Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Quandung Le
Xem chi tiết
LIÊN
Xem chi tiết
Candy Soda
11 tháng 10 2016 lúc 20:01

Vì nhân vật Giôn-xi trong truyện nói nếu như chiếc lá cuối cùng trên cây rơi xuống đồng nghĩa cô sẽ lìa đời. Cụ Bơ-men đã vẽ một chiếc lá giả để Giôn-xi tiếp tục có niềm tin sống tiếp.

Thân Thị Phương Trang
14 tháng 10 2016 lúc 20:24

Sự sống và cái chết: Vì nó bao quát toàn nội dung của truyện xoay quanh giữa sự sống và cái chết mà Giôn-xiu dành cho mình khi tự gán số phận của mình vào khoảnh khắc bất ngờ, choáng ngợp để rồi  khi cô vượt qua cái chết chóc mà cô từng nghĩ lại thấy yêu quý và tôn trọng cuộc đời.

Trần Minh Nhiên
21 tháng 10 2016 lúc 19:45

Luận điểm chính của tác phẩm là chiếc lá cuối cung nó biểu thị tình cảm, sự nỗ lực, sự yêu thương mà cụ bơ- men đã dành cho gôn-xi để cứu vớt niềm tin vao cuộc sống cho gôn-xi mà cụ đã hi sinh. Chính chiếc lá cuối cùng đó cũng được xem như là kiệt tác mà suốt bốn chục năm cụ ko thực hiện được .Nếu là bạn bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi đật tên mới vì theo mình ko có tên nào thích hợp hơn được nữa.

Trần Hà Phương
Xem chi tiết
Nhất trên đời
8 tháng 11 2017 lúc 19:20

TRỜI ƠI LÀ VĂN VẺ ĐÓ NHÀ VĂN MÀ HOA MĨ PHỈNH NỊNH ĐỜI. NGHĨ MÀ XEM NUẾ ĐẶT LÀ 3 CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG THÌ THẤY ĐẦY ĐỦ VÀ TỤC TĨU CÒN ĐẶT MỘT CHIẾC LÀ THÌ LÕ RA Y ĐƠN LẺ. CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG NGHE CÓ VẺ THÚ VỊ HƠN ..yeu

Chu Thị Thảo Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Hà Mi
23 tháng 3 2021 lúc 20:35

Giữa dòng chảy xô bồ của mưu sinh, giữa toan tính và ganh ghét, tình yêu thương ở đâu đó vẫn lặng lẽ toả sáng. O. Henry - nhà văn hiện thực xuất sắc của Mỹ đã rất thành công khi diễn đạt điều đó trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của mình. Trong tác phẩm này, ông đã phản ánh một cách sâu sắc tình yêu thương giữa những người cùng khổ, giữa những hoạ sĩ nghèo Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men mà nổi lên, toả sáng hơn cả đó chính là hình tượng Bơ-men - một đấng xả thân với nhân cách cao đẹp và sự hi sinh cho người khác. Chính tình yêu thương giữa con người với con người đã làm nên sự bất tử của cụ Bơ-men.
Cụ là một hoạ sĩ nhưng nghèo. Cụ mơ ước vẽ được một kiệt tác để lại cho đời. Rồi một ngày kia, khi những con gió mùa đông bắc tràn về, hơi thở lạnh lẽo của nó bao trùm cả thành phố Oa-Sinh-Tơn còn bàn tay gầy gò, những xương là xương của nó thì ôm lấy, dày xéo những con người ốm yếu, mỏng manh. Giôn-xi mắc bệnh sưng phổi. Căn bệnh sẽ dễ mất đi nếu cô dược chăm sóc chu đáo và thuốc thang đầy đủ. Nhưng nghèo túng khiến cô tuyệt vọng, cô không muốn sống nữa. Cô quẫn trí, đánh cược tính mạng mình vào chiếc lá thường xuân cuối cùng. Xiu đau đớn, buồn bã, cô hết lòng an ủi Giôn-xi mãi nhưng Giôn-xi chẳng chịu nghe mà trái lại cô tàn nhẫn ra lệnh kéo chiếc mành mành lên mỗi ngày để xem chiếc là thường xuân đã rụng chưa. Xiu không biết làm thế nào đành đem chuyện kể với cụ Bơ-men. Đánh cược cuộc đời mình váo chiếc lá thường xuân cuối cùng ư? Ngốc nghếch quá chừng. Chiếc là ấy thật mỏng manh so với cơn gió mùa đông lạnh lùng kia, nó có thể thổi bay chiếc lá yếu ớt bất cứ lúc nào. Chiếc lá rụng tức Giôn-xi lìa đời. Chắc Giôn-xi mất trí thật rồi, bệnh tật, nghèo túng khiến cô mất hết niềm tin, mất hết hi vọng sống.
Ấy vậy mà cô vẫn sống, vẫn qua khỏi. Mừng thay. Nhưng chưa hẳn đã vui vẻ. Để cho Giôn-xi được sống, ta đã phải hi sinh một mạng người. Sau cái đêm bão tố, mưa gió, tuyết rơi, kì diệu thay chiếc lá thường xuân bé bỏng, nom yếu ớt kia vẫn kiên cường bám trụ và giữ lại mạng sỗng cho Giôn-xi. Tưởng chừng như một bàn tay vô hình nào đó của thần linh đã giúp đỡ vậy nhưng không, đó là bàn tay tài năng của một người hoạ sĩ già giàu đức hi sinh, giàu tình yêu thương - cụ Bơ-men. Trong cái đêm mưa gió khủng khiếp ấy, cụ Bơ-men đã một mình vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng, chiếc lá đã cứu sống Giôn-xi. Vẽ trong đêm mưa to gió lớn đối với một người già như cụ quả là khó khăn vô cùng, ấy vậy mà cụ vẫn hoàn thành bức vẽ thật sống động, thật có hồn. Đó là tình yêu thương giữa con người với con người, tình yêu đó đủ để cụ Bơ-men bất chấp thiên nhiên khắc nghiệt, coi thường tính mạng mình để hi sinh cho người khác. Chính tình yêu đó đã trở thành xúc cảm, thành đòn bẩy để cụ hoàn thành tác phẩm, hoàn thành kiệt tác của mình. Sức mạnh đó thật mãnh liệt, thật nóng bỏng, dữ dội và diệu kì. Bốn mươi năm qua cụ không vẽ được một kiệt tác, nay, trong đêm bão tố đó, cụ đã vẽ được một kiệt tác, một kiệt tác vĩ đại mà cái chất liệu của nó đố ai mua nổi, chất liệu của lòng vị tha, sự hi sinh và tình yêu thương mãnh liệt.
Nhưng Giôn-xi được sống ta mất đi một linh hồn. Một linh hồn ra đi nhưng không biết mình để lại một kiệt tác cho đời. Cụ ra đi nhưng cái kiệt tác đó làm người ta nhớ mãi như hình ảnh cụ hiện diện vậy. Cụ thật vĩ đại, nhân hậu. Chao ôi, tình yêu của cụ mới to lớn, mênh mông làm sao, nó đủ để quật ngã cả mưa giông, bão tố, đủ để cứu sống tính mạng cho một con người. Cụ Bơ-men, cái chết của cụ không hề hoài phí, ý nghĩa của nó cao quý vô cùng. Cụ bất tử. Cụ để lại cho đời một kiệt tác của tình yêu thương.Vậy đấy, chính tình yêu thương đã làm nên sự bất tử của cụ Bơ-men. Ta nhớ mãi hình ảnh một lão già cặm cụi trong đêm mưa gió với tác phẩm chiếc lá cuối cùng của mình với tình yêu mãnh liệt, phi thường.
Nếu xã hội này, ai cũng được như cụ Bơ-men thì tốt biết bao. Mặc dù một linh hồn đánh đổi một linh hồn nhưng linh hồn kia ra đi mà không vô nghĩa hay nói cánh khác cụ không chết mà cụ sống mãi với thời gian, với đất trời, với tâm hồn của Giôn-xi, của Xiu, của tất cả mọi người và hơn hết cụ bất tử với tình yêu thương thánh thiện, cao quý, vô giá của cụ.

GOOD LUCK

Khách vãng lai đã xóa
O
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kiều
19 tháng 10 2018 lúc 19:09

Tôi là Giôn-xi, một cô hoạ sĩ nghèo của nước Mĩ xa xôi. Là một người nghệ sĩ, tôi phải đi nhiều nơi để tìm cảm hứng sáng tác. Vì vậy, tôi đã gặp nhiều chuyện bất ngờ, có thể kể cho các bạn nghe hàng giờ. Nhưng trong tất cả những điều ấy, câu chuyện bất ngờ nhất lại là câu chuyện về chính bản thân tôi. Câu chuyện “Chiếc lá cuối cùng”.

Ngày ấy, tôi và Xiu-đi - một chị bạn vô cùng thân thiết, tốt bụng - sống trong một khu nhà trọ rẻ tiền. Hàng xóm của chúng tôi hầu hết đều là những người lao động nghèo, trong đó có một người hoạ sĩ già tên là Bơ- men. Cụ Bơ-men cũng có một niềm đam mê rất lớn tới nghệ thuật nhưng có lẽ cụ chưa tìm được nguồn cảm hứng sáng tác. Trong phòng cụ có một tấm vải vẽ căng ra đã từ lâu lắm và ông cụ suốt ngày có vẻ say khướt.

Mùa đông năm ấy, trời rét dữ dội. Trong xóm trọ của chúng tôi lan tràn một căn bệnh quái ác, căn bệnh viêm phổi. Cuộc sống nhiều thiếu thốn, đói và rét, cộng với thể lực vốn yếu ớt, tôi cũng bị gã khổng lồ độc ác ấy hỏi thăm. Người mệt rã rời, những cơn ho dữ dội tưởng chừng không dứt khiến người tôi như tan ra thành bụi. Tôi đã hoàn toàn bị căn bệnh đánh gục. Chị Xiu hoảng hốt chăm lo chạy chữa cho tôi. Với số tiền ít ỏi, dường như Xiu đã phải nhịn ăn nhiều bữa để lo bác sĩ. Chị ít ngủ và hay khóc thầm. Ngoài Xiu và vị bác sĩ già đáng mến, cụ Bơ-men cũng thường hay lên thăm tôi. Mỗi khi thấy tôi thều thào ho khan cụ đều lắc đầu ngao ngán. Và nhất là khi thấy tôi từ chối những thìa cháo của Xiu, cụ thường không tiếc lời mắng mỏ tôi là con bé ngu ngốc.

Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri

Dần dần, tôi thấy người mình yếu đi. Những cơn ho dai dẳng hơn, tôi không đủ sức để mà ho lớn. Tôi nằm ẹp xuống giường, không thể tự dậy được. Tôi thấy sự sống đang từ bỏ mình từng ngày từng phút. Căn phòng quanh tôi trống vắng, lạnh lẽo vô cùng. Tôi thẫn thờ nhìn qua cửa sổ: ngoài kia, những chiếc lá thường xuân đang lặng lẽ rời cành. Chao ôi! Cuộc đời tôi cũng đang lặng lẽ rời bỏ sự sống như thế. Từng phút, từng phút một... và tôi biết, khi chiếc lá cuối cùng lìa cành thì cuộc đời tôi cũng lìa bỏ nhân gian. Tôi nói ý nghĩ ấy với Xiu, chị ôm lấy tôi vào lòng an ủi:

- Con mèo con của chị... Em đừng nghĩ vớ vẩn như thế. Bác sĩ nói em sắp bình phục rồi.

Tôi biết đó chỉ là lời nói dối. Xiu đi lấy thuốc cho tôi, chị gặp cụ Bơ- men, nói gì đó với cụ. Tôi lại thấy cụ mắng tôi rất lớn:

- Ngu ngốc! Thật là con bé ngu ngốc! Ai lại đi gắn đời mình vào những chiếc lá ngớ ngẩn!

Đêm hôm ấy, mưa gió dữ dội. Tôi nghe ngoài trời từng đợt lá rào rạt rơi. Tôi biết, ngoài kia, chiếc lá thường xuân cuối cùng sắp rụng. Tôi chỉ chờ đến ngày mai nhìn thân cây trơ trụi để trút hơi thở cuối cùng.

Sáng hôm sau, tôi thức dậy thấy chị Xiu vẫn ngủ gục trên bàn: tối qua có lẽ chị đã thức khuya lắm để chăm tôi. Tôi chăm chú nhìn gương mặt hốc hác, xanh xao của chị mà thấy thương chị vô cùng. Bất giác, tôi xót xa mong chờ giây phút chiếc lá cuối cùng rời cành để khỏi làm phiền những người xung quanh. Chị Xiu thức dậy, lại gần hỏi xem tôi có cần gì không. Tôi không nhìn Xiu, lạnh lùng bảo chị kéo tấm rèm lên. Xiu uể oải, chán chường và lo lắng căng thẳng miễn cưỡng kéo tấm rèm lên. Ô kìa! Ngoài kia một chiếc lá thường xuân vẫn còn đó! Chiếc lá kiên trung bám vào thân cây bò trên tường. Chiếc lá còn xanh, chỉ rìa lá thì đã ngả vàng. Trận mưa giông dữ dội đêm qua không làm chiếc lá mất đi thì tại sao tôi lại vội rời bỏ cuộc sống tươi đẹp? Rời bỏ ước mơ trở thành họa sĩ? Rời bỏ Xiu yêu quý của tôi? Tôi nhìn sang Xiu, chị cũng đang kinh ngạc trân trân nhìn chiếc lá. Tôi vui vẻ bảo chị lấy tôi chút chút rượu nhẹ. Xiu sung sướng rời khỏi phòng.

Dần dần, tồi thấy tinh thần phấn chấn hơn. Người thấy mạnh mẽ dần lên. Bác sĩ vào thăm bệnh cho tôi cũng thấy vui vẻ hẳn. Một buổi sáng, trong lúc chờ Xiu đi lấy thuốc, tôi khẽ lấy cuộn len và chiếc que đan để thử làm chút gì sau thời gian dài nằm giường bệnh. Lát sau, Xiu vào phòng, tôi thấy gương mặt Xiu vô cùng xúc động. Chị bước tới giường, nhìn sâu vào mắt tôi:

- Con mèo con của chị...! Cụ Bơ-men đã mất rồi. Mất vì bệnh viêm phổi. Vào cái đêm mưa gió hãi hùng hôm trước, người ta tìm thấy cụ khi người cụ đã ướt mềm. Sau đêm ấy, cụ nằm liệt giường và vừa mất sáng nay. Dưới chân tường trước cửa sổ phòng chị em mình - Xiu hướng ánh mắt đến chiếc lá thường xuân bất động - người ta thấy rơi vãi những chiếc bút vẽ, những bảng màu... Giôn-xi! Có bao giờ em thắc mắc tại sao không bao giờ em thấy chiếc lá cuối cùng rung động...? Cụ Bơ-men đã vẽ nó vào cái đêm tất cả những chiếc lá khác rời cành.

Nói rồi Xiu khóc nức nở. Tôi trân trân nhìn chiếc lá cuối cùng.. Lòng trào lên niềm một xúc động vô cùng

Giờ đây, tôi đã là một hoạ sĩ có tên tuổi. Dưới mỗi bức vẽ của mình tôi đều kí tên Bơ-men. Hàng năm, vào ngày giỗ của cụ, tôi vẫn trở về khu nhà trọ xưa viếng mộ cụ. Kỉ niệm về cụ và chiếc lá cuối cùng tôi vẫn còn lưu giữ trọn vẹn trong tim. Tôi đã nhiều lần thử vẽ lại chiếc lá ấy nhưng lần nào cũng đành bất lực ngồi trước mảnh vải trắng trơn. Tôi biết, chỉ có lao động nghệ thuật hết mình tôi mới có thể đền đáp sự hi sinh vĩ đại của người hoạ sĩ già đáng kính ấy.

Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri - Bài tham khảo 2

Mùa đông! Gã viêm phổi lang thang thọc bàn tay lạnh buốt vào các khu nhà tồi tàn và tôi – Giôn-xi, một họa sĩ nghèo đã trở thành một trong số nạn nhân đầu tiên của gã. Nghèo túng, bệnh nạn khiến tôi tuyệt vọng tâm thế dành hết cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình.

Tôi xùng Xiu – một đồng nghiệp, thuê trọ trên một căn gác gần công viên Oa-sinh-tơn, tầng dưới cụ Bơ-men đã già 60 tuổi hay ngồi làm mẫu cho chúng tôi vẽ tranh ở tầng dưới. Giờ đây thời tiết mùa đông rất khắc nghiệt. Mưa phũ phàng và gió vùi dập kéo dài triền miên không dứt. Gió bấc ào ào động vào cửa sổ mưa bồm bộp quất nước. Cây thường xuân bám trên bức tường gạch nhà bên đối diện với cửa sổ căn phòng của tôi đang trút lá. Tôi đợi khi nào chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì tôi cũng hà đời.

Chị Xiu thường xuyên động viên an ủi chăm sóc tôi. Nhưng tôi chẳng để ý. Lúc này tôi thấy tâm hồn mình thật cô đơn, mọi sợi dây giàng buộc với bạn bè với cuộc sống cứ lới rộng dần từng sợi một. Trời vừa hửng sáng tôi đã thều thào nhờ chị Xiu kéo tấm mành mảnh lên. Ôi kìa! Vẫn còn một chiếc lá duy nhất đơn độc dũng cảm treo bám vào tường cuống lá xanh sẫm nhưng hình như rìa răng cưa đã úa vàng trắc chắn nó sẽ rụng nhanh.

Vậy mà cả ngày hôm ấy tôi vẫn nhìn thấy nó. Cả đêm mưa gió vẫn tiếp tục ào ào. Trời vừa sáng tôi lại yêu cầu Xiu kéo tấm mành mảnh lên. Lạ chưa, chiếc lá vẫn còn ở đó. Tại sao nó không rụng nhỉ? Sức mạnh nào đã giúp nó vượt lên trên sự khắc nghiệt của thời tiết, phải chăng đó là sự gan góc dũng cảm bền bỉ? Còn tôi thì sao? Tôi đã buông xuôi chán nản tuyệt vọng đầu hàng số phận. Tại sao chiếc lá có thể còn tôi không thể tồn tại? Tôi thấy mình thật yếu đuối vô dụng, phải lấy lại niềm tin nghị lực sống! Nhất định phải thế!

Tôi bèn nhờ chị Xiu lấy cho chút rượu chút sữa kê lại chiếc gối để ngồi lên lấp gương coi gương mặt của mình. Tôi tâm sự với chị: "Muốn chết là một tội! Một ngày nào đó em sẽ về vịnh Na-Plơ". Sự sống dần hồi sinh trong tôi. Nhờ thuốc men của bác sĩ, sự tận tình chăm sóc của Xiu và nghị lực lòng ham sống của tôi, cuộc sống lại mỉm cười với tôi.

Buổi chiều chị Xiu ôm lấy tôi và cả chiếc gối kể cho tôi nghe "Cụ Bơ-men đã chết rồi em ạ, em có thấy chiếc lá chẳng bao giờ rung rinh bởi đó là kiệt tác của cụ bơ-men cụ đã vẽ nó vào các đêm chiếc lá cuối cùng rụng xuống". Trời ơi! Cụ Bơ-men đã chết rồi sao. Chết vì sự ngốc nghếch ý nghĩa kì quặc của tôi ư. Tôi choáng váng ân hận day dứt. Một người sống cô độc như cụ Bơ men khao khát vẽ kiệt tác mà chưa bao giờ thực hiện được. Giờ đây chỉ vì muốn cứu tôi mà cụ đã hi sinh tính mạng của mình phải rồi đó chính là kiệt tác của cụ bởi nó được vẽ trong hoàn cảnh đặc biệt đêm tối mưa phũ phàng gió vùi dập nó giống thật đến mức tôi và chị Xiu không nhận ra đó là một bức vẽ. Nó cứu sống tính mạng của tôi nhưng lại cướp đi tính mạng người tạo ra nó. Nó là sản phẩm kết tinh của tài năng trái tim yêu thương vô hạn đức hi sinh và lòng vị tha. Nó còn khẳng định sức mạnh của nghệ thuật chân chính hướng tới phục vụ cuộc sống của con người.

Cảm ơn cụ! Giờ đây tôi phải làm gì để xứng đáng với sự ra đi của cụ? Tôi phải sống tốt hơn khỏe mạnh vẽ kiệt tác Vịnh Na-Plơ, đi khắp trái đất đem nghệ thuật chân chính phục vụ cuộc sống con người. Ca ngợi những tấm lòng cao cả biết hi sinh vì người khác.

๖ACE✪Hoàngミ★Việtツ
19 tháng 10 2018 lúc 19:17

Giôn-xi ơi, em dại lắm em có biết không? - Xiu thầm nghĩ. Thật khó có thể diễn tả được tâm trạng của cô lúc này. Cô đang rất bực: “Tại sao Giôn-xi lại có ý nghĩ dại khờ như thế chứ? Chiếc lá cuối cùng rụng thì nó cũng sẽ ra đi ư?”. Nhìn cảnh Giôn-xi nằm trên giường không thiết ăn uống, cô lại không thể cầm nổi nước mắt.

Cô thương Giôn-xi lắm! Hai người thân thiết, gắn bó như hai chị em ruột vậy. Xiu bần thần ngồi suy nghĩ. Ngoài trời khá lạnh, thời tiết đang là mùa đông. Bầu trời quang, đến một gợn mây cũng không có. Gió thổi mang theo không khí lạnh buốt làm căn gác xếp của họ càng thêm ảm đạm, u ám. Cô đưa mắt nhìn ra cửa sổ, dây thường xuân yếu ớt bắc qua tường. Từng chiếc lá đang cố níu giữ mình lại, không để cho gió cuốn đi. Xiu lo lắng. Nhỡ chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì sao? Bao nhiêu cảm xúc lẫn lộn: buồn, thương, lo lắng,... cứ lởn vởn đeo bám Xiu, không để cô tìm ra lối thoát.

Xiu nhìn đồng hồ, đã là năm giờ chiều. Cô đi xuống nhà để chuẩn bị ra phố mua đồ ăn cho bữa tối. Từng bước chân nặng trĩu, cô xuống đến tầng hai. Bất chợt, bác Bơ-men đi ra. Bác nói:

- À, Xiu, cháu đây rồi! Vào đây, ta có chuyện muôn nói với cháu.  Xiu đi theo người họa sĩ già vào nhà. Nói là nhà, thực chất đây là một căn phòng chật hẹp, màu vẽ, bút lông vương vãi khắp phòng... tất cả thể hiện một lối sống cẩu thả và nghèo khó. 

Xiu khẽ lên tiếng:

- Bác ơi, cháu lo lắm... Giôn-xi... - ừ, bác biết. Bác cũng vậy. Nhưng bác nghĩ ra cách giải quyết rồi. 

Một sự bất ngờ, sửng sốt khẽ thoáng qua mặt Xiu. Bác Bơ-men nói tiếp:

- Chúng ta sẽ... vẽ một chiếc lá khác thay cho chiếc lá cuối cùng. Phải hết sức bí mật, không để Giôn-xi biết.

- Vẽ... Nhưng...

- Không sao, ta sẽ vẽ. Chỉ cần cháu giữ bí mật.

- Không được bác ạ. Cháu sẽ vẽ. Bác có tuổi rồi, leo cao như vậy nhỡ xảy ra chuyện gì thì sao? Xiu quả quyết. Đôi mắt lờ đờ, thâm quầng do mất ngủ của cô bỗng sáng lên. Gương mặt cô rạng rỡ, tự tin. 


Theo đúng kế hoạch, cô thực hiện ngay lập tức. Cô nhờ bác Bơ-men chuẩn bị bữa tối cho Giôn-xi. Còn cô chuẩn bị bút lông, bột màu. Buổi tối, cô nhẹ nhàng bảo với Giôn-xi:

- Tối nay chị phải ra ngoài lấy tiền bán bức tranh hôm nọ. Bác Bơ-men sẽ mang bữa tối lên bây giờ em nhé. 

Cô làm vậy để đảm bảo Giôn-xi không kéo rèm ra. Cô bắc thang rồi trèo lên. Bút và màu vẽ được chuẩn bị đầy đủ. Cô cầm bút nhưng tay cứ run run. Cô cô" gắng lấy lại bình tĩnh nhưng bao ý nghĩ cứ lởn vởn làm cô không thể tập trung được. Cuối cùng, cô run rẩy vẽ được một chiếc lá. Nhưng trông nó vô hồn và không có gì là lá thật. Xiu tuyệt vọng trèo xuống, cô chạy vào trong nhà.

Lên tầng hai, bác Bơ-men đã ở đó. Bác nói rằng Giôn-xi đã ngủ. Xiu òa khóc. Cô nức nở kể lại với bác Bơ-men. Nghe xong, bác có vẻ rất bình tĩnh. Bác nói:

- Xiu à, cháu bình tĩnh đã nào...

- Tại cháu! Bác ơi, cháu làm hỏng hết mọi việc rồi. Nó chả giống thật gì cả, Giôn-xi sẽ phát hiện ra ngay! Bác ơi, cháu giết em nó rồi!

- Không sao, bác sẽ sửa lại chiếc lá đó. Đó là cách duy nhất chúng ta có thể làm bây giờ. Còn một tia hi vọng cũng phải quyết mà làm cháu ạ!

- Nhưng cháu sợ, cháu không muốn bác trèo lên cao như vậy, nguy hiểm lắm!

- Thế thì cháu lấy cái thang nữa, đứng cạnh cầm đèn và màu cho ta. Hai bác cháu ta cùng làm, nhất định chúng ta sẽ thành công. 


Hai cái bóng một cao to, một bé nhỏ đi ra giữa đêm tối. Hai cái thang được bắc và họ cùng trèo lên. Gió rít lên từng hồi, lạnh thấu xương.

Bác Bơ-men cầm chắc trong tay chiếc bút. Bác đưa bút rất thành thạo và điêu luyện. Kinh nghiệm bao năm trong nghề thể hiện trong từng nét vẽ. Không lâu sau, bác đã “sửa lại” được chiếc lá của Xiu. Chiếc lá thường xuân cuối cùng đó nằm im trên tường. Nó có màu xanh, hơi úa vàng. Màu sắc và đường nét trông rất thật, khó có thể nhận ra là nó đã được vẽ lên. Bác Bơ-men đã dùng hết kinh nghiệm, tình thương yêu để vẽ lên chiếc lá đó. Chỉ sửa lại thôi nên không mất nhiều thời gian lắm, nhất là dưới bàn tay của bác Bơ-men.

Hai người xong việc cũng là lúc những hạt mưa bắt đầu rơi lộp bộp vào mái tôn căn gác xếp của hai cô gái. Trời rét buốt, tưởng chừng như ở ngoài một lát nữa thôi là hai người có thể chết cóng.

Sáng hôm sau, Giôn-xi nhờ Xiu kéo rèm lên.

- Thật kì diệu! - Giôn-xi sửng sốt và kêu lên. Sau một đêm mưa gió khủng khiếp, thật không ngờ vẫn còn một chiếc lá bé nhỏ vẫn kiên cường bám chặt lấy cành. Nhìn chiếc lá, Giôn-xi bắt đầu yêu đời trở lại, lấy lại niềm tin và mơ ước, đến cuối mùa đông đó, cô đã khỏe trở lại. 

Xiu và bác Bơ-men đều rất vui. Vào một ngày đầu xuân, khi cái rét cắt :la cắt thịt đã qua đi, từng tia nắng ấm áp chiếu vào căn gác xếp nhỏ - nơi ba người họa sĩ đang ngồi ăn mừng. Trên bàn ăn toàn những món đơn giản, nhưng vậy đã là quá dủ và thịnh soạn so với mọi ngày rồi. Thưởng thức món thịt, Giôn-xi đưa mắt nhìn ra cửa sổ. Ba người đang nói chuyện vui vẻ, bỗng nhiên Giôn-xi giật mình:

- Ơ cái lá! Nó vẫn như vậy từ ngày em nhìn thấy, trong khi bao chồi non đã ra mà nó vẫn ở đó, không hề lay động khi gió thổi! Thật kì lạ! Xiu và bác Bơ-men đưa mắt nhìn nhau. Sau một phút tần ngần, Giôn-xi như đã hiểu ra mọi chuyện. Một giọt nước mắt khẽ lăn trên má, rồi cô nức nở, cô như đang vỡ òa trong hạnh phúc. Cô ôm chầm lấy Xiu và bác Bơ-men:

- Ôi, là hai người vẽ đó ư? Cháu thật không biết nói gì! Cháu yêu hai người nhiều lắm! Cảm ơn bác!... Cảm ơn chị Xiu! Hai người mang lại sự sống cho cháu... 


Từng tia nắng khẽ chiếu qua cửa sổ. Không gian căn gác xép yên lặng và ấm áp. Mùa xuân mới đã đến, năm mới đã về, hứa hẹn mang đến thử thách mới, niềm vui mới mà cả ba người họa sĩ sẽ sát cánh bên nhau để vượt qua...

P/s tham khảo nha

Phạm Đức Thắng
Xem chi tiết
Cao Hà
25 tháng 10 2016 lúc 20:45

lời nhận xét của Xiu là đúng vì :

- đây là kiệt tác vì nó rất đẹp( bức tranh này đẹp vì nó giống như thật )

- đây là kiệt tác vì nó đã cứu sóng một mạng người

Ngân Đại Boss
27 tháng 10 2016 lúc 21:58

Đúng vì:

-chiếc lá giống y như thật

-nó đã cứu sống 1 con người

-nó được vẽ =tấm lòng cao cả của cụ Bơ-men

Khánh Trang
31 tháng 3 2017 lúc 6:27

Đó là kiệt tác vì cứu sống giôn xi, đưa cô từ bờ vực của cái chết trở về lãnh địa của cuộc sông. Kiệt tác vì bưac tranh là tâm huyết tài năg của cụ bơ men, dành cả tình yth cho bức tranh cuối cùng này. Là kiệt tác vì chân thực có thể đánh lừa đk cả giôn xi và xiu( vì 2 người cũng là hoạ sĩ)!

Nguyễn Thị Đức Quỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hiền
Xem chi tiết
Dương Lam Hàng
9 tháng 11 2017 lúc 20:22

Đó là một kiệt tác vì:

+ Bức vẽ vô cùng chân thật, sinh động đến nỗi có thể đánh lừa cả con mắt của 2 họa sĩ trẻ

+ Có lẽ nó không được vẽ bằng những chất liệu bình thường mà đó chính là bằng cả tình yêu thương, tấm lòng của cụ Bơ- men dành cho Gion-xi

+ Chính bức vẽ ấy đã cứu sống một con người, giúp Gion-xi từ một con người muốn chết trở nên mong muốn được sống.

pham trung thanh
9 tháng 11 2017 lúc 20:22

Do chiếc lá chứa đựng tình thương của cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi. Chiếc lá có ý nghĩa to lớn, đã giúp giôn-xi lấy lại được tình yeuu cuộc sống

Thắng  Hoàng
9 tháng 11 2017 lúc 20:22

Vi y nghia chuyen la no^i ve nhung nguoi bi benh 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 8 2017 lúc 2:11

Chọn D

Triêu Lê
25 tháng 10 2021 lúc 10:43

D