Hãy kể lại câu chuyện " Cây khế " bằng ngôi kể thứ 3.
Hãy kể lại câu chuyện cây khế vàng bằng Tiếng anh
Once upon a time, there were two brothers who died early. When my brother married, he did not want to live with me again, so decided to divide the fortune. The greedy family occupied the house, the garden, the cows and buffalos of the parents, leaving only a small hut and a garden, including a sweet potato. The children do not complain, day care for the trees and plowing rent, hoe feeding.
In that year, the tree in the garden of his sister suddenly strange results, branches are all fruit, sweet fruit, yellow hair. He looked at the tree that heart warmly embrace the idea of selling the money for rice.
One day, there was a bird from Phoenix flying to eat slaughtering. Seeing that, the younger man put on a bird stalk and said. "Hey birds! I only have one car, and I have been hard to care to pick fruit. Now if the birds eat all I have nothing to sell to buy rice. So if the bird wants to eat bring something worthwhile.
Birds just eat and reply: "Eat a fruit, return the gold bag to three bags, carry that." The children heard birds say so, also for birds to eat. A few days later, birds came to eat. Eat bird finished to tell his brother to get three bags of gold to get. The younger brother ran into the house and took a bag of three cast iron ready to climb on the back of the bird.
Birds fly forever, flying through the high mountains, across the vast ocean and landed on an island full of gold, jewelry. My brother went all over the island watching the delight and took the gold bag filled with three gangs. The Phoenix asked for more, the brother did not take. Finished, the brother climbed up his bird back home.
An investigation wine manga slot
From then on, the younger brother became rich, his younger brother brought rice, rice, gold and silver to help the poor. He heard that he was rich and went to play and demanded to change his house, his garden with a sweet carp, his brother also agreed to exchange for him. So he moved to his sister. Next year, the tree again wrongly bear fruit, birds Phoenix came to eat. He pretended to weep, the bird said: "Eat a fruit, return the gold bag in three bags, carry it."
He was so happy, urged his wife to bag not 3 cast iron but 12 cast iron to hold more gold. The next day the Phoenix bird took his brother to collect gold. Just arrived, his brother rushed gold grabbed in the bag, also added more gold put in person. Birds try to fly, but the road is far away, so gold is too heavy. Several times the bird told his brother to throw away the light gold but his brother insisted on holding the bag. The Phoenix bird exasperated, and he threw his cock into the sea.
Chúc bạn hok tốt ~
Once upon a time, there were two brothers and sisters who died early. When it was time to divide the fortune, my older brother, the eldest brother, took up all the possessions left by his parents, showing him a small garden with star fruit trees at the end of the garden. The children work hard to earn a living and take care of star fruit trees. By the season, star fruit is fruitless.
Suddenly one day an eagle flew to park on the star fruit tree. It eats one left after another. My brother sadly said to the bird: "Our life is only thanks to star fruit trees. What do the birds eat? ”The eagle immediately said:“ Eat one fruit, pay the gold, make three bags of iron, and take it! ”.
Listening to the instructions, my brother sewed a three-gang bag. The next day, the eagle came to take me to a remote island off the coast. This is an island full of jewels and gold. My brother picked up a bag of three gangs and climbed on the back of the bird home. Since then, the brother has become the richest in the region.
Seeing his brother suddenly become rich, his brother shouted, curious to ask. Loving him, the brother told the whole story to his good brother. The greedy blood surged up, he urged the younger brother to change the star fruit tree to take his entire fortune. My brother agreed.
Day by day, both husband and wife watch under the star fruit tree. Then the eagle came again to eat. The brother pretended to cry poorly with the eagle and was told by the eagle the same words he told his brother before. He went home telling his wife to sew a bag of twelve cast iron. The next morning, the eagle came again and carried him to the golden island. He dazzled in front of gold, silver, jewels, and ivory pearls on the island so he tried to stuff the bag of twelve cast iron. Unsatisfied, he even tried to insert gold into his body and dragged the yellow bag onto the bird's back. The eagle must flap its wings until three times before it can be lifted up. When flying through the vast ocean, suddenly there was a strong wind blowing because it was too heavy to carry, the eagle could not stand the wind, tilted its wings and flung its gold bag and brother into the sea, ending the life of a man greed.
Once upon a time, there was a beautiful girl named Cinderella. She lived with her wicked stepmother and two stepsisters. They treated Cinderella very badly. One day, they were invited for a grand ball in the king’s palace. But Cinderella’s stepmother would not let her go. Cinderella was made to sew new party gowns for her stepmother and stepsisters, and curl their hair. They then went to the ball, leaving Cinderella alone at home. Cinderella felt very sad and began to cry. Suddenly, a fairy godmother appeared and said, “Don’t cry, Cinderella! I will send you to the ball!” But Cinderella was sad. She said, “I don’t have a gown to wear for the ball!” The fairy godmother waved her magic wand and changed Cinderella’s old clothes into a beautiful new gown. Before leaving. the fairy godmother said, “Cinderella, this magic will only last until midnight! You must reach home by then!” When Cinderella entered the palace, everybody was struck by her beauty. The handsome prince also saw her and fell in love with Cinderella. He went to her and asked, “Do you want to dance?” And Cinderella said, “Yes!” The prince danced with her all night and nobody recognized the beautiful dancer. At the last moment, Cinderella remembered her fairy godmother’s words and she rushed to go home.One of her glass slippers came off but Cinderella did not turn back for it. She reached home just as the clock struck twelve. The prince had fallen in love with Cinderella and wanted to find out who the beautiful girl was, but he did not even know her name.The next day, the prince and his servants took the glass slipper and went to all the houses in the kingdom. They wanted to find the lady whose feet would fit in the slipper. All the women in the kingdom tried the slipper but it would not fit any of them. Finally, The slipper fit her perfectly. The prince recognized her from the ball. He married Cinderella and together they lived happily ever after.
Kể lại câu chuyện "cây khế" bằng lời của nhân vật.
Tham khảo
Ngày xửa, ngày xưa trong gia đình nọ có hai anh em mồ cô cha mẹ từ nhỏ, họ sống với nhau hòa thuận cho đến khi người anh lấy vợ.Khi có cuộc sống riêng người anh không còn muốn sống cùng em mình nữa, gọi người em đến và phân chia tài sản.Với tính tình tham lam, ích kỉ khi chia gia tài,anh ta nhận hết nhà cửa, ruộng vườn mà cha mẹ để lại chỉ để cho em trai mình một túp lều tranh và mảnh vườn nhỏ với cây khế trước nhà. Người em vốn hiền lành, nên không trách cứ gì anh vẫn vui vẻ đồng ý với quyết định đó. Hằng ngày, cậu em chăm chỉ làm lụng, cày cuốc để lo cho cuộc sống của mình, và cũng không quên chăm sóc cây khế.
Năm ấy, cây khế trong vườn bỗng sai quả lạ thường cành nào cành ấy trĩu nặng quả. Người em vui lắm cứ nghĩ cây khế sai như thế này mình sẽ mang đi chợ bán chắc chắn sẽ đổi được nhiều gạo để dự trữ trong nhà. Một hôm, vừa đi làm về người em thấy trên cây khế có một con chim lớn đang ăn khế của chàng. Người em thấy thế, liền xua đuổi chim đi và nói:
- Chim ơi, nhà tôi chỉ có một cây khế này thôi, tôi định bán khế lấy tiền đong gạo. Chim ăn hết thì tôi sống bằng gì?
Lạ kì thay con chim bỗng dừng lại không ăn khế của chàng nữa, mà nói với chàng rằng:
- Ăn một quả, trả một cục vàng. May túi ba gang, mang ra mà đựng.
Người em thấy chim biết nói tiếng người, biết đây là loài chim lạ, nên chàng không đuổi nó đi nữa, mà để cho nó ăn. Chàng nghĩ bụng, chim có ăn thêm mấy quả nữa cũng không hết được cả cây huống hồ, con chim này còn biết cất tiếng nói. Mấy hôm sau, con chim lại đến ăn khế và nó vẫn nói như lần trước với người em, chàng thấy lạ lắm bèn vào nhà lấy những mảnh vải vụn, may vừa một chiếc túi ba gang như lời chim dặn. Chim thấy người em đã chuẩn bị xong bèn sà xuống mặt đất, đỡ người em lên lưng mình, rồi cất cánh bay thẳng lên bầu trời. Ngồi trên lưng chim, người em thấy cả vùng rộng lớn nào sông, nào biển rồi những núi non trùng điệp, mà chàng chưa bao giờ thấy cảnh đẹp hùng vĩ như vậy. Chim đưa chàng đi mãi, rồi dừng lại ở một hòn đảo đầy vàng bạc, châu báu. Người em vô cùng sửng sốt, vì chàng không ngờ có nơi chứa đựng cả kho báu lớn đến như vậy, chàng đi xung quanh ngắm nhìn thỏa thích và lấy vàng bỏ đầy túi ba gang rồi nhờ chim đưa về nhà. Từ đó về sau cuộc sống của người em trở nên khấm khá hơn, không những có của ăn của để mà chàng còn giúp đỡ người nghèo khó, dân làng ai cũng quý mến chàng.
Vợ chồng người anh thấy em mình bỗng dưng giàu có, bèn sang nhà hỏi chuyện, dò la. Sau khi nghe em trai kể câu chuyện về con chim ăn khế trả vàng, vợ chồng người anh nảy sinh lòng tham, bèn ngon ngọt dỗ cậu em, để đổi toàn bộ gia tài của mình lấy mảnh vườn và cây khế nhà. Người em vui vẻ đổi cho anh.Thế là người anh chuyển sang nhà em ở.Vợ chồng người anh chờ mãi, cuối cùng cũng đến lúc khế ra quả. Và con chim lạ cũng đến ăn khế. Lúc này người anh nhớ lại, câu chuyện em kể. Người anh giả vờ khóc nóc, nài nỉ để chim đừng ăn khế nhà mình. Chim bèn nói: Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang, mang ra mà đựng.Người anh thấy thế vui lắm, cứ nghĩ mình có được cơ hội đến đảo vàng để mang về được nhiều châu báu rồi đây. Bèn vào nhà nói với vợ tìm trong nhà những mảnh vải tốt nhất may túi 12 gang thật chắc để đi lấy vàng. Lần sau, khi chim đến ăn khế rồi đưa anh đi lấy vàng. Vừa đi đến nơi, người anh đã vội tìm những thỏi vàng to nhất, nặng nhất nhét đầy túi 12 gang, anh cứ mải đi lại giữa đống châu báu đến chiều mới chịu ra về. Trước khi lên lưng chim, anh còn tham lam nhét đầy vàng vào người. Chim cố gắng cất cánh bay, nhưng vì đường xa mà vàng nặng quá nên cánh chim cứ chao đảo, mấy lần suýt rơi xuống biển, thấy thế chim bèn nói với người anh bỏ bớt vàng đi để có thể an toàn trở về nhà. Nhưng vì tính quá tham lam, tiếc của anh không nghe lời cứ giữ khư khư chỗ vàng. Chim thấy thế bực tức, nó nghiêng cánh hất người anh tham lam cùng túi vàng xuống biển.
Nếu như không tham lam thì người anh đã có cuộc sống ấm no hạnh phúc bên gia đình, nhưng cũng chỉ vì sự ích kỉ của bản thân mà anh ta phải bỏ mạng nơi biển khơi sâu thẳm.
Tham khảo
Gia đình tôi có hai anh em, cha mẹ chết sớm nên tôi chỉ còn biết nương tựa vào anh trai. Nhưng không lâu sau anh trai cũng phải lấy vợ, cô vợ đã xui anh tôi phân chia gia tài, mọi thứ đều là của anh chị còn tôi chỉ có một khoảnh vườn và cây khế.
Đến mùa khế, cây khế sai trĩu quả, tôi mừng thầm vì có thể đem khế đi bán kiếm đồng mua gạo mua rau. Thế nhưng bỗng dưng lại có com chim đen ở đâu bay đến, nó cứ đậu trên cây mà mổ khế rồi ăn, ăn hết quả này lại đến quả khác, tôi thấy xót ruột bèn nói với chim "Chim ơi, có ăn chỉ ăn một hai quả thôi, chứ ăn nhiều thế khế đâu tôi bán". Ai ngờ chim kia lại biết nói tiếng người, còn bảo tôi rằng "Ăn một quả khế, trả một cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng".
Hôm sau chim bay đến chở tôi ra một hòn đảo hoang, ở đây rất nhiều vàng bạc châu báu, thế nhưng tôi chỉ lấy đủ số vàng bằng số quả khế chim đã ăn. Lấy xong chim lại chở tôi bay về nhà, từ đó tôi trở nên giàu sang. Anh chị tôi biết chuyện, khăng khăng muốn đổi toàn bộ gia tài chỉ để lấy cây khế, tôi không nghĩ ngợi nhiều liền đồng ý. Ai ngờ, chim cũng đến ăn khế, bảo may túi ba gang trả vàng nhưng anh tôi may túi mười gang. Đến khi ra đảo lấy vàng vì anh tôi lấy quá nhiều, vàng quá nặng chim không thể bay nổi nên đã ngã và rơi xuống biển sâu.
Từ ngày anh tôi chết tôi vẫn luôn buồn phiền, nhưng thiết nghĩ cũng tại anh tôi quá tham lam nên mới ra nông nỗi này.
Tôi là người em trong câu chuyện "Cây khế". Tôi xin kể lại câu chuyện giữa tôi và người anh đã quá cố lâu rồi.
Lúc sinh thời, bố mẹ tôi có một gia sản tương đối lớn. Nhờ ăn ở phúc đức nên họ được mọi người quí mến. Khi bố mẹ tôi mất đi, anh tôi đòi chia gia tài. Chiều lòng anh và chị dâu nên tôi nhất mực nghe theo. Tôi lúc nào cũng hiếu thuận để gia đình êm ấm. Thế nhưng, anh tôi đã lấy hết tài sản và chỉ cho tôi một mảnh vườn nhỏ có trồng một cây khế. Hằng ngày, tôi ra sức chăm bón nên cây khế mau đơm hoa và kết trái. Nhìn cây khế trĩu quả, vợ chồng tôi rât đỗi vui mừng. Cây khế đã trở thành nguồn sống của gia đình tôi. Bỗng một hôm, có một chim lạ từ đâu bay đến đậu trên cây khế. Chim thật đẹp. Bộ lông của nó mịn màng như nhung, óng ánh nhiều màu sắc rực rỡ. Chim ăn khế nhà tôi rất nhiều, nó ăn hết quả này đến quả khác. Tôi thật xót lòng nhưng không nỡ xua đuổi chim. Tôi chỉ đứng dưới gốc mà than thở với chim rằng:
- Gia đình ta sống nhờ cây khế này thôi, nay chim ăn hết vậy ta sống làm sao?
Thật không ngờ chim lại kêu lên thành tiếng:
Ăn một quả khế
Trả một cục vàng
May túi ba gang
Mang đi mà đựng.
Tôi không nghĩ rằng chim sẽ giúp mình giàu sang, nhưng tôi vẫn bảo vợ làm theo lời chim dặn. Sáng hôm sau, chim đến chở tôi đi lấy vàng. Đến núi vàng, tôi hoa cả mắt nhưng chỉ lấy vừa đủ đựng vào túi ba gang rồi leo lên lưng chim để được chở về nhà. Từ đó, gia đình tôi trở nên khấm khá. Tôi đã có cơ hội giúp đỡ người nghèo khó trong làng. Anh tôi biết được việc chim lạ giúp tôi giàu có, anh nằng nặc đòi tôi đổi lấy gia sản của anh, trả lại cho anh mảnh vườn có cây khế mà ngày trước anh chia cho tôi. Vốn chiều lòng anh nên tôi chấp thuận và làm theo yêu cầu của anh. Hằng ngày anh cứ đứng ở gốc cây mà trông chờ chim lạ.
Sự trông chờ của anh cũng đã đến. Chim lạ bay tới ăn khế, anh tôi than thở, chim cũng kêu lên như lần trước. Anh tôi mừng quá liền bảo vợ may cái túi mười hai gang. Chim đến chở anh đi lấy vàng. Nhìn thấy vàng, anh không cầm được lòng tham. Anh đựng đầy vàng vào túi lớn và còn lấy thêm để giấu vào người. Lúc về, trời quá nhem tối. Chim mỏi cánh bảo anh thả bớt vàng xuống nhưng anh không chịu nghe. Gặp cơn gió mạnh, chim chao đảo. Thế là anh tôi cùng cái túi vàng nặng trịch ấy đã rơi xuống biển.
Tôi thật đau xót cho anh tôi. Giá như anh đừng tham lam thì đầu có kết cục bi thương như thế.
Em hãy kể lại câu chuyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh bằng ngôi kể thứ nhất.
Ta là Hùng Vương đời thứ mười tám. Ta có một người con gái gọi là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính tình lại hiền dịu nên ta rất mực yêu thương, chiều chuộng. Khi Mị Nương đã đến tuổi cập kê, ta muốn kén cho con một chàng rể thật xứng đáng. Vì vậy, ta đã cho người đi loan báo khắp nơi, mong tìm được chàng rể ưng ý.
Chẳng bao lâu sau đã có hai chàng trai đến cầu hôn. Ai cũng mang cốt cách phi phàm, không giống người thường. Trong bụng ta đã có phần ưng ý lắm. Một ngưòi tự xưng là Sơn Tinh, tướng mạo khôi ngô, dáng vẻ hùng dũng và oai phong. Sơn Tinh mặc áo bằng da hổ trắng, vai mang cung tên, tay cầm rìu lớn, giọng nói oang oang. Người này tài phép cao cường: vẫy tay về phía đông, phía đông lập tức nổi lên nhiều cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Ta và triều thần ai nấy đều khâm phục hết sức. Người thứ hai cũng hùng dũng không kém. Người đó tự xưng là Thủy Tinh, sống ở miền nước thẳm. Sơn Tinh có thân hình to lớn, tóc xanh, xoăn tít. Vị chúa vùng nước thẳm khoác trên mình bộ giáp bằng vảy cá, sáng lóng lánh dưới ánh mặt trời. Tay cầm một thanh mâu lớn, cao hơn trượng. Khi thanh mâu vừa đuợc vung lên thì ờ đâu kéo đến một luồng gió mạnh kèm theo mây đen và chỉ một lát sau, mưa trút xuống ào ào, khiến tất thảy đều kinh sợ. Cả hai người đều tài giỏi, đều xứng đáng làm rể ta. Nhưng ta chỉ có một người con gài, biết nhận lời ai, từ chối ai. Suy nghĩ đắn đo mãi không được, ta bèn triệu các Lạc hầu, Lạc tướng vào bàn bạc. Sau khi bàn bạc xong xuôi, ta phán như sau:
- Cả hai Ngài đều vừa ý ta. Song ta chi có một người con gái, biết gả cho ai bây giờ? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến truớc, ta sẽ gả con gái cho người đó.
Sơn Tinh và Thủy Tinh đều đồng ý với quyết định của ta. Hai chàng còn hỏi ta lễ vật gồm những gì. Suy nghĩ hồi lâu, cuối cùng vì có phần ưng Sơn Tinh hơn nên lễ vật ta đưa ra gồm toàn những thứ có thể dễ dàng tìm thấy ở trên cạn: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.”
Quả thực, trời không phụ lòng người. Sáng tinh mơ hôm sau, khi ta còn đang yên giấc, Sơn Tinh đã đem lễ vật đến trước điện. Lễ vật đã đầy đũ, ta cho phép Sơn Tinh rước Mị Nương về núi. Đoàn rước dâu vừa đi được một đoạn thì Thuỷ Tinh đem lễ vật đến. Nghe tin ta đã gả Mị Nương cho Sơn Tinh, Thủy Tinh điên cuồng giận dữ, đem quân đuổi theo. Ta không thể khuyên giải được nên cho người phi ngựa hỏa tốc báo tin cho Sơn Tinh. Nghe tin, Sơn Tinh không hề nao núng mà còn động viên để ta yên tâm. Nhưng lòng la như có lửa đốt khi nghĩ lại ánh mắt đỏ ngầu, tiếng thét man rợ của Thuỷ Tinh lúc nghe tin mình đến trễ, không cưới được vợ. Cùng lúc đó, từ phía cung điện, ta lại nhìn thấy những vầng mây đen cùng những cơn cuồng phong đang ùn ùn kéo tới chỉ chờ đợi nhấn chìm thành Phong Châu của ta trong biển nước. Một dự cảm không lành ngập tràn trong lòng ta. Quả thật, điều ta lo sợ đã xảy ra. Thuỷ Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước làm ngập nhà cửa, làng mạc. Thành Phong Châu dần dần ngập chìm trong nước. Ta và triều thần tìm mọi cách đưa người dân lên núi cao lánh nạn mà trong lòng vần không nguôi lo lắng cho vợ chồng Mị Nương. May thay, trước những đòn tấn công dữ dội của Thủy Tinh, Sơn Tinh cũng không hề thua kém, một tay bốc từng quả đồi, một tay dời từng dãy núi, ngăn chặn dòng nước dữ. Binh tôm, tướng cá của Thuỷ Tinh kéo đến đâu đều bị mãnh hổ và voi trắng hạ gục đến đấy. Nước dâng cao lên bao nhiêu thi đồi núi cao lên bấy nhiêu. Trận đánh càng ngày càng gay go ác liệt. Cuối cùng, Thủy Tinh đuối sức, đành rút quân về trong nhục nhã ê chề.
Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh. Vào những ngày ấy, ta và các Lạc hầu, Lạc tướng góp sức cùng Sơn Tinh, mong chàng giành thắng lợi, mang lại bình yên cho muôn dân. Quả là như vậy, năm nào Sơn Tinh cũng giành thắng lợi, Thuỷ Tinh đánh mãi, mỏi mệt lại rút quân về. Nhưng sau bao lần thất bại mà Thuỷ Tinh vẫn không thôi ý chí báo thù, đúng như câu ca dao:
“Núi cao sông hãy còn dài
Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen”
Cách đây đã lâu, vào thời vua Hùng Vương thứ XVII, vua có một người con gái tên là Mị Nương nổi tiếng là xinh đẹp nết na.
Khi nàng đến tuổi lấy chồng Hùng Vương đã truyền tin kén rể. Tin loan truyền đi khắp nơi một cách nhanh chóng.
Tất cả các chàng trai tới đều đến để xin cầu hôn với Mị Nương. Nhưng vua chẳng vừa ý ai cả. Ta liền chọn một ngày đẹp trời xin cầu hôn. Hôm đó, ta tưởng như chỉ có mình ta nhưng lại có một người nữa đã đến trước ta, người này tên là Thuỷ Tinh. Tài của hắn là: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Nhưng tài của ta cũng không kém. Ta vẫy tay về phía đông thì mọc lên cồn cát, vẫy tay về phía tây thì mọc lên những dãy núi đồi. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc và phán:
- Cả hai người đều ngang sức, ngang tài và đều vừa ý ta, nhưng ta chi có một đứa con gái mà thôi. Cho nên ngày mai, hễ ai đem sính lễ đến trước thì ta gả con gái cho.
Sính lễ gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Sáng hôm sau, khi trời vừa tờ mờ sáng ta đã đến trước và đem đầy đủ lễ vật. Sau đó ta được rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ hắn tức giận sai quân đuổi theo đánh ta hòng cướp lấy Mị Nương. Trận đấu giữa ta và hắn rất quyết liệt. Hắn hô mưa, gọi gió, lẩm thành giông bão rung chuyển đất trời, nước dâng cao mãi tràn ngập cả nhà cửa, ruộng nương. Nước lên đến lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu lúc bấy giờ nổi lềnh trên một biển nước.
Sau đó ta mới dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước. Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì ta lại biến phép cho đồi núi cao bấy nhiêu. Cuộc đọ sức giữa ta và hắn kéo dài mấy tháng liền. Sau đó Thuỷ Tinh thua cuộc đành rút quân về. Từ đó trở đi cứ hằng năm hắn lại làm mưa gió, bão lụt để đánh ta. Lần nào cũng thua cuộc nhưng có lẽ mối thù xưa mà hắn không thể nào quên được nên hàng năm hắn vẫn thường làm giông bão, dâng nước làm các dòng sông lũ lớn để báo thù ta.
chúc bn hc tốt nha
Vua Hùng thứ mười tám có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần tên là Mị Nương. Vua rất thương con và muốn tìm cho Mị Nương một người chồng xứng đáng.
Mị Nương càng lớn càng đẹp. Đến tuổi trăng rằm, không biết bao nhiêu chàng trai dòng dõi mong được lấy nàng làm vợ. Tiếng tăm về người con gái đẹp người đẹp nết vang xa tới tận núi Tản Viên, nơi Sơn Tinh – vị thần của núi và đất sinh sống. Một buổi sáng, Sơn Tinh quyết định cưỡi hổ trắng oai phong lẫm liệt đến cầu hôn Mị Nương. Cũng ngày hôm đó, một chàng trai cưỡi rồng nước uy nghi to lớn, tự xưng là Thuỷ Tinh cũng đến cầu hôn Mị Nương. Vua Hùng băn khoăn, ai cũng tài giỏi, biết gả con gái yêu cho ai bây giờ ? Cuối cùng, vua quyết định, hai người so tài, ai thắng sẽ được lấy Mị Nương. Lập tức, Thuỷ Tinh hô mưa gọi gió, sấm chớp nổ đùng đùng, cả thành Phong Châu như muốn nổ tung vì lũ quét, khiến cho không chỉ các lạc hầu lạc tướng kinh hãi mà đến ngay cả vua Hùng cũng phải run sợ. Sơn Tinh cũng chẳng thua kém, chàng chỉ tay vể phía Đông, phía Đông mọc núi đồi, chàng chỉ tay về phía Tây, phía Tây nổi cồn bãi. Ai ai cũng đều thán phục. Vua Hùng muốn gả Mị Nương cho Sơn Tinh nhưng lại sợ Thuỷ Tinh nổi giận. Sau một hồi bàn bạc với các lạc hầu lạc tướng, vua phán: "Cả hai chàng đều tài giỏi nhưng ta chỉ có một mụn con, vì vậy, ngày mai, ai đến sớm, mang được đầy đủ một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà. gà chín cựa, ngựa chín hồng mao sẽ được đón Mị Nương về làm vợ".
Sáng hôm sau, khi tia nắng đầu tiên của ngày mới chưa xuất hiện, khi bầu trời còn đang đắm chìm trong màn sương đêm thì Sơn Tinh cùng đoàn tuỳ tùng đã đến rước Mị Nương về núi Tản. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ liền đùng đùng nổi giận, sai đoàn thuỷ quái đánh đuổi Sơn Tinh. Sơn Tinh gọi một đoàn quân hùng dũng gồm hùm beo gấu rắn.., lên đánh lại Thuỷ Tinh. Trời đất tối sầm, những tia sét ngang dọc lượn trên bầu trời như những con rắn khổng lồ đang uốn lượn như muốn xé tan bầu trời. Sơn Tinh cùng quân lính liên tục ném đá vào lũ thuỷ quái. Sau một hồi giao chiến, Thuỷ Tinh bèn dâng nước lên cao, nhấn chìm mọi nhà cửa ruộng đồng cây cối,… chẳng bao lâu, cả thành Phong Châu ngập chìm trong biển nước. Nhân dân cùng muông thú vội chạy lên núi cao trú ẩn. Sơn Tinh hoá phép cho đồi núi luôn cao hơn nước của Thuỷ Tinh. Thuý Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại dâng núi cao bấy nhiêu. Trận chiến diễn ra hết ngày này sang ngày khác. Thuỷ Tinh dần kiệt sức, đành phải rút quân về. Mọi người xuống núi dựng lại nhà cửa, vỡ ruộng khai hoang.
Từ đó, năm nào Thuỷ Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua trận. Ngày nay, nhân dân ta vẫn đắp đê, trồng rừng, hằng năm vẫn chung sức chống lại lũ lụt, như xưa kia, ông cha ta và Sơn Tinh đã chống lại Thuỷ Tinh.
Ngày nay, nhân dân ta vẫn đắp đê, trồng rừng, hằng năm vẫn chung sức chống lại lũ lụt
Thế mới biết, nếu đồng sức đồng lòng, không có việc gì chúng ta không làm được.
Hãy lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện cổ tich cây bút thần và thay ngôi kể Mã Lương thành ngôi kể thứ nhất.
Bn nào nhanh mk tick nhé !
1. Phần Mở hài (Giới thiệu câu chuyện)
- Tôi tên là Lê Mã Lương.
- Cha mẹ tôi mất sớm. Vì vậy, tôi phải đốn củi, cắt cỏ kiếm sống qua ngày, nhưng vẫn nghèo đến mức không có tiền mua một cây bút.
- Tôi rất thích vẽ nên hằng ngày tôi chăm chỉ luyện tập. Khi đi kiếm củi trên núi, tôi lấy que củi làm bút để vẽ những con chim đang bay. Lúc cắt cỏ bên sông, tôi lấy tay nhúng xuống nước rồi vẽ tôm cá đang bơi lội. Về nhà, tôi vẽ các đồ đạc trong nhà.
- Năm tháng trôi qua, tôi không ngừng học vẽ. Tôi vẽ chim cá giống như hệt. Thế nhưng tôi vẫn chưa có được một cây bút vẽ. Tôi ao ước có một cây bút để tôi vẽ những gì mình thích.
2. Phần Thân bài (Biễn biến sự việc)
a). Giấc mơ kì diệu
Một đêm, tôi nằm ngủ rất say. Trong giấc ngủ, chợt tôi thấy một cụ già râu tóc bạc phơ hiện ra trước mặt, đưa cho tôi một cây bút và nói: “Đây là cây bút thần, nó sẽ giúp con nhiều”.
- Trong mơ, tôi nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh và sung sướng reo lớn: “Cây bút đẹp quá! Cháu cảm ơn ông! Cảm ơn ông!..”
- Tôi nói chưa dứt lời thì cụ già biến mất. Tôi giật mình tính dậy mới biết là mình nằm mơ.
- Nhưng tôi lấy làm lạ là cây bút thần vẫn nằm trong tay tôi. Đúng là tôi đã có một giấc mơ kì diệu.
b). Giúp người nghèo
- Tôi lấy bút ra vẽ một con chim. Chim tung cánh bay lên trời hót líu lo. Tôi vẽ tiếp một con cá. Cá vẫy đuôi trườn xuống sông, bơi lội trước mắt tôi. Tôi thích thú vô cùng.
- Tôi dùng cây bút thần vẽ giúp cho tất cả những người nghèo trong vùng. Nhà nào không có cày, tôi vẽ cày cho. Nhà nào không có cuốc, tỏi vẽ cuốc cho. Nhà nào không có đòn, tôi vẽ cho đòn,...
c). Trừng trị lên địa chủ tham lam
- Việc tôi có cây bút thần lọt tới tai một tên địa chủ giàu có trong vùng. Hắn sai dầy tớ tới bắt tôi và nói tôi phải vẽ cho hắn những gì hắn muốn.
- Biết đó là tên địa chủ tham lam nên tôi không vẽ cho hắn bất cứ thứ gì.
- Hắn tức giận nhốt tôi vào chuồng ngựa không cho tôi ăn uống gì.
- Hắn cho người đến chuồng ngựa xem tôi đã chết hay còn sống. Hắn nào ngờ, nhờ có cây bút thần mà tôi có lò lửa rực hồng để sưởi và có bánh nướng thơm ngào ngạt để ăn.
- Đoán trước thế nào tên địa chủ tham lam cũng sẽ giết tôi nên tôi dùng cây bút thần vẽ một cái thang và trốn ra khỏi chuồng ngựa.
- Thoát khỏi nhà tên địa chủ, tỏi vẽ một con ngựa và cưỡi lên phi nhanh.
- Đi chưa được bao xa, tôi nghe tiếng huyên náo phía sau. Quay lại nhìn, tôi thấy tên địa chủ tay vung đao sáng loáng. Đằng sau tên địa chủ có khoảng hai mươi tên khác.
- Chờ cho bọn chúng đến gần, tôi rút bút thần ra vẽ chiếc cung và mũi tên. Tôi dương cung bắn. Mũi tên lao đúng họng tên địa chủ. Hắn ngã nhào xuống đất. Tôi ra roi thúc ngựa. Ngựa tung vó phi như bay.
d). Trừng trị tên vua tham lam độc ác
- Tôi dừng chân ở một thị trấn nhỏ. Không có việc làm, tôi đành vẽ tranh bán. Sợ lộ, nên khi vẽ, tôi cố tình vẽ thiếu một chi tiết trong tranh, nên tất cả các tranh đều dỡ dang không biến thành đồ vật hoặc con vật thật được.
- Một lần, vẽ tranh con cò, tôi cố tình vẽ thiếu một con mắt. Nào ngờ, do sơ ý, tôi để một giọt mực rơi xuống đúng vào chỗ mắt cò. Thế là cò vỗ cánh bay lên. Chuyện đó làm chấn động cả thị trấn. Rồi có kẻ tố giác với vua. Vua cho lính tới đón tôi về kinh đô.
- Được biết đây là một tên vua gian ác tham lam nên tôi không vẽ những điều vua muốn mà vẽ những thứ ngược lại. Ví dụ, vua bắt tôi vẽ con rồng, tôi vẽ một con cóc ghẻ. Vua bắt tôi vẽ con phượng, tôi vẽ con gà trụi lông...
- Vua lấy bút thần của tôi để tự vẽ. Vua vẽ một dãy núi vàng nhưng chắng thấy vàng dâu chỉ thấy một dãy núi đá. Đá từ trên đĩnh núi lăn xuống, suýt đè gãy chân vua.
- Không từ lòng tham, vua lại vẽ tiếp từng thỏi vàng nối nhau. Nào ngờ, khi nhìn lại, chẳng thấy vàng đâu cả, chỉ thấy một con mãng xà dài, miệng há hốc, đỏ lòm đang bổ lại phía nhà vua. May có triều thần xô tới cứu, nếu không mãng xà đã nuôt chửng vua.
- Biết không có tôi thì bút thần chẳng hiệu nghiệm nên vua phải thả tôi ra hứa cho tôi rất nhiều vàng bạc và gả công chúa cho tôi. Tôi giả vờ đồng ý. Vua rất mừng và trả cây bút thần cho tôi.
- Nhà vua không bảo tôi vẽ núi nữa mà bảo tôi vẽ biển.
- Tôi chí cần đưa hai nét bút là biển cả mênh mông hiện ra, xanh biếc, không gợn sóng, trong như mặt gương soi.
- Vua bảo sao biển không có cá thế và tôi vẽ rất nhiều cá với đủ màu sắc.
- Vua bảo tôi vẽ một con thuyền, tôi cũng vẽ cho một chiếc thuyền buồm lớn. Vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và các quan đại thần kéo nhau xuống thuyền.
- Tôi đưa thêm vài nét bút, gió thổi lên nhè nhẹ, mặt biển nổi sóng lăn tần, thuyền từ từ ra khơi.
- Tôi nghe tiếng nhà vua kêu lớn: “Cho gió to thêm một tí! Cho gió to thêm một tí!”
- Tôi đưa thêm mấy nét bút nữa, sống biển liền nổi lên, buồm căng phồng, chiếc thuyền lao khỏi bờ nhanh vun vút.
- Tôi lại nghe tiếng kêu cuống quýt của nhà vua: “Đừng cho gió thổi nữa! Dừng cho gió thổi nữa!
- Tôi chẳng thèm đếm xĩa đến lời nói đó, tôi tiếp tục vẽ thêm những đường cong lớn. Biển động dữ dội... Chiếc thuyền ngả nghiêng rồi bị chôn vùi dưới lớp sóng hung dữ.
3. Phần Kết bài
- Sau khi tên vua tham lam và gian ác chết, tôi đi khắp mọi miền để giúp đở những người nghèo.
- Tôi sẽ tiếp tục dùng cây bút thần để trừng trị những ke tham lam độc ác như tên địa chủ, như nhà vua.
- Tôi thấy vui vì mình sống có ích cho mọi người.
Câu hỏi của Trần Thị Hoàn - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến
Ngày xưa có một em bé tên là Mã Lương. Mồ côi (cả cha lẫn mẹ đều mất sớm). Em cắt cỏ, kiêm củi… để nuôi thân. Em rất thông minh và yêu thích hội họa. Em võ đẹp. Chỉ lấy que, lấy ngón tay làm bút vẽ. Em vẽ chim, vẽ cá giống như hệt, ai cũng tưởng như được nghe chim hót, được trông thấy cá bơi lội… Em chỉ mong sao có được một cây bút vẽ.
Thế rồi, một đêm em nằm mơ thấy một cụ già râu tóc bạc phơ, đưa cho em một cây bút vẽ và bảo: "Đây là cây bút thần, nó sẽ giúp con nhiều". Em sung sướng nhìn cây bút khẽ nói: "Cháu cảm ơn ông! Cảm ơn ông!". Mã Lương chợt tỉnh giấc thì cụ già đã biến mất, nhưng cây bút bằng vàng sáng lấp lánh vẫn còn nằm trong tay.
Từ đấy trở đi, nhờ có cây bút thần, tài nghệ của Mã Lương phát triển một cách kì diệu. Em vẽ chim thì chim biết hót, biết bay. Em vẽ cá thì cá tung tăng bơi lội. Rồi em vẽ cày, vẽ cuốc, vẽ đèn, vẽ thùng múc nước… giúp bà con nghèo có dụng cụ làm ăn. Dân làng hết lời ca ngợi em.
Gần miền có một tên địa chủ tham lam, độc ác sai hai tên tôi tớ đến bắt Mã Lương đưa về nhà, ép em phải vẽ theo ý muốn của hắn. Em không thèm vẽ cho hắn. Dụ dỗ, dọa nạt không được, hắn giam em vào chuồng ngựa với ác ý làm cho em chết đói. Ba hôm sau, tuyết phủ đầy trời đất. Tên địa chủ tin rằng em sắp chết rét. Nửa đêm, hắn lò mò đến chuồng ngựa, hắn vô cùng sửng sốt thấy Mã Lương đang ngồi sưởi trước bếp hồng và đang ăn bánh nướng! Vô cùng tức tôi, hắn trở về nhà kéo bọn gia nhận đến để giết Mã Lương và ăn cướp cây bút thần. Mã Lương đã trôn mất, chỉ còn lại một chiếc thang. Tên địa chủ vừa leo lên ba bậc thì bị ngã xuống đất như bị trời giáng. Mã Lương vẽ ngựa, dùng ngựa phóng như bay, chạy trốn. Tên địa chủ cùng một đoàn tôi tớ gươm giáo sáng loáng, phóng ngựa đuổi theo. Mã Lương vẽ cung tên làm vũ khí bắn trúng họng tên địa chủ độc ác.
Chạy trốn đến một thị trấn nhỏ, Mã Lương vẽ tranh để bán lấy tiền sinh sông. Cũng vẽ chim, vẽ cá… nhưng con thì thiếu mắt, con thì thiếu chân… Một hôm, em vẽ cò trắng, vô ý làm rơi một giọt mực xuống bức tranh. Con cò đủ mắt, bỗng cất cánh bay lên… Chuyện lạ ấy đến tai nhà vua. Mã Lương bị triệu đôn hoàng cung. Vốn căm ghét tên bạo chúa, Mã Lương đã phản kháng lại. Vua bảo vẽ rồng thì em vẽ cóc ghẻ, vua bắt vẽ phượng thì em vẽ gà trụi lông. Cóc, gà vừa xấu xí, vừa bẩn thỉu. Nhà vua tước mất cây bút thần của em. Hắn tham lam vẽ núi vàng, thì núi vàng thành núi đá, vẽ thỏi vàng dài thì thỏi vàng hóa thành con mãng xà, miệng há hốc, đỏ lòm. Nhà vua suýt nữa bỏ mạng. Nhà vua tìm mọi cách mua chuộc, hứa gả công chúa và trả lại bút thần cho Mã Lương. Vua sai Mã Lương vẽ biển, rồi vẽ thuyền có cánh buồm để du ngoạn. Vua, hoàng hậu, các công chúa, hoàng tử và bọn đại thần kéo nhau xuống thuyền. Biển gợn sóng, gió thổi nhẹ, thuyền từ từ ra khơi. Nhà vua đòi Mã Lương vẽ cho gió to thêm. Mã Lương vẽ và vẽ, gió mạnh thổi một lúc một mạnh, biển nổi sóng dữ dội nhấn chìm thuyền nhà vua xuống đáy biển.
Sau sự kiện chấn động ấy, đìu chuyện về Mã Lường và cây bút thần đồn đại khắp nơi. Nhưng Mã Lương cũng đã đi đâu mất…
kể lại câu chuyện cây khế bằng lời của đại bàng
Vào một ngày nắng đẹp, tôi cùng đứa con ngao du trên bầu trời. Bay một lúc lâu, chúng tôi hạ cánh xuống khu vườn nhỏ nghỉ ngơi. Chợt con tôi hỏi: “Cha ơi! Cha đã đi rất nhiều nơi, có chuyện gì mà cha nhớ nhất”. Nghe con hỏi tôi liền nhớ lại câu chuyện Cây khế rồi kể cho con nghe.
“Hồi đó, cha còn rất trẻ. Với đôi mắt xanh biếc, chiếc mỏ đỏ chót và bộ lông đẹp, nhiều màu sắc cùng thân hình cường tráng, cha bay đi khắp nơi ngắm thế gian.
Một hôm, cha đậu xuống cây khế trồng trên một mảnh vườn nhỏ bên cạnh ngôi nhà rách nát. Nhìn những trái khế chín mọng, ngon lành, lúc đầu cha định ăn một quả thôi nhưng càng ăn càng thấy ngon. Cha ăn cho đến khi chỉ còn vài quả trên cây, bỗng có tiếng người nói: “Chim ơi! Nhà ta chỉ có cây khế này thôi, chim ăn hết thì vợ chồng ta lấy gì mà sống?” Lúc này, cha mới để ý thấy một chàng thanh niên gầy gò, xanh xao, mặc bộ quần áo rách rưới đang đứng dưới gốc cây khế. Thấy anh ta có vẻ nghèo khổ, nhất là khi nhìn căn nhà tồi tàn của vợ chồng anh ta thì cha thấy ái ngại quá. Thương họ, cha liền nói: “Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng”, rồi cha bay đi.
Sáng hôm sau, cha đến đón anh ta theo lời hẹn. Trên đường, cha và anh ta nói chuyện rất vui vẻ. Cha được biết, trước đây gia đình anh ta rất giàu có. Nhưng khi cha mẹ mất đi, vợ chồng người anh đã chiếm hết gia tài, nhà cửa, ruộng vườn, chỉ để cho vợ chồng anh ta một căn nhà rách nát, một mảnh vườn nhỏ, trên mảnh vườn cằn cỗi đó chỉ có một cây khế. Hai vợ chồng anh ta phải làm lụng vất vả, cày thuê cuốc mướn để kiếm sống. Vui chuyện, cuối cùng đã đến hòn đảo có một cái hang chứa đầy vàng. Cha hạ cánh xuống hòn đảo để anh ta vào hang lấy vàng. Cha thấy anh ta chỉ lấy vàng vào cái túi ba gang mà anh ta mang theo. Đưa anh ta về tới nhà, cha thầm nghĩ: “Người thanh niên này cũng hiền lành, thật thà”.
Tham khảo
Ta vốn là một con chim thần ngự trị ở trên một ngọn núi cao giữa biển Đông. Hàng ngày ta bay vào đất liền kiếm hoa quả để ăn. Một hôm, ta phát hiện trong một khu vườn nhỏ ở một làng nọ có một cây khế quả sai kĩu kịt, ta bèn hạ cánh xuống cây và định ăn mấy quả. Đúng lúc đó, từ trong túp lều cũ kĩ, một chàng trai bước ra cất tiếng van xin:
- Hỡi chim lạ, sao ngươi lại ăn khế của tôi?
Ta bèn trả lời:
- Ta thấy cây khế của nhà ngươi quả rất sai và ngọt. Ngươi không thể cho ta một vài quả được ư?
Chàng trai trả lời ta rất lễ phép.
- Tôi không tiếc chim đâu. Nhưng nhà tôi nghèo lắm, chẳng có gì đáng giá, chỉ có mỗi cây khế này là tài sản duy nhất. Tôi định bán quả khế lấy tiền sống qua ngày. Giờ chim ăn khế của tôi, tôi biết lấy gì mà sống?
Ta lại hỏi:
- Ta được biết cha mẹ ngươi cũng không nghèo khó gì. Sao nhà ngươi lại khốn khổ đến vậy?
- Không giấu gì chim, cha mẹ mất đi, anh trai tôi vì quá tham lam nên đã tự ý chia gia tài cha mẹ để lại. Nhà cửa, ruộng vườn có bao nhiêu anh chiếm hết làm của mình. Anh chỉ để lại cho tôi một mảnh vườn nhỏ ở cuối làng và cây khế ngọt này. Vì có được ruộng vườn nhiều nên gia đình anh ấy sống sung túc lắm. Vậy mà anh chẳng hề đề ý gì đến đứa em nghèo khó như tôi. Tôi rất buồn vì chuyện đó. Nhưng lại nghĩ, anh hưởng hạnh phúc cũng như mình hưởng vậy nên an phận sống vất vả nơi căn lều nhỏ dựng trong vườn. Để nuôi sống bản thân và gia đình, hàng ngày tôi vào rừng kiếm củi, hoặc cày thuê cuốc mướn và cũng không quên chăm sóc cây khế, mong nó ra nhiều quả bán lấy chút tiền sinh nhai. Không phụ lòng tôi chăm sóc và ngóng trông, cây khế đậu rất nhiều quả ngọt như chim thấy.
Nghe chàng trai kể chuyện, ta cảm thấy rất thương chàng trai. Ta quyết định cho chàng một chút vốn làm ăn. Ta nói:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng rồi cắp khế bay đi.
Y hẹn, mấy ngày sau ta đến khu vườn nhỏ của chàng trai để đưa chàng đi lấy vàng. Ta dang cao đôi cánh rộng lớn của mình bay qua biển Đông, đến hòn núi dựng sừng sững giữa biển. Đó chính là nhà của ta. Trên đó có vô số vàng bạc, sáng lấp lánh. Tuy thấy nhiều vàng, nhưng chàng trai chỉ lấy đúng vừa chiếc túi ba gang rồi leo lên lưng ta bay về nhà. Từ sau ngày đó, cuộc sống của chàng trai khấm khá hơn rất nhiều.
Anh trai của chàng thấy sự lạ kì, bèn tìm đến hỏi han. Là người thật thà nên người em đã kể hết mọi chuyện. Nghe xong, người anh nằng nặc đòi đổi hết gia tài của hắn lấy mảnh vườn và cây khế. Thấy anh cương quyết nên chàng trai đồng ý. Từ khi có cây khế, hắn chỉ mong chờ ngày ta đến ăn quả để có cơ hội đòi được bạc vàng.
Ta bèn đến để thử lòng người anh. Khi ta vừa đậu xuống thân cây, vợ chồng hắn đã la lên ầm ĩ. Ta vẫn như lệ cũ dặn hắn may túi ba gang đế đi lấy vàng. Hắn chỉ chờ có thế. Lòng tham đã khiến hắn mờ mắt, hắn liền lén may một chiếc túi sáu gang. Đến núi vàng, hắn tham lam nhét vàng đầy cái túi to tướng và còn cố nhét thêm vào người. Cô gắng lắm ta mới cất cánh nổi. Nhưng do quá nặng đến giữa biển Đông, ta kêu hắn bỏ bớt vàng đi nhưng hắn không chịu. Tức giận vì sự tham lam và bội tín của hắn, ta liền nghiêng người, hất tung hắn xuống biển. Đó là bài học cho những kẻ tham lam.
Tham khảo bài này
Ta vốn là một con chim thần ngự trị ở trên một ngọn núi cao giữa biển Đông. Hàng ngày ta bay vào đất liền kiếm hoa quả để ăn. Một hôm, ta phát hiện trong một khu vườn nhỏ ở một làng nọ có một cây khế quả sai kĩu kịt, ta bèn hạ cánh xuống cây và định ăn mấy quả. Đúng lúc đó, từ trong túp lều cũ kĩ, một chàng trai bước ra cất tiếng van xin:
Em hãy đóng vai một nhân vật mà em yêu thích trong chuyện Cây Khế để kể lại câu chuyện đó ?
tham khảo :
Cha mẹ mất sớm, tôi và anh trai sống cùng nhau. Hai anh em chăm chỉ làm lụng cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, anh tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn, của để.
Một hôm, anh trai gọi tôi đến để bàn bạc chuyện chia gia tài. Là phận em, tôi nghe theo sự sắp đặt của anh. Tôi nhận được một căn nhà nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Quanh năm, vợ chồng tôi vẫn chăm chút cho nên khế xanh mơn mởn. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Một hôm, tôi ra hái khế đi bán thì thấy trên cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi liền bảo với vợ ra xem, thì ra có một con chim lớn đang ăn khế chín. Hai vợ chồng đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Nhưng suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.
Vợ tôi liền nói:
- Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán!
Chim nói:
- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!
Vợ chồng tôi nghe vậy thì làm theo lời chim. Sáng sớm hôm sau, chim bay đến thật. Khi tôi xách túi ra, chim còn nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đã ngũ sắc. Chim bay vòng quanh đảo, rồi hạ xuống một cái hang.
Tôi nghe theo lời chim ra hiệu, bước vào hang. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Tôi bảo chim bay về. Chim lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước.
Một hôm, anh tôi tới chơi. Nghe anh hỏi chuyện, tôi liền kể cho anh nghe. Anh liền thương lượng để đổi tài sản lấy túp lều và cây khế. Là phận em nên tôi cũng đồng ý. Mãi sau này, tôi mới nghe dân làng kể lại chuyện về vợ chồng anh trai của tôi.
Họ dọn đến ở trong túp lều. Nhưng hằng ngày chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, họ thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ vội tru tréo lên:
- Cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?
Chim thần cũng nói:
- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!
Họ bàn nhau may cái túi to gấp ba lần. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Vì lòng tham, anh tôi lấy đầy túi. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh tôi bị ngọn sóng cuốn đi, còn chim thì lại vùng lên bay về núi rừng. Có người đánh cá ngang qua, cứu được anh tôi. Khi trở về, anh tôi vô cùng ân hận.
Đóng vai người em kể lại truyện Cây khế - Mẫu 2Sau khi cha mẹ mất, tôi và anh trai sống cùng nhau. Chúng tôi chăm chỉ làm lụng nên cũng đủ ăn. Từ ngày có vợ, anh của tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn của để.
Một hôm, anh trai gọi tôi đến bàn bạc chuyện chia gia tài. Vì là phận em, tôi xin được nghe theo lời anh. Tôi nhận được một túp lều nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Dù khó khăn, nhưng tôi và vợ vẫn sống hạnh phúc, êm đềm. Hằng ngày, tôi và vợ vẫn thay nhau chăm sóc cây khế. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Tôi và vợ bàn nhau hái khế ra chợ bán. Sáng hôm đó, tôi ra vườn cây để hái khế thì nghe thấy trên ngọn cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi gọi vợ ra xem, thì nhìn thấy một con chim lớn đang ăn khế chín. Tôi lấy làm lạ lắm, chưa bao giờ thấy một con chim nào to như vậy. Tôi liền bảo vợ cứ đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.
Vợ tôi xót ruột. Một hôm thấy chim đang ăn khế, liền chạy ra nói:
- Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán! Cả nhà cháu chỉ nhờ vào cây khế thôi!
Chim nói:
- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!
Nghĩ đây chắc hẳn là chim thần, tôi bảo vợ làm theo lời chim nói. Sáng sớm hôm sau, chim thần bay đến. Tôi xách túi ra, chim nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên. Tôi ngồi trên lưng chim mà lòng có chút lo lắng. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo, rồi đáp xuống cửa một cái hang.
Chim ra hiệu cho tôi bước vào. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu và rộng nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Tôi bảo chim thần bay về. Chim lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước. Chúng tôi còn giúp đỡ được rất nhiều người dân nghèo khổ.
Một hôm, anh trai của tôi đến chơi. Tôi đoán biết anh nghe được chuyện nên đến hỏi thăm. Nghe anh hỏi chuyện, tôi liền kể cho anh nghe. Anh liền thương lượng để đổi tài sản của mình lấy túp lều và cây khế. Thầy anh nài nỉ mãi, tôi cũng ưng thuận.
Kể từ đó, anh trai và chị dâu của tôi dọn đến ở trong túp lều. Tôi nghe người trong làng kể lại. Hằng ngày, họ chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, khi thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ biết là chim thần đến liền nói:
- Chim thần ơi, cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?
Chim thần cũng nói y như với tôi:
- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!
Anh trai và chị dâu của tôi cứ bàn qua tính lại. Rồi cuối cùng họ quyết định may cái túi to gấp ba lần, như một cái tay nải lớn. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Nhìn thấy vàng bạc, kim cương, anh trai tôi cố nhặt cho đầy túi. Không chỉ vậy, anh ta còn cho cả vào túi quần, túi áo. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh trai tôi bị sóng cuốn trôi, bao nhiêu của cải mất hết. Còn chim thần chỉ bị ướt lông, ướt cánh nên lại vùng lên trời bay đi. May có người dân đánh cá ngang qua mới cứu được. Anh trai tôi trở về, kể rõ sự tình cho tôi nghe và tỏ ra rất hối hận.
tham khảo :
Cha mẹ mất sớm, tôi và anh trai sống cùng nhau. Hai anh em chăm chỉ làm lụng cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, anh tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn, của để.
Một hôm, anh trai gọi tôi đến để bàn bạc chuyện chia gia tài. Là phận em, tôi nghe theo sự sắp đặt của anh. Tôi nhận được một căn nhà nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Quanh năm, vợ chồng tôi vẫn chăm chút cho nên khế xanh mơn mởn. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Một hôm, tôi ra hái khế đi bán thì thấy trên cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi liền bảo với vợ ra xem, thì ra có một con chim lớn đang ăn khế chín. Hai vợ chồng đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Nhưng suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.
Vợ tôi liền nói:
- Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán!
Chim nói:
- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!
Vợ chồng tôi nghe vậy thì làm theo lời chim. Sáng sớm hôm sau, chim bay đến thật. Khi tôi xách túi ra, chim còn nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đã ngũ sắc. Chim bay vòng quanh đảo, rồi hạ xuống một cái hang.
Tôi nghe theo lời chim ra hiệu, bước vào hang. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Tôi bảo chim bay về. Chim lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước.
Một hôm, anh tôi tới chơi. Nghe anh hỏi chuyện, tôi liền kể cho anh nghe. Anh liền thương lượng để đổi tài sản lấy túp lều và cây khế. Là phận em nên tôi cũng đồng ý. Mãi sau này, tôi mới nghe dân làng kể lại chuyện về vợ chồng anh trai của tôi.
Họ dọn đến ở trong túp lều. Nhưng hằng ngày chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, họ thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ vội tru tréo lên:
- Cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?
Chim thần cũng nói:
- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!
Họ bàn nhau may cái túi to gấp ba lần. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Vì lòng tham, anh tôi lấy đầy túi. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh tôi bị ngọn sóng cuốn đi, còn chim thì lại vùng lên bay về núi rừng. Có người đánh cá ngang qua, cứu được anh tôi. Khi trở về, anh tôi vô cùng ân hận.
Đóng vai người em kể lại truyện Cây khế - Mẫu 2
Sau khi cha mẹ mất, tôi và anh trai sống cùng nhau. Chúng tôi chăm chỉ làm lụng nên cũng đủ ăn. Từ ngày có vợ, anh của tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn của để.
Một hôm, anh trai gọi tôi đến bàn bạc chuyện chia gia tài. Vì là phận em, tôi xin được nghe theo lời anh. Tôi nhận được một túp lều nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Dù khó khăn, nhưng tôi và vợ vẫn sống hạnh phúc, êm đềm. Hằng ngày, tôi và vợ vẫn thay nhau chăm sóc cây khế. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Tôi và vợ bàn nhau hái khế ra chợ bán. Sáng hôm đó, tôi ra vườn cây để hái khế thì nghe thấy trên ngọn cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi gọi vợ ra xem, thì nhìn thấy một con chim lớn đang ăn khế chín. Tôi lấy làm lạ lắm, chưa bao giờ thấy một con chim nào to như vậy. Tôi liền bảo vợ cứ đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.
Vợ tôi xót ruột. Một hôm thấy chim đang ăn khế, liền chạy ra nói:
- Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán! Cả nhà cháu chỉ nhờ vào cây khế thôi!
Chim nói:
- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!
Nghĩ đây chắc hẳn là chim thần, tôi bảo vợ làm theo lời chim nói. Sáng sớm hôm sau, chim thần bay đến. Tôi xách túi ra, chim nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên. Tôi ngồi trên lưng chim mà lòng có chút lo lắng. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo, rồi đáp xuống cửa một cái hang.
Chim ra hiệu cho tôi bước vào. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu và rộng nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Tôi bảo chim thần bay về. Chim lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước. Chúng tôi còn giúp đỡ được rất nhiều người dân nghèo khổ.
Một hôm, anh trai của tôi đến chơi. Tôi đoán biết anh nghe được chuyện nên đến hỏi thăm. Nghe anh hỏi chuyện, tôi liền kể cho anh nghe. Anh liền thương lượng để đổi tài sản của mình lấy túp lều và cây khế. Thầy anh nài nỉ mãi, tôi cũng ưng thuận.
Kể từ đó, anh trai và chị dâu của tôi dọn đến ở trong túp lều. Tôi nghe người trong làng kể lại. Hằng ngày, họ chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, khi thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ biết là chim thần đến liền nói:
- Chim thần ơi, cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?
Chim thần cũng nói y như với tôi:
- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!
Anh trai và chị dâu của tôi cứ bàn qua tính lại. Rồi cuối cùng họ quyết định may cái túi to gấp ba lần, như một cái tay nải lớn. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Nhìn thấy vàng bạc, kim cương, anh trai tôi cố nhặt cho đầy túi. Không chỉ vậy, anh ta còn cho cả vào túi quần, túi áo. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh trai tôi bị sóng cuốn trôi, bao nhiêu của cải mất hết. Còn chim thần chỉ bị ướt lông, ướt cánh nên lại vùng lên trời bay đi. May có người dân đánh cá ngang qua mới cứu được. Anh trai tôi trở về, kể rõ sự tình cho tôi nghe và tỏ ra rất hối hận.
TK : KỂ VỀ NGƯỜI EM .
Cha mẹ mất sớm, tôi sống cùng anh trai. Chúng tôi chăm chỉ làm lụng cũng đủ ăn. Nhưng từ ngày lấy vợ, anh trai của tôi đâm ra lười biếng. Nhiều lần, tôi đã khuyên can mà không được. Về phần tôi, hai vợ chồng vất vả quanh năm cũng có của ăn của để.
Một hôm, anh trai gọi tôi đến bàn chuyện. Thì ra là chuyện chia gia tài. Phận làm em nên tôi nghe theo sự sắp đặt của anh. Tôi nhận được một căn nhà nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Vợ chồng tôi vẫn thường xuyên chăm sóc cho cây khế xanh tốt. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây.
Vào một buổi sáng, tôi ra hái khế để mang đi bán thì thấy trên cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi gọi vợ ra xem, thì ra có một con chim lớn đang ăn khế chín. Hai vợ chồng đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.
Vợ tôi xót ruột, liền nói:
- Ông chim ơi, ông cứ ăn vậy thì nhà cháu còn khế đâu mà bán!
Chim nói:
- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!
Biết đó làm chim thần, vợ chồng tôi liền làm theo. Sáng sớm hôm sau, chim bay đến đón tôi. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Đến giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đã ngũ sắc. Chim bay vòng quanh đảo, rồi hạ xuống một cái hang.
Tôi nghe theo lời chim tiến vào cửa hang. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Xong, tôi ra hiệu cho chim bay về. Chim thần lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước.
Vài hôm sau, anh trai tôi tới chơi, rồi hỏi chuyện. Tôi cũng thật thà kể cho anh nghe. Anh trai liền thương lượng để đổi tài sản lấy túp lều và cây khế. Là phận em nên tôi cũng đồng ý. Vợ chồng anh trai tôi dọn đến ở trong túp lều. Nhưng hằng ngày chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, họ thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ vội tru tréo lên:
- Cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?
Chim thần nói:
- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!
Anh trai và chị dâu tôi bàn nhau may cái túi to gấp ba lần, như một cái tay nải lớn. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Anh trai tôi lấy đầy tay nải. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh tôi bị ngọn sóng cuốn đi với tay nải vàng và châu báu đầy người, còn chim thì lại vùng lên bay về núi rừng. Có người đánh cá ngang qua, cứu được anh tôi. Khi trở về, anh tôi vô cùng ân hận, tu chí làm ăn.
Em hãy tìm đọc truyện cổ tích Cây khế và đọc bài văn kể lại truyện Cây khế, sau đó trả lời những câu hỏi sau:
1. Người kể có nêu được thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện hay không?
2. Người kể có đảm bảo kể đủ những sự việc chính đã diễn ra trong truyện Cây khế hay không?
3. Những hành động của nhân vật trong truyện có bị người kể bỏ sót hay không?
4. Từ bài văn kể lại truyện Cây khế, em học được điều gì về cách kể lại một truyện cổ tích?
1. Người kể đã nêu được thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện: ngày xưa và tại một nhà kia.
2. Người kể đã đảm bảo kể đủ những sự việc chính đã diễn ra trong truyện Cây khế:
- Cha mẹ mất sớm, người anh lấy hết của cải.
- Chim ăn khế và trả vàng cho nhà người em.
- Người anh đòi đổi tài sản lấy cây khế của em.
- Do quá tham lam, bắt chim chở nặng nên người anh đã rơi xuống biển và bị sóng cuốn đi.
3. Những hành động của nhân vật trong truyện không bị người kể bỏ sót:
- Hành động của người anh độc ác lấy hết gia sản.
- Người em hiền lành cho chim ăn khế.
- Con chim biết lấy vàng trả ơn.
- Người anh tham lam bắt chim chở nặng và nhận lấy cái chết.
4. Từ bài văn kể lại truyện Cây khế, em học được cách kể lại một truyện cổ tích đó là phải đáp ứng đầy đủ nội dung và hình thức của văn bản:
- Trình bày tên truyện và lí do kể truyện.
- Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
- Trình bày các sự việc chính của truyện.
- Trình bày kết thúc truyện.
- Suy nghĩ của bản thân về kết thúc truyện.
Một ngôi nhà có hai anh em . Sau khi người cha mất thì người anh chia gia tài không công bằng cho người em . Người anh tham lam thì có gia tài , còn người em chỉ có cây khế ,..
Các bạn hãy kể nốt câu chuyện ''Cây Khế nhé " Ai nhanh nhất mình sẽ tích (chỉ có 3 người ) ^v^
và một ngôi nhà nhỏ nha bạn
Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em cha mẹ mất sớm. Đến lúc chia gia tài, người anh cậy thế mình là anh cả chiếm hết mọi tài sản cha mẹ để lại, chỉ cho người em một mảnh vườn nhỏ có cây khế ở cuối vườn.
Người em cặm cụi làm thuê cuốc mướn kiếm sống và chăm sóc cây khế. Đến mùa, khế ra hoa kết trái nhiều vô kể. Bỗng một hôm có một con chim đại bàng bay đến đậu lại trên cây khế. Nó ăn hết trái này đến trái khác. Người em buồn rầu nói với chim: “Cuộc sống ta chỉ trông nhờ vào cây khế. Chim ăn hết ta lấy gì sinh sống!” Nghe vậy đại bàng liền nói: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, đem đi mà đựng!”.
Nghe lời chim dặn, người em may một cái túi ba gang. Hôm sau, đại bàng đến chở người em ra một cái đảo xa tít ở ngoài khơi. Đây là một hòn đảo có đầy vàng bạc châu báu. Người em nhặt đầy một túi ba gang rồi leo lên lưng chim trở về nhà. Từ đó, người em trở nên giàu có nhất vùng.
Thấy em mình bỗng nhiên trở nên giàu có, người anh lân la, tò mò hỏi chuyện. Thương anh, người em kể hết sự tình cho người anh hay. Máu tham nổi lên, hắn gạ người em đổi cây khế lấy toàn bộ gia tài của hắn. Người em đồng ý.
Ngày ngày, cả hai vợ chồng người anh canh chừng dưới cây khế. Rồi đại bàng lại đến ăn khế. Người anh giả vờ kêu nghèo kể khổ với đại bàng và cũng được đại bàng nóì những lời như đã nói với người em trước đây. Hắn về nhà bảo vợ may một cái túi mười hai gang.
Sáng hôm sau, đại bàng lại đến và chở hắn ra đảo vàng. Hắn hoa mắt trước vàng bạc, châu báu, ngọc ngà ở đảo nên cố nhét thật đầy cái túi mười hai gang. Chưa thỏa mãn, hắn còn cố nhét vàng vào trong người rồi kéo lê túi vàng leo lên lưng chim. Đại bàng phải vỗ cánh đến ba lần mới cất mình lên được. Khi bay qua giữa đại dương mênh mông, bất thần có một cơn gió mạnh thổi đến vì chở quá nặng nên đại bàng không chịu được sức gió, liền nghiêng cánh hất túi vàng và người anh xuống biển, kết thúc cuộc đời của một kẻ tham lam.
Kể lại câu chuyện trong bài thơ Đồng Chí bằng ngôi kể thứ 3