫn với nhau vì chỉ còn lại có một ngăn. Nhưng không phải vì thế mà em buồn. Trái lại em rất quý và rất yêu chiếc cặp vì nó là vật kỉ niệm của chị em. Chị Hai bây giờ là sinh viên năm thứ nhất khoa Quản trị Kinh doanh rồi. Em muốn nâng niu vật kỉ niệm ấy bên mình như thầm hứa với chị Hai sẽ noi theo gương chị. Do vậy mà em không đòi hỏi bố phải mua cặp mới cho em. Nhưng rồi vào một buổi học cuối học kỳ II năm lớp Ba, tan học, mưa tầm tã, sách vở và đồ dùng học tập ngày hôm ấy lại khá nặng. Tất cả đều dồn vào cặp. Nước mưa thấm vào làm đường chỉ khâu dưới đáy cặp bị bung ra. Và thế là bao nhiêu sách vở, đồ dùng học tập rơi xuống mặt đường. Em nhặt sách vở và đồ dùng học tập lên gói chung vào tấm ni lông tất tả chạy về nhà. Thấy em ôm chồng sách vở trên tay, vai đeo chiếc cặp không, bố hỏi: "Sao con không bỏ vào cặp?". Em vừa cởi quai đeo vừa nói với bố: "Cặp hỏng rồi bố ạ!". Bố nhìn em, nhìn chiếc cặp đã thủng đáy, rồi quay sang âu yếm nói: "Đừng buồn nghe con! Bố bận công chuyện quá không để ý đến chiếc cặp của con. Mẹ con lại đi học xa, chắc cũng không biết chuyện này, thông cảm cho bố mẹ. Chiều nay, bố đưa con ra chợ nhà lồng thị xã, mua chiếc khác". Thế là em đành phải từ biệt chiếc cặp, để nó lên giá sách như lưu giữ lại một vật kỉ niệm của chị mình.
Chiếc cặp mà em có trong tay bây giờ là một chiếc cặp tuyệt đẹp!
Có lẽ nó đẹp thuộc loại nhất, nhì trong lớp, bởi nó vừa mới lại vừa tốt, kiểu cặp trông rất xinh và rất tiện lợi. Chất liệu chiếc cặp được may bằng vải ni lông tông hợp màu xanh lá cây. Chiều dài độ ba mươi lăm xen-ti-mét, chiều rộng chừng hai mươi lăm xen-ti-mét. Phía trên có quai xách. Đằng sau có hai quai đeo làm bằng chỉ dù to bản, vừa chắc lại vừa êm vai. Phía trước cặp có hai khóa móc láng bóng được mạ kền. Chỉ cần bấm nhẹ vào hai cái nút nhô lên như hai đầu đũa, móc bật ra là em có thể mở cặp một cách nhanh chóng, thuận tiện. Phía trong nắp cặp là một đường dây kéo tạo thành một cánh cửa đóng kín ba ngăn cặp. Nắp cặp được làm bằng một miếng mê ca mỏng và được trang trí bằng một tấm hình chụp vị thuyền trưởng Sinbad trong bộ phim "Cuộc phiêu lưu của Sinbad" làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc cặp.
Chiếc cặp được cấu tạo ba ngăn. Ngăn giữa rộng hơn, em dùng để toàn bộ sách vở trong buổi học. Còn hai ngăn kia dùng để đồ dùng học tập và tấm vải mưa. Thật là tiện lợi. Đã gần một năm rồi mà chiếc cặp vẫn còn y như mới mua tuần trước. Đi học về, bao giờ em cũng dùng một miếng vải mỏng lau sạch bụi bặm hoặc nước mưa rồi mới để vào góc học tập của mình.
Chiếc cặp đã trở thành người bạn thân thiết của em từ dạo đó. Và bây giờ, ngày ngày cặp lại cùng em tung tăng đến trường, rồi lại cùng em trở về nhà trong niềm vui vì những điểm mười mà em đạt được.
Tập làm văn
Đề bài : hãy tả về chiếc trống trường của em
Lưu ý : các bạn nếu viết càng dài càng tốt,ngắn cũng được nhưng không chép trên mạng !
"Tùng... tùng... tùng" âm thanh rộn rả của tiếng trống phát ra từ đâu đó đã gợi em nhớ đến hình ảnh của cái trống trường em. Nó được đặt trên cái giá gỗ vững chắc, bên hành lang của văn phòng nhà trường.
Đó là một chiếc trống lớn, to gần bằng chiếc lu đựng nước, sơn màu đỏ thắm. Hai mặt trống được làm bằng da trâu, dày và nhẵn bóng, căng rất phẳng phiu. Viền xung quanh mặt trống là một hàng chốt đinh rất chắc chắn. Tang trống là những thanh gỗ mỏng cong, ghép khít và dính chặt với nhau bằng một lớp keo rán chắc. Ngang lưng trống có thắt hai cái đai bằng mây bện, có quang dầu cẩn thận, trông rất oai vệ. Cây dùi dài cỡ bốn tấc, hình tròn, bằng gỗ được đặt ở bên cạnh trống.
Tiếng trống thật oai nghiêm. Nó có sức mạnh thúc giục chúng em nhanh chân đến lớp. Giờ chơi, tiếng trống như rộn rã reo vui, nó mời gọi chúng em ra sân nô đùa thỏa thích, nó như nhắc nhở chúng em tham gia tập thể dục nhịp nhàng. Đến giờ tan học, tiếng trống ngân vang một điệu khác, giòn hơn, hấp dẫn hơn.
Mỗi khi nghe tiếng trống, ai nấy đểu trở nên nghiêm trang. Tiếng trống ấy có lúc như âm vang tiếng trống trận oai hùng của cha ông thuở nào, có lúc lại tưng bừng, rộn rã như tiếng trống hội mùa, giỗ tổ nơi làng quê. Tiếng trống như nhắc nhở thầy trò dạy tốt, học tốt. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào năm học mới. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào mùa hè vui chơi thoải mái.
Suốt những năm học, bác trống luôn là người bạn thân thiết của chúng em. Hè đã đến, xin tạm chia tay với bác trống thân yêu. Mấy tháng hè, chắc bác rất buồn bã vì phải nằm im trên giá, ngắm nhìn sân trường vắng lặng với những xác phượng đỏ rơi trên thảm cỏ xanh. Khi còn đang học thì chỉ mong hè đến, nhưng hè tới, mới nghỉ vài ba bữa, chúng em lại mong chóng đến ngày được gặp bác trống, nghe cái giọng trầm ấm quen thuộc của bác và gặp lại đông đủ thầy bạn, vui biết bao nhiêu.
"Tùng... tùng... tùng" âm thanh rộn rả của tiếng trống phát ra từ đâu đó đã gợi em nhớ đến hình ảnh của cái trống trường em. Nó được đặt trên cái giá gỗ vững chắc, bên hành lang của văn phòng nhà trường.
Đó là một chiếc trống lớn, to gần bằng chiếc lu đựng nước, sơn màu đỏ thắm. Hai mặt trống được làm bằng da trâu, dày và nhẵn bóng, căng rất phẳng phiu. Viền xung quanh mặt trống là một hàng chốt đinh rất chắc chắn. Tang trống là những thanh gỗ mỏng cong, ghép khít và dính chặt với nhau bằng một lớp keo rán chắc. Ngang lưng trống có thắt hai cái đai bằng mây bện, có quang dầu cẩn thận, trông rất oai vệ. Cây dùi dài cỡ bốn tấc, hình tròn, bằng gỗ được đặt ở bên cạnh trống.
Tiếng trống thật oai nghiêm. Nó có sức mạnh thúc giục chúng em nhanh chân đến lớp. Giờ chơi, tiếng trống như rộn rã reo vui, nó mời gọi chúng em ra sân nô đùa thỏa thích, nó như nhắc nhở chúng em tham gia tập thể dục nhịp nhàng. Đến giờ tan học, tiếng trống ngân vang một điệu khác, giòn hơn, hấp dẫn hơn.
Mỗi khi nghe tiếng trống, ai nấy đểu trở nên nghiêm trang. Tiếng trống ấy có lúc như âm vang tiếng trống trận oai hùng của cha ông thuở nào, có lúc lại tưng bừng, rộn rã như tiếng trống hội mùa, giỗ tổ nơi làng quê. Tiếng trống như nhắc nhở thầy trò dạy tốt, học tốt. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào năm học mới. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào mùa hè vui chơi thoải mái.
Suốt những năm học, bác trống luôn là người bạn thân thiết của chúng em. Hè đã đến, xin tạm chia tay với bác trống thân yêu. Mấy tháng hè, chắc bác rất buồn bã vì phải nằm im trên giá, ngắm nhìn sân trường vắng lặng với những xác phượng đỏ rơi trên thảm cỏ xanh. Khi còn đang học thì chỉ mong hè đến, nhưng hè tới, mới nghỉ vài ba bữa, chúng em lại mong chóng đến ngày được gặp bác trống, nghe cái giọng trầm ấm quen thuộc của bác và gặp lại đông đủ thầy bạn, vui biết bao nhiêu.
Là học sinh, chắc hẳn là không ai còn xa lại cái trống trường. Em cũng vậy, từ khi học lớp một đến giờ, em đã biết rất rõ về cái trống trường. Nó gần như là biểu tượng, hình ảnh của trường học.
Cái trống có mặt ở trường của em không biết đã bao nhiêu năm rồi, bác bảo vệ nói nó cũng phải ít nhất là mười hai năm vậy mà nó vẫn còn rất tốt. Trống cao gần bằng cậu học sinh lớp bốn. Thân tròn to và được đặt trên một chiếc kệ gỗ. Ba đứa học sinh nhỏ ôm mới đủ để ôm vòng quanh trống. Hai bề mặt trống là hai lớp da trâu hoặc da bò dày, nhẵn thín màu vàng ngà hơi cũ. Mặt trống nhìn tựa như bề mặt nổi tráng bánh cuốn.
Bao quanh mặt trống là hai thanh gỗ dẹp mỏng, sơn viền đỏ vàng, được đóng đinh tre gắn liền với thân trống. Thân trống được ghép những mảnh gỗ chắc chắn, sơn màu đỏ thắm, phình to ở giữa. Chỗ ấy được gọi là bụng trống. Bao quanh bụng trống là một vành đai do hai cây mây bện xoắn vào nhau lớn bằng hai ngón tay cái. Nhìn từ xa trống như được mang chiếc thắt lưng giản dị, dân dã.
Thường lệ, trước giờ vào học, bác bảo vệ cần chiếc dùi trống bằng gỗ dài khoảng cả cánh tay em để nện lên mặt trống. Lúc đầu, bác đánh chậm, nhỏ càng về sau nhịp tay bác càng nhanh, càng mạnh và dồn dập. Ấy là lúc trống run lên và phát ra không trung những âm thanh kì lạ: "tùng! tùng! tùng!” Trống trường chỉ vang lên vào những giờ phút đáng ghi nhớ: bước vào đầu năm học mới, bắt đầu mỗi tiết học, giờ nghỉ giải lao, giờ ra chơi và cả lúc bế giảng.
Những lúc đi học trễ, nghe tiếng trống trường dồn dập, em rảo bước nhanh hơn. Có khi đang bí bài, nghe tiếng trống báo hết giờ, em mừng hả hê. Ngược lại, đôi khi đang vui đùa cùng các bạn ở sân trường, trống lại vang lên báo giờ học, ai cũng tiếc rẻ. Một lần hè đến, nghe trống trường báo hiệu bế giảng năm học, lòng chúng em lại xao xuyến bâng khuâng, buồn vui lẫn lộn.
Trống trường thực sự là bạn đồng hành của đời học sinh chúng em. Mai đây, chúng em lớn lên, có đi bất cứ nới đâu trên đất nước song mãi mãi tiếng trống trường vẫn bập bùng lên bao kỉ niệm.
Ghi lại dưới dạng văn xuooinhuwngx việc làm tốt của Liên Đội , Chi Đội , thiếu nhi trong học tập , lao động , rèn luyện đạo đức , tham gia hoạt động xã hội . Nhưng kể ra một việc lưu ý nhất là việc được nếu chính trong bài ( nhớ viết thành bài văn nhé , viết dài giúp mình , càng dài càng tốt )
Nhanh nha các bạn , mk cần gấp để viết SỔ VÀNG
Mở bài: giới thiệu chung về các hoạt động của chi đội.
Thân bài:
+ Thành tích của liên đội và chi đội đã đạt được ( trong tháng 8,9,10, chi đội đã thực hiện, hoàn thành tốt các nhiệm vụ về học tập, lao động tốt luôn mang lại những thành tích xuất sắc cho liên đội, và chi đội..................)
+Trong học tập ( học sinh tốt chiếm bao nhiêu %, học sinh yếu chiếm bao nhiêu % hoặc không có. Một số bạn có thành tích học tập cao ví dụ,...................)
+ Về rèn luyện đạo đức 100% học sinh đạt tiêu chí, không ai là không đạt
+ Về tham gia các hoạt động xã hội ( cái này tùy thuộc vào nơi em sinh sống nhé! , quy định,....)
+ Một số bạn đã giành những giải thưởng cao cho chi đội, liên đội.
+ Sự cố gắng của các bạn được công nhận
Kết bài:
+ Lời hứa của bản thân và toàn thể các chi tội, liên đội tiếp tục cố gắng,......
oOo nàng công chúa dễ thương oOo?
Sao chj luk thì gửi ngữ văn 6, 7, 8? cj lớp 7 mà
Viết bài văn thuyết minh về 1 trò chơi/ đồ chơi quen thuộc
viết giùm mik nha! đăc biệt ko lấy trên mạng! càng ngắn càng tốt
viết đoạn văn: trình bày suy nghĩ về vấn đề "lòng tự trọng" của con người trong cuộc sống (càng dài càng tốt nha)
*mong các bạn kh lấy trên mạng nhaa