Những câu hỏi liên quan
Trần Ly Ly
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
16 tháng 12 2019 lúc 21:31

a. Em đồng tình với ý kiến: Học văn hóa tốt, rèn luyện kĩ năng lao động là cần thiết nhưng vẫn chưa đủ, phải tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội của địa phương, của đất nước.

Bởi vì, học văn hóa tốt, tiếp thu rèn luyện kĩ năng lao động tốt, biết tham gia các hoạt động chính trị - xã hội sẽ trở thành con người phát triển toàn diện, vì có tình cảm, biết yêu thương chia sẻ, cảm thông với tất cả mọi người, có trách nhiệm với tập thể, có lối sống cộng đồng.
b. * Em đã từng tham gia các hoạt động chính trị - xã hội mà nhà trường tổ chức:

- Mua tăm nhân đạo ủng hộ cho người mù.

- Quyên góp sách, truyện giúp đỡ các bạn nghèo vùng sâu, vùng xa.

- Dâng hương và làm cỏ tại nghĩa trang liệt sĩ thành phố.

- Thăm và giao lưu với Hội Cựu chiến binh của Tỉnh nhân ngày Quân đội nhân dân Việt Nam (22 - 12).
* Khi tham gia các hoạt động chính trị - xã hội đó em thấy có lợi cho bản thân và cho xã hội là:

- Là điều kiện cho mỗi em bộc lộ, rèn luyện, hình thành và phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin trong sáng, rèn luyện năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực tổ chức quản lí, năng lực hợp tác ..., đóng góp công sức, trí tuệ của mình vào công việc chung của xã hội.

- Đem lại niềm vui, sự an ủi về tinh thần, giảm bớt những khó khăn về vật chất cho những người cần được chia sẻ, giúp đỡ.

- Thiết lập được mối quan hệ lành mạnh giữa người với người, phát huy được những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hahahihi2k9
Xem chi tiết
Nguyễn Đăng Nhân
Xem chi tiết
✰._.✰ ❤teamღVTP
20 tháng 12 2021 lúc 20:25

-Chúng ta tự lập bằng nhưng công việc có thể tự làm :

+ Tự lập trong sinh hoạt, công việc trong nhà hằng ngày

+ Tự lập trong học tập và rèn luyện

+ Tự lo bản thân và không dựa dẫm vào ba mẹ hay người khác.

Biểu hiện của tính tự lập trong học tập:

Tự giác học bài, làm bài tập về nhàTự nghiên cứu, tìm tòi các phương pháp họcNhờ bạn giúp đỡ nếu gặp bài quá khó chưa làm được.

Biểu hiện của tính tự giác trong sinh hoạt:

Giúp đỡ bố mẹ công việc nhà sau giờ học tậpTự giặt giũ quần áo của mìnhTự giác chăm sóc và chơi với em để bố mẹ làm việcGiúp đỡ ông bà những việc trong gia đình.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Để trở thành 1 người tự lập e cần phải : tự giải quyết công việc của mình , tự lo liệu ,tạo dựng cho cuộc sống của mình ,không trông chờ dựa dẫm , phụ thuộc vào người khác .Để trở thành người có tính tự lập học sinh chúng ta cần phải :rèn luyện tính tự lập ngay khi ngồi trên ghế nhà trường , trong học tập và sinh hoạt hằng ngày.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Thái Khang
20 tháng 12 2021 lúc 20:26

á à bn kia tra mạng chết chết chết :))))))

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Phương Thảo
Xem chi tiết
Citii?
27 tháng 12 2023 lúc 19:27

Tham khảo sách giáo khoa nhé bạn.

Bình luận (0)
con ngoan trò giỏi
Xem chi tiết
⭐Hannie⭐
14 tháng 1 2023 lúc 20:39

Để trở thành người có tính tự lập thì học sinh cần phải rèn luyện như thế nào 

`-` tự giác làm việc nhà và dọn dẹp nhà cửa mà không cần ai giúp đỡ

`-` tự giác làm bài tập về nhà mà không cần ai nhắc nhở

`-` tự giác dậy sớm để đi học mà không cần ai thức

`-` tự giác lao động mà không nhờ bạn bè hay thầy cô

`-`....

Em hãy nêu một số biểu hiện cá với tự lập trang học tập và Trang sinh hoạt hàng ngày

  trong học tập

`-` tự làm bài kiểm tra ko quay cóp hay nhìn tài liệu

`-`tưj giác học bài ko ai nhắc nhở

`-` tự giác làm bài tập ko ai giúp

trong sinh hoạt hằng ngày

`-` tự giác quét nhà , lau nhà , giặt quần áo không cần bố mẹ nhắc

`-` tự giác thức dậy sớm ko ai thức

`-`....

 

Bình luận (0)
AVĐ md roblox
5 tháng 1 2023 lúc 18:59

TK :

A)ko nhờ vả những người thân, bản bè,....tự giác học tập ,tự động làm việc nhà, tự viết bài ko cần thầy cô nhắc

B)- Một số biểu hiện về tự lập trong học tập và sinh hoạt hằng ngày mà em biết là:

+ Tự làm bài tập, bài kiểm tra không quay cóp, nhìn tài liệu

+ Tự mình chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đến lớp.

+ Tự giặt quần áo, nấu cơm, rửa bát chén, dọn nhà cửa.

+ Không trông chờ, dựa dẫm vào người khác.

+ Tự thức dậy từ sáng sớm, tự vệ sinh cá nhân.

+ Rèn luyện thể dục thường xuyên.

+ ……  

Bình luận (0)
Thanh Bùi
Xem chi tiết
♊Ngọc Hân♊
27 tháng 12 2020 lúc 19:37

Tại vì người có tính tự lập thường thành công trong công việc và học rất xứng đáng nhận được sự kính trọng của mọi người 

VD:  Bác Hồ ra đi ìm đường cứu nước ,....

Bình luận (0)
Quản Gia Lynh
Xem chi tiết
𝓗â𝓷𝓷𝓷
7 tháng 7 2023 lúc 8:00

- Em không đồng tình với ý kiến đó vì ai cũng cần có tính chủ để ứng xử đúng đắn, có văn hóa, giải quyết được mọi khó khăn trong cuộc sống,...

- Để rèn luyện tính tự chủ học sinh cần:

+ Suy nghĩ kĩ trước khi hành động

+ Xem lại thái độ, lời nói, hành động trong cuộc nói chuyện nào đó để rút kinh nghiệm

+ Không đua đòi hay làm những việc xấu 

Bình luận (0)
Đỗ Đức Duy
7 tháng 7 2023 lúc 9:44

Em không đồng ý với ý kiến rằng học sinh còn nhỏ không cần tự chủ. Tự chủ là một kỹ năng quan trọng mà học sinh cần phát triển từ khi còn nhỏ. Để trở thành người trưởng thành tự chủ, học sinh cần được khuyến khích và hướng dẫn để tự quản lý và đảm bảo sự tự chủ trong việc học và cuộc sống hàng ngày.

Để rèn luyện tính tự chủ cho học sinh, có thể áp dụng các biện pháp sau:

Tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào quyết định và lập kế hoạch cho công việc học tập của mình.Khuyến khích học sinh đặt mục tiêu và theo dõi tiến trình của mình.Truyền đạt cho học sinh kỹ năng tổ chức thời gian và ưu tiên công việc.Khuyến khích học sinh đưa ra ý kiến riêng và tham gia vào quyết định trong nhóm.Tạo cơ hội cho học sinh tự giải quyết vấn đề và đối mặt với thách thức.Khuyến khích học sinh đảm nhận vai trò lãnh đạo trong các hoạt động nhóm.Xây dựng môi trường học tập và rèn luyện sự độc lập và tự tin cho học sinh.

Tự chủ giúp học sinh phát triển kỹ năng quản lý bản thân, định hướng mục tiêu và đảm bảo sự thành công trong cuộc sống.

Bình luận (0)
Thư Võ
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
30 tháng 1 lúc 22:52

* Bài nói tham khảo:

       Nhà thơ người Đức Johann Wolfgang Goethe đã từng đưa ra một triết lí sống:

"Mọi lý thuyết đều màu xám
Và cây đời vĩnh viễn xanh tươi."

       Thực vậy, xã hội ngày càng phát triển, kéo theo biết bao nhiêu là bộn bề phức tạp của cuộc sống đặt ra, đòi hỏi con người cần phải thực sự mạnh mẽ và tỉnh táo để có thể đương đầu, vượt qua trở ngại. Vì thế, để có thể bắt nhịp cùng với xu thế của thời đại, cũng như đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống đặt ra, con người hiện đại không những cần ra sức chiếm lĩnh tiếp thu kiến thức mà còn cần phải chăm chỉ học tập rèn luyện kĩ năng sống cho bản thân mình. Cho nên việc rèn luyện kĩ năng sống cũng quan trọng như việc tiếp thu kiến thức vậy!

       Trước hết, ta cần làm rõ khái niệm kĩ năng sống là gì? "Kĩ năng sống" là những khả năng tương tác và thích nghi với hoàn cảnh, môi trường sống hay trước một tình huống nào đó được đặt ra trong cuộc sống. Đây là tập hợp tất cả các kĩ năng mà con người tiếp thu được, tích lũy được qua quá trình giáo dục và trải nghiệm trong thực tế khác quan như: kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng giao tiếp hiệu quả, kĩ năng đồng cảm hoặc kĩ năng phục hồi tâm lý mà theo như UNICEF gọi đó là khả năng tâm lý – xã hội. Còn "kiến thức" là những tri thức, là vốn hiểu biết của con người được nghiên cứu, tích lũy trong sách vở, truyền từ đời này sang đời khác. Câu nói: việc rèn luyện kĩ năng sống cũng quan trọng như là tích lũy kiến thức khẳng định tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng sống; đồng thời cần cân bằng giữa việc tích lũy kiến thức và kĩ năng sống, học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn, rèn luyện kiến thức gắn liền với rèn luyện các kĩ năng.

       Kĩ năng sống có một vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống con người. Một con người có được những kĩ năng sống tốt sẽ thích nghi tốt hơn trong mọi hoàn cảnh sống, có thể ứng phó với mọi sự biến đổi bất thường trong cuộc sống, biến khó thành dễ, chuyển bại thành thắng, biến vất vả chông gai thành điều kiện, cơ hội. Chàng trai Nick Vujicic, một con người sinh ra đã thiếu tứ chi, ban đầu anh luôn mặc cảm về bản thân vì cho rằng mình chẳng giống ai, thậm chí là muốn kết thúc sự sống. Nhưng bằng sự động viên của cha mẹ và đặc biệt là sau khi đọc xong một bài báo viết về hình ảnh của một người cũng có hoàn cảnh như anh nên anh đã nỗ lực, vươn lên khẳng định mình trở thành một nhà diễn thuyết truyền cảm hứng sống và kĩ năng sống cho những con người thiếu may mắn như anh. Hay những cầu thủ U23 Việt Nam, nhờ tinh thần đoàn kết, kết hợp với kĩ năng hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, hiểu ý đồng đội trong quá trình thi đấu mà họ đã đem lại chiến thắng, đưa trận đấu vào trận chung kết của khu vực Châu Á 2018. Rèn luyện kĩ năng sống cũng giúp con người, đặc biệt là thế hệ trẻ có thể phát triển nhân cách, thể chất, tình cảm, giao tiếp, ngôn ngữ, tư duy một cách toàn diện, là nền tảng để giúp con người tự tin hơn trong cuộc sống. Về phương diện thể chất: giúp con người có sức khỏe tốt, cân đối, dẻo dai...; về phương diện tình cảm: bồi đắp cho con người tình yêu thương, sự sẻ chia, sự đoàn kết, gắn bó giữa con người với con người...; về phương diện ngôn ngữ và giao tiếp: giúp con người tự tin, giao tiếp hiệu quả, biết thuyết trình trước đám đông, biết lắng nghe, học hỏi mọi thứ xung quanh. Về phương diện tư duy nhận thức: kích thích sự sáng tạo, có những bước đột phá nhạy bén, đúng thời điểm cần thiết, năng động và dễ dàng ứng phó với mọi trở ngại bất thường. Ví dụ như ở Nhật Bản, một đất nước thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa, sóng thần nên các trẻ em khi mới lớn lên đã được trang bị rất nhiều những kĩ năng sống để có thể chủ động ứng phó trước thiên tai, tự bảo vệ sự sống của mình trước những hiểm họa bất ngờ ập tới. Vì thế, những đứa trẻ đó thực sự rất tự tin trước những biến động của khí hậu, thời tiết thất thường. Bên cạnh đó, rèn luyện kĩ năng sống cũng giúp cho con người sống có bản lĩnh, có ước mơ, có lí tưởng sống tích cực, dám nghĩ dám làm, biết chịu trách nhiệm trước hành vi sai trái của bản thân, sống giàu lòng vị tha, tình thương yêu bác ái...

       Tuy nhiên, cũng cần thấy được mối quan hệ giữa rèn luyện kĩ năng sống và tích lũy kiến thức là hai mặt của một vấn đề, không thể có mặt này mà thiếu mặt kia. Nếu như kiến thức giúp con người có cơ sở lý luận khoa học, đúng đắn và chính xác trong nhìn nhận, đánh giá thì kĩ năng sống giúp cho con người trở nên kĩ xảo hơn, tinh tế, khéo léo hơn trong việc xử lí mọi tình huống bất kì nào đó được đặt ra. Trên thực tế có không ít người chỉ chăm lo tích lũy kiến thức mà quên đi việc trang bị cho mình những kĩ năng sống cần thiết hoặc ngược lại chỉ chú trọng tới kĩ năng sống mà bỏ bê việc trau dồi tri thức. Hậu quả là khó có thể bắt nhịp được với cuộc sống, luôn cảm thấy thiếu tự tin, không có hứng thú với cuộc sống, công việc của chính mình. Và hiện nay, có rất nhiều các bạn sinh viên, học sinh chỉ chú tâm vào bồi đắp kiến thức trên ghế nhà trường mà quên đi việc rèn luyện kĩ năng sống, tới khi va chạm với công việc, với những trải nghiệm thực tế thì cảm thấy ngại ngùng, lo lắng và thiếu niềm tin vào năng lực của bản thân mình. Hay cũng có những người chỉ biết quan tâm tới sự trải nghiệm thực tế với các kĩ năng sống của riêng mình mà quên đi việc tôi luyện kiến thức, dẫn tới sự vênh lệch về phát triển và hoàn thiện nhân cách của chính mình.

       Vì thế, con người cần phải tự quăng mình ra ngoài xã hội. Hãy biết cách biến những lý luận khô khan trên trang sách thành những trải nghiệm thực tế khách quan để thấy được tính thực tiễn của chúng. Mặt khác cũng không nên chỉ chú trọng vào những kĩ năng sống, chỉ phục vụ cho nghề nghiệp chuyên môn của mình mà cần hình thành và rèn luyện các kĩ năng sống phong phú khác cần thiết để có thể đáp ứng được mọi tình huống, mọi vấn đề được đặt ra. Bởi cuộc sống vốn "đa sự, đa đoan" rất phong phú và phức tạp.

       Tóm lại, rèn luyện kĩ năng sống và tích lũy kiến thức có một vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết. Đặc biệt với thời đại xã hội phát triển như bây giờ thì lại càng đòi hỏi con người cần trang bị cho mình kiến thức, kĩ năng sống gắn với những năng lực tương thích lại càng lớn hơn. Có như vậy thì mới bắt kịp được với xu thế thời đại, khẳng định vị thế của bản thân đối với mọi người xung quanh.

Bình luận (0)