Kim loại A có hóa trị I,có tổng p,n,e là 34.tìm kim loại A
1 hợp chất B được tạo bởi 1 kim loại có hóa trị 2 và 1 phi kim có hóa trị 1. Tổng số hạt trong phân tử B là 290 hạt, tổng số hạt không mang điện trong phân tử là 110 hạt. Hiệu số hạt không mang điện giữa phi kim và kim loại là 70. Tỉ lệ số hạt mang điện của kim loại sô với phi kim trong B là 2 phần 7. Tìm A, Z của kim loại và phi kim.có bạn nào hoặc anh chị nào giải đầy đủ giúp mình với đang cằn gấp
giả bài này thì lấy pt 1 trừ 2 lấy 3 cộng 4 hoặc là dùng vinacal giải pt 4 ấn nhé mk đan bận.p
một kim loại A chưa rõ hóa trị có tỉ lệ khối lượng của kim loại so với õi trong oxit là \(\dfrac{9}{8}\) tìm công thức oxit của kim loại
Gọi cthh của oxit là AxOy (x,y là số tự nhiên > 0)
Ta có: \(\dfrac{x.M_A}{y.16}=\dfrac{9}{8}\Leftrightarrow18y=x.M_A\)
TH1: CTHH của oxit là trường hợp đặc biệt Fe3O4
=> \(\dfrac{m_{Fe}}{m_O}=\dfrac{3.56}{4.16}=\dfrac{21}{8}\left(L\right)\)
TH2: CTHH của oxit là A2Oy
=> 9y =MA => y = 3, MA = 27(g/mol) => A là nhôm (Al)
CTHH của oxit là Al2O3
\(CT:R_2O_n\)
\(\text{Ta có : }\)
\(\dfrac{2R}{16n}=\dfrac{9}{8}\)
\(\Leftrightarrow\dfrac{R}{n}=9\)
\(\Leftrightarrow R=9n\)
\(BL:n=3\Rightarrow R=27\)
\(CT:Al_2O_3\)
Một oxit kim loại Y có hóa trị n , trong đó thành phần % khối lượng của ooxxi chiếm 31,58% . Biết kim loại Y có 2 hóa trị , cao nhất là III . Xác định kim loại Y.
Nếu ko ai làm thì tớ làm
Công thức dạng chung : Y2On
Ta có :
%O = \(\frac{16.n}{M\left(hh\right)}.100=31,58\%\) (1)
%Y = 100% - 31,58% = 68,42% (2)
Từ 1 và 2
=> Mh/c = \(\frac{16n}{31,58}=\frac{2Y}{68,42}\)
=> 63,16 . Y = 1094,72 . n
=> y = \(\frac{1094,72}{63,16}.n=17,33.n\)
Ta có bảng sau :
n | 1 | 2 | 3 | 4 | 8/3 |
MY | 17,3 | 34,66 | 51,99 | 69,33 | 46,22 |
=> Y là Crom(Cr) = 52 đvC
Nếu ko ai trả lời thì tớ trả lời z !
Công thức dạng chung : Y2On
Ta có :
%O = \(\frac{16n}{M_{hc}}.100=31,58\) (1)
%Y = 100% - 31,58% = 68,42% (2)
Từ 1 và 2
=> Mh/c = \(\frac{16n}{31,58}=\frac{2Y}{68,42}\)
=> 63,16 . Y = 1094,72 . n
=> Y = \(\frac{1094,72}{63,16}.n=17,33n\)
Ta có bảng sau
n | 1 | 2 | 3 | 4 | 8/3 |
MY | 17,3 | 34,66 | 51,99 | 69,33 | 46,22 |
Vậy Y là Crom(Cr)
Hòa tan 4g hỗn hợp kim loại A, B, A có hóa trị II, B có hóa trị III bằng 1 lượng HC; vừa đủ thoát ra 3,808l(đktc)
a) Khối lượng muối thu được
b) Nếu biết kim loại 3 là Nhôm và số mol Nhôm trong hỗn hợp bằng 5 lần số mol kim loại có hóa trị II xác định tên kim loại có hóa trị II
a)
\(n_{H_2} = \dfrac{3,808}{22,4} = 0,17(mol)\\ \Rightarrow n_{HCl} = 2n_{H_2} = 0,17.2 = 0,34(mol)\)
Bảo toàn khối lượng :
\(m_{muối} = m_{kim\ loại} + m_{HCl} - m_{H_2} = 4 + 0,34.36,5 - 0,17.2 = 16,07(gam)\)
b)
\(n_A = a(mol) \Rightarrow n_{Al} =5a(mol)\\ A + 2HCl \to 2ACl_2 + H_2\\ 2Al + 6HCl \to 2AlCl_3 + H_2\\ n_{H_2} = n_A + \dfrac{3}{2}n_{Al} = a + \dfrac{3}{2}.5a = 0,17\\ \Rightarrow a = 0,02\\ m_{hỗn\ hợp} = 0,02A + 0,02.5.27 = 4\\ \Rightarrow A = 65(Zn)\)
Vậy kim loại hóa trị II cần tìm là Kẽm.
câu 1: Oxit của 1 ng.tố hóa trị V chứa 43,67 % ng.tố đó. Tìm ng.tử khối của ng.tố đó.
câu 2: A và B là 2 oxit kim loại, kim loại trong A có hóa trị II, kim loại trong B có hóa trị III. A và B có cùng số mol là 0,1 mol. Khối lượng mol của A là 40 gam, khối lượng mol của B gấp 4,0 lần khối lượng mol của A.
a, Xét khối lượng trong A và B.
b, Viết công thức hóa học của A và B.
( hóa 8 giúp tớ với ạ >< cảm ơn nhìu -v- )
Cho 5,4g hỗn hợp 2 kim loại có hóa trị II và III tác dụng hoàn toàn với dung dịch axit sunfuaric loãng thu được 10,08g lít khí (đktc). Biết tỉ số nguyên tử khối của kim loại hóa trị II với kim loại hóa trị III là 1:3, còn tỉ số về nguyên tử là 3:1. Tìm 2 kim loại đó?
cho 9,2g một kim loại A phản ứng với khí clo (dư) tạo thành 23,4g muối.
xác định về kim loại A, biết A có hóa trị I
câu 25
cho 9,2gam một kim loại A phản ứng với khí clo (dư) tạo thành 23,4gam muối. xác định tên kim loại A, Biết A có hóa trị I
bảo toàn khối lượng ta có
mCl2= 23,4-9,2= 14,2g
nCl2=14,2/71=0,2mol
2A+Cl2-> 2ACl
0,4 0,2
M(A)= 9,2/0,4=23 (Na)
PTHH:2A+Cl2→2ACl
\(m_{Cl_2}=23,4-9,2=14,2\left(g\right)\)
\(n_{Cl_2}=\dfrac{14,2}{71}=0,2\left(mol\right)\)
⇒nA=0,2.2=0,4 (mol)
\(M_A=\dfrac{9,2}{0,4}=23\left(g/mol\right)\)
Vậy A là Natri
Câu hỏi:
Hòa tan 4g hỗn hợp kim loại A, B, A có hóa trị II, B có hóa trị III bằng 1 lượng HCl; vừa đủ thoát ra 3,808l(đktc)
a) lập PTHH
b)Khối lượng muối thu được
c) Nếu biết kim loại 3 là Nhôm và số mol Nhôm trong hỗn hợp bằng 5 lần số mol kim loại có hóa trị II xác định tên kim loại có hóa trị II
hoc24.vn/cau-hoi/hoa-tan-4g-hon-hop-kim-loai-a-b-a-co-hoa-tri-ii-b-co-hoa-tri-iii-bang-1-luong-hc-vua-du-thoat-ra-3808ldktca-khoi-luong-muoi-thu-duocb-neu-bie.334783147390
Bạn xem ở đây nhé.