Những câu hỏi liên quan
Đã Ẩn
Xem chi tiết
Lê Trang
18 tháng 12 2020 lúc 20:14

- Nội dung:

+ Giải quyết nạn thất nghiệp

+ Ban hành các Đạo luật về Phục Hưng, ngành ngành công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.

+Điều chỉnh nông nghiệp: nâng cao giá nông sản, giảm bớt nông phẩm thừa, cho vay dài hạn đối với dân trại...

- Tác dụng:

+ Giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, xoa dịu mâu thuẫn xã hội.

+ Khôi phục được sản xuất.

+ Thu nhập quốc dân tăng liên tục từ sau 1933.

+ Duy trì chế độ dân chủ tư sản .

Vũ Hồng Hoàng Anh
Xem chi tiết
Vũ Hồng Hoàng Anh
27 tháng 12 2022 lúc 19:49

bạn nào tốt bụng giúp mình ik mai thi òi cảm ơn nhiều lắm á

 

Trần Gia Hưng
2 tháng 2 2023 lúc 21:56

vì chiến tranh 1914-1918 là chiến tranh thế giới vì quy mô lớn là chết hơn 20 triệu người và có rất nhiều khu vực bắn nhau rất kinh khủng và lôi kéo các nước như áo hung,sebria,nga,pháp,đức,ý,hoa kì,thổ nhĩ kì... và thiệt hại nặng về kinh tế

Trọng Nghĩa Nguyễn
Xem chi tiết
Luna đáng iu không quạu...
10 tháng 1 2021 lúc 22:31

Câu 4:

Chính sách kinh tế mới

- Hoàn cảnh:

+ Năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kì khó khăn. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng, tình hình chính trị không ổn định, các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn ở nhiều nơi.

+ Nước Nga rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, chính trị, đe dọa sự tồn tại của chính quyền Xô viết.

+ Nhằm khắc phục khủng hoảng, nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế. Đại hội lần thứ X Đảng Bôn sê vích vào tháng 3-1921 quyết định chuyển Chính sách cộng sản thời chiến sang chính sách kinh tế mới.

- Nội dung:

+ Trong nông nghiệp: Nhà nước thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thế lương thực cố định. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật. Sau khi nộp đủ thuế đã quy định trước mùa gieo hạt, nông dân được toàn quyền sử dụng số dư thừa và tự do bán ra thị trường.

+ Trong công nghiệp: Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ, dưới sự kiểm soát của nhà nước, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương. Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp, phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ hạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương nhằm nâng cao năng suất lao động.

+ Trong lĩnh vực thương nghiệp và tiền tệ: Tư nhân được tư do buôn bán trao đổi. Nhà nước mở lại các chợ, khôi phục, đẩy mạnh mối liên hệ kinh tế giữa thành thị và nông thôn. Năm 1924, nhà nước phát hành đồng rúp thay cho các loại tiền cũ.

- ý nghĩa

+ Đưa nước Nga thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, chính trị

+ Thể hiện sự chuyển đổi kịp thời, đầy sáng tạo từ nền kinh tế nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần và tự do buôn bán.

+ Chính sách kinh tế mới còn mang ý nghĩa quốc tế sâu sắc đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước.

- Nhận xét

+ Có thể xem Chính sách kinh tế mới là một bước lùi nhưng là một bước lùi cần thiết để Liên Xô vượt qua khó khăn thử thách, tạo đà vững bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa, thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Bôn sê vích và Lê nin.

- Đảng ta đã vận dụng kinh nghiệm này vào điều kiện cụ thể của Việt nam trong thời kì đổi mới là phát triển nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần có sự định hướng của nhà nước.

Luna đáng iu không quạu...
10 tháng 1 2021 lúc 22:34

Câu 5:

Nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng vì Tổng thống mới đắc cử cuối năm 1932 là Ru-dơ-ven đã thực hiện Chính sách mới. Chính sách này nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi các ngành kinh tế - tài chính, đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò kiểm soát, điều tiết của Nhà nước đối với việc sản xuất và lưu thông hàng hóa.

* Nội dung chủ yếu của chính sách mới của Ph. Ru-dơ-ven:

- Các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của nền kinh tế - tài chính.

- Ban hành các đạo luật phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng... với những quy định chặt chẽ, đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.

- Nhà nước tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.

 

 

 

Luna đáng iu không quạu...
10 tháng 1 2021 lúc 22:36

Câu 7: 

* Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những mâu thuẫn mới về quyền lợi, về thị trường và thuộc địa lại tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm cho những mâu thuẫn đó thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở I-ta-li-a, Đức và Nhật Bản, với ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giới.Giữa các nước đế quốc dần dần hình thành hai khối đối địch nhau : khối Anh - Pháp - Mĩ và khối phát xít Đức - I-ta-li-a - Nhật Bản. Hai khối đế quốc này mâu - thuẫn gay gắt với nhau về thị trường và thuộc địa nhưng đều coi Liên xô là kẻ thù cần phải tiêu diệt. Khối Anh - Pháp - Mĩ thực hiện đường lối thỏa hiệp nhượng bộ nhằm làm cho khối phát xít chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. Do chính sách thỏa hiệp này, sau khi sáp nhập nước Áo vào Đức, Hít-le chiếm Tiệp Khắc (tháng 3 - 1939). Tuy vậy, thấy chưa đủ sức đánh Liên Xô, Hít-le quyết định tấn công các nước châu Âu trước. Ngày 1-9-1939 phát xít Đức tấn công Ba Lan. Ngay sau đó, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ

* Diển biến:Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra trên nhiều mặt trận:+ Mặt trận Tây Âu+ Mặt trận Xô - Đức( đây là mặt trận chủ yếu, quyết định đến toàn bộ tiến trình của cuộc CTTG2).+ Mặt trân Bắc Phi+ Mặt trận Châu Á - Thái Bình Dương.CTTG2 trải qua 5 giai đoạn:+ Giai đoạn thứ nhất: từ 1-9-1939 đến 22- 6-1941( ngày Đức tấn công Ba Lan mở đầu đại chiến đến ngày phát xít Đức tấn công Liên Xô).+ Giai đoạn thứ hai: từ 22-6-1941 đến 19-11-1942 ( ngày mở đầu cuộc phản công Xtalingrat).+ Giai đoạn thứ ba: từ 19-11-1942 đến 24-12-1943 ( ngày mở đầu cuộc tổng phản công của Hồng quân Liên Xô trên khắp các mặt trận).+ Giai đoạn thứ tư: từ 24-12-1943 đến 9-5-1945 ( ngày phát xít Đức đầu hàng chiến tranh kết thúc ở Châu Âu).+ Giai đoạn thứ năm: từ 9-5-1945 đến 14-8-1945 ( ngày phát xít Nhật đầu hàng CTTG2 kết thúc).Tóm lại, CTTG2 là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người

* Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai

“Kẻ gieo gió phải gặt bão" - chiến tranh kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, I-ta-li-a. Nhật Bản. Tuy nhiên, toàn nhân loại đã phải hứng chịu những hậu quả thảm khốc của chiến tranh.Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người : 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
24 tháng 3 2018 lúc 8:46

a. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933)

- Kinh tế: tàn phá nặng nề nền kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa, mức sản xuất bị đẩy lùi hàng chục năm. 

- Chính trị - xã hội: hàng triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn. Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của người thất nghiệp diễn ra khắp cả nước. 

- Quan hệ quốc tế:

+ Hình thành hai khối đế quốc đối lập nhau: khối các nước Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.

+ Chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới xuất hiện. 

b. Điểm khác biệt trong giải pháp thoát khỏi khủng hoảng giữa các nước Anh, Pháp, Mĩ và Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản

- Anh, Pháp, Mĩ tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) thông qua việc tiến hành những chính sách cải cách kinh tế - xã hội. Ví dụ, nước Mĩ thực hiện Chính sách mới do Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đề xướng.

- Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản tìm cách thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) thông qua việc phát xít hóa bộ máy thống trị.

c. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trong giải pháp thoát khỏi khủng hoảng giữa các nước Anh, Pháp, Mĩ và Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản

- Anh, Pháp, Mĩ:

+ Có nhiều thị trường và thuộc địa => có thể trút gánh nặng khủng hoảng lên nhân dân thuộc địa, do đó có thể thoát khỏi khủng hoảng bằng những biện pháp cải cách.

+ Truyền thống dân chủ tư sản tồn tại lâu dài, giới cầm quyền Anh, Pháp, Mĩ thường có xu hướng giải quyết khó khăn trong nước thông qua biện pháp hòa bình, cải cách.

- Đức, I-ta-lia-a, Nhật Bản:

+ Kho có hoặc có ít thuộc địa, thị trường tiêu thụ hẹp => thiếu vốn, nguyên liệu, thị trường. 

+ Truyền thống quân phiệt tồn tại lâu dài, giới cầm quyền Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản thường có xu hướng giải quyết khó khăn trong nước bằng bạo lực. 

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
12 tháng 1 2019 lúc 14:58

Đáp án là B

Vũ Quang Linh
Xem chi tiết
Hoàng Đạt
24 tháng 12 2018 lúc 19:22

Nguyên nhân: Xảy ra do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt.Trong khi đó sức mua giản sút vì quần chúng quá nghèo khổ. 
Đây là cuộc khủng hoảng thừa.Trái ngược với cuộc khủng hoảng 1919-1924_là cuộc khủng hoảng thiếu. 
Cuộc khủng hoảng đã phản ánh đúng mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ phe đế quốc cũng như những căn bệnh của CNTB. Những điều mà hệ thống Véc-xai_Oa-sinh-tơn không thể giải quyết nổi 

Diễn biến: Cuộc khủng hoảng từ Mĩ nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới. Gây nên hậu quả khủng khiếp ở nhiều nước. Từ kinh tế, cuộc đại khủng hoảng lan sang lĩnh vực chính trị. Hàng ngàn cuộc biểu tình, đấu tranh đã diễn ra, nhất là ở các nước TB. Đời sống nhân dân hết sức khổ cực, các tầng lớp nhân dân điêu đứng. 

Hậu quả: Chính từ cuộc đại khủng hoảng này mà chủ nghĩa phát xít đã ra đời và lên nắm quyền ở Đức, Ý, Nhật_ráo riết chạy đua vũ trang hòng gây chiến trang chia lại thế giới. 
Hậu quả nặng nề mà cuộc đai khủng hoảng này để lại được dùng để làm thước đo trong lịch sử_cùng với cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973. 
Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay đang được các nhà chuyên môn so sánh với cuộc đại khủng hoảng trong lịch sử nhân loại. 

Biện pháp mik chịu 

꧁༺ΑЅЅΑЅΙИঔ
24 tháng 12 2018 lúc 19:22

 Có 2 con đường khác nhau mà các nước tư bản đã lựa chọn để thoát khỏi khủng hoảng đó bạn. 
Thứ nhất: Những nước như Anh, Pháp, Mỹ, do có nhiều thị trường, thuộc địa, lại được lợi lộc từ hệ thống V_O nên thoát khỏi khủng hoảng bằng những cải cách dân chủ, vẫn duy trì nền cộng hoà tư sản, có những biện pháp để đưa kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, xoa dịu mâu thuẫn trong xã hội....(Điển hình là Mỹ với chính sách mới của Rudơven) 
Thứ 2: Những nước như Đức, Ý, Nhật, do ít thị trường, thuộc địa, ko có nhiều vốn trong tay...nên đã phát xít hoá chính quyền để bên trong thì đàn áp phong trào cách mạng, bên ngoài thì chạy đua vũ trang tích cực chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới. 

tk cho m ha!

NTN vlogs
29 tháng 12 2018 lúc 14:43

 Có 2 con đường khác nhau mà các nước tư bản đã lựa chọn để thoát khỏi khủng hoảng đó bạn. 
Thứ nhất: Những nước như Anh, Pháp, Mỹ, do có nhiều thị trường, thuộc địa, lại được lợi lộc từ hệ thống V_O nên thoát khỏi khủng hoảng bằng những cải cách dân chủ, vẫn duy trì nền cộng hoà tư sản, có những biện pháp để đưa kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, xoa dịu mâu thuẫn trong xã hội....(Điển hình là Mỹ với chính sách mới của Rudơven) 
Thứ 2: Những nước như Đức, Ý, Nhật, do ít thị trường, thuộc địa, ko có nhiều vốn trong tay...nên đã phát xít hoá chính quyền để bên trong thì đàn áp phong trào cách mạng, bên ngoài thì chạy đua vũ trang tích cực chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới. 

Như Quỳnh
Xem chi tiết

A

Minh Anh Hoàng
Xem chi tiết
Phat Nguyen
Xem chi tiết
Phương Dung
22 tháng 12 2020 lúc 19:28

- Nguyên nhân:

Do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, không tương xứng với việc cải thiện đời sống người lao động, nên bùng nổ cuộc khủng hoảng kinh tế thừa.

- Biểu hiện:

Tháng 10/1929, bùng nổ cuộc khủng hoàng kinh tế thừa, bắt đầu từ Mĩ sau nhanh chóng lan toàn thế giới tư bản, trầm trọng 1932, kết thúc năm 1933:

+ Hàng hóa ế thừa nhưng nhân dân không có tiền mua.

+ 50 triệu công nhân thất nghiệp, hang ngàn nông dân mất ruộng đất.

+ Phong trào biểu tình, tuần hành, diễn ra khắp các nước.

Hậu quả:

+ Để lại hậu quả trầm trọng về: kinh tế, chính trị, xã hội ở ác nước tư bản và thuộc địa.

+ Đe dọa ngiêm trọng sự tốn tại của CNTB.

+ Chủ nghĩa phát xít ra đời ở: Đức, Italia, Nhật Bản đối lập với khối Mĩ, Anh, Pháp đã ráo riết chạy đua vũ trang. Nguy cơ bùng nổ Thế chiến mới.

Huy Trần
21 tháng 1 2022 lúc 22:26

-Đứng trước khủng hoảng, các quốc gia giải quyết khủng hoảng theo những cách khác nhau.

-Một số nước tư bản như Mĩ, Anh, Pháp,… tìm cách thoát khỏi khủng hoảng bằng những chính sách cải cách kinh tế – xã hội. Nguyên nhân là do có nhiều thuộc địa, thị trường và truyền thống dân chủ tư sản. Tiêu biểu nhất là “Chính sách mới” của Mĩ.

-Trong khi đó, các nước Đức, Italia và Nhật Bản tiến hành phát xít hóa bộ máy nhà nước và phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới. Nguyên nhân là do các nước này không có hoặc có ít thuộc địa; thiếu vốn, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, đây là những quốc gia có truyền thống quân phiệt hiếu chiến. 

-Khủng hoảng kinh tế tàn phá nghiêm trọng nước Đức. Để đối phó lại khủng hoảng kinh tế và phong trào cách mạng ngày càng mạnh mẽ, giai cấp tư sản thống trị quyết định đưa Hít-le – Thủ lĩnh của Đảng Đức Quốc xã Đức lên nắm chính quyền. Đảng Công sản Đức đã kiên quyết đấu tranh nhưng không ngăn cản được quá trình ấy. Ngày 30/1/1933, Hít-le lên làm Thủ tướng và ngay sau đó đã biến Đức thành một lò lửa chiến tranh.