SuSu
Đọc đoạn văn sau và làm theo yêu cầu bên dưới: Hôm đó, trên xe buýt có người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi. Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần ông. Khu nhân viên thu tiền vé đến, theo phản xạ ông lại đưa tay lục túi quần và thầy tớ 5.000 đồng. Ông mừng ra mặt...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Võ Hoàng Gia Khánh
Xem chi tiết
Cihce
26 tháng 12 2022 lúc 21:27

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng thần với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng rỡ, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười.

                                        (Báo Gia đình và xã hội – Xuân Đinh Dậu 2017, trang 16)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: Tự sự.

Câu 2. Gọi tên trường từ vựng của những từ in đậm trong đoạn trích.

- Tên trường từ vựng của những từ in đậm trong đoạn trích: biểu cảm, cảm xúc của người.

Câu 3.  Tìm từ tượng hình có trong câu sau: “Ông ngồi lặng thần với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông.

- Từ tượng hình có trong câu: len lén.

Câu 4. Nêu nội dung chính của văn bản.

- Nội dung chính của văn bản: Văn bản đã bàn về sự tử tế của cô học sinh đối với người đàn ông cao tuổi ấy.

Bình luận (0)
Dương Trần Quang Duy
Xem chi tiết
Trịnh Ngọc Hân
3 tháng 8 2021 lúc 12:40

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: tự sự.

Câu 2:

- Một phép liên kết: 

+ Phép liên kết lặp: "Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng ra mặt, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình." ( từ "ông" ở câu văn trước được lặp lại ở câu văn sau)

- Một thành phần biệt lập: 

+ Thành phần phụ chú: "theo phản xạ" (vì được đặt ở giữa hai dấu phẩy trong câu: "Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5.000 đồng.")

Câu 3:

- Cô học sinh đã len lén nhét tờ 5000 đồng vào túi quần của ông già mà không đưa trực tiếp cho ông là vì cô học sinh biết ông là người lớn tuổi, hơn nữa lại là người đàn ông nên sẽ có lòng tự trọng. Nếu cô trực tiếp đưa cho ông cụ mượn giữa chốn đông người như vậy thì ông sẽ cảm thấy rất ngại, thậm chí có thể không nhận tiền của cô.

Câu 4:

- “Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười”, câu văn đã thể hiện cô học sinh là một người tốt bụng, ý thức được hành động mà bản thân nên làm để giúp người gặp khó khăn như ông cụ. Cô là một người hiểu chuyện, vô cùng tinh tế và đặc biệt biết cho đi những gì bản thân có thể mà không mong cầu sự trả ơn.

Câu 5:

Chị lập dàn ý chi tiết cho đoạn văn, em dựa vào dàn ý chi tiết và viết thành đoạn văn hoàn chỉnh nhé!

Dàn ý

- Xác định vấn đề nghị luận: "người tử tế"

- Giải thích:

+ Thế nào là người tử tế? Là những người luôn biết quan tâm đến người khác, luôn sẵn sàng san sẻ, giúp đỡ khi bản thân có khả năng, điều kiện. Là người luôn mong muốn mang lại những điều tốt đẹp cho người khác...

- Bàn luận kết hợp dẫn chứng: (phần này tạm gọi là bàn luận)

+ Biểu hiện của người tử tế: Những con người tốt bụng, trung thực, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh, không đòi hỏi sự báo đáp ơn nghĩa; không gian dối, lừa lọc, không vụ lợi,...

+ Ý nghĩa của việc sống tử tế:

* Mang đến điều tốt đẹp cho người khác và cho chính bản thân.

* Được mọi người yêu quý, tôn trọng...

* Rèn luyện nhân cách, hoàn thiện nhân cách hơn.

*  Cộng đồng, xã hội thêm ý nghĩa...

* ...

+ Phê phán những người sống thiếu trung thực, sống vô tâm, vụ lợi,...

- Câu kết đoạn.

 

 

Bình luận (0)
Lê Trần Minh Ân
Xem chi tiết
Quỳnh Trâm
Xem chi tiết
Mai Nguyệt
Xem chi tiết
Kinomoto Sakura
12 tháng 5 2021 lúc 14:06

 Câu 3:

- Vì nếu thế ông già sẽ xấu hổ, cảm thấy lòng tự trọng bị xúc phạm ( Người già mà) nên sẽ không nhận, lặng lẽ cho ông lão tiền đi xe buýt mà không cần ông lão biết đến, cảm ơn
- Đây là hành động xuất phát từ tình yêu thương, sự cảm thông, sẻ chia. Một hành
động nhỏ nhưng ý nghĩa lớn thể hiện một lối sống đẹp của một con người tử tế, là
biểu hiện của sự lương thiện, sự cao cả

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính là tự sự

Câu 2: Câu "Xe chạy" là câu đơn

Câu 4: 

- Hoan nghênh cho cô gái

- Suy nghĩ về phong cách sống giữa người với người hiện nay

Bình luận (0)
Trang Pham
Xem chi tiết
☞Tᖇì  ᑎGâᗰ ☜
5 tháng 4 2022 lúc 21:21

Câu 1:PTBĐ:Tự sự

Câu 2:

Chuyển thành câu bị động: Tờ 5.000 đồng được 1 cô học sinh ở hàng ghế sau lén nhét vào túi quần của ông lúc này.

Câu 3: 

 Cô gái lén đưa cho ông cụ mà không đưa trực tiếp là vì để tránh ông không cảm thấy ngượng ngùng, xấu hổ.

Câu 4:

Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến là:

- Hoan nghênh cho cô gái

- Suy nghĩ về phong cách sống giữa người với người hiện nay

Câu 5:

Tham khảo:

Mỗi con người được học hỏi rất nhiều điều hay lẽ phải và cũng rèn luyện nhiều đức tính quý báu. Một trong số đó phải kể đến chính là sự tử tế. Sự tử tế là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác. Người sống tử tế là những người sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, sẵn sàng giúp đỡ người khó khăn hơn mình. Họ cũng là những người sống và làm việc có kỉ luật, biết lễ phép, yêu thương chan hòa, hướng đến và làm theo những điều tích cực. Những người sống tử tế sẽ lan tỏa được những hành động, thông điệp tích cực ra cộng đồng. Việc sống tử tế mang lại cho con người nhiều ý nghĩa to lớn. Khi người giúp đỡ người, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn. Một người làm cha, làm mẹ khi có lối sống tử tế sẽ làm gương cho con cái của mình, cho thế hệ măng non sau này làm theo, từ đó làm nền tảng để xây dựng một xã hội tử tế. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… những người này cần phải xem xét lại chính mình. Để sống thì dễ nhưng để sống có ích lại là việc vô cùng khó, chính vì thế, chúng ta hãy sống thật tử tế.

Bình luận (0)
thanh
Xem chi tiết
thanh
Xem chi tiết
thanh
Xem chi tiết
thanh
Xem chi tiết